Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2018

* Thương Hải Tang Điền - Mai Xuân Thanh

Thương Hải Tang Điền

Xuất thế vô chùa mặc áo nâu
Đạo đời tương đắc sống chung nào
Canh tiều rừng rưộng mưu sinh kế
Ngư mục sông đồng lại nước ao
Gia súc nông tang nuôi cẩu lợn
Vịt gà chợ búa bán hàng rau
Sa cơ thất thế vào tu viện
Lỡ vận, tang điền biến bể dâu

MAI XUÂN THANH
Ngày 30/11/2018



Tin Buồn Viện Hán Học Huế



                         THÀNH KÍNH PHÂN ƯU

 Hay tin hiền thê của bạn Vũ Khắc Lục, cựu sinh viên khoá II Viện Hán Học Huế (1960 - 1965), vừa tạ thế tại Hoa Kỳ, đồng môn Viện Hán Học Huế gởi lời chia buồn đến tang quyến và cầu nguyện vong linh người quá cố sớm được Bình An Vĩnh Cữu.

                     Đồng môn Viện Hán Học Huế



Điển tích bằng tranh 6 - Liễu Chương Đài (Đỗ Chiêu Đức)

ĐIỂN TÍCH BẰNG TRANH 6 :

                     LIỄU CHƯƠNG ĐÀI

                           Inline image

        Chương Đài 章台 là tên của một con đường có lâu đài được xây dựng từ thời Chiến Quốc, nằm ở Cố Thành của Trường An thuộc tỉnh Thiểm Tây ngày nay, nên mượn Chương Đài để ám chỉ Trường An. Còn LIỄU 柳 là Liễu Thị 柳氏, một danh kỷ nổi tiếng của Trường An, nên LIỄU CHƯƠNG ĐÀI hay CHƯƠNG ĐÀI LIỄU 章台柳 đều lời ám chỉ danh kỷ Liễu Thị nổi tiếng ở đất Trường An, như tích sau đây:
        Theo Thái Bình Quảng Ký, quyễn 485: Hàn Hoành 韓翊 thi nhân đời Đường, tự là Quân Bình, người đất Nam Dương, đậu Tiến sĩ năm Thiên Bảo thứ 13 ( 754 ), làm quan đến chức Trung Thư Xá Nhân, là một trong "Đại Lịch Thập Tài Tử." Tương truyền...

              Inline image  Inline image
        Hàn Hoành 韓翊 từ nhỏ đã nổi tiếng giỏi văn thơ, nhưng tính tình trầm lặng ít giao du. Tuy vậy chàng cũng chơi thân với một danh sĩ lại rất giàu sang là Lý Sinh. Lý rất yêu tài thơ văn và xem trọng Hàn Hoành, mới tặng cho chàng ca nhi Liễu Thị, tài sắc vẹn toàn để làm vợ.

              Inline image  Inline image

        Vợ chồng Hàn Hoành rất thương yêu nhau, hay cùng nhau ngâm thơ xướng họa. Tình chồng vợ ân ái khắn khít mặn nồng.

               Inline image  Inline image

       Chẳng bao lâu sau, An Lộc Sơn làm loạn đánh chiếm Trường An và Lạc Dương. Vua quan triều đình phải chạy vào đất Ba Thục. Hàn Hoành lúc đó là thư lại của Tiết Độ Sứ Lỗi Châu, nên không tiện mang theo Hàn Thị. Vợ chồng chia cắt đôi nơi.
     
               Inline image  Inline image

        Trong thời buổi loạn ly, lại là người có chút nhan sắc, nên Hàn Thị thí phát quy y, gởi thân vào Pháp Linh Tự để giữ tròn danh tiết. Khi loạn An Lộc Sơn đã yên rồi, thì Hàn Hoành cũng nhờ người về Trường An dò la tin tức.

              Inline image Inline image

        Khi đã biết được tin tức của Liễu Thị rồi bèn nhờ người mang  đến cho nàng bài thơ sau đây để bày tỏ nổi lòng:

      章台柳,章台柳,  Chương đài liễu, Chương đài liễu,
      昔日青青今在否?   Tích nhật thanh thanh kim tại phủ?
       縱使長條似舊垂,  Túng sử trường điều tự cựu thùy,
       也應攀折他人手。  Dã ưng phan chiết tha nhân thủ!
Có nghĩa :
                 Liễu chương đài, Liễu chương đài,
                 Còn xanh như trước hay đã phai?
                 Cành lá vươn dài như xưa cũ,
                 Hay là đã bẻ vào tay ai?!

             Inline image  Inline image

       Liễu Thị đọc thơ mà khóc ròng, vừa mừng vừa tủi, bèn làm một bài thơ hồi âm cho chồng như sau:

       楊柳枝,芳菲節,  Dương liễu chi, phương phi tiết,
       所恨年年贈離別。  Sở hận niên niên tặng ly biệt.
       一葉隨風忽報秋,  Nhất diệp tùy phong hốt báo thu,
       縱使君來豈堪折?   Túng sử quân lai khởi kham chiết?
Có nghĩa :
                  Nhành dương liễu, tiết thơm bay,
                  Chỉ hận năm năm tặng chia tay.
                  Gió cuốn lá rơi thu đà tới,
                  Chàng chưa về đến bẻ cho ai?!

             Inline image  Inline image

        Hàn Hoành đọc thơ cũng vừa mừng vừa cảm động, nghĩ rằng vợ chồng sẽ đoàn tụ trong nay mai. Nào ngờ có Phiên tướng là Sa Tra Lợi vì giúp bình loạn An Lộc Sơn có công nên cậy thế làm càng,  khi nghe Liễu Thị là giai nhân danh kỹ mới đến chùa cướp nàng về làm  ái thiếp. Khi về đến Trường An, Hàn Hoành mới té ngửa ra.
             Inline image  Inline image

       Lúc bấy giờ có Ngu Hầu là Hứa Tuấn, vốn xuất thân là một hiệp sĩ giang hồ, thấy chuyện bất bình bèn bảo Hàn Hoành viết cho mình một lá thơ để làm tin, rồi lên ngựa phóng thẳng đến phủ Sa tướng quân mà hô hoán lên rằng: "Tướng quân đang bất ngờ nhuốm bịnh ở bên ngoài, nhờ ta đến đón Liễu Thị đến săn sóc cho ngài!" Quân sĩ gát cửa thấy cũng là một võ quan nên tin là thật.

             Inline image  Inline image

        Sau khi đưa thơ của Hàn Hoành cho Liễu Thị xem xong, Hứa Tuấn bèn bóc nàng lên ngựa chạy về giao trả cho Hàn Hoành để vợ chồng được đoàn viên. Cả hai đều rất vui mừng cảm động mà bái tạ Ngu Hầu hiệp sĩ. Sau đó, cả vợ chồng Hàn Hoành và Hứa Tuấn đều rời khỏi trường an, vì sợ Sa tướng quân truy cứu mà trả thù.

             Inline image  Inline image

        Vì văn tài của Tiến sĩ Hàn Hoành rất lớn, nên mấy năm sau nhà vua ban sắc chỉ phong làm Tri Chế Cáo, chuyên lo soạn thảo các sắc lệnh và chiếu chỉ cho nhà vua. Vợ chồng lại một lần nữa hân hoan về lại đất Trường an để an hưởng vinh hoa phú qúy.

             Inline image  Inline image

       Trong Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du, tả lúc Thúy Kiều đang ở lầu xanh, sau khi đã "Nhớ ơn chín chữ cao sâu, Một ngày một ngã bóng dâu tà tà" thì Thúy Kiều lại:

                         Nhớ lời hẹn ước ba sinh,
                     Xa xôi ai có biết tình chăng ai?
                         Khi về hỏi LIỄU CHƯƠNG ĐÀI,
                   Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay!

       Không có Ngu Hầu Hứa Tuấn nào phi ngựa chạy đến để cứu nàng ra khỏi lầu xanh để trả về cho Kim Trọng cả. Chỉ có gả Sở Khanh càng nhấn cho nàng lún xuống bùn nhơ mà thôi!
       Tội nghiệp!

                                  Đỗ Chiêu Đức





Chiều Xưa (Mai Xuân Thanh)



         Chiều Xưa 
   ( Đọc Xuôi & Đọc Ngược)


    1) Đọc Xuôi
    Đông chiều tối lạnh gió mưa mây
    Chạnh nghĩ yêu em với tháng ngày
    Không thấy đây hình người nhớ mãi
    Có đâu này diện mạo buồn thay
    Lòng đau bởi cội nguồn xa tổ
    Khổ cực vì non nước lạc bầy
    Mong ước nên hồi tâm chuyển ý
    Đong đầy kẻo phí của men say
         MXT
   

2) ) Đọc Ngược
    Say men của phí kẻo đầy đong
    Ý chuyển tâm hồi nên ước mong
    Bầy lạc nước non vì cực khổ
    Tổ xa nguồn cội bởi đau lòng
    Thay buồn mạo diện này đâu có
    Mãi nhớ người hình đấy thấy không
    Ngày tháng với em yêu nghĩ chạnh 
    Mây mưa gió lạnh tối chiều đông

    Mai Xuân Thanh 
    Ngày 18/11/2018





Niềm Tin - Trầm Vân


           Niềm Tin
Ngày trôi về phía thiền môn
Tiếng chuông chùa đổ qua hồn hư vô
Câu kinh cầu nguyện nam mô
Chở lời chuông mõ qua bờ giác tha

Chừng như xuân đến mượt mà
Lòng từ tâm đẹp trổ hoa vỗ về
Thả buông hờn giận sân si
Xua tan những nỗi tái tê chán chường

Ngày trôi về phía giáo đường
Từng hồi chuông đổ yêu thương ngập tràn
Tiếng đồng ca dậy hân hoan
Kính mừng Thiên Chúa phước ban ơn lành

Nụ cười ánh mắt long lanh
Niềm tin thắp sáng trời xanh biếc trời
Tiếng chim ríu rít reo vui
Đong đưa từng giọt nắng rơi an bình

Giữa đời lắm chuyện ưu phiền
Mừng cho ai thắp niềm tin sáng lòng
Dẫu đời qua những bão giông
Cũng bình tâm đợi nắng hồng phiêu bay

Trái tim bác ái tràn đầy
Niềm tin thắp sáng cho ngày bừng trôi
Xuân trong ánh mắt nụ cười
Vầng trăng thiện nguyện sáng soi thế trần

          Trầm Vân





Thứ Năm, 29 tháng 11, 2018

* Thơ Vui Độc Vận - Mai Xuân Thanh

     
    Thơ Vui Độc Vận
(40 câu thơ qua 5 đoạn Thất Ngôn Bát Cú Liên Hoàn Độc Vận)
1)
Trần ai bể khổ vợ con thơ
Bằng hữu cùng nhau xướng họa thơ
Tình nghĩa phu thê luôn góp sức
Xướng tùy chồng vợ vẫn yêu thơ
Quê hương chốn đó thương nguồn cội
Đất khách nơi đây nhớ nhạc thơ
Biển Thái Bình Dương xa tít tắp
Giang sơn gấm vóc mộng tình thơ
2)
Giang sơn gấm vóc mộng tình thơ
Đất khách anh em gợi ý thơ
Có bạn đồng hương cùng kết nghĩa
Không ai tri kỷ cũng nên thơ
Thân nhân ở lại tìm cơ hội
Bằng hữu ra đi quảy túi thơ
Xướng họa buồn vui thương tổ ấm
Chia bùi xẻ ngọt nhớ nàng thơ
3)
Chia bùi xẻ ngọt nhớ nàng thơ
Em ở phương nào thưởng thức thơ
Chỉ thấy email lo mắc nợ
Còn nghe youtube sợ duyên thơ
Người đâu hay gởi internet
Kẻ lạ thường trao nhật ký thơ
Thành thật giao tình trên ảo ảnh
Chân tâm kết bạn dưới trời thơ
4)
Chân tâm kết bạn dưới trời thơ
Cái thuở sách đèn học hỏi thơ
Hai Sắc Hoa Tigôn ý tưởng
TTKH tấm lòng thơ
Phan Khôi tiền chiến "Tình Già' phú
Thế Lữ một thời tuổi trẻ thơ
Đọc thuộc đôi câu làm vốn liếng
Sinh viên buổi ấy ít làm thơ
5)
Sinh viên buổi ấy ít làm thơ
"Mặc Tử họ Hàn" thích thú thơ
Thưởng thức cả đời luôn thấy trẻ
Gật gù trọn kiếp vẫn yêu thơ
Bao lần học hỏi nhiều thi phẩm
Mấy thuở mày mò vạn ý thơ
Bể Thánh rừng Nho đầy sĩ khí
Ca dao tục ngữ trữ tình thơ...

Mai Xuân Thanh
Ngày 17/11/2018

Niềm Vui Hồi Tưởng - Trầm Vân



      Niềm Vui Hồi Tưởng
Ngày Nhà Giáo đã qua rồi
Sao lòng lưu luyến vẫn bồi hồi thương
Tiệc vui ngồi nhớ mái trường
Bài ca Bụi Phấn vấn vương nghĩa tình


Tình thầy trò thắp lung linh
Sáng soi ký ức bóng mình ngày xưa
Những ngày đến lớp chiều trưa
Tiếng chim ríu rít cũng vừa nghiêng qua
Khoảng trời xanh đẹp an hòa
Hàng cây nhón gót thiết tha vẫy chào
Bài ca Ngồi Lại Bên Nhau
Tìm về kỷ niệm đẹp màu nắng rơi
Xôn xao ánh mắt nụ cười
Một thời nghịch ngợm, một thời trường yêu
Chia tay, giọt lệ buồn xiêu
Trường xưa lớp cũ nhớ nhiều tuổi ngây
Tiệc vui trò với cô thầy
Tiếng ca tiếng nhạc phiêu bay rỡ ràng
Xem ra trò vẫn hiền ngoan
Như ngày dưới lớp nhẹ nhàng lời thưa
Tấm lòng kính quí thầy cô
Vẫn còn như tuổi dại khờ hôm nao
Tình thầy trò vẫn đẹp sao
Tiếng ca thương mến lượn vào con tim
Cám ơn nhiều lắm các em
Ngày Nhà Giáo đến êm đềm niềm vui
Chúc trò gần, chúc xa xôi
Niềm vui hạnh phúc ngát trời hương hoa
          Trầm Vân



Thứ Tư, 28 tháng 11, 2018

Thành Ngữ Điển Tích 5: Can Qua Mâu Thuẫn (Đỗ Chiêu Đức)


 
Thành Ngữ Điển Tích 5:

                        CAN QUA MÂU THUẪN
                         Inline image
                    
          Có nhiều thành ngữ được thành lập bởi những chữ có ngữ nghĩa giống nhau, nhưng lại cho ra những từ có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Trong số đó có 2 cặp từ kép CAN QUA và MÂU THUẪN. Sau đây, ta sẽ lần lượt truy nguyên để tìm hiểu tận gốc ý nghĩa của 2 cặp từ này.

    *CAN QUA干戈 :
             CAN  干 : là Có Quan Hệ, như Can Dự 干預(與, Can Hệ 干係, Can Thiệp 干涉, Can Liên 干聯, ta nói là Liên Can... CAN vừa là Bộ vừa là Chữ theo lối Tượng Hình như sau:       

        Giáp Cốt Văn      Đại Triện     Tiểu Triện      Khải Thư
                        Inline image                               
 Ta thấy...
               CAN là hình vẽ một loại vũ khí dùng để đi săn thú rừng ngày xưa, đầu có hai mũi chỉa nhọn, dưới có dây thòng lọng, là một loại vũ khí dùng để tấn công. Nhưng sau nầy thường dùng theo nghĩa Phòng Ngự, nên CAN là cái Thuẫn, cái Mộc để chống đở phòng ngự.
     Còn…
             QUA 戈 : là Một loại vũ khí ngày xưa, làm bằng đồng sắt, có cán dài, dùng để đánh trận, theo chữ viết Tượng Hình như sau :

            Giáp Cốt Văn     Đại Triện    Tiểu Triện      Lệ Thư
                               
 Ta thấy :
             Đây là một loại vũ khí dùng cho kỵ binh, đầu có móc nhọn, đuôi  có cán dài để tiện việc đánh nhau trên lưng ngựa.
        Nên …
             CAN QUA 干戈 : là Một Đâm Một Đở, một chém một ngăn, là Đánh nhau, là Chiến Tranh. Ta thường hay nghe nói : Dấy động Can Qua là Gây sự đánh nhau, là Phát động Chiến Tranh. Hai câu đầu trong bài sấm Trạng Trình có nhắc đến  từ nầy :
              Long vĩ xà đầu khởi chiến tranh,
              CAN QUA xứ xứ khổ đao binh.

Còn từ …
     *MÂU THUẪN 矛盾:      
              MÂU  矛 : cũng là Một loại Vũ Khí ngày xưa dùng để tấn công. Ta thường gọi là cây Thương. Đây là một trong 214 bộ và cũng là chữ Tượng Hình theo diễn tiến của chữ viết như sau:

            Giáp Cốt Văn   Đại Triện   Tiểu Triện    Lệ Thư
                
  Ta thấy :
           Theo Giáp Cốt Văn là hình vẽ của một loại vũ khí đầu có 2 ngạnh, cán dài, đến  Đại Triện lại thêm những phần phức tạp ở đằng đầu cho dễ sát thương, và khi đến Tiểu Triện thì các phần được đơn giản hóa bằng các nét cong và thẳng.
                      
                  Image result for 矛 Image result for 矛

                  Mâu         Xà Mâu (đầu như con rắn)
Còn …
      THUẪN 盾 : cũng là chữ Tượng Hình của Cái Mộc, Cái Khiên dùng để đở khi đánh nhau, theo diễn tiến của chữ viết như sau :

           Giáp Cốt Văn      Đại Triện     Tiểu Triện      Lệ Thư
                                                   
Ta thấy:
            Giáp Cốt Văn và Kim Văn Đại Triện phần trên là hình giống như cái mộc cái khiên để che chắn, bên dưới là chữ Mục là con mắt, tượng trưng cho cái mặt, nên THUẪN cũng là dụng cụ dùng để chống đở, che chắn bảo vệ cho thân mình. Thuẫn thường dùng để che trước mặt, nên ai có người giúp đở, che chở, nâng đở ở phía sau lưng thì gọi là: Có HẬU THUẪN.              
            Image result for 盾 Image result for 矛盾     
                Người nước Sở bán  MÂU và THUẪN
Nên …
        MÂU 矛 là vũ khí dùng để đâm, và THUẪN 盾 là cái Mộc cái khiên dùng để đở, như tích sau đây:

       Theo sách Hàn Phi Tử - chương Nan Nhất: Có một người nước Sở ra chợ bán Mâu, rao rằng Mâu của ông ta rất bén nhọn, bất cứ vật gì cứng tới đâu cũng có thể đâm lủng được. Hôm sau, ông ta lại mang ra bán một cái Thuẫn, và lại rao rằng: Thuẫn nầy rất cứng chắc, không có vật bén nhọn nào có thể đâm lủng được cả. Có người hỏi ông rằng: Thế lấy cây Mâu hôm qua của ông có thể đâm lủng được cái Thuẫn này hay không?! Người bán MÂU và THUẪN cứng họng không trả lời được. Mới hay, hai sự việc cực đoan thì không thể song hành tồn tại cùng lúc với nhau được! Cho nên...
                  
           Image result for 矛盾Image result for chiến trường viễn cổ phong thần
                    Mâu Thuẫn                     Can Qua (Chiến Tranh) 
    
      *  MÂU THUẪN 矛盾: là Hai hoặc nhiều sự việc trái ngược hẵn nhau, không thể nào tồn tại song song với nhau được.
    Còn …
      *  CAN QUA 干戈 : là Chiến tranh, là Đánh Giặc, là Giặc Giã.

Ta thấy:
             CAN là THUẪN  cùng có nghĩa là Cái Mộc, Cái Khiên dùng để đở.
            QUA là MÂU cùng có nghĩa là cây Mác, cây Thương dùng để chém để đâm.

     Nhưng CAN QUA và MÂU THUẪN lại diễn 2 ý hoàn toàn khác nhau.

          Nghĩa của CAN QUA không có liên quan gì đến Nghĩa của Mâu Thuẫn cả; cũng như Nghĩa của Mâu Thuẫn không có liên quan gì đến Chiến Tranh cả!
Ta thường gặp các Thành Ngữ sau đây: 

     *  TỰ TƯƠNG MÂU THUẪN 自相矛盾 : là thành ngữ chỉ 2 sự việc trái ngược hẵn nhau cùng xảy ra cùng lúc với cùng một người hoặc cùng một hoàn cảnh, tình huống. Tự mình chống chọi lại mình!

    *  DĨ TỬ CHI MÂU, CÔNG TỬ CHI THUẪN 以子之矛,攻子之盾: là "Lấy cây mâu của ông để tấn công cái thuẫn của ông",  như ta thường nói là "Lấy gậy của ông để đập lưng của ông" vậy!

    *  PHÁT ĐỘNG CAN QUA發動干戈 : là Gây ra chiến tranh, là Gây sự đánh nhau. Ta nói là DẤY ĐỘNG CAN QUA hay DẤY ĐỘNG BINH ĐAO (Binh lính và Đao thương cũng tượng trưng cho Chiến Tranh).

    *  CAN QUA XỨ XỨ 干戈處處 hay CAN QUA TỨ XỨ干戈四處: là Chiến tranh nổi lên khắp nơi.

            Mới hay “Tập Quán Ngôn Ngữ"  hay ho và mạnh mẽ biết chừng nào. Hai từ cùng nghĩa như nhau, nhưng theo thói quen sử dụng trong ngôn ngữ lại diễn hai ý hoàn toàn khác nhau như thế.

                      Đỗ Chiêu Đức