Người Đẹp nổi tiếng tên: "Cơ" - Ngày Xưa
Việt Nam, truyền thuyết Mẹ "Âu Cơ"
Chiến Quốc Xuân Thu có "Hạ Cơ"
Hạng Võ "Ngu Cơ" thời Hán Sở
Lưu Bang Hoàng Đế "Thích Cơ" phi
"Triệu Cơ" Lã Bất Vi Tần quốc
Nữ sĩ "Văn Cơ", tác phẩm thơ
Tự cổ chí kim danh bất hủ
Vang lừng tài sắc đẹp như mơ...
Mai Xuân Thanh
Ngày 14/05/2020
NHỮNG NGƯỜI ĐÀN BÀ TÊN CƠ
1) Âu Cơ là người mẹ huyền thoại của dân tộc Việt Nam
2) Hạ Cơ :là một thiếu nữ tuyệt sắc vào thời Xuân Thu. Nàng là con gái của Trịnh Mục Công và phi tần Diêu Tử, em gái của Trịnh Linh Công. Sau về làm dâu nước Trần. Hạ Cơ là một cô gái ăn chơi rất lịch lãm. Sử sách nói rằng sau khi ăn nằm với ai rồi, nàng trở lại « hoàn tân » như cũ. Điều đặc biệt là hễ ai đã ân ái với nàng thì thường gặp tai vạ, và chết. Người ta nghi rằng nàng có thuật « hấp tinh đại pháp » . Thành ngữ có câu về nàng :
« Sát tam phu nhất quân nhất tử,vong nhất quốc lưỡng khanh. »
3) Ngu Cơ( , - 202TCN) người yêu của Hạng Võ, thường được gọi làNgu Mỹ nhân, là vương phi của Tây Sở Bá Vương Hạng Võ, ở thời Hán Sở tranh hùng. Cuộc đời của bà nổi tiếng qua việc là hồng nhan tri kỷ của Sở Bá Vương Hạng Võ. Cái chết của bà tạiCai Hạ trở thành một bi ca nổi tiếng được truyền tụng nhiều đời.
Năm 202 TCN, Hạng Vũ bị bao vây ở thành Cai Hạ bởi liên quân củaLưu Bang, Hàn Tín và Bành Việt. Quân Hán hát các bài ca dân gian của đất Sở, để tạo ra một ấn tượng là Sở đã bị quân Hán chiếm. Tinh thần chiến đấu của quân Hạng Võ giảm mạnh, và một số binh lính đã đào ngũ bỏ trốn. Tuyệt vọng, Hạng Võ dùng rượu và hát bài Cai Hạ để bày tỏ nỗi buồn của mình. Ngu Cơ biểu diễn một màn múa kiếm và hát hòa theo. Để ngăn cho Hạng Võ khỏi bị phân tâm của ông dành cho bà, Ngu Cơ tự tử bằng thanh gươm của Hạng Võ sau khi hát. Bà do đó được chôn cất tại Cai Hạ.
4) Thích Cơ : ái phi, có hoàng nam với Lưu BangHán Cao Tổ.
Sau khi Cao Tổ băng hà, Lã Hậu (241-180 TCN) cho trói tình địch và hành hạ : chặt tay chân, móc mắt cắt tai, cho uống thuốc thành câm. Nhốt vào chuồng heo.
5) Triệu Cơ :thứ thiếp của Lã Bất Vi, được ông này dưng cho Tử Sở, tức Trang Tương Vương, sau này là cha của Tần Thủy Hoàng. Lã Bất Vi (292-235 TCN) là Tướng quốc của nước Tần, thời Chiến Quốc.
6) Văn Cơ : Thái Diễm (177- ?) hay Sái Diễm tự là Chiêu Cơ, nhưng sau trùng húy với Tư Mã Chiêu, nên người sau đổi thành Văn Cơ (tức Thái Văn Cơ hay Sái Văn Cơ). Bà là một nữ sĩ tài hoa mà bạc phận, tác giả của « Bi phẫn thi » (ngũ ngôn), một thi phẩm được coi là một kiệt tác (thể loại thơ tự sự) của văn học Kiến An (*) và của thi ca cổ điển Trung Quốc.
(*) :Kiến An (196-219) chỉ là niên hiệu thứ hai của Hán Hiến Đế, vua cuối cùng của triều Hán. Song khái niệm văn học Kiến An được dùng để chỉ một giai đoạn dài hơn : từ cuối đời Hán đến đầu triều Ngụy (220-265). Cho nên nó có một vị trí khá quan trọng trong lịch sử phát triển của văn học Trung Quốc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét