Tạp Ghi và Phiếm Luận :
紀 露 霞 越 南 情 歌
作 曲:越 南 民 歌 Nhạc : Việt Nam Tình Ca (Nắng Chiều)
編 曲:陳 志 遠 Hòa âm : Trần Chí Viễn
我又來到昔日海邊 Tôi đến bên bờ biển của ngày nào,
海風依舊吹皺海面 Rạt rào từng cơn sóng bủa lao xao.
那樣熟悉 那樣依戀 Sóng nước mê hồn như những năm nào
不敢來到昔日海邊 Không dám quay về biển xưa thuở nào,
海霞嬌艷擁著海面 Nhìn lại biển xanh sóng bủa lao xao
那樣熟悉 那樣依戀 Xao xuyến nhớ người yêu cũ năm nào
只有故人離去多年 Biết nay lạc bước chốn nào tìm em !
是夢境還是幻想 令人常懷念 Tình thiết tha hoài, người yêu dấu, duyên ghé về đâu ?
那夢境 何日能回到眼前 Mộng xưa còn trong tâm thức, biết đến bao giờ thôi hết mơ,
海霞嬌艷擁著海面 Nhìn lại biển xanh sóng bủa lao xao
那樣熟悉 那樣依戀 Xao xuyến nhớ người yêu cũ năm nào
只有故人離去多年 Biết nay lạc bước chốn nào tìm em !
|
|
|
Thưa Quý Vị.
Nắng Chiều là một nhạc phẩm rất nổi tiếng của nền tân nhạc Việt Nam được NS Lê Trọng Nguyễn (May 1, 1926 – January 9, 2004) viết vào năm 1952 tại Huế. Nhạc phẩm này sống mãi với thời gian, và lúc nào cũng được người yêu nhạc trân trọng thương mến.
Nắng Chiều đã được đạo diễn Lê Mộng Hoàng mượn tên để thực hiện bộ phim mang cùng tên năm 1971 với hai tài tử nổi tiếng Thanh Nga và Hùng Cường..
Để tưởng niệm người nhạc sĩ tài ba đã có những đóng góp quý giá vào kho tàng văn hóa nghệ thuật Việt Nam, năm 2018, các văn nghệ sĩ nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật đã thực hiện một quyển sách gồm nhiều tiết mục viết về NS Lê Trọng Nguyễn. Hình bìa sách, in trên Internet ,Trần Ngọc A. đã mạn phép đăng in vào Video “Nắng Chiều”.
Nhạc phẩm này TN.A đã mượn phần hòa âm của TT PBN để hát theo và làm hình minh họa 4K.
Kính mời quý vị thưởng thức và xin bấm LINK để xem hình rõ nét:
Xin cám ơn
TN.A
..........
Theo Wikipedia, Nắng Chiều không chỉ nổi tiếng ở Việt Nam mà còn [cần dẫn nguồn] nổi tiếng ở Nhật Bản, Đài Loan và Hồng Kông [cần dẫn nguồn]. Tại các nước nói tiếng Hoa, bài hát được biết đến với tên 越 南 情 歌 (Việt Nam tình ca) hay 南 海 情歌 (Nam hải tình ca) do Thận Chi (慎 芝) đặt lời...
Trong một cuộc phỏng vấn, Lê Trọng Nguyễn đã nói: "Tôi viết bản đó ở Huế, thời gian sau khi bỏ vùng kháng chiến về thành... Tâm sự tôi trong bài Nắng chiều nó như thế này, kể anh nghe cho vui. Sau cuộc đảo chính của Nhật vào đêm 9 tháng 5 năm 45, có một gia đình công chức Nam triều từ Quy Nhơn chạy ra tạm trú ở Hội An, mà tôi cũng ở Hội An lúc đó. Gia đình đó có một người con gái. Tôi yêu người con gái ấy!"
Phu nhân tác giả là Lê Trọng Nguyễn Thị Nga có một bài viết về "Nắng Chiều", quãng đường sau khi nó ra đời[cần dẫn nguồn]:
Năm 1954 Lê Trọng Nguyễn ra Huế và Ðà Nẵng làm việc cho cơ sở thương mại ngoài đó. Cũng chính nơi đây, có dịp quen và làm bạn cho đến chót cuộc đời nghệ sĩ sáng tác của anh, với những Minh Trang, Dương Thiệu Tước, Kim Tước, Nguyễn Hiền v.v.. Và ca khúc Nắng Chiều được xuất bản trong lúc này. Người thâu tiếng hát đầu tiên bản Nắng Chiều vào dĩa nhựa là ca sĩ Minh Trang.
Giữa năm 1955(...), người em gái duy nhất của anh Lê Trọng Nguyễn là Lê Thị Ba qua đời, anh quá đau buồn và đem bản Nắng Chiều ra ký giao kèo tái bản để có một món tiền tác quyền khiêm nhường đưa về quê cùng mẹ lo liệu cho em gái và chuẩn bị nuôi nấng cháu.
Năm 1957, Lê Trọng Nguyễn vào Sài Gòn. Ðúng dịp đoàn ca nhạc Nhật Bản sang thăm, ban nhạc Toho Geino có nhờ người chọn ra 12 bản nhạc Việt Nam đang nổi tiếng thời đó để chuẩn bị tập dượt và trình diễn tại Sài Gòn lẫn Nhật Bản, trong đó có bản "Nắng Chiều" và bản này đã được cô ca sĩ Nhật Midori Satsuki hát. Năm 1960 Ki Lo Ha, một ca sĩ người Hoa, cô yêu mến bản Nắng Chiều nên viết sang lời Hoa ngữ và phổ biến bản này sang Ðài Loan và Hồng Kông. Nhờ mấy may mắn đó mà Nắng Chiều cứ thế được biết tới tại ngoại...
NS Lê Trọng Nguyễn đến Hoa Kỳ vào tháng 3 năm 1983, định cư tại Rosemead cùng vợ và bốn người con. Ông mất ngày 9 tháng 1 năm 2004 tại bệnh viện City of Hope, Rosemead vì bệnh ung thư phổi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét