Hội Nghị Geneve 1954 - Tai sao
có hiệp định đình chiến chiến ngày 20/7/1954
GS Nguyễn Lý-Tưởng
Hội nghi Geneve bắt đầu từ ngày 26/4/1954 và chấm dứt ngày
20/7/1954 với bản hiệp định đình chiến tại Việt Nam, Lào và Cam Bốt được ký kết
vào giờ cuối cùng của ngày hôm đó (tức đã bước sang đầu giờ ngày hôm sau là
21/7/1954 nhưng trên giấy tờ vẫn ghi là ngày 20/7/1954).
Thành phần tham dự:
a/-Về phía Thế Giới Tự Do có Pháp, Anh, Mỹ và Bảo Đại
-Ông Georges Bidault (Thủ Tướng kiêm Ngoại trưởng Pháp) về
sau Ông Mandes France lên làm Thủ Tướng kiêm Ngoại trưởng, thay thế ông
Bidault.
-Ông Anthony Eden (Ngoại trưởng Anh)
-Ông Bedell Smith (Trưởng phái đoàn Hoa Kỳ) và Phó Tổng Thống
Hoa Kỳ, Foster Dulles kiêm Ngoại trưởng.
-Ông Nguyễn Quốc Định (Ngoại trưởng trong Chính phủ Bửu Lộc
đại diện cho Bảo Đại… . . .sau khi Thủ Tướng Bảo Lộc từ chức, Tân Thủ Tướng Ngô
Đình Diệm đã cử ông Trần Văn Đỗ làm Ngoại trưởng kiêm Trưởng phái đoàn Quốc Gia
Việt Nam thay thế ông Trần Quốc Định).
b/-Về phía Cộng Sản có Nga,
Trung cộng và Việt Minh (Hồ Chí Minh)
-Chu Ân Lai (Thủ Tướng kiêm Ngoại trưởng của Trung Cộng)
-Molotov (Bộ trưởng Ngoại giao của Nga)
-Phạm Văn Đồng (Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao của Việt
Minh)
Hội nghị họp tại Geneve (thủ đô nước Thụy Sĩ, Suizerland)
khai mạc được 2 tuần thì Điện Biên Phủ thất thủ (chúng tôi sẽ đề cập đến trận
Điện Biên Phủ sau). Trước khi có hội nghị nầy, Phong Trào Đại Đoàn Kết và Hòa
Bình được thành lập tại Saigon, mục đích
ủng hộ Quốc Trưởng Bảo Đại và phái đoàn Việt Nam trong hội nghị Geneve. Lúc đó,
Việt Nam chưa có Quốc Hội nên xem như Phong Trào nầy gồm 65 nhân vật đại diện
cho các tôn giáo, đảng phái, nhân sĩ, trí thức Bắc, Trung, Nam… tạm thời thay
thế Quốc Hội. . . Phong Trao đưa ra Cương Lĩnh chủ trương: -lập chính phủ đại
đoàn kết quốc gia – bàu Quốc Hội, ban hành Hiến Pháp, cai tri bằng Luật Pháp,
chống chia cắt lãnh thổ… . . .(Hồi ký của Bảo Đại viết bằng tiếng Pháp, người dịch
gọi Phong Trào nầy là Mặt Trận Đoàn Kết
Cứu Quốc… . . .xem “Thuyền Ai Đợi Bến
văn Lâu” của Nguyễn Lý-Tưởng, tr. 445)
Hội nghị Geneve kéo dài trong thời gian hai tháng 25 ngày với
nội dung bàn về vấn đề tạm thời ngưng bắn ở Đông Dương và hai bên thỏa thuận
chia đôi nước Việt Nam, lấy vĩ tuyền 17 (sông Bến Hải tại Quảng Trị làm ranh giới)
từ vĩ tuyến 17 trở ra Bắc thuộc Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa do Hồ Chí Minh lãnh đạo
thuộc khối Cộng Sản Nga-Tàu. Từ vĩ tuyến 17 trở vào Nam thuộc Quốc Gia Việt Nam
do Quốc Trưởng Bảo Đại lãnh đạo và ông Ngô Đình Diệm là Thủ Tướng được toàn quyền
về Hành chánh và Quân sự thuộc khối tự do thân Mỹ và các cường quốc Tây phương
(sau này ông Ngô Đình Diệm tổ chức trưng cầu dân ý, thay đổi chế độ, lật đổ Bảo
Đại, lên làm Tổng Thống, đổi tên nước là
Việt Nam Cộng Hòa).
Hiệp định Geneve quy định thời hạn 02 năm sẽ có tổng tuyển cử
để toàn dân tự do lựa chọn chế độ cho tương lai đất nước của mình. Tất cả quân
đội Pháp và Quân đội Quốc Gia Việt Nam phải rút về Miền Nam vĩ tuyến 17; tất cả
quân đội Việt Minh phải rút về Miền Bắc vĩ tuyến 17. Mọi người dân được quyền lựa
chọn nơi cư trú: hoặc Miền Nam hay Miền Bắc. Cả hai chế độ Miền Nam và Miền Bắc
không được trả thù những người ở lại trên quê hương mình, mặc dù trước đó họ đã
từng phục vụ trong bộ máy hành chánh hay quân sự của chế độ cũ.
Ngoại trưởng Trần Văn Đỗ, trưởng phái đoàn Quốc Gia Việt Nam
đã rút lui khỏi hội nghị và đã họp báo phản đối việc chia cắt lãnh thổ và giải
thích lý do không ký tên vào hiệp định này. Phó Tổng Thống kiêm Ngoại trưởng
Hoa Kỳ là ông Foster Dulles cũng phản đối và không ký tên vào hiệp định. Việc
chia đôi nước VN là chủ trương của Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai, theo hình thức
chia đôi của Triều Tiên (Bắc Triều Tiên, Nam Triều Tiên như hiện nay). Quốc Trưởng
Bảo Đại cũng có mặt tại Genve để theo dõi hội nghị. Nhiều người với tư cách
quan sát viên cũng đã đến Geneve. Đặc biệt có ông Võ Thành Minh là một thành
viên Hướng Đạo Quốc Tế đã đến dựng một cái lều vải bên cạnh hồ Leman (Geneve),
nằm thổi sáo và phân phát truyền đơn phản
đối chia cắt đất nước. Tết Mậu Thân 1968 tại Huế, ông Võ Thành Minh đã bị Việt
Cộng giết vì không chịu hợp tác với chúng.
(Trích bài phát biểu của Ông Nguyễn Lý Tưởng: Từ Giải Pháp Bảo Đại đến Hiệp Định Geneve 20-7-1954)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét