Chữ Nghĩa Làng văn XV
“Chữ nghĩa làng văn” đôi khi chỉ là một chữ, cụm từ, đoạn văn cô đọng, diễn nghĩa, diễn giải một áng thơ văn hoặc một thể tài nào đó. Những trích dẫn được góp nhặt qua sách vở, trên mạng lưới của nhiều tác giả thành danh hay khuyết danh, không ngoài góc nhìn tận tín thư bất như vô thư. Ấy là chưa kể nhiều từ ngữ, đề mục trong bộ sưu tập đang còn trong vòng nghi vấn, cần phải thẩm định lại nếu có thể được với những bậc thức giả văn kiến súc tích. Những phụ chú, dẫn chứng hay giai thoại do người viết kể lại, với chủ quan, khách quan chỉ cách nhau một sợi tóc. Vì vậy người sưu tầm không đặt ra “sai” hay “đúng”, vì cái sai hiện tại có thể là cái đúng ở một thời điểm nào khác. Xin chân thành cảm tạ và cáo lỗi những tác giả đã đóng góp bài vở trong sưu tập này, nhưng vì phương tiện eo hẹp nên người sưu tầm không thể thỉnh ý tác giả trước khi đăng tải – Ngộ Không Phi Ngọc Hùng.
***
Chữ Nghĩa Làng Văn
"Tai vách, mạch rừng", tôi thích thành ngữ này vì nó đối chọi chan chát / cái vách cũng nghe được, khu rừng cũng có mạch nuớc nhỏ chảy ra …/ Ý nói con người nên cẩn thận, có thể bị tiết lộ.
Nhưng có người lại cho là: "tai vách, mạch dừng". Vì "dừng" là cái nan tre của một tấm phên giữa hai lớp đất sét trát hai bên.
Họ giải thích như thế…
Nhưng nếu vậy thì "mạch" của cái 'dừng" là cái gì vậy ta.
(Những câu chuyện Việt ngữ - Nguyễn Hy Vọng)
Hát phường vải
1. Hát phường vải:
Những câu hát phường vải là những câu biểu lộ tâm tình của hai bên trai gái về yêu đương, hoặc là những lời oán trách kẻ chia rẽ tình duyên, và bao giờ cũng lạc quan, tin tưởng.
Đêm khuya trời tạnh sương im
Tai nghe tiếng nhạc, chàng Kim tới gần.
Đi ngang trước cửa nàng Kiều,
Dừng chân đứng lại, dặt dìu đôi câu
*
Nghe tin anh giỏi, anh tài
Đào tiên một cõi Thiên Thai ai trồng?
Những câu hát phường vải là những câu biểu lộ tâm tình của hai bên trai gái về yêu đương, hoặc là những lời oán trách kẻ chia rẽ tình duyên, và bao giờ cũng lạc quan, tin tưởng.
Đêm khuya trời tạnh sương im
Tai nghe tiếng nhạc, chàng Kim tới gần.
Đi ngang trước cửa nàng Kiều,
Dừng chân đứng lại, dặt dìu đôi câu
*
Nghe tin anh giỏi, anh tài
Đào tiên một cõi Thiên Thai ai trồng?
Thiên thai là của nàng Kiều
Riêng chàng Kim Trọng sớm chiều vào ra
(Vũ Ngọc Phan)
Chữ Việt Cổ
Từ cổ tiếng Việt trong "Đại Nam quốc âm tự vị" của Huỳnh Tịnh Paulus Của. Những cứ liệu khảo sát từ cổ rất đa dạng và phong phú, nhưng do điều kiện về thời gian, chúng tôi chỉ khảo sát những từ đã từng tồn tại là những từ bình thường, nhưng nay đã hoàn toàn biến mất trong từ vựng hiện đại
Gái goá: gái son, gái chưa chồng (sic)
(Đại Nam quốc âm tự vị - Huỳnh Tịnh Paulus Của)
Nguồn gốc tộc Việt
Di truyền học DNA
Ai trong chúng ta cũng biết, muốn tìm hiểu nguồn gốc dân tộc Việt Nam, không thể không nói tới nguồn gốc con người. Phần viết dưới đây căn cứ vào những khám phá mới nhất của di truyền học DNA để tìm hiểu về nguồn gốc người Hoa và loài người nói chung, rồi từ đó suy ra nguồn gốc người Việt chúng ta.
Chỉ mới chưa đầy hai năm tính đến nay, một khám phá mới của nhà bác học J.Y. Chu cùng 13 đồng nghiệp khác tại các trường đại học và viện nghiên cứu lớn nhất ở Trung Hoa đã công bố một nghiên cứu thành công về Di truyền học DNA mang tên Genetic Relationship of Population in China, đăng trong Tạp chí Hàn Lâm Viện Khoa Học Quốc Gia của Hoa Kỳ (The Nation Academy of Sciences – USA – Vol.95, issue 20, ngày 29 tháng 7, 1998).
Báo cáo này khẳng định nguồn gốc của người Trung Hoa, và nói chung, người Đông Á là do giống người ở Đông Nam Á di lên. Những người này có gốc gác từ Phi Châu đã di đến Đông Nam Á qua ngả Nam Á từ nhiều năm trước. Riêng ở phía Bắc Trung Hoa ngày nay, những người này vào khoảng cả chục ngàn năm sau lại lai giống với người cũng từ Phi Châu di qua theo đợt sau nhưng đi theo ngả Âu Châu và Trung Á mà người ta đồ chừng nhiều lắm là khoảng 15.000 năm trở lại đây, sau đợt tan băng hà cuối cùng.
Sự khám phá này đã được những nhà sinh học và nhân chủng học hàng đầu của nhân loại phụ họa và bổ túc (Cavalli – Sforza L. Alberto Piazza, 1998, Li Yin 1999) khiến nguồn gốc nhân loại Đông Phương, trong đó có Trung Hoa và Việt Nam có thể coi như đã được khẳng định.
(Nguồn: Cung Đình Thanh)
Chữ nghĩa lơ mơ lỗ mỗ
Học đi đôi với hành
Hành đi đôi với tỏi
Lễ hội Con đĩ đánh bồng
Trước kia từ "đĩ" không phải là một từ mang ý nghĩa tiêu cực. Nó chỉ dùng để ám chỉ những người con trai giả dạng nữ nhân. Cũng bởi vì thấy thuộc hạ nam nhân giả gái, múa may quá lả lơi mà nhà vua Phùng Hưng gọi họ là những "con đĩ". Dù từ này ở thời thế bây giờ được dùng như một câu chửi tục hay nói về những người phụ nữ làm nghề "bán hoa".
Tuy nhiên trong điệu múa "con đĩ đánh bồng" lại không hề có nữ nhân. Bởi thế dù thời cuộc đã thay đổi, người làng Triều Khúc vẫn quyết định giữ lại tên gọi cũ.
Trong mỗi lần hội làng Triều Khúc, ít nhất phải có 6 "con đĩ" nhảy điệu múa bồng. Họ đều phải là trai tân chưa vợ, mặt mũi khôi ngô tuấn tú, tươi tắn, ngoan ngoãn, con nhà gia giáo. Mặt hoa da phấn, môi son, má hồng, mặc đồ giả gái, khoác trống bồng trước ngực, nhảy những điệu múa phải cực kỳ lả lơi, quấn quýt bên nhau.
Điệu múa đánh bồng cực phóng khoáng, dứt khoát mạnh mẽ, nhưng cũng rất mềm mại, linh hoạt. Chỉ có mấy động tác đơn giản như xoay tròn, dựa lưng, úp mặt vào ngực nhau nhưng quả thực mang cái dáng dấp "kiểu cách", "sang chảnh" không phải ai cũng bắt chước được.
(Nguyễn Dư)
Cái nghiên mực
Các cụ kể rằng ngày nay, ai mà có được một cái nghiên mực Tàu làm bằng ngói của Cung Vị Ương đời nhà Hán, thì quý lắm. Các cụ giải thích thêm rằng dưới đời nhà Hán, văn hóa Tàu lên cao tới đỉnh. Bất kỳ cái gì, cũng hay, cúng khéo, kể cả công nghệ nhỏ là công nghệ làm ngói cũng vượt bực.
Tôi nghi ngờ vì tôi được xem sách khảo cổ những ngói mỏng, y hệt như ngói ngày nay của Tàu hay của ta. Có thể nào mà biến chế loại ngói mỏng ấy ra thành nghiên mực được chăng? Nếu mài ngói để tạo ra vũng chứa mực, chứa bông hút mực, và sau vài tiếng đồng hồ thì mực sẽ thẩm lậu qua ngói.
Nghiên “Tức Mặc Hầu”
của vua Tự Đức
Tôi mới đi hỏi người Tàu. Người mà tôi hỏi là ông Lý Văn Hùng, người Quảng Đông ở Chợ Lớn. Ông nầy chỉ là thầy giáo Tàu thôi, nhưng ông ta đã viết vài quyển sách về lịch sử cận đại của miền Nam bằng chữ Tàu, và nhứt là ông ta đã được chánh phủ chế độ cũ ta mời dạy Quan Thoại và văn hóa Trung Quốc ở Văn Khoa đại học ta, nên tôi nghĩ rằng chắc ông ta cũng không dở lắm.
Nghe tôi kể chuyện nghiên mực, họ Lý cười rồi đáp ngay: “Chuyện nầy thì người Hoa chúng tôi cũng có kể, và quả có loại nghiên mực đó thật sự, và rất được người Tàu quý. Nhưng người Việt Nam đã hiểu lầm về chữ nghĩa được chép ra ở các sách kể câu chuyện nầy. Chữ ngõa không phải chỉ có một nghĩa là ngói thôi đâu. Xưa, ngõa chỉ đất nung, tức gạch cũng được gọi là ngõa, chớ không gọi là chuyên như ngày nay. Vậy là nghiên mực đó được làm bằng…gạch của cung Vị Ương chớ không phải là bằng…ngói đâu.
(Học lại chữ Tàu – Bình Nguyên Lộc)
Bên lề chữ nghĩa
Tại Việt Nam, một cuốn sách nhan đề Vở Luyện Từ và Câu cho lớp 3, tập 2 vừa bị thu hồi và để chỉnh sửa những sai sót trong sách. Ở trang 5 của cuốn sách vừa kể có một bài viết:
“Quân Nam Hán đưa một đạo quân rất đông sang đánh nước ta. Lý Thường Kiệt chôn cọc gỗ đầu bịt sắt nhọn dưới sông Bạch Đằng. Quân Nam Hán đến cửa sông vào lúc thủy triều lên che lấp các cọc nhọn. Lý Thường Kiệt cho thuyền nhẹ bơi ra khiêu chiến , vừa đánh vừa rút lui nhử cho giặc vào nơi quân ta mai phục. Vừa lúc ấy thủy triều xuống quân mai phục hai bên bờ sông đổ ra đánh rất mạnh. Giặc hốt hoảng quay thuyền chạy thì bị va vào cọc thuyền bị thủng đâm hàng loạt . Cuộc xâm lược của dịch hoàn toàn thất bại. Mùa xuân năm 939 Lý Thường Kiệt lên ngôi vua.”
“Quân Nam Hán đưa một đạo quân rất đông sang đánh nước ta. Lý Thường Kiệt chôn cọc gỗ đầu bịt sắt nhọn dưới sông Bạch Đằng. Quân Nam Hán đến cửa sông vào lúc thủy triều lên che lấp các cọc nhọn. Lý Thường Kiệt cho thuyền nhẹ bơi ra khiêu chiến , vừa đánh vừa rút lui nhử cho giặc vào nơi quân ta mai phục. Vừa lúc ấy thủy triều xuống quân mai phục hai bên bờ sông đổ ra đánh rất mạnh. Giặc hốt hoảng quay thuyền chạy thì bị va vào cọc thuyền bị thủng đâm hàng loạt . Cuộc xâm lược của dịch hoàn toàn thất bại. Mùa xuân năm 939 Lý Thường Kiệt lên ngôi vua.”
Lộn Ngô Quyền thành Lý Thường Kiệt là một chuyện. Lộn quân Tống thành quân Nam Hán là chuyện thứ hai. Kế hoạch đóng cọc nhọn trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền thì trao cho Lý Thường Kiệt là sai lầm thứ ba. Lý Thường Kiệt sinh năm 1034, chết năm 1105 thì viết là năm 939, tức là trước khi Lý Thường Kiệt ra đời tới 95 năm, Lý Thường Kiệt đã lên ngôi vua.
Mai Hạc
Theo Vương Hồng Sển, qua bộ ấm trà “Mai Hạc” của Trịnh Sâm. Nguyễn Du viết hai câu lục bát nôm trên bộ ấm của nhà chúa để sứ thần đặt làm bên Tâu trên đường đi sứ:
Nghêu ngao vui thú yên hà
Mai là bạn cũ, hạc là người quen
Thế nhưng hai câu thơ trên đúng ra là của…Nguyễn Bỉnh Khiêm
Giai thoại làng văn xóm chữ
Chơi chữ
Khi còn đi học, Nguyễn Công Trứ cầm một quan tiền đi mua hàng cho thân mẫu, nửa đường gặp bọn đánh đáo rủ đánh ăn tiền, ông đứng lại chơi, và không may thua hết cả, ông tự an ủi:
Tưởng làm đôi chữ mà chơi vậy
Bỗng chốc nên quan đã sướng chưa!
Chữ đây, tiếng Nghệ dùng cũng như tiếng đồng (đồng bạc, đồng tiền) ở ngoài Bắc. Quan là quan tiền nhưng lại có thể hiểu là làm quan, cũng như chữ có thể hiểu là chữ nho.
Tưởng làm đôi chữ mà chơi vậy
Bỗng chốc nên quan đã sướng chưa!
Chữ đây, tiếng Nghệ dùng cũng như tiếng đồng (đồng bạc, đồng tiền) ở ngoài Bắc. Quan là quan tiền nhưng lại có thể hiểu là làm quan, cũng như chữ có thể hiểu là chữ nho.
Hai câu trên, năm 1933, có người đã chép gửi cho ông Phạm Quỳnh, bấy giờ vừa từ ghế chủ bút báo Nam Phong nhảy lên ghế thượng thư:
Tưởng làm đôi chữ mà chơi vậy,
Bỗng chốc nên quan đã sướng chưa?
Tưởng làm đôi chữ mà chơi vậy,
Bỗng chốc nên quan đã sướng chưa?
(Lãng Nhân Phùng Tất Đắc - Chơi chữ 1960)
Phủ Giầy
Phủ Giầy có tên cổ là Kẻ Giầy, từ sau khi Liễu Hạnh được sắc phong công chúa thì được gọi là Phủ. Thực ra ở phủ Giầy có một hệ thống kiến trúc liên quan tới Liễu Hạnh, đó là phủ chính, phủ Vân Cát và lăng Chúa Liễu.
Chúa Liễu và hệ thống Tứ Phủ được thờ ở tòa điện trong cùng, Mẫu Thượng Thiên hóa thân thành Liễu Hạnh thờ ở trung tâm, bên trái là Mẫu Thoải, bên phải là Mẫu Địa, phía trước là Mẫu Thượng Ngàn (Nhạc Phủ).
Phủ Giầy có tên cổ là Kẻ Giầy, từ sau khi Liễu Hạnh được sắc phong công chúa thì được gọi là Phủ. Thực ra ở phủ Giầy có một hệ thống kiến trúc liên quan tới Liễu Hạnh, đó là phủ chính, phủ Vân Cát và lăng Chúa Liễu.
Chúa Liễu và hệ thống Tứ Phủ được thờ ở tòa điện trong cùng, Mẫu Thượng Thiên hóa thân thành Liễu Hạnh thờ ở trung tâm, bên trái là Mẫu Thoải, bên phải là Mẫu Địa, phía trước là Mẫu Thượng Ngàn (Nhạc Phủ).
Phủ Giầy thuộc huyện Vụ Bản, cách thành phố Nam Định khoảng 15 km.
123 Chữ nghĩa làng văn xóm chữ
Nguyên Sa Trần Bích Lan từ trần ngày 18 tháng Tư 1998. Thời gian trôi qua như thế là đã 10 năm. Đối với người thân yêu thì hẳn là những tháng năm đó dài… dài lắm. Irvine, thành phố mà ông cùng gia đình tới định cư, chỉ cách đường Bolsa một quãng xa lộ. Từ xa lộ vào con đường này một chốc là thấy ngay thảm cỏ xanh mướt và khung cảnh êm ả của nghĩa trang. Thi sĩ Nguyên Sa được chôn cất tại đó, “hạt cát nguyên vẹn” óng ánh giữa chốn hồng trần, đã trở về với cát bụi.
Lần này điện thoại sang thăm, Thy Nga yêu cầu bà đọc cho nghe thơ của ông. Bài gì thì chỉ nói tựa đề, là bà biết ngay ở trang mấy trong cuốn nào, như về bài thơ “Sợi tóc” khắc trên mộ Nguyên Sa, bà Nga thuật lại:
Lần này điện thoại sang thăm, Thy Nga yêu cầu bà đọc cho nghe thơ của ông. Bài gì thì chỉ nói tựa đề, là bà biết ngay ở trang mấy trong cuốn nào, như về bài thơ “Sợi tóc” khắc trên mộ Nguyên Sa, bà Nga thuật lại:
“ Mộ của Nguyên Sa gần một hồ nước nhỏ, như là trong góc một khu rừng nhỏ. Khi anh ấy làm bài thơ này, không ngờ nó lại giống nơi anh ấy được nằm ở đó:
Nằm chơi ở góc rừng này
Chưa thiên thu cũng đã đầy cỏ hoang
Xin em một sợi tóc vàng
Làm hoa khởi sự cho ngàn kiếp sau
Biết đâu thảo mộc bớt đau
Biết đâu có bản kinh cầu dâng lên
Chưa thiên thu cũng đã đầy cỏ hoang
Xin em một sợi tóc vàng
Làm hoa khởi sự cho ngàn kiếp sau
Biết đâu thảo mộc bớt đau
Biết đâu có bản kinh cầu dâng lên
Những vần thơ cuối, khi biết là mình sắp ra đi, tinh thần vẫn bình thản, chấp nhận, anh ấy làm bài thơ “Thủy chung”. Thường thường, các cụ cứ dặn dò là chôn cất ra làm sao, nhưng mà Nguyên Sa vẫn tếu trong cái bài dặn dò như thế này:
nhưng anh chỉ có hai chân,
anh chỉ xin em ném dùm anh
xuống những mảnh đất đầu đời:
chỗ bãi phù sa anh tắm mỗi chiều,
con lộ mỗi ngày chúng mình cùng nhau đi học.
Đó là khi người thi sĩ tếu táo dặn vợ là chôn cất ra làm sao.”
Đọc đến câu này thì bà Nga đã rất xúc động. Thời gian cùng học ở Paris, gặp gỡ rồi yêu nhau, là quãng đời đẹp nhất của hai người. Do đó, những nơi mà sau khi từ trần, Nguyên Sa muốn linh hồn mình tìm về những địa điểm ghi dấu kỷ niệm một đời.
(Tình thơ Nguyên Sa – Thy Nga)
Chữ nghĩa lơ mơ lỗ mỗ
Lâu nay bố nó vắng nhà
Muốn ấy một cái la cà sang đây
Những bậc thầy trong văn xuôi của tôi
Nguyên Hồng - 1
Sở dĩ tôi làm như vậy (bức “địa đồ”) là vì tiểu thuyết quá dài, đến 12000 trang, quá nhiều biến cố, quá nhiều nhân vật, nếu không vẽ ra sẽ không nhớ hết. Rồi có thể nhân vật đã chết ở chương 10, mình lại cho nó sống ở chương 40 không chừng. Và nhiều thứ lẩm cẩm khác mà mình không kiểm soát nổi. Cho nên khi viết, thỉnh thoảng tôi nhìn vào đó để nhớ. Có khi chỉ liếc nhìn qua, mà nảy ra nhiều ý lắm cậu ạ !
Tôi lại hỏi:
– Khi anh định viết một truyện, cái nào đến với anh trước? Cốt truyện, nhân vật, hay một chi tiết nào? Ví dụ như Bỉ Vỏ.
Anh cười:
- Bỉ Vỏ? Cái chuyện này rất buồn cười, để tôi kể sau. Bây giờ để tôi trả lời câu hỏi trước kẻo quên: Có khi cốt truyện đến trước, mình nghĩ ra thành truyện, rồi tìm nhân vật, đặt tên rồi viết. Nhưng cũng có khi tôi lại bắt gặp một chi tiết hay rồi bắt muốn viết truyện. Thí dụ như trong tập Địa Ngục của tôi có truyện Sư nữ chùa âm hồn, thì tôi bắt đầu bằng một chi tiết. Là khi tôi nghe một người hàng xóm nói về một bà vãi trẻ đi vô chùa, nhưng thỉnh thoảng còn có những cơn dục tình nổi lên. Thì bà ta bèn dùng móng tay nhọn, cấu véo thật đau vào bắp vế non, như vậy cơn dục tình kia sẽ biến đi. Đó là nét chính làm nên “Sư nữ chùa âm Hồn”.
(Xuân Vũ)
Từ tiếng Việt nào dài nhất?
(có 7 mẫu tự coi như dài nhất)
Nghiêng thành
Khuyếch trương
Khuyếch trương
Những bậc thầy trong văn xuôi của tôi
Nguyên Hồng - 2
Hoặc một truyện khác, tôi cũng bắt đầu bằng một chi tiết: Một đứa bé trai ở đợ trong hẻm phố, được chủ sai ra đầu ngõ mua hai bát phở. Nó đang chơi với các bạn gái, phải bỏ cuộc chạy về mua phở. Hai tay bưng hai bát phở trên đường về, ngang chỗ các bạn đang còn chơi đùa, nó dừng lại xem, bỗng nhiên cái quần của nó tụt xuống đất. Hai tay bưng phở, không dám để xuống, thì một đứa bạn gái chạy tới kéo quần lên và buộc lại cho nó.
Thế rồi sau này tôi cho hai đứa thành vợ chồng, nhờ cái vụ tụt quần đó.
(Xuân Vũ)
Sảy
Sảy : chợt, bỗng
(sảy thấy)
(Tự điển tiếng Việt cổ - Nguyễn Ngọc San, Đinh Văn Thiện)
Tác giả cuộc đời và sự kiện
Thơ và con người Nguyễn Vỹ - 1
Nguyền Vỹ sinh năm Kỷ Dậu 1909 tại Quảng Ngãi. Thân phụ ông làm tri huyện. Năm 1927, Nguyễn Vỹ hưởng ứng phong trào bãi khóa toàn quốc do trường Cao đẳng Hà Nội đề xướng để phản đối người Pháp khinh khi người Việt Nam là dã man và mọi rợ và ông bị đuổi khỏi trường.
Nguyễn Vỹ ra Huế định xin vào học tại trường trung học Pellerin. Đến nơi ông viết bài gởi đến báo Tiếng Dân, được cụ Huỳnh Thúc Kháng chọn đăng và gởi trả được bốn đồng tiền nhuận bút. Lần đầu tiên, tên ông được in trên báo và lần đầu tiên được tiền nhuận bút, ông vui mừng vô cùng.
Ông lại muốn đi xa hơn nữa: ra Hà Nội năm mười tám tuổi. Cùng ở lớp thanh niên tân học yêu thích thơ văn, Nguyễn Vỹ viết văn, làm thơ gởi đăng các báo, thời gian này ông thường ký bút hiệu Lê Chi. Khoảng năm 1957 Nguyễn Vỹ từ Đà Lạt ông xuống Sài Gòn, chủ biên tờ Tạp chí Phổ Thông, nửa tháng ra một số. Trước khi trở lại sinh hoạt báo chí ở Sài Gòn ông đã viết một số thơ và tiểu thuyết, ông phụ trách rất nhiều mục, ký nhiều bút hiệu khác nhau. Truyện dài Mồ Hôi Nước Mắt, Người Tù 69, Tuấn Chàng rai Nước Việt, thì đề tên Nguyễn Vỹ. Mục Mình Ơi! ký tên Diệu Huyền. Giải đáp thắc mắc, những câu đố ký Ba Tèo hoặc Ba Tui.
Năm 1962 ông xuất bản tập thơ Hoang Vu và cũng năm này ông tái lập Tao Đàn Bạch Nga gồm 12 người: Nguyễn Vỹ, bác sĩ Anh Tuấn Nguyễn Tuấn Phát, Trần Tuấn Kiệt, Tuệ Mai, Phương Đài, Thanh Nhung, Tôn nữ Hỷ Khương và Thu Nhi, v…v….
Đầu năm 1970, ông cho xuất bản sách Tuấn Chàng Trai Nước Việt tập I và II. Ông đang viết và dự tính sẽ xuất bản tập III từ năm 1945 đến năm 1970 và cuốn IV từ năm 1970 đến ngày nhắm mắt cũng như sẽ xuất bản tiếp Người Tù 69, Giải thích thơ Bạch Nga, Phong Trào Thơ Mới v.v... Nhưng ngày 4 tháng 2 năm 1971, một hung tin đến với gia đình, thân hữu và độc giả mến yêu ông: "Nhà thơ Nguyễn Vỹ tử nạn xe hơi khi chiếc xe đò chở ông từ Mỹ Tho về Sài Gòn bị lật. Để kính điếu ông, Tôn nữ Hỷ Khương có làm bài Chuyến xe định mệnh.
(Thu Nhi)
Chữ nghĩa lơ mơ lỗ mỗ
Chớ để tuổi già mới niệm Phật
Mồ hoang lắm kẻ tóc còn xanh
Mồ hoang lắm kẻ tóc còn xanh
Tác giả cuộc đời và sự kiện
Thơ và con người Nguyễn Vỹ - 2
Theo Vũ Ngọc Phan trong Thi Nhân Việt Nam ông in Tập Thơ Đầu năm 1934, rất nổi danh với hai bài thơ điển hình: Sương Rơi (thơ hai chữ), kiểu trường thơ Bạch Nga của ông, và bài Gửi Trương Tửu, kiểu thơ khẩu khí, trong có hai câu được nhiều người truyền tụng: Nhà văn An-nam khổ như chó! Vũ Ngọc Phan cho rằng bài này "mới thực là kiệt tác của Nguyễn Vỹ".
Năm 1944, trong thời gian ở tù ba năm tại Lai Khê, Nguyễn Vỹ phải đi chăn bò cho trại tù. Ngồi trên mỏm đá sau cơn mưa nhẹ hạt, thấy chiếc cầu vồng ngũ sắc in trên nền trời, ông thả hồn mơ mộng gặp được vợ trẻ con thơ. Tối đó trở về trại giam, ông làm bài thơ: Chiếc cầu vồng.
Một chiếc cầu vồng xanh tím đỏ
Treo trên rừng núi giữa bao la
Một nàng thiếu phụ ôm con nhỏ
Thơ thẩn bên cầu muốn bước qua.
Năm 1949, Bảo Đại về nước ở Đà Lạt cử các ông Trần Văn Hữu đến Nguyễn Văn Tâm tiếp tục thành lập chính phủ. Nguyễn Vỹ được ướm lời mời tham chính. Nhưng ông từ chối chỉ muốn vui duyên văn nghệ. Việc đó ông tả trong bài: Cám ơn Ngài
Không, tôi không phải con người bắt mãn
Nhục và Vinh tôi có đủ cả rồi
Thưọng-Đế đã cho tôi giàu muôn vạn
Đầy một kho ánh sáng trong hồn tôi.
Về triều Nguyễn, Nguyễn Vỹ làm bài Thành Thái:
Hồi ấy tôi còn là trẻ thơ
Tóc còn để chỏm mặt bơ bơ
Một hôm tôi thấy cha tôi khóc
Cúi lạy hình ai trên điện thờ.
(Thu Nhi) *
* Thu Nhi trong thi đàn Bạch Nga của Nguyễn Vỳ sau là sư bà và được gọi là sư bà Phan Thiết.
Ca dao thề nguyền
Mẹ già răng rụng tóc sương
Hái cau mồng một, thắp hương vái trời
Nam Kỳ lục tỉnh: Đất nước và con người
Văn học Nam Kỳ
Nhiều tiểu thuyết cảm tác theo Tây Phương của Hồ Biểu Chánh (1885-1958), một trong số nhà văn viết nhiều tiểu thuyết nhất VN, 64 tựa trong 50 năm cầm bút (cảm tác chớ không phải phóng tác vì từ một cốt chuyện, ông đã viết ra một tiểu thuyết mà khung cảnh và nhân vật đều hoàn toàn khác với cốt chuyện nguyên tác, và ông đã thành tín ghi lại tên quyển sách từ đó đã đưa ông đến việc sáng tác, điều ít có của các nhà văn thời nầy
(thí dụ Chúa tàu Kim Qui, cảm tác từ Le comte de Monte Cristo của Alexandre Dumas).
Theo Nguyễn Văn Trung, trong Lục Châu Học, ông nhận định rằng loại tiểu thuyết lịch sử ở miền Nam đã xuất hiện từ 1910, đi trước miền Bắc ít ra là 30 năm và khá phong phú, hấp dẩn điển hình như tiểu thuyết tình cảm của Lê Hoàng Mưu (1879-1941), Nguyễn Chánh Sắt (1869-1947), Phú Đức (1901-1970)... không được nhắc đến.
Trong lãnh vực báo chí, nhiều tờ báo quan trọng ở Nam Kỳ, có một lịch sử lâu năm được phổ biến ra cả Bắc Kỳ, như Gia Định Báo (1865-1909 do Ernest Potteaux làm Tổng Tài rồi sau giao lại cho Trương Vĩnh Ký), Thông loại khóa trình (1888), Nam Kỳ địa phận 1909-1945); Nông Cổ Mín Đàm (1901-1924 nhiều chủ bút trong số có Lương Khắc Ninh, Trần Chánh Chiếu, Nguyễn Chánh Sắt), Lục Tỉnh Tân Văn (1907-1943 do H.F. Schneider sáng lập, Trần Chánh Chiếu, rồi Nguyễn Văn Vĩnh, Lê Hoằng Mưu làm chủ bút) cũng bị liệt vào thứ yếu so với Nam Phong.
Trong loạt bài du ký Một tháng ở Nam Kỳ đăng trong Nam Phong, Phạm Quỳnh có lời khen nhưng trong cái chê:
- Một địa hạt Nam Kỳ mà bấy nhiêu báo cũng nhiều lắm vậy. Cứ lấy cái lượng mà xét thì đủ thật khiến cho Bắc Kỳ Trung Kỳ phải thẹn Nam Kỳ rằng về phương diện ngôn luận còn thậm kém xa quá. Nhưng cái phẩm có được xứng đáng với cái lượng không. Điều đó chưa dám chắc vậy.
Trong lãnh vực báo chí, nhiều tờ báo quan trọng ở Nam Kỳ, có một lịch sử lâu năm được phổ biến ra cả Bắc Kỳ, như Gia Định Báo (1865-1909 do Ernest Potteaux làm Tổng Tài rồi sau giao lại cho Trương Vĩnh Ký), Thông loại khóa trình (1888), Nam Kỳ địa phận 1909-1945); Nông Cổ Mín Đàm (1901-1924 nhiều chủ bút trong số có Lương Khắc Ninh, Trần Chánh Chiếu, Nguyễn Chánh Sắt), Lục Tỉnh Tân Văn (1907-1943 do H.F. Schneider sáng lập, Trần Chánh Chiếu, rồi Nguyễn Văn Vĩnh, Lê Hoằng Mưu làm chủ bút) cũng bị liệt vào thứ yếu so với Nam Phong.
Trong loạt bài du ký Một tháng ở Nam Kỳ đăng trong Nam Phong, Phạm Quỳnh có lời khen nhưng trong cái chê:
- Một địa hạt Nam Kỳ mà bấy nhiêu báo cũng nhiều lắm vậy. Cứ lấy cái lượng mà xét thì đủ thật khiến cho Bắc Kỳ Trung Kỳ phải thẹn Nam Kỳ rằng về phương diện ngôn luận còn thậm kém xa quá. Nhưng cái phẩm có được xứng đáng với cái lượng không. Điều đó chưa dám chắc vậy.
(Lâm Văn Bé)
Câu đố dân gian
Cây gì đông héo, hè tươi
Hoa làm chong chóng giữa trời đuổi nhau
Mối mọt quen thói đục vào
Gặp ngay chất đắng, buồn rầu nhả ra
(cây xoan)
Triết lý củ khoai
Lúc bé tưởng sự sống và cái chết
ở cách xa nhau lắm, giờ mới biết nó
chỉ cách nhau một lằn chỉ mong manh.
Tác giả bài thơ “Không đi không biết Đồ Sơn”
Nhiều người tưởng bài thơ trên là thơ…dân gian hay thơ Bút Tre. Kỳ thực, tác giả của bài thơ nổi tiếng này là nhà giáo Hà Giang. Bài thơ “Không đi không biết Đồ Sơn” chỉ có bốn câu lục bát:
Không đi, không biết Đồ Sơn
Đi thì mới thấy không hơn… đồ nhà
Đồ nhà tuy có hơi già
Suy đi tính lại, đồ nhà vẫn hơn
Hà Giang tên thật là Phạm Tiến Giang, Kiến An, Hải Phòng. Tôi không nhớ rõ lắm, nhưng vào khoảng cuối thập niên 80, khi anh đã “về hưu non” vì lý do sức khỏe. Một lần Hà Giang gặp tôi, anh cười giòn tan và bảo: “Tớ mới làm bài thơ như thế này, cậu nghe có được không nhé”. Rồi anh vừa cười vừa đọc rất hồn nhiên “Không đi, không biết Đồ Sơn,/ Đi thì mới thấy không hơn đồ nhà/ Đồ nhà tuy có hơi già/ Suy đi tính lại, đồ nhà vẫn hơn” Nghe anh đọc xong, tôi cũng cười rũ rượi và ôm chầm lấy anh: “Hay lắm”.
Nhưng anh nói thêm: “Tớ hơi lưỡng lự câu cuối : Suy đi tính lại, đồ nhà vẫn hơn, hay là thay bằng : “Nhưng là đồ thật, không là đồ sơn”. Cậu thấy thế nào”. Tôi nói: “Mỗi câu đều có ý hay riêng. Tùy anh”..Anh lại cười, bảo : “Thôi cứ để câu cuối “Suy đi tính lại, đồ nhà vẫn hơn”, xem ra nó thật hơn”. Từ đấy, trong những câu chuyện vui với bạn bè, Hà Giang lại đọc cho họ nghe bài thơ ấy.
Thế rồi bài thơ cứ được truyền từ người này sang người kia và vượt qua lãnh địa Hải Phòng, từ Bắc đến Nam. “Không đi, không biết Đồ Sơn”. Nói thêm, nhà anh Hà Giang chỉ cách Đồ Sơn khoảng 18 km đường nhựa to rộng.
Hà Giang đã khuất núi sau một vài năm anh đọc cho tôi nghe bài thơ độc đáo của mình (anh mất năm 1989, khi mới 53 tuổi); nhưng bài thơ thì vẫn còn đó.
(theo Đào Ngọc Đệ)
Chữ nghĩa lơ mơ lỗ mỗ
Những sai lầm tai hại trong hai quyển Từ điển từ và ngữ Việt Nam và Từ điển từ và ngữ Hán Việt của Nguyễn Lân.
quắc thước 矍鑠
Quắc thước (thường dùng để nói về các cụ già) nghĩa là có đôi mắt tinh anh và có dáng vẻ hoạt bát, khoẻ manh. Soạn giả hiểu được ý này nhưng đã đoán sai nghĩa của từ tố quắc.
Quắc thước (thường dùng để nói về các cụ già) nghĩa là có đôi mắt tinh anh và có dáng vẻ hoạt bát, khoẻ manh. Soạn giả hiểu được ý này nhưng đã đoán sai nghĩa của từ tố quắc.
Quắc 矍 là chợt mở to đôi mắt rất nhanh để nhìn khi gặp một tình huống bất ngờ, thể hiện tính nhạy cảm và linh hoạt. Người cao tuổi mà vẫn giữ được dáng vẻ như thế là một điều đặc biệt.
Vì vậy từ quắc thước dùng để nói về người già mà đôi mắt vẫn tinh tường, mặt mũi vẫn hồng hào đẹp đẽ. Trong tiếng Việt, từ quắc mắt thường được hiểu là mở to mắt mà nhìn với vẻ bất bình. Có lẽ soạn giả dựa vào đó để suy ra rằng, quắc nghĩa là nhìn chằm chằm. Không tra cứu được sách vở, chỉ biết dựa dẫm và đoán mò mà dám soạn từ điển thì quả là quá liều lĩnh.
(Lê Mạnh Chiến & H.H.Phúc)
Đồng dao, đồng diêu
Đồng dao, đồng diêu : câu hát chơi, con nít hay hát. Đó là định nghĩa đơn giản nhất của Huùnh Tịnh Paulus Của, trong đại Nam Quấc Âm Tự Vị, cuốn tự điển đầu tiên của Việt Nam. 36 năm sau, Hội Khai Trí Tiến Đức khởi thảo Việt Nam Tự điển. Đồng dao được truyền từ đời này tiếp đời nọ, vùng này qua vùng kia, có khi bị quên lãng. Tác giả hẩu hết vô danh. Sau này một bài đồng dao được Đức Quỳnh phổ nhạc và hát từ Bắc vào Nam:
Con chim chích chòe/ nó kêu chích chòe
Nó đậu cành chanh/ nó kêu chích chòe
Tôi ném hòn sành/ nó quay lông lốc
Tôi làm một chốc/ được ba mâm đầy
Ông thầy ăn một/ bà cốt ăn hai
Cái đầu cái tai/ đem về biếu chúa
Chúa hỏi chim gì? - Là con chim chích chòe!
Nó kêu chích chòe/ nó đậu cành chanh ...
Nó đậu cành chanh/ nó kêu chích chòe
Tôi ném hòn sành/ nó quay lông lốc
Tôi làm một chốc/ được ba mâm đầy
Ông thầy ăn một/ bà cốt ăn hai
Cái đầu cái tai/ đem về biếu chúa
Chúa hỏi chim gì? - Là con chim chích chòe!
Nó kêu chích chòe/ nó đậu cành chanh ...
(Trần thị Lai Hồng – Đồng dao và trò chơi trẻ con)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét