Chữ Nghĩa Làng Văn XI
Ngộ Không Phí Ngọc Hùng
“Chữ nghĩa làng văn” đôi khi chỉ là một chữ, cụm từ, đoạn văn cô đọng, diễn nghĩa, diễn giải một áng thơ văn hoặc một thể tài nào đó. Những trích dẫn được góp nhặt qua sách vở, trên mạng lưới của nhiều tác giả thành danh hay khuyết danh, không ngoài góc nhìn tận tín thư bất như vô thư. Ấy là chưa kể nhiều từ ngữ, đề mục trong bộ sưu tập đang còn trong vòng nghi vấn, cần phải thẩm định lại nếu có thể được với những bậc thức giả văn kiến súc tích. Những phụ chú, dẫn chứng hay giai thoại do người viết kể lại, với chủ quan, khách quan chỉ cách nhau một sợi tóc. Vì vậy người sưu tầm không đặt ra “sai” hay “đúng”, vì cái sai hiện tại có thể là cái đúng ở một thời điểm nào khác. Xin chân thành cảm tạ và cáo lỗi những tác giả đã đóng góp bài vở trong sưu tập này, nhưng vì phương tiện eo hẹp nên người sưu tầm không thể thỉnh ý tác giả trước khi đăng tải – Ngộ Không Phí Ngọc Hùng.
***
Chữ Việt Cổ
Những cứ liệu khảo sát từ cổ rất đa dạng và phong phú, nhưng do điều kiện về thời gian, chúng tôi chỉ khảo sát những từ đã từng tồn tại là những từ bình thường, nhưng nay đã hoàn toàn biến mất trong từ vựng hiện đại
Dều dào: nhiều lắm
(Đại Nam quốc âm tự vị - Huỳnh Tịnh Paulus Của)
Chữ Nghĩa Làng Văn
Ý nghĩa thâm trầm ẩn trong câu đối:
Ông tổng đốc Hà Đông mời một vị túc nho ở Nam Định đề câu đối cho bể non bộ nhà ông. Nhà nho ngắm hòn non bộ rồi viết:
Nam sơn trúc bất tận
Đông hải ba vô cùng.
Và giải nghĩa:
"Bẩm cụ lớn, vế trên có nghĩa cây trúc ở núi Nam không bao giờ hết, nghĩa bóng nói giòng dõi cụ lớn sẽ thịnh đạt mãi; vế dưới có nghĩa sóng biển Đông không bao giờ cùng, ngụ ý ca tụng công ơn của cụ lớn đối với dân mênh mông như biển cả".
Cụ lớn đắc ý, trọng thưởng nhà nho và tấm tắc khen hay.
Có ngờ đâu nhà nho kia đã chửi ngầm tổng đốc thật độc! Nguyên câu đối xuất phát từ hai câu trong bài hịch đả kích Tùy Dạng Đế của Lý Mật đời Đường:
Quyết Đông hải chi ba, lưu ác bất tận;
Khánh Nam sơn chi trúc, thư tội vô cùng.
Nghĩa là: Khơi hết sóng Đông Hải, cũng chưa hết ác; viết đến hết thẻ trúc ở Nam Sơn cũng chưa hết tội!
(Khuyết danh – Tiếng Việt lý thú)
Chơi chữ
Cây xương rồng, trồng đất rắn, long vẫn hoàn long.
Quả dưa chuột, tuột thẳng gang, thử chơi thì thử.
Quả dưa chuột, tuột thẳng gang, thử chơi thì thử.
Tương truyền, vế ra là của Thị Điểm, vế đối lại là của Trạng Quỳnh. “Rồng”, “chuột” (TV), cùng nghĩa với “long”, “thử” (HV). Vế ra có “rồng”, “rắn”, hai từ cùng trường nghĩa; vế đối lại có “(dưa) chuột”, “(dưa) gang”, cũng là hai từ cùng trường dưa quả.
(Câu đối chơi chữ theo cách cùng nghĩa – Triều Nguyễn)
Câu đối lơ mơ lỗ mỗ
Con bò cạp cạp con bò cạp, cạp rồi lại bò, bò rồi lại cạp
Con tắc kè kè con tắc kè, kè xong rồi tắc, tắc xong rồi kè
Con tắc kè kè con tắc kè, kè xong rồi tắc, tắc xong rồi kè
Chữ và nghĩa
Tục ngữ là sản phẩm của quá khứ. Vì vậy, khi dạy tục ngữ, tất phải đối mặt với những từ ngữ cổ hết sức xa lạ. Giới biên soạn sách giáo khoa khó lòng có thể né tránh được những những trở ngại về ngữ pháp . Chúng tôi xin đưa ra một vài dẫn chứng chưa đúng lắm về cấu trúc cú pháp của tục ngữ.
Bằng chứng là nếu diễn giải câu Ẵm con chồng hơn bồng cháu ngoại được diễn giải như là “Có tư tưởng coi trọng đàn ông, coi thường phụ nữ, ví như thà ẵm con của chồng tuy không yêu quý, thích thú gì nhưng dẫu sao vẫn thuộc dòng họ nội [sic!], còn hơn bế con của con gái mình”
(Ðại từ điển tiếng Việt).
Ẵm con chồng hơn bồng cháu ngoại là một câu đậm chất nhân bản và hay dùng để phàn nàn về thói ăn ở bạc bẽo của đám cháu ngoại đối với ông bà mình. Vậy mà Ðại từ điển tiếng Việt lại coi đây là lời chê trách “tư tưởng coi trọng đàn ông, coi thường phụ nữ”. Chắc hẳn các nhà biên soạn đã nhận thấy ngay đây không phải là câu đề cập tới thói “trọng nam khinh nữ”, mà là một gợi ý cho các cô gái trẻ sớm bị goá chồng nên ứng xử ra sao khi còn chưa sinh được con trai để nối dõi giống dòng.
Nói cách khác, nội dung của câu Ẵm con chồng hơn bồng cháu ngoại có lẽ nên được diễn giải như là: “Thà lấy một kẻ goá vợ làm chồng và chăm bẵm cho lũ con thơ côi cút của anh ta để có nơi nương tựa khi về già còn hơn là cứ ở vậy cùng con gái và chăm bẵm cho lũ con của nó những kẻ vốn chẳng hề ngó ngàng gì tới mồ mả của bà ngoại, như tục ngữ từng ghi nhận”.
(Tạp chí Ngôn ngữ – Nguyễn Đức Dương)
Từ điển và từ ngữ Việt Nam
Những sai lầm tai hại trong hai quyển Từ điển từ và ngữ Việt Nam và Từ điển từ và ngữ Hán Việt của Nguyễn Lân.
Chồng chung vợ chạ. Chê những cặp vợ chồng không chung thủy với nhau
Đây không phải là chuyện «không chung thủy với nhau» mà là một kiểu «đa phu đa thê», một ông mấy bà một bà hai ông (mà vẫn ở chung nhà. Có thật đấy!) Họ đánh bài ngửa với nhau cả đấy chứ đâu cần đặt ra vấn đề chung thủy hay không chung thủy.
(Lê Mạnh Chiến & H.H.Phúc)
Chữ là nghĩa 3
Người xưa có biết chửi thề không ?
Từ điển Alexandre de Rhodes có hầu hết các từ chửi thề tục tĩu của ngày nay:
- Đéo : giao cấu. Đéo mẹ thằng cha.
- Địt : đánh rắm
- Đụ : nghĩa giống đéo.
- Đếch : cơ quan sinh dục.
- Bòi (buồi), cạc (cặc).
Có thể khẳng định rằng trong cuộc sống hàng ngày, các cụ ngày xưa có chửi thề. Tuy nhiên, thơ nôm của Nguyễn Trãi (1380-1442) và Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) không có chửi thề. Nhà nho còn sợ phép vua. Phép vua chưa thua lệ làng!
Vào khoảng cuối thời vua Lê chúa Trịnh (cuối thế kỉ 18) chửi thề mới bắt đầu xuất hiện trong thơ văn nôm.
Nguyễn Du lúc còn trẻ, "lang bang" đi chọc ghẹo gái, cũng đã từng văng tục :
- Phụt ngọn đèn trước mặt, đếch sự đời
(1) “đếch” là tiếng chửi tục thời xưa,
Phạm Thái thương tiếc nhà Lê, chán ghét thời Quang Trung:
- Chết về Tiên, Bụt cho xong kiếp,
Đù oả trần gian ! Sống mãi chi !
Đù oả trần gian ! Sống mãi chi !
(Tự thuật).
- Ông nghe thấy nói trái tai :
" Đù oả sấu đá Đồng-nai ngầy ngà...
" Đù oả sấu đá Đồng-nai ngầy ngà...
(Sơ kính tân trang)
Nguyễn Công Trứ buông lời Đùa sư, chửi rủa Thế tình bạc bẽo:
- Thuộc ba mươi sáu đường kinh, chẳng thần thánh phật tiên song khác tục
Hay
- Tám vạn tư mặc kệ, không quân thần phục tử, đếch ra người.
- Đéo mẹ nhân tình đã biết rồi
Lạt như nước ốc bạc như vôi.
(có bản chép : Đù mẹ nhân tình đù mẹ đời) (2).
Lạt như nước ốc bạc như vôi.
(có bản chép : Đù mẹ nhân tình đù mẹ đời) (2).
(2) - Lãng Nhân, Chơi chữ, Zieleks, 1979, tr. 156.
(Chửi thề, văng tục – Nguyễn Dư)
Ranh
ranh : trẻ em dưới 18 tuổi
(trẻ ranh)
(Tự điển tiếng Việt cổ - Nguyễn Ngọc San, Đinh Văn Thiện)
Những bậc thầy trong văn xuôi của tôi
Nguyễn Tuân
Mà thật, khó bề được anh khen. Anh có khen chăng là cũng để khuyến khích mình thôi. Anh coi viết văn gần như một tôn giáo, khi viết phải nghiêm chỉnh phải thiêng liêng, cho nên chữ của anh thật là trau chuốt, cân nhắc hết sức kỹ lưỡng. Nói cũng thế, anh nói như viết, câu kéo mệnh đề rất vững vàng, nếu có máy ghi ra thành văn thì không phải chữa lại bao nhiêu. Anh có tài nói những luyện ai cũng biết rồi mà nghe lại vẫn hay. Một lần xem cái tựa một bài báo Văn Nghệ, anh bảo: dư một chữ.
Hỏi anh dư chữ nào? Anh bảo tại sao phải để “Bút Ký”? Ai nấy chưng hửng không hiểu. Vì xưa nay người làm báo có thói quen để như thế, ví dụ: “Lên Tây Bắc, Bút ký của A, B, C…” Anh tỉnh bơ nói:
– Ký thì bằng bút, chớ chẳng nhẽ lại ký bằng chổi à? Vật ta nên bỏ chữ bút đi.
Từ đó báo Văn Nghệ bỏ hẳn chữ bút.
(Xuân Vũ)
Ca dao thề nguyền
Tốt gỗ hơn tốt sơn son
Vàng lưng, bạc bọc không sờn dạ em
Thưa với chàng, thoả ý thuyền quyên
Sá chi quân tử nhà phên vách, vách bùn
Giả như ai lợi khẩu thề nguyền
Non mòn hay biển cạn, mắc chi em giao lời
Giai thoại làng văn
Huy Cận kém Vũ Hoàng Chương ba tuổi và mới có tập thơ Lửa thiêng. Sau khi Vũ Hoàng Chương đã có thi tập Thơ Say, Mây.
Hai người chơi với nhau khá thân, một hôm Huy Cận gặp Vũ Hoàng Chương, nửa đùa nửa thật vỗ vai Vũ Hoàng Chương:
Đã lâu gặp lại “chàng Say”
“Lửa Thiêng” xin đốt chờ “Mây” xuống trần
Vũ Hoàng Chương hơi khựng lại một chút, và đáp lại ngay:
“Mây” kia chẳng chịu xuống trần
Lửa ơi theo khói lên gần với mây
(Tại sao Vũ Hoàng Chương bị bắt – Phạm Công Bạch)
Chữ nghĩa lơ mơ lỗ mỗ
Theo “Tự điển tiếng Viêt dành cho học sinh” ở Hà Nội (Vũ Chất):
lấy: lấy vợ lấy chồng
Hạt Cát
Bút hiệu Nguyên Sa, ông sử dụng từ hồi ở Pháp và theo lời ông thì bút hiệu đó "không có ý gì sâu sắc cả. Thành thực, lúc nào tôi cũng cho tôi là một số không, tôi không lớn, nên tôi tự cho mình vốn dĩ chỉ là hạt cát".
Ngày hôm nay, "hạt cát trở về với cát bụi" tuy nhiên trong hạt cát đó có thể có đủ cả hai vầng nhật nguyệt, cũng như trong: "Cuộc đời dẫu có phù vân" thì "ở trong mây nổi, có phần thiên thu" như lời thi sĩ Nguyên Sa đã diễn tả.
Không hiểu chủ quan tôi có đúng không khi nghĩ rằng tác giả Áo Lụa Hà Ðông còn muốn đối thoại với những cái thiên thu trường cửu "Cuộc đời dẫu có phù vân" thì "ở trong mây nổi, có phần thiên thu". Ðời sống sẽ ngắn ngủi lắm với lượng thời gian dần hao hụt theo tháng năm nhưng ở cõi bất tử những chữ nghĩa vẫn còn mãi. Tôi đã từng nghe những nghệ sĩ nổi danh chỉ mong ước có một bản nhạc, một bài thơ... của mình còn tồn tại qua sự sàng lọc của lãng quên.
(Nguyên Sa (1932-1998 - Lưu Trung Khảo)
Chữ nghĩa lơ mơ lỗ mỗ
Nghe trong vần chuyển đất trời
Có ta hạt bụi giữa đời phù du
Có ta hạt bụi giữa đời phù du
118 Chữ nghĩa làng văn xóm chữ
Một hôm anh Quán (Phùng Quán) đến chơi nhà tàn cuộc anh kéo mình (Nguyễn Quang Lập) ra ngõ, nói mày vô nhà lấy đồ anh chở lên nhà anh. Bây giờ mình mới để ý chiếc xe đạp của anh Quán, nó to quá cỡ, trông thô kệch kinh hồn, chưa bao giờ mình thấy chiếc xe đạp nào to kềnh càng và thô kệch như xe này, ống tuýp khung xe to hơn cổ tay, nan vành xe chiếc nào chiếc nấy to bằng đầu đũa, không thèm nói ngoa.
Anh Quán nói đó là xe trâu, người Nga dùng nó làm xe thồ, chở vài tạ vẫn chạy tốt. Mình hỏi sao anh mua xe này. Anh cười cái hậc, nói tiền đâu mà mua, có tiền cũng chẳng có mà mua, xe này khắp Hà Nội bói không ra một chiếc. Mình nói ủa, rứa răng anh có. Anh nói người ta tặng. Mình hỏi ai tặng, anh nói Lê Nin. Mình cười nói anh không biết nói trạng. Lê Nin chết năm nào, anh sinh năm nào mà bảo Lê Nin tặng anh chiếc xe đạp này.
Mình không hỏi nữa vì biết thế nào anh cũng kể, tính anh thích kể có đầu có đuôi, ít khi kể gọn lỏn một câu. Anh hay kể mấy chuyện liên quan đến sự viết của anh. Anh kể cái truyện Vượt Côn Đảo tất nhiên anh bịa, hồi đó nghe người ta kể lại một phần anh bịa ra chín phần. Cho đến ngày anh ngồi kể cho mình nghe, khoảng năm 85- 86 chi đó, anh vẫn chưa biết Côn Đảo méo hay tròn. Trong đó có mấy câu anh tả con đường từ nhà tù ra bãi dương (trường bắn) được lót xương của các tù nhân bị án tử hình. Là anh bịa ra thế để nâng cao lòng căm thù đế quốc thực dân chứ xương người làm sao lót được đường. Chẳng ngờ trong hồi ký của một ông ở tù Côn Đảo về khi viết về con đường này cũng tả y chang như anh tả, cũng… con đường lót xương các tù nhân.
(Chuyện đời vớ vẩn của Nguyễn Quang Lập)
Ca dao
3. Nội dung của ca dao:
Có thể nói muốn hiểu biết về tình cảm của con người Việt Nam xem dồi dào, thắm thiết và sâu sắc đến cỡ nào… thì không thể nào không nghiên cứu ca dao mà hiểu được.
Có thể nói muốn hiểu biết về tình cảm của con người Việt Nam xem dồi dào, thắm thiết và sâu sắc đến cỡ nào… thì không thể nào không nghiên cứu ca dao mà hiểu được.
Ca dao Việt nam là những bài tình tứ, là khuôn thước cho lối thơ trữ tình của ta.
Ca dao thể hiện tình yêu: tình yêu đôi lứa, gia đình, quê hương, đất nước, lao động, giai cấp, thiên nhiên, hoà bình…
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Tuyệt mù khói toả ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ…
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Tuyệt mù khói toả ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ…
(Vũ Ngọc Phan)
Hôn nhân
Hai nhà kết tình thông gia được gọi là hôn nhân. Việc con trai lấy vợ được gọi là “thú” theo thuật ngữ Hán Việt. Thú nghĩa là: lấy vợ. Con gái đến tuổi trưởng thành đi lấy chồng gọi là “giá” . Vì vậy mới có giấy giá thú là văn bản quy định khế ước kết hôn..
Hai nhà kết tình thông gia được gọi là hôn nhân. Việc con trai lấy vợ được gọi là “thú” theo thuật ngữ Hán Việt. Thú nghĩa là: lấy vợ. Con gái đến tuổi trưởng thành đi lấy chồng gọi là “giá” . Vì vậy mới có giấy giá thú là văn bản quy định khế ước kết hôn..
Cha vợ là hôn, cha chồng là nhân. Nhân là nhà rể, hôn là nhà gái. Nhà trai, nhà gái gọi nhau là nhân.
(Nhàn đàm về “dâm trường” và “hôn trường” – Lê Quang Thái)
Tác giả cuộc đời và sự kiện
Phạm Cao Củng: Thuở vào nghiệp văn
Nhà văn, nhà nghiên cứu văn học Vũ Ngọc Phan nhận định: “Trong các tiểu thuyết trinh thám của Thế Lữ, Bùi Huy Phồn, và Phạm Cao Củng, chỉ có tiểu thuyết của Phạm Cao Củng là có phần đặc sắc hơn”.
Phạm Cao Củng là người được con chữ lựa chọn, giai thoại lựa chọn, đời sống lựa chọn. Phạm Cao Củng là con trai út của một nhà Nho, ông sinh năm 1913 vào tháng mười, nhà số 38, phố Hàng Sắt, tỉnh Nam Định.
Thuở thiếu thời, ông có người bạn thân nhà liền kề. Những lúc rỗi rãi, bạn bè thường kể cho nhau nghe về những giấc mơ đã trôi qua. Tất nhiên, không phải đêm nào ông cũng nằm mơ, mà muốn câu chuyện suôn sẻ thì không thể nào bạn chỉ kể về giấc mơ của bạn còn ông thì chỉ ngắc ngứ nghe. Vậy là, ông cũng kể. Có mơ đâu mà kể, không sao, ông bịa. Bịa tỉnh queo. “Rất có thể nhờ thói quen bịa chuyện từ thuở thơ ấu mà sau này khi tôi muốn viết những truyện dài, truyện ngắn, tôi bịa cũng khá dễ dàng”, ông chép vậy trong hồi ký.
Ông theo nghiệp văn đầy ngẫu nhiên. Nhà ông có cửa hàng buôn bán, những trưa cửa hàng vắng, ông được mẹ giao cho nhiệm vụ trông coi vật phẩm. Chẳng có khách lúc trưa, ngồi mãi cũng buồn, ông bèn lôi giấy bút ra viết. Tất nhiên, là viết truyện ngắn đa phần phóng tác dựa theo tiểu thuyết Pháp. Viết xong, gửi đăng báo ở Hà Nội. Hết thảy đều được đăng.
Ông viết đều suốt, được in đều suốt, nên tiếng tăm vang dội. Vang dội đến độ, nhà văn Lê Tràng Kiều khi này cũng chạc tuổi ông rủ: “Muốn thành nhà văn đích danh phải có sách đề tên mình. Hay tôi và bạn gom truyện ngắn lại rồi tự in”. Nghĩ là làm, hai ông tìm đến Nhà in Nam Việt để in tuyển tập truyện ngắn có tựa là Hang Gió. In hẳn 1 nghìn cuốn, in thiếu. Hai ông dự tính mang số sách này đến hội chợ từ thiện có tên Chợ Phiên thể nào bán cũng hết sạch. Đó là còn chưa kể dự định sẽ in thêm nếu thiếu sách. Vậy mà, sách ế chỏng vó. Năn nỉ lắm mới bán được vài cuốn ở Chợ Phiên. Ít lâu sau, có trát Tòa gửi đến tận nhà của Phạm Cao Củng, Nhà in Nam Việt gửi đơn kiện ông và nhà văn Lê Tràng Kiều ra Tòa vì in sách mà không trả tiền.
Ông hoảng lắm, tìm nhà văn Lê Tràng Kiều bàn bạc. Lê Tràng Kiều là dân chơi, phán: “Rồi sẽ qua cả thôi”. Khi ông nghe Lê Tràng Kiều nói mấy câu này, ông đã bị bố mắng hết hơi vì tội “phá gia chi tử”. Mà đúng như lời của Lê Tràng Kiều nói, chuyện cũng qua thật. Vì bố mẹ ông và bố mẹ Lê Tràng Kiều đã gặp nhà in để trả toàn bộ tiền in sách của hai ông con danh nhân lừng danh.
(Ngô Kim Luân)
Chữ nghĩa làng văn
Ảo thanh?
Nếu đúng như Hoàng Cầm tường thuật, thì cách ông làm thơ hết sức kỳ bí. Bỗng dưng văng vẳng giọng đàn bà đọc hoặc ngâm một vài câu thơ trong tai, thế là ông chép ngay lên giấy, rồi chữ kêu gọi chữ, dòng lôi kéo dòng. Bài thơ Bên Kia Sông Đuống nổi tiếng là một ví dụ: chợt nghe 3 dòng đầu tiên, thi sĩ vùng quan họ ghi liền, đoạn mải miết sáng tác đến dòng cuối.
Giọng nữ cất lên trong tai Hoàng Cầm loạt bài thơ Bên kia sông Đuống, Đêm liên hoan, Tâm sự đêm giao thừa, Nếu anh còn trẻ, Mưa Thuận Thành, Gió lông ngỗng, Hội đền tám vua triều Lý, Hội yếm bay, Hoa gạo đầu đình, Xanh xưa, Phía sau thư cầu hôn, Gửi người vợ xa quê hương, Theo dòng mẫu hệ, Lá diêu bông, v.v., với vô số ẩn ngữ như cầu bà Sấm, bến cô Mưa, miếu Hai Cô, v…v., thực chất là gì? Có phải là hiện tượng ảo thanh?
Từ đó, tôi bật thêm thắc mắc khác: trường ca Tiếng hát quan họ, truyện thơ Men đá vàng và các vở kịch thơ Hận Nam Quan, Kiều Loan, Lên đường, Cô gái nước Tần, Tương lai, Trương Chi cùng các vở kịch nói Ông cụ Liên và Đêm Lào Cai của Hoàng Cầm cũng khởi phát từ ảo thanh chăng?
(Phanxipăng – Diêu bông rụng xuống lòng sônd Đuống)
Chữ nghĩa lơ mơ lỗ mỗ
Ta cứ tưởng trần gian là cõi thật
Thế cho nên tất bật đến bây giờ
Thế cho nên tất bật đến bây giờ
Mỹ nhân tự cổ…
Giới làm thơ ngày trước ai mà chả thuộc 2 câu thơ cổ :
Mỹ nhân tự cổ như danh tướng
Bất hứa nhân gian kiến bạch đầu
Bất hứa nhân gian kiến bạch đầu
Tạm dịch “người đẹp từ xưa như tướng giỏi, chẳng hẹn chờ ai thấy bạc đầu”. Tuy nhiên ít ai biết xuất xứ 2 câu này ở đâu? Đường thi, Tống thi ư? Tác giả là ai?
Tuy nhiên qua cuốn Tùy Viên thi thoại của Viên Mai (đời Thanh) theo tích tiến sĩ Đồng Duệ có làm bài Điệu vong cơ, khóc người thiếp (vợ lẽ) qua đời sớm. Nhiều người họa lại... trong đó có bài “Người thiếp họ Đông” , của Diễm Tuyết, với 2 câu kết: “Mỹ nhân tự cổ như danh tướng - Bất hứa nhân gian kiến bạch đầu”
(Nguyễn Khôi – Về hai câu thơ…)
Chữ nghĩa lơ ngơ láo ngáo
Bắc vờ vịt lá mơ, Nam thẳng thừng lá thúi địt
Trần Huyền Trân
Trần Huyền Trân (1) sinh ngày 13-9-1913 ở Hà Nội. Tự học, hiện viết cho Tiểu Thuyết Thứ Bảy, Truyền Bá, Phổ Thông Bán Nguyệt San. Viết đến đây tôi định khép cửa lại, dầu có thiên tài gõ cửa cũng không mở. Thế mà lại phải mở cửa để đón một nhà thơ nữa: Trần Huyền Trân, con người có tên lạ ấy không hẳn là một thiên tài. Nhưng tôi ưa những vần thơ hiền lành và ít nói yêu đương.
Cũng có lần thi nhân tỏ tình tương tư:
Xa nhau gió ít lạnh nhiều,
Lửa khuya tàn chậm, mưa đổ nhanh.
Nhưng thường thì Huyền Trân tìm thi hứng, hoặc trong những cảnh đời buồn bã như cảnh đời cùng của thi sĩ Tản Đà:
Có đàn con trẻ nheo nheo,
Có dăm món nợ eo sèo bên tai.
Nhện dăng già bút một vài đường tơ.
Ngiên son lớp lớp bụi mờ,
Một ôn tờ lại từng tờ cổ thi.
(1) Thi sĩ xin giấu tên thật.
Xa nhau gió ít lạnh nhiều,
Lửa khuya tàn chậm, mưa đổ nhanh.
Nhưng thường thì Huyền Trân tìm thi hứng, hoặc trong những cảnh đời buồn bã như cảnh đời cùng của thi sĩ Tản Đà:
Có đàn con trẻ nheo nheo,
Có dăm món nợ eo sèo bên tai.
Nhện dăng già bút một vài đường tơ.
Ngiên son lớp lớp bụi mờ,
Một ôn tờ lại từng tờ cổ thi.
(1) Thi sĩ xin giấu tên thật.
Tháng 11-1941
Hoài Thanh – Hoài Chân
Chữ nghĩa lơ mơ lỗ mỗ
Những sai lầm tai hại trong hai quyển Từ điển từ và ngữ Việt Nam và Từ điển từ và ngữ Hán Việt của Nguyễn Lân.
ngoa dụ
Có lẽ ai cũng biết rằng, ngoa 訛 nghĩa là nói quá sự thật. Ngoa dụ nghĩa là diễn đạt quá sự thật để làm nổi bật một ý nào đó.
Có lẽ ai cũng biết rằng, ngoa 訛 nghĩa là nói quá sự thật. Ngoa dụ nghĩa là diễn đạt quá sự thật để làm nổi bật một ý nào đó.
Soạn giả đã giảng đúng nghĩa của từ ngoa dụ nhưng giảng sai nghĩa của từ tố dụ. Ông cho rằng: dụ nghĩa là rõ ràng. Về từ tố dụ, chúng tôi đã phân tích ở mục từ ẩn dụ. Trong trường hợp này, dụ có nghĩa là tỷ dụ, nghĩa là nêu ra một điều tương tự để gợi ý cho dễ hiểu.
(Lê Mạnh Chiến & H.H.Phúc)
Chữ nghĩa lơ mơ lỗ mỗ
Chảy luôn về nẻo luân hồi
Một ngàn năm trước có người có ta
Một ngàn năm trước có người có ta
Nguyễn Mộng Giác… Dương Nghiễm Mậu
Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam đã xuất bản “Nhà văn Việt Nam Hiện Đại”, dày 1200 trang khổ lớn, tập hợp chân dung trên một ngàn nhà văn các thế hệ, từ các cụ Ngô Tất Tố, Phan Khôi… cho đến lớp nhà văn vừa được kết nạp như Nguyễn Danh Lam, Phan Huyền Thư…
Điều quan trọng hơn là cuốn sách đã mang một cái tên không xứng hợp. Vì rõ ràng là khiếm khuyết, khi cuốn sách mang tên “NVVNHĐ” mà lại không có các nhà văn sống và viết ở miền Nam trước 1975, trong đó có một số tên tuổi gần đây đã được báo chí và Nhà Xuất Bản trong nước giới thiệu như Nguyễn Mộng Giác, Thanh Tâm Tuyền, Dương Nghiễm Mậu…
Như vậy, một là chọn cách làm “an toàn”, tránh điều ra tiếng vào, chỉ đóng khung trong phạm vi “Hội Viên Hội Nhà Văn Việt Nam”; còn nếu đã là một công trình nghiên cứu về “Nhà Văn Việt Nam Hiện Đại” và“với lòng mong mỏi được trở thành một tài liệu tham khảo cho tất cả những ai quan tâm tìm hiểu nền văn học Việt Nam hiện đại” thì không thể tránh né những vấn đề phức tạp do lịch sử để lại, phải thấy rõ khuynh hướng “mở rộng” như trên là tất yếu, đồng thời là một đòi hỏi chính đáng và cấp thiết của nhiều người, nhất là khi đất nước đã thống nhất hơn ba chục năm. Một số ít nhà văn từng có tên trong lần xuất bản trước, nay “vắng mặt” thì lại vì những lý do ngoài văn chương.
(Nguyễn Khắc Phê - Nhà Văn Hiện Đại)
Nam Kỳ lục tỉnh: Đất nước và con người
Người Nam Kỳ
Người dân miền Thuận Quảng (Thuận Hóa, Quảng Nam), sau gần 400 năm tiếp cận với nền văn hóa bản địa Phù Nam - Chân Lạp, với người Minh Hương và người Pháp, bị tác động bởi một môi trường thiên nhiên khắc nghiệt thuở ban đầu nhưng trù phú về sau, điều kiện đã tạo cho họ những nét đặc thù mà từ ngôn ngữ đến tâm tình lẫn tâm tính có nhiều khác biệt với tổ tiên của họ ở Đàng Ngoài.
Trước tiên, ngôn ngữ là một đổi lớn và nhanh chóng.
***
Người dân miền Thuận Quảng (Thuận Hóa, Quảng Nam), sau gần 400 năm tiếp cận với nền văn hóa bản địa Phù Nam - Chân Lạp, với người Minh Hương và người Pháp, bị tác động bởi một môi trường thiên nhiên khắc nghiệt thuở ban đầu nhưng trù phú về sau, điều kiện đã tạo cho họ những nét đặc thù mà từ ngôn ngữ đến tâm tình lẫn tâm tính có nhiều khác biệt với tổ tiên của họ ở Đàng Ngoài.
Trước tiên, ngôn ngữ là một đổi lớn và nhanh chóng.
***
Nhiều nhà văn hóa nổi tiếng của miền Nam vào thế kỷ 19 đa số là người Thuận Quảng hay người Minh Hương. Thí dụ như Gia Định Tam gia gồm có Trịnh Hoài Đức gốc người Phước Kiến (định cư ở Biên Hòa, tác giả bộ địa phương chí Gia Định Thành Thống Chí). Lê Quang Định gốc người Thuận Quảng (tác giả bộ Hoàng Việt Nhất Thống Địa Dư Chí), Ngô Nhân Tịnh gốc Quảng Đông.
Đến vùng đất mới, lưu dân Thuận Quảng mang theo nhửng câu hò, điệu hát Đàng Ngoài nhưng được cải biên theo địa danh mới.
Đến vùng đất mới, lưu dân Thuận Quảng mang theo nhửng câu hò, điệu hát Đàng Ngoài nhưng được cải biên theo địa danh mới.
Ru em em théc cho muồi
Cho mẹ đi chợ mua vôi ăn trầu
Mua vôi chợ Quán, chợ Cầu
Mua cau Bát Nhị, mua trầu Hội An
Hội An bán gấm bán điều
Kim Bồng bán cải, Trà Nhiêu bán hành
(Quảng Nam)
Đố anh con rít mấy chưn
Cầu Ô mấy nhịp, chợ Dinh mấy người
Chợ Dinh bán áo con trai
Chợ trong bán chỉ, chợ ngoài bán kim
(Gia Định)
Chiều chiều ông Lữ đi câu
Bà Lữ đi xúc, con dâu đi mò
(Thuận Quảng)
Chiều chiều ông Lữ đi câu
Sấu tha ông Lữ biết đâu mà tìm
(Nhà Bè)
Chiều chiều ông Lữ đi cày
Trâu tha gảy ách ngồi bờ khoanh tay
(Hốc Môn)
Ngoài chuyện cải biên tiếng Việt, sự cộng cư giữa lưu dân Việt từ Đàng Ngoài với người Tàu, người Miên đã tạo thành một thứ ngôn ngữ pha trộn: Sáng say, chiều xỉn, tối xà quần... hay là: nóp, bao cà ròn (tiếng Miên), thèo lèo, xá, gật, hủ tiếu, mì, tiệm, thối, xào... (tiếng Tàu) và tiếng quần xà lỏn (nói trại từ tiếng xà rông cûa người Miên?)
(Lâm Văn Bé)
Chữ nghĩa lơ mơ lỗ mỗ
Quán soi một chiếc lá rơi
Vô thường đắp đổi bao đời loanh quanh
Vô thường đắp đổi bao đời loanh quanh
Chữ nghĩa làng văn
Trừ Bùi Giáng, khi nói về Tuệ Sỹ thì có lẽ không ai đủ tư cách, bằng Phạm Công Thiện: “Có sống bên cạnh Tuệ Sỹ và Lê Mạnh Thát từ ngày này qua ngày khác, trong những hoàn cảnh khác nhau thì mới may ra cảm nhận đôi chút tác phong thiền sư kín đáo toát ra một cách tự nhiên, một cách vô công dụng hạnh từ đời sống thường nhật và tinh thần diệu nhập của hai vị. Tôi xin gọi hai vị này là thiền sư với tất cả đắn đo thận trọng, với tất cả ý nghĩa cao đẹp và như thực của một danh xưng xung thiên chí.”
(Tuệ sĩ trên ngõ về im lặng – Tâm Nhiên)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét