Thứ Tư, 30 tháng 11, 2016

* Khi Ông Tam Nguyên Chơi Tiếng Pháp - Thái Trọng Lai


Khi
 Ông Tam Nguyên
chơi  tiếng Pháp
  
T
RONG BÀI THƠ CHỮ HÁN Di Chúc Văn, ông Tam Nguyên bắt đầu bằng câu:
Ngã niên cặp bát bát
(Tuổi ta vào hàng bát bát), nhưng kỳ thực Nguyễn Khuyến chỉ thọ đến 75 tuổi (1835 - 1910). Rõ ràng là thế nhưng cả hội Đồng Môn (đám môn sinh của cụ) lại chấp thuận cho Trần Tán Bình dịch thành câu: “Kém hai tuổi xuân đầy chín chục”. Có lẽ hội Đồng Môn nghĩ rằng ông Tam Nguyên có ý đồ chọn cho mình một mức sống trường thọ như vậy (tăng thêm cho mình 13 tuổi) và người đời sau cũng nghĩ vậy, bởi thói quen tăng tuổi thọ cho mình là phép thường, hàng nghìn người cũng không ngờ vực gì chuyện ấy, mãi đến khi Trần Trọng San khám phá rằng dân Đông Di thường quen gọi người già là “bát bát” chữ đó không ngụ ý chỉ số liệu nhất định mà là chỉ chung cho người cao tuổi. Thực ra âm “bát bát” là tiếng Tây bởi Đông Di là chỉ chung những người “kém văn minh” ở phía Đông theo thành kiến người Trung Quốc thời xưa (Đông Di, Tây Nhung, Nam Man, Bắc Địch) toàn là lũ người kém văn hóa, chỉ có Trung Nguyên là văn minh tiến bộ, đáng danh... Thiên triều!
Chữ “bát bát” phiên âm theo tiếng Đông Di vốn là chữ “papa” ngụ ý là ông Tam Nguyên tự nhận mình thuộc thế hệ trước. Ông dùng hai tiếng “papa” thật gây bất ngờ cho môn đệ, dù Trần Tán Bình là người đỗ Tiến Sĩ từng giữ chức Đốc Học Hà Nam.
Lần thứ hai ông Tam Nguyên cũng xài tiếng Pháp thật bất ngờ, các sách chú giải tác phẩm văn học đều hoàn toàn bó tay. Đấy là trong bài Về Nghỉ Nhà.
      “Đất rộng biết thêm đường Dốc sậy
       Ngày rồi nghe những chuyện…la ga”.
Nhược điểm của chữ Hán Nôm là không có viết hoa để phân biệt tên riêng chung nên không ai nhận ra “la ga” là tiếng Pháp (la gare), vì thời bấy giờ nhà nước Pháp tiến hành làm đường xe lửa Hà Nội - Lào Cai là chuyện chưa hề xảy ra dưới thời ông Tam Nguyên chưa “Về Nghỉ Nhà”.
Thật là thú vị khi ông Tam nguyên đột nhiên giở tiếng Pháp để chơi trò bất ngờ khiến kẻ thông thạo tiếng Pháp như Xuân Diệu cũng bó tay, thú nhận không hiểu.

Thái Trọng Lai
(Trích tập truyện Tản Mạn)






Không có nhận xét nào: