Thứ Ba, 26 tháng 6, 2018

Thơ của Phạm Đình Hổ (Bài viết của Mailoc) & Thơ ciủa Mai X Thanh



Cuối tuần xin gởi đến VTT cùng thi hữu vài  bài thơ của Phạm Đình Hổ, một thi nhân nổi tiếng đời Lê Nguyễn. 
Thân 
ML
  Quá Kim Liên T
Bình ngạch phiêu phù khách cố kinh,
Kim Liên tự lý kỷ hồi kinh.
Tam thu thụ sắc liên thôn thuý,
Vạn khoảnh hồ quang nhất kính bình.
Ngoã tước sào biên tham định tướng,
Thạch lựu tùng bạn độ kinh thanh.
Phù sinh tự thị đa lao lộc,
Thời hướng không môn đắc tĩnh danh.
                Phạm Đình Hổ
Dch nghĩa
Cánh bèo trôi nổi, làm khách kinh đô cũ
Nơi chùa Kim Liên, đã mấy lần qua
Sứac lá ba thu, liền với xóm làng xanh biếc
Vạn khoảnh hồ sáng, phẳng lặng như một tấm gương
Tổ sẻ ngói ở bên, tham định tướng
Khóm thạch lựu gần cạnh, đón tiếng kinh
Kiếp phù sinh tự gặp nhiều vất vả
Thường hướng cửa thiền để được yên than
Dịch Thơ :
      Qua Chùa Kim Liên
Khách bèo dạt nơi kinh thành cổ
Chùa Kim Liên mấy độ thăm qua.
Ba thu, cây biếc, xóm nhà,
Hồ trong phẳng lặng như là mặt gương.
Tổ sẻ ngói như dương định tướng
Khóm thạch hựu đang tưởng lời kinh,
Phù sinh thương xót phận mình
Cửa thiền thanh tịnh tâm tình lặng yên
         Mailoc phỏng dịch

 Đông Ngc L Trung

Nhị thập niên lai nhất lữ nhân, 
Đông phong hồi thủ lệ triêm cân.
Gia hương phao trịch nan vi hiếu,
Cơ lữ bôn trì chỉ vị bần. 
Khách lý hựu phùng 
mai vũ dạ, 
Sầu trung do mộng cố viên xuân. 
Hà đương quy phỏng 
Lâm Đường cảnh,
Toạ thính tùng cầm đối bạch vân.
Dch nghĩa
Hai mươi năm nay là một lữ nhân
Trong gió đông ngoái đầu nhìn lại nước mắt đẫm khăn
Vứt bỏ quê nhà khôn gọi là hiếu
Ngược xuôi lữ thứ cũng chỉ vì nghèo
Chốn đất khách lại gặp đêm mai vũ
Trong nỗi sầu còn mơ đến mùa xuân ở vườn xưa
Biết lấy gì để khi trở về tìm hỏi cảnh Lâm Đường
Ngồi nghe tiếng thông đàn ngắm mây trắng trôi
 Dịch Thơ :
   CẢNH LỮ THỨ Ở ĐÔNG  NGẠC
Hai mươi năm xa quê lòng chạnh,
Ngoảnh đầu nhìn đông lạnh lệ sa.
Hiếu đâu? ruồng bỏ quê nhà!
Bởi nghèo , lữ thứ bôn ba miệt mài.
Đêm đất khách thương mai tan tác,
Mộng vườn xưa man mác tình quê.
Lam Đường cảnh cũ tái tê,
Thông reo sầu lắng, lê thê mây ngàn.
          Mailoc phỏng dịch
     Giao Hành
Tảo khởi độc hành hành,
Quyện ỷ lệ chi hạ.
Cách ngạn điểu nhất thanh,
Giang sơn quang như hoạ.
Dch nghĩa
Sớm dậy một mình thủng thẳng đi
Đi mệt ngồi tựa dưới gốc vải
Bên kia bờ sông một tiếng chim kêu
Non sông sáng rực như bức vẽ

Dịch Thơ :
       ĐI  CHƠI
Sống một mình dạo chơi thoải mái,
Đi mệt rồi gốc vải tựa lưng
Bên sông một tiếng chim hồng,
Đẹp như tranh vẽ núi sông rạng ngời!
             Mailoc phỏng dịch

H Nht Giao Hành
Gia hương hà xứ thị,
Nhật tại thiên chi đông.
Chú vọng bất khả kiến,
Ngã tâm không xung xung.
Trường không đa bạch vân,
Khoáng dã đa phiêu phong
Trĩ lập bội trù trướng,
Vô kế ký chinh hồng.
          Phạm Đình Hổ

Dch nghĩa
Quê nhà nơi đâu nhỉ?
Vầng dương đang ở bên trời đông
Chăm chú nhìn mà không thể thấy được
Lòng ta luống buồn rầu
Trên khoảng không mênh mông thật nhiều mây trắng
Dưới cánh đồng khoáng đãng đầy gió lang thang
Đứng lặng người, lòng thêm thổn thức
Không có cách nào gửi theo cánh chim hồng
Dịch Thơ :
    NGÀY HÈ ĐI CHƠI
Quê nhà giờ đâu nhỉ ?
Mặt trời đang tại đông
Chăm chú mà không thấy,
Cho ta phút chạnh lòng.
Trên không chùm mây trắng,
Gió vi vu trên đồng.
Lặng người trong sầu lắng
Làm sao nhắn chim hồng ?
         Mailoc phỏng dịch

Giang Lâm M Tuyết
Ngư chu phản trạo chính hoàng hôn,
Tán nhứ đôi diêm tố ảnh phồn.
Đảo trám vãn hà kim thế giới,
Tầm mai hữu khách tự tiền thôn.
            Phạm Đình Hổ

Dch nghĩa
Thuyền chài trở mái chèo đúng lúc chiều buông
Tuyết rơi như bông gieo muối chất ánh trắng lấp loáng
Ráng chiều hắt ngược lại, thế giới như bằng vàng
Có người khách tìm mai, từ thôn trước đến
 Nguồn: Tuyển tập thơ văn Phạm Đình Hổ, NXB Khoa học xã hội, 1998
Dịch Thơ :
       TUYẾT CHIỀU TRÊN SÔNG
Chiều đã buông, thuyền chèo trở mái,
Trên mặt sông tuyết giải trắng ngần.
Ráng chiều phản chiếu vàng sông,
Trước thôn có khách một lòng tìm Mai
          Mailoc phỏng dịch

Xã T Hu Hoài
Sùng từ môn ngoại thảo thiên thiên,
Nhất độ đăng lâm nhất trướng nhiên.
Hoang thụ cựu truyền ca vũ địa,
Tàn bi do thức Cảnh Hưng niên.
Đài phong thạch hiện trình tân lục,
Sương nhiễm đan phong táo mạc thiền.
Lữ thứ quy lai hà sở kiến,
Hàng hàng kiều mộc chính lăng thiên.
             Phạm Đình Hổ

Dch nghĩa
Ngoài cửa ngôi đền cao, cỏ chen chúc
Mỗi bước lên tới, mỗi buồn rầu
Chỗ cây hoang mọc, xưa truyền là nơi ca múa
Trên tấm bia nát, còn thấy niên hiệu Cảnh Hưng
Rêu phong nền đá bày rõ màu xanh mới
Sương nhuộm cây phong đỏ, tiếng ve chiều kêu
Chốn lữ thứ trở về có gì để thấy
Dãy dãy cây cao đang vươn lên bầu trời
DỊch Thơ :
      CẢM HOÀI ĐỀN CŨ
Ngoài cửa đền cỏ gai chen chúc,
Mỗi bước lên một chút vương buồn.
Bãi hoang xưa chốn vũ trường,
Bia tàn niên hiệu Cảnh Hưng chưa mờ.
Nền đá cũ xanh lơ rêu bám,
Rừng phong sương buồn thảm tiếng ve.
Lặng nhìn, lữ thứ sắt se,
Rậm rì cổ thụ vươn che nền trời
        Mailoc phỏng dịch

 Quy C Viên Hương
Đoạn ngạnh phiêu bồng tuế lưỡng chu,
Thôi biều trùng tác cố hương du.
Tùng kinh tu trúc tương cao hạ,
U thảo hoang khâu bán hữu vô.
Chinh vụ ảnh hòa triêu ải sắc,
Cô thiền thanh nhập tịch dương thu.
Bằng lan hồi tưởng đương niên sự,
Nghĩ hướng thương thương vấn cố ngô
.
             Phạm Đình Hổ

Dch nghĩa
Lìa cành phiêu bạt hai năm tròn
Bơ phờ lại làm kẻ về chơi quê cũ
Bụi gai khóm trúc lô nhô cao thấp
Gò hoang cỏ tối nửa thực nửa hư
Bóng cò bay xa lẫn vào màu sương sớm
Tiếng ve đơn độc chìm trong chiều thu
Tựa lan can nhớ lại việc buổi đương niên
Muốn hướng lên trời biếc hỏi việc cũ của ta
  Dịch Thơ :
      VỀ QUÊ CŨ
Xa quê nhà, hai năm phiêu bạt,
Tấm thân tàn, phờ phạc về thăm.
Trúc-gai cao thấp chen chân,
Gò hoang cỏ tối nửa gần nửa xa.
Bóng cò lượn mờ pha sương sớm,
Ve ngân sầu lúc chớm thu sang.
Nghĩ xưa, khi tựa lan can,
Việc mình trời có thấu cùng ta chăng ?
                Mailoc phỏng dịch


(Pham Đình Hổ)

Phạm Đình Hổ (chữ Hán范廷琥1768-1839tên chữ là Tùng Niên (松年), Bỉnh Trực (秉直), hiệuĐông Dã Tiều (東野樵), tục gọi là Chiêu Hổ. Ông là nhà nghiên cứu văn hóanhà văn và nhà thơ của Việt Nam ở khoảng cuối thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 19.
Phạm Đình Hổ sinh năm Mậu Tý (1768), người làng Đan Loan, huyện Đường An, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương (nay thuộc huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương).
Sinh trong một gia đình khoa bảng, cha ông là Phạm Đình Dư, đậu cử nhân, làm Hiến sát Nam Định, thăng Tuần phủ Sơn Tây, rồi cáo quan về ở phường Hà Khẩu (Hàng Buồm) năm Giáp Ngọ (1774).
Ngay từ nhỏ, Phạm Đình Hổ đã tỏ chí rằng: Làm người con trai phải lập thân hành đạo...Lấy văn thơ nổi tiếng ở đời...[1]. Tuy học & đọc nhiều sách (năm 9 tuổi, ông đã học sách Hán thư), nhưng ông chỉ đỗ đến sinh đồ (tức tú tài) vào khoảng cuối đời Chiêu Thống.
Gặp buổi loạn lạc, vua Lê Chiêu Thống cho người chạy sang cầu viện nhà Thanh, rồi triều đình  Trịnh sụp đổ, nhà Tây Sơn lên cầm quyền... Suốt quãng thời gian này, Phạm Đình Hổ sống đời cơ hàn dạy học ở quê.
Đến khi Gia Long lên ngôi, cho khôi phục lại việc học hành thi cử; ông có đi thi Hương ba lần, nhưng đều không đỗ. Hồi ấy ông đang dạy học ở phường Thái Cực, huyện Thọ Xương trong thành Thăng Long, hằng ngày rèn luyện học trò và biên soạn sách. Tại đây, ông kết bạn thơ với nữ sĩ Hồ Xuân Hương.
Năm Canh Thìn (1820), có chỉ triệu ông và Phan Huy Chú vào Huế đợi mệnh cất dùng, nhưng vì ốm ông không vào được.
Năm Tân Tỵ (1821), vua Minh Mạng ra Bắc. Khi ấy, Phạm Đình Hổ ở tuổi 53, được vời ông đến hỏi về học vấn, thi cử và tình hình nhân tài đất Bắc. Lại khuyên hễ có những sách tiền triều, sách trước thuật... nên đem tiến trình. Ông bèn dâng lên nhà vua những sách do mình biên soạn, bèn được triệu vào Huế làm Hành tẩu Viện Hàn lâm, được ít lâu, ông xin từ chức.
Năm Minh Mạng thứ 7 (1826), vua lại triệu ông, cho làm Thừa chỉ Viện Hàn Lâm, tiếp đến làm Tế tửu Quốc Tử Giám. Năm sau, xin nghỉ bệnh rồi từ chức. Sau, ông lại vào sung chức, được thăng Thị giảng học sĩ.
Năm Nhâm Thìn (1832), ông xin về hưu luôn. Năm Kỷ Hợi (1839), Phạm Đình Hổ mất, thọ 71 tuổi
     Mailoc sưu tầm và phỏng dịch

Mai Xuân Thanh xin phép được góp vui về Bài Thơ "Quá Kim Liên Tư" của tiền bối Phạm Đình Hổ, qua diễn Nôm của thầy Mailoc như sau :

Qua Chùa Kim Liên

Cố đô mặc khách cánh bèo trôi
Mấy độ Kim Liên Tự ghé rồi
Sắc lá ba thu làng xóm biếc
Hồ gương vạn khoảnh mảnh trăng đôi
Tổ gần sẻ ngói tham thiền định
Thạch lựu kề bên chánh niệm thôi
Một kiếp phù sinh trong bể khổ
Cửa chùa nương bóng tấm thân côi

Mai Xuân Thanh
Ngày 26 tháng 06 năm 2018


Qua diễn Nôm bài thơ "Đông Ngạc Lữ Trung"- Phạm Đình Hổ của thầy Mailoc, Mai Xuân Thanh xin phép góp vui VTT như sau :

 Lữ Khách Ở Đông Ngạc

Lữ khách xa quê hai chục năm
Gió đông đẫm lệ chẳng về thăm
Chưa tròn chữ hiếu lòng đau xót
Không vẹn đạo con dạ oái ăm
Quán trọ tha hương mai cánh rã
Vườn xưa viễn xứ mộng xuân nằm
Lâm Đường ngại hỏi bao thương nhớ
Mây trắng thông reo mấy chẳng cầm

Mai Xuân Thanh
Ngày 26 tháng 06 năm 2018


Qua diễn Nôm của thầy Mailoc bài thơ "Giao Hành - Phạm Như Hổ", Mai Xuân Thanh xin phép góp vui vào VTT như sau:
          Đi Tản Bộ

Một mình dậy sớm, bộ hành chơi
Gốc vải dưa lưng, mệt nghỉ ngơi
Cách bến sông chim kêu một tiếng
Vẽ tranh sáng rực nước non ơi !

Mai Xuân Thanh
Ngày 27 tháng 06 năm 2018


Qua thơ diễn Nôm của thầy Mailoc với bài thơ "Hạ Nhật Giao Hành - Phạm Đình Hổ"
Mai Xuân Thanh xin phép góp vui vào VTT như sau :

    Hè Dã Ngoại

Quê hương giờ có biết nơi nào ?
Trời mọc phương đông chóng vánh cao
Chú ý trông nhà không thể thấy
Nhìn chi mỏi mắt luống thương đau
Không gian mây trắng bay nhiều lắm
Đồng trống gió lùa thổi rất mau
Thổn thức con tim người đứng lặng
Cánh hồng bay bổng nhắn làm sao !

Mai Xuân Thanh
Ngày 29 tháng 06 năm 2018





Không có nhận xét nào: