Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2016

* Án Tru Di Tam Tộc - Thái Trọng Lai


Án Tru Di Tam Tộc


T
RONG LỊCH SỬ VIỆT NAM   chỉ thấy nhắc đến hai lần kết án ấy.
Vụ thứ nhất là Nguyễn Trãi về tội để xảy ra cái chết của vua Lê Thái Tông ở trang trại Lệ Chi Viên của mình.
Vụ thứ hai sau đó ngót 400 năm là vụ Cao Bá Quát. Nguyễn Trãi và Cao Bá Quát vốn là hai tác giả lớn nhất của giai đoạn văn học chữ Hán. Cao Bá Quát không bị phe phái nào vu hãm như Nguyễn Trãi, không dính dáng gì đến cái chết của ông vua nào, lại không phải đứng đầu danh sách phản nghịch như minh chủ Lê Duy Cự, thế mà họ Lê không hề bị tru di, còn Cao Bá Quát lại phải nhận bản án thảm khốc mấy trăm năm mới xảy cho một người. Chung quy chỉ là việc cay cú của vua Tự Đức về chuyện chữ nghĩa.
Xét về thiệt hại thì cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương chỉ gây nên một cuộc phá hoại duy nhất là đốt phủ lị Ứng Hòa thiệt hại không đáng kể. So với cuộc nổi dậy đình đám của giặc Chày Vôi ở công trường to lớn của nhà nước kéo về gây ầm ĩ náo loạn kinh thành mà nhà vua không phản ứng gay gắt. Tất cả chỉ vì vua Tự Đức cay cú việc Cao Bá Quát cho thêu lên cờ nghĩa đôi câu đối:
Bình Dương, Bồ Bản vô Nghiêu Thuấn
Mục Dã Minh Điều hữu Vũ Thang
(Ở Bình Dương, Bồ Bản không có vua Nghiêu vua Thuấn
(Thì) Ở Mục Dã, Minh Điều (phải) có vua Vũ vua Thang)
Câu đối ấy vô hình trung đã tố cáo vua Tự Đức là người không nhân đức, điều ấy thật xúc phạm cho nhà vua, nhất là điểm đúng yếu huyệt những cái chết của Hồng Bảo, của Đinh Đạo, đặc biệt là khi hành hình bằng cách treo cổ đứa bé con của Đinh Đạo, khi cởi khỏi dây treo cổ đứa bé bỏ vào hòm vẫn còn cất tiếng khóc oe oe. Những bằng chứng như thế càng làm cho Cao Bá Quát bị cay cú nhiều hơn. Nếu một vua nào khác không có những tì vết như Tự Đức, có lẽ nhà vua ấy không nghĩ ra mức án “thảm tuyệt nhân hoàn” như thế.

Thái Trọng Lai
(Trích tập truyện Tản Mạn)















Không có nhận xét nào: