VỊNH CHU VĂN AN
Sĩ phu đào tạo giúp Trần Gia
Nho Giáo khai thông ở nước ta
Lễ phép nghiêm minh, người đức độ
Thư Kinh truyền đạt, bậc tài ba
Đã tri thiên mệnh sao ngần ngại?
Chẳng gặp thánh vương phải lánh xa?
Chính trị vị thành thân tự thoái
Chu an tiều ẩn tỵ vinh hoa. (*)
(Phan Thượng Hải)
3/19/17
(*) Chú thích: Chu an và tiều ẩn cũng là 2 danh từ riêng: Chu Văn An tên thật là Chu An hiệu là Tiều Ẩn.
Thơ Họa:
VỊNH CHU VĂN AN
Chào đời, trưởng dưỡng ở Chu gia
Nức tiếng minh sư tộc Việt ta
“Trảm Sớ” dâng triều… đau vận nước
Phượng Hoàng về núi… xót phong ba
Thương dân, bọn ác luôn đày khổ
Giận chúa, tôi hiền mãi tránh xa
Thức giả vì đời khai trí sáng
Mong gì rục gối chốn phù hoa.
Lý Đức Quỳnh
13/11/2023
VỊNH CHU VĂN AN
Ngài Chu Văn An rạng môn gia,
Nức tiếng nghiêm minh xứ sở ta.
Người trí há sờn đời khổ não,
Nhân tài không sợ cảnh phong ba !
Ngộ tri thiên mệnh nào tu ẩn,
Ngẩn gặp thánh quân đâu tránh xa !
Nay phải lánh thân vui dạy học…
Ngẫm cười sự thế kiếp phù hoa !
Liêu Xuyên
KẺ SĨ
Kẻ sĩ ngày xưa giúp cả gia
Ông bà dòng họ tiếng thơm ta
Thăng quan chính trực dân sai trị
Thao lược trung thần địch lánh xa
Xu nịnh bu quanh đều nể mặt
Tôi trung giữ nước tránh phong ba
Mở mang khai trí nhờ thầy dạy
Văn hoá văn minh rộ nở hoa …
Yên Hà
14/11/2023
NHỚ CHU TIỀU ẨN
( Chu Văn An )
Danh thơm vạn thuở rạng môn gia
Nức tiếng trung thần đệ nhất ta
Không ngại đầu rơi lời chánh trực
Chẳng nề biệt xứ sống bôn ba
Chính nhân sĩ khí đâu e sợ
Minh chúa hôn quân tiến/thối… xa
Có lẽ nhà Trần suy… tuột dốc
Thôi thì trả ấn lánh phồn hoa
Kiều Mộng Hà
Nov14th2023
CHU VĂN AN
(Bs Phan Thượng Hải)
*
Nhà Trần thịnh trị nhất vào đời Trần Anh Tông và Minh Tông và bắt đầu suy yếu ngay sau đời Trần Minh Tông.
Ông Chu An (1292-1370), một nhà tiền phong của thơ Hán Nôm, có một cuộc đời giống như của đức Khổng Tử của Nho Giáo, là điển hình của thời kỳ nầy.
Tước phong của ông Chu An là Văn Trinh Công nên còn được gọi là Chu Văn An (đáng lẽ phải gọi là Chu Văn Trinh?).
Ông đậu Thái Học Sinh nhưng không ra làm quan chỉ mở trường dạy học. Học trò như các ông Lê (Bá) Quát, Phạm Sư Mạnh… đều thi đậu và làm quan lớn. Cuối cùng Vua Trần Minh Tông mời được ông ra dạy ở Quốc Tử Giám và làm quan. Đến đời Trần Dụ Tông ông dâng “Thất Trảm Sớ” khuyên vua nên giết 7 gian thần nhưng không được chấp thuận. Do đó ông từ quan về ở ẩn ở núi Phượng Hoàng (nay thuộc Chí Linh, Hải Dương).
Sau khi qua đời ông Chu Văn An được thờ trong Văn Miếu ở Thăng Long.
*
Các thi sĩ nổi danh của nhà Trần (Trần Nguyên Đán), nhà Lê (Nguyễn Du) và nhà Nguyễn (Cao Bá Quát) đều có thơ về ông.
HẠ TIỀU ẨN CHU AN BÁI QUỐC TỬ GIÁM TU NGHIỆP
(Mừng Chu An Tiều Ẩn được trao chức Tư Nghiệp Quốc Tử Giám)
Học hải hồi lan tục tái thuần Thói thuần biển học sóng tài xoay
Thượng trường Sơn Đẩu đắc tư nhân Sơn,Đẩu trường cao được đón thầy
Cùng kinh bác sử công phu đại Rộng sử thông Kinh công dụng lớn
Kính Lão sùng Nho chính hóa tân Sùng Nho kính Lão kỷ cương hay
Bố miệt mang hài quy vĩnh nhật Ngày về núi cũ hài rơm bước
Thanh đầu bạch phát dục Nghi xuân Xuân tắm giòng Nghi tóc trắng bay
Huân Hoa chỉ thị hoàng trường thị Nghiêu Thuấn rủ xiêm thời thịnh trị
Tranh đắc Sào Do tác nội thần. Sào Do đâu có chịu ra tay (*)
(Trần Nguyên Đán) (Duy Phi dịch)
(*) Chú thích:
Sơn, Đẩu = sao Thái Sơn và sao Bắc Đẩu là hai vì sao chánh.
Vua Nghiêu tên là Phóng Huân, vua Thuấn tên là Trọng Hoa (2 vị Vua Thánh của Nho Giáo).
Sào, Do = Hứa Do và Sào Phủ (2 ẩn sĩ). Hứa Do nghe vua Nghiêu muốn truyền ngôi cho mình thì ra suối rửa tai (cho sạch). Sào Phủ thấy vậy không cho con trâu của mình uống nước suối (sợ uống nước dơ).
PHƯỢNG HOÀNG SAN PHƯỢNG HOÀNG SAN
Phượng Hoàng sơn thượng tịch thôn khư Trên núi Phượng Hoàng thôn vắng thưa
Tiều Ẩn tiên sinh cổ bích dư Ti
Phiến thạch quang mang minh nguyệt phủ/ Đá nhô lưỡi búa trăng ngời chiếu
Bản tường phiêu diểu bạch vân lư Tường lửng lư hương mây trắng lùa
Phương tông tự tích bi vô tác Bi
Thắng cảnh vu kim tận bất như Núi còn, cảnh thấy khác ngày xưa
Lẫm liệt anh phong thiên cổ tại Anh linh lẫm liệt còn muôn thuở
Trùng san dung bộ phỏng u cư. Lần bước núi non hỏi ẩn cư.
(Nguyễn Du)
(*) Chú thích: Tiều Ẩn là tên hiệu của ông Chu Văn An
VỊNH CHU AN
Kính tiết thanh tu khí phách đương Tiết cứng lòng trong khí phách hùng
Dục tương chích thủ vãn đồi dương Một tay muốn kéo lại vừng hồng
Lôi đình bất tỏa cô trung phẫn Cô trung sấm sét không sờn chí
Quỷ mỵ do kinh thất trảm chương Thất trảm yêu ma phải rộn lòng
Hạo khí dĩ bằng thiên địa bạch Trời đất soi chung vầng hạo khí
Cao phong do đối dĩ sơn trường Nước non còn mãi nếp cao phong
Lâm toàn cực ẩn kim hà tại Su
Văn Miếu duy dư tính tự lương. Văn Miếu còn tên hương khói nồng.
(Cao Bá Quát)
(*) Chú thích:
Văn Miếu thờ Khổng Tử và môn đệ, lập năm 1070 (Lý Thánh Tông). Quốc Tử Giám, lập năm 1076 (Lý Nhân Tông), để dạy con hoàng tộc và những người dân học giỏi (Coi như là trường Đại Học đầu tiên của nước ta).
*
Hậu thế cũng có thơ vịnh ông Chu Văn An:
VỊNH CHU VĂN AN
Sĩ phu đào tạo giúp Trần Gia
Nho Giáo khai thông ở nước ta
Lễ phép nghiêm minh, người đức độ
Thư Kinh truyền đạt, bậc tài ba
Đã tri thiên mệnh sao ngần ngại?
Chẳng gặp thánh vương phải lánh xa?
Chính trị vị thành thân tự thoái
Chu an tiều ẩn tỵ vinh hoa. (*)
(Phan Thượng Hải)
3/19/17
(*) Chú thích: Chu an và tiều ẩn cũng là 2 danh từ riêng: Chu Văn An tên thật là Chu An hiệu là Tiều Ẩn.
Bs PHAN THƯỢNG HẢI biên soạn
Bài viết này là trích đoạn từ bài "Thơ và Sử Việt - Nhà Trần" (Bs Phan Thượng Hải) đã đăng trong phanthuonghai.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét