Điển tích văn học:
Mai Trúc
MAI TRÚC là nói gọn lại của Thành ngữ Điển tích "THANH MAI TRÚC MÃ". Trước khi tìm hiểu Điển Tích nầy, mời đọc bài thơ sau đây...
Ngũ ngôn Cổ phong Nhạc phủ của Thi Tiên LÝ BẠCH :
Ngũ ngôn Cổ phong Nhạc phủ của Thi Tiên LÝ BẠCH :
長干行 TRƯỜNG CAN HÀNH
妾髮初覆額, Thiếp phát sơ phúc ngạch,
折花門前劇。 Chiết hoa môn tiền kịch.
郎騎竹馬來, Lang kỵ trúc mã lai,
遶床弄青梅。 Nhiễu sàng lộng thanh mai.
同居長干裡, Đồng cư Trường Can lý,
兩小無嫌猜。 Lưỡng tiểu vô hiềm sai.
十四為君婦, Thẫp tứ vi quân phụ.
羞顏未嘗開。 Tu nhan vị thường khai.
低頭向暗壁, Đê đầu hướng ám bích,
千喚不一回。 Thiên hoán bất nhứt hồi.
十五始展眉, Thập ngũ thỉ triển mi,
願同塵與灰。 Nguyện đồng trần dữ hôi.
常存抱柱信, Thường tồn bảo trụ tín,
豈上望夫臺。 Khởi thượng Vọng phu đài.
十六君遠行, Thập lục quân viễn hành,
瞿塘灩澦堆。 Cù Đường diễm dự đôi.
五月不可觸, Ngũ nguyệt bất khả xúc,
猿聲天上哀。 Viên thanh thiên thượng ai.
門前遲行跡, Môn tiền trì hành tích,
一一生綠苔。 Nhất nhất sinh lục đài.
苔深不能掃, Đài thâm bất năng tảo,
落葉秋風早。 Lạv duệp thu phong tảo.
八月蝴蝶黃, Bát nguyệt hồ điệp hoàng,
雙飛西園草。 Song phi tây viên thảo.
感此傷妾心, Cảm thử thương thiếp tâm,
坐愁紅顏老。 Tọa sầu hồng nhan lão.
早晚下三巴, Tảo vãn hạ Tam Ba,
預將書報家。 Dự tương thư báo gia.
相迎不道遠, Tương nghinh bất đạo viễn,
直至長風沙。 Trực chí trường phong sa.
李白 Lý Bạch
Thanh Mai Trúc Mã kiểu Tàu và Kiểu Tây
*CHÚ THÍCH :
- Trường Can: Tên một làng, nay thuộc huyện Giang Ninh, tỉnh Giang Tô. HÀNH là tên một khúc hát trong Nhạc phủ như CA, KHÚC, HÀNH… nên TRƯỜNG CAN HÀNH là Khúc hát xứ Trường Can. Ngoài bài nầy của Lý Bạch ra, ta còn có 2 bài TRƯỜNG CAN HÀNH ngũ ngôn tuyệt cú nhạc phủ cũng rất nổi tiếng của Thôi Hiệu (Mời đọc Đường Thi Tuyển Độc I, bài 21).
- Phúc Ngạch: Phúc là Đậy, Ngạch là Trán; nên Phúc Ngạch là Phủ trán.
- Kịch: không phải là Kịch nghệ, ở đây có nghĩa là Chơi Đùa.
- Sàng : không phải là cái Giường ngủ, mà là cái Miệng Giếng.
- Hiềm Sai : là Nghi Ngại. Vô Hiềm Sai là Không nghi ngại gì cả, rất vô tư.
- Triển Mi : là Mở mày. Ta hay nói là Mở Mày Mở Mặt, ý chỉ Mặt Mũi đã trưởng thành, đã đẹp đẽ. Mở Mày Mở Mặt trong tiếng Việt ta còn dùng để chỉ Vui Vẻ hân hoan vì Hãnh Diện bởi việc gì đó.
- Nguyện Đồng Trần Dữ Hôi : là Nguyện cùng tro cùng bụi, ý muốn nói là Sẽ Đồng cam cộng khổ với nhau.
- Bão Trụ Tín: là theo Thành ngữ: BẢO TRỤ CHI TÍN 抱柱之信 là Cái Uy Tín Về Việc Ôm Cột (cầu). Theo sách TRANG TỬ: VĨ SINH hẹn với cô gái ở dưới trụ cầu. Khi nước lớn, cô gái không đến, VĨ SINH ôm lấy cột cầu "chịu trận" mà chết. Si tình đến thế là cùng! Cụ NGUYỄN DU gọi ÔM CỘT là ẤP CÂY và đã mượn tích nầy để cho KIM TRỌNG "Hù" THÚY KIỀU:
...Tháng tròn như cuội cung mây,
Trần trần một phận "ẤP CÂY" đã liều!
rồi mới tỏ tình...
Tiện đây xin một hai điều,
Đài gương soi đến dấu bèo cho chăng?!
Nếu nàng chẳng “soi đến dấu bèo" thì ta sẽ chết như Vĩ Sinh cho nàng xem !
Bảo Trụ Chi Tín
- Vọng Phu Đài: là Đài Trông Chồng, ở cách Nam Huyện của tỉnh Tứ Xuyên hai ba chục dặm. Tương truyền là nơi của Tôn Phu Nhân đứng để ngóng trông Lưu Bị, khi Bị đã chết ở Bạch Đế Thành.
Vọng Phu Đài
- Cù Đường: Tên một bến nước, ở phía thành đông của Quỳ Châu Phủ, tên cũ là Tây Lăng Giáp, là cửa ngỏ ra vào của Tam Giáp, hai bên vách đá dựng đứng giữa dòng Trường Giang.
- Hành Tích: là Dấu tích của bước chân đã đi qua, là Dấu Giày.
- Tam Ba: là Ba Quận, Ba Đông, Ba Tây, hợp xưng là Tam Ba.
- Trường Phong Sa: là địa danh, nay thuộc huyện Qúy Trì, tỉnh An Huy.
* NGHĨA BÀI THƠ:
KHÚC HÁT XỨ TRƯỜNG CAN
Khi tóc của thiếp vừa phủ lưa thưa xuống trán, đang hái hoa chơi đùa phía trước cửa, thì chàng cởi ngựa tre chạy đến, chạy vòng quanh miệng giếng để ngắt ghẹo cành mai xanh. Chúng ta cùng lớn lên ở xứ Trường Can, hai đứa trẻ cùng ngây thơ trong trắng không úy kỵ gì cả! Nhưng… Mười bốn tuổi thiếp đã về làm vợ chàng rồi, mà vẫn còn rất thẹn thùng bẽn lẽn, chỉ cúi đầu nằm xây mặt vào vách, chàng gọi trăm ngàn lần vẫn không quay đầu lại. Đến mười lăm tuổi mới mở mặt mở mày ra nguyện cùng chàng đồng cam cộng khổ, sống chết có nhau, và quyết một lòng chung thủy với chàng (bảo trụ tín) cho dù phải lên Vọng Phu Đài để trông ngóng chồng về. Mười sáu tuổi chàng lại phải đi xa đến tận xứ Cù Đường hiễm trở. Giữa tháng năm mùa hè nóng nực, tiếng vượn hú vang mãi tận trời xanh. Những dấu chân của thiếp khi đưa tiễn chàng trước cửa đều đã nổi rêu xanh, rêu dầy đến nỗi thiếp cố quét nhưng vẫn không đi. Lá rụng theo làn gió thu sớm thổi, những con bướm tháng tám đã vàng vọt, nhưng vẫn bay song đôi trong vườn tây đầy cỏ, làm cho thiếp cảm thấy thương tâm cho thân phận lẻ loi, ngồi đây mà sầu não cho cái nhan sắc sớm già nua của mình! Nếu trong một sớm tối nào đó mà chàng về đến xứ Tam Ba, hãy viết thư về nhà báo cho thiếp biết trước, thiếp sẽ chẳng nệ đường xa mà đi đón chàng dù cho phải trực chỉ đến tận Trường Phong Sa!
Tình cảm chân thực, thật thà nhưng tha thiết gắn bó của người vợ trẻ cùng lớn lên với chồng trong cùng một xóm một làng. Từ ngây thơ trong trắng đến lấy nhau hợp cẫn trong thẹn thùng, rồi khắn khít nhau, ủn ỉn như lợn ăn khoai, thề cùng đồng cam cộng khổ, để rồi lại phải chia tay nhau trong sầu nhớ. Hè đi thu đến, mơ ước được đoàn viên và sẽ chẳng ngại vượt đường xa mà đón chàng về sum họp! Bài thơ nổi tiếng không chỉ vì chuyện tình của đôi lứa mà còn vì hai câu thơ bất hũ:
Lang kỵ Trúc Mã lai, 郎騎竹馬來,
Nhiễu sàng lộng Thanh Mai. 繞床弄青梅。
đã hình thành Thành ngữ Điển Tích “Thanh Mai Trúc Mã青梅竹馬 “để chỉ những đôi lứa cùng lớn lên bên nhau, rồi cùng yêu nhau, cùng thành chồng vợ với nhau. Sau dùng rộng ra để chỉ các cặp đôi là bạn học với nhau hay quen biết nhau từ tấm bé, từ trước… rồi mới yêu nhau, lấy nhau. Dùng rộng ra hơn nữa là… chỉ để chỉ tình nghĩa vợ chồng với nhau mà thôi! Và… Thành ngữ nầy còn được nói gọn thành “Mai Trúc" hay “Trúc Mai" như trong Truyện Kiều tả lúc Thúy Kiều bán mình chuộc cha đã chối lại với Thúy Vân để nói lại với Kim Trọng rằng:
Tái sinh chưa dứt hương thề,
Làm thân trâu ngựa đền nghì Trúc Mai.
Và khi Thúc Sinh chuộc Kiều ra khỏi lầu xanh, cụ Nguyễn Du đã viết:
Một nhà sum họp Trúc Mai,
Càng sâu nghĩa bễ càng dài tình sông!
Hay khi tưởng Thúy Kiều đã chết cháy trong thư phòng, chàng Thúc cũng đã khóc:
Tưởng rằng Mai Trúc lại vầy,
Ai hay vĩnh quyết là ngày đưa nhau!
Bắt chước theo gương người xưa, trong bài thơ "Thắm Thoát Năm Mươi Năm" tả lại mối tình của tuổi học sinh, Đỗ Chiêu Đức tôi cũng kết thúc bài thơ bằng 8 câu:
…Những lúc trà dư tửu hậu tan,
Chạnh niềm cô lữ buổi xuân tàn.
Chiều nay chợt thấy lòng xao xuyến,
Ngậm ngùi đọc lại khúc Trường Can.
“ Mai Trúc" ngày xưa đã dở dang,
Phương trời cách biệt những bâng khuâng,
“ Thanh Mai" vẫn thắm như ngày trước?!
“ Trúc Mã" giờ đây đã cỗi cằn!!!
Thanh mai trúc mã ngày nay
Phương trời cách biệt những bâng khuâng,
“ Thanh Mai" vẫn thắm như ngày trước?!
“ Trúc Mã" giờ đây đã cỗi cằn!!!
Thanh mai trúc mã ngày nay
*DIỄN NÔM :
KHÚC HÁT TRƯỜNG CAN
Khi tóc thiếp mới vừa phủ trán,
Bẻ hoa chơi lảng vảng trước sân.
Ngựa tre chàng cưởi đến gần,
Chạy quanh bờ giếng ghẹo cành mai xanh.
Xứ Trường Can em anh cư trú,
Hai bé con vẫn cứ thơ ngây,
Mười bốn làm vợ chàng ngay,
Thẹn thùa chưa biết mảy mai chuyện tình.
Hai bé con vẫn cứ thơ ngây,
Mười bốn làm vợ chàng ngay,
Thẹn thùa chưa biết mảy mai chuyện tình.
Cứ quay đầu mặt nhìn vào vách,
Gọi ngàn lần… nhìn vách làm thinh.
Mười lăm mới đắm đuối tình,
Nguyện cùng lên thác xuống ghềnh có nhau !
Gọi ngàn lần… nhìn vách làm thinh.
Mười lăm mới đắm đuối tình,
Nguyện cùng lên thác xuống ghềnh có nhau !
Như Vĩ Sinh ôm cầu giữ hẹn,
Nào phải cần thẹn đá vọng phu.
Mười sáu chàng phải viễn du,
Cù Đường non nước mịt mù xa xôi.
Nào phải cần thẹn đá vọng phu.
Mười sáu chàng phải viễn du,
Cù Đường non nước mịt mù xa xôi.
Trời tháng năm tơi bời nóng bức,
Tiếng vượn buồn thổn thức mây xanh.
Dấu giày đưa tiễn bước anh,
Giờ đà đã phủ rêu xanh mất rồi !
Tiếng vượn buồn thổn thức mây xanh.
Dấu giày đưa tiễn bước anh,
Giờ đà đã phủ rêu xanh mất rồi !
Rêu xanh phủ ngậm ngùi khôn quét,
Lá vàng rơi gió rét thu sang.
Trung thu tháng tám bướm vàng,
Song song đôi lứa bay sang vườn đoài.
Lá vàng rơi gió rét thu sang.
Trung thu tháng tám bướm vàng,
Song song đôi lứa bay sang vườn đoài.
Thấy đôi bướm ai hoài lòng thiếp,
Hồng nhan sầu ai biết già mau.
Sớm chiều mơ ước bên nhau,
Nếu thư chàng báo về mau lại nhà,
Hồng nhan sầu ai biết già mau.
Sớm chiều mơ ước bên nhau,
Nếu thư chàng báo về mau lại nhà,
Thiếp sẽ chẳng nề hà đường xá,
Nguyện vượt ngàn đến xứ Tam Ba.
Thẳng dong tận Trường Phong Sa,
Đón chàng về lại quê nhà đoàn viên!
ĐCĐ
Nguyện vượt ngàn đến xứ Tam Ba.
Thẳng dong tận Trường Phong Sa,
Đón chàng về lại quê nhà đoàn viên!
ĐCĐ
Nhưng đó chỉ là mơ ước của nàng thiếu phụ trông chồng mà thôi, chứ thực tế thì… vẫn biền biệt bặt vô âm tín, không biết chàng đang ở nơi nao và khi nào thì mới về quê như trong bài XUÂN TỨ cũng của Lý Bạch là:
Đương quân hoài quy nhật,
Thị thiếp đoạn trường thì !
Có nghĩa :
Khi chàng nhớ trở lại nhà,
Là khi lòng thiếp xót xa đoạn trường !
Thị thiếp đoạn trường thì !
Có nghĩa :
Khi chàng nhớ trở lại nhà,
Là khi lòng thiếp xót xa đoạn trường !
Đỗ Chiêu Đức
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét