Thứ Bảy, 24 tháng 8, 2024

CHUNG QUANH CUỐN SÁCH “LỊCH SỬ VÙNG CAO QUA VŨ MAN TẠP LỤC THƯ” - Bài của Nguyễn Đức Cung

 CHUNG QUANH CUỐN SÁCH 

“LỊCH SỬ VÙNG CAO QUA VŨ MAN TẠP LỤC THƯ” 

Bài của Nguyễn Đức Cung 

Trong số những người thuộc lớp hậu duệ của cụ Nguyễn Tấn (1822-1871) có anh Nguyễn Thiệp trước đây ở trong ngành ngoại giao, làm Vụ Trưởng Vụ Âu Châu  rồi lên làm Đại sứ của chế độ CS tại Vương Quốc Bỉ, Đại Sứ Việt Nam tại Pháp và nay đã về hưu. Anh là người có tấm lòng với tổ tiên dòng tộc họ Nguyễn Công ở Quảng Ngãi, tham dự các hội nghị sử học và nghiên cứu điền dã về Trường Lũy tại  Quảng Ngãi, nên luôn ngỏ ý đề nghị tôi tìm cách sao lục lại những tư liệu lịch sử có  liên quan đến cụ Tiễu Phủ Sứ NGUYỄN-TẤN (1822-1871) đó là tác phẩm Vũ Man  Tạp Lục Thư viết bằng chữ Hán và cụ Diên Lộc Quận Công NGUYỄN-THÂN  (1853-1914), cuốn Diên Lộc Quận Công Đại Sự Ký. Anh Nguyễn Thiệp là con trai  của cụ Nguyễn Thiệu, bí danh Nghĩa hay Khình, vốn là một nhân vật lịch sử từng  cùng với Hồ Chí Minh thành lập Đảng Cộng Sản Đông Dương năm 1930 tại Hương  Cảng (3-2-1930). Nguyễn Thiệp là chắt nội ông Nguyễn Công Văn, em thứ hai của  cụ Nguyễn Thân nên trong dòng tộc cụ Nguyễn Tấn, Nguyễn Thiệp là vai em của  các người con trai, gái của cụ Nguyễn Lương. Thiệp cũng có gợi ý tôi là làm một  cuộc kiểm kê (recensement) các tư liệu lịch sử cũng như các bảo vật gia đình còn  lưu giữ để loại nào có thể hiến tặng cho các cơ quan lưu giữ trung ương, loại nào  nên giữ lại. Anh cũng hứa với tôi là sẽ tìm cách sang Hoa Kỳ để tham dự vào các lễ 

kị giỗ tổ chức vào tháng 5/2024 và tôi cũng thấy rất vui khi anh có ý định cùng đi  New York với tôi trong dịp này. 

1.- Về chuyến công tác điền dã tới New York. 

Tháng 11-1971, sau khi đắc cử Dân Biểu Hạ Nghị Viện đơn vị tỉnh Quảng  Nam, tôi quyết định ghi danh theo học Cao Học Sử tại Viện Đại Học Huế nên tìm  tới thăm GS Nghiêm Thẩm lúc bấy giờ làm Giám Đốc Viện Khảo Cổ có văn phòng  làm việc trong khuôn viên Thảo Cầm Viên (tức Sở Thú) Sài Gòn, Giáo sư Sử học  Trường Đại Học Văn Khoa Huế và xin GS đứng tên đỡ đầu cho tôi soạn thảo Tiểu  luận. GS Nghiêm Thẩm rất vui vẻ tiếp tôi và nói vỏn vẹn mấy chữ: “Anh làm về sách Phủ Man Tạp Lục đi!” Lúc bấy giờ chỉ có bốn chữ “Phủ Man Tạp Lục” loáng thoáng  trong đầu óc của tôi và cũng một lúc đó cái tên “Phủ Biên Tạp Lục” là tên một đầu  sách của học giả Lê Quý Đôn viết về hai xứ Thuận Quảng cũng chợt xuất hiện trong  tôi, tiêu đề hai cuốn sách sao mà giống nhau đến như vậy? Tôi tự hỏi một mình. 

Theo lời chỉ dẫn của GS Nghiêm Thẩm, tôi tìm vào Thư viện của BSEI trong  Thảo cầm viên Quốc gia thường gọi là Sở Thú để tìm đọc bản văn của Vũ Man Tạp  Lục Thư. Người giữ thư viện nơi đây (tôi quên mất tên), rất lịch sự đã cho tôi mượn  âm bản của Đông Dương Văn Khố tức Toyo Bunko của Nhật Bản để in ra, chữ trắng  nền đen nên đọc không được. Tôi cố gắng tìm cho được thân nhân của cụ Nguyễn  Tấn nghe nói ở Sài Gòn. Tôi tự nhủ trong lòng nếu phải tìm ra Quảng Ngãi tôi cũng  sẽ đi…  

Cũng cần nói thêm ở đây về người đưa tôi đến với gia đình cụ Nguyễn Lương  là ông Hà Thúc Ký lúc bấy giờ là Chủ tịch Đại Việt Cách Mạng Đảng, sống tại Sài  Gòn. Tôi trình với ông Ký là tôi chuẩn bị làm Tiểu luận Cao Học Sử tại Viện Đại  Học Huế đề tài viết về sách Vũ Man Tạp Lục Thư của cụ Nguyễn Tấn gốc người  Quảng Ngãi. Ông Ký giới thiệu tôi với Bác Sĩ Cao Xuân An, hậu duệ của cụ Cao  Xuân Dục. Bác Sĩ An lại giới thiệu tôi với cụ Nguyễn Lương, tôi tìm tới trúng địa  chỉ. Tất cả mọi tài liệu quý báu đều nằm ở nhà cụ Nguyễn Lương. Tôi trở thành  người bạn vong niên của cụ Nguyễn Lương từ năm 1971. 

Lần này trở lại thăm các con cháu cụ Nguyễn Lương tại Staten Island, NY tôi  thấy đây là một cuộc hành hương (pilgrimage) tìm về chỗ cũ, thăm lại những người  thân yêu của mình, nhìn lại hai tấm bài vị sơn son thiếp vàng của cụ Ôn-Khê Nguyễn  Tấn, cụ Diên Lộc Quận Công Nguyễn Thân, cụ Hỷ Thần Nguyễn Hy, hai cụ Nguyễn  Lương và Cao Thị Văn Dao và các bậc tổ tiên vị vọng khác, tay tôi được cầm lên tập  văn viết bằng chữ Hán có tên đề Vũ Man Tạp Lục Thư viết theo lối chữ triện văn  hoa, phú quý mà tấm bìa nylon bên ngoài do chính tay tôi thuê bọc lại tại VN trước  năm 1975, dù đã ngả sang màu nâu nhưng chứa đựng biết bao thân tình. Tất cả mọi  người con cháu của cụ Nguyễn Lương đều nhìn tôi chào hỏi bằng tất cả ánh mắt thân  thương. 


 Tác giả NĐC đang thảo luận với cháu Nguyễn Khánh Phan và bà con. 

Gọi là chuyến “công tác điền dã” cho vui và đúng với ngôn từ thôi chứ thực  ra đó là chuyến đi thăm các người con cháu của cụ Nguyễn Lương, hậu duệ của dòng  tộc Nguyễn Tấn, Tĩnh Man Tiễu Phủ Sứ tại Quảng Ngải từ năm 1863 đến 1871 khi  ông đảm nhiệm công tác đánh dẹp và vỗ an người Thượng ở đấy cùng các tỉnh liên  hệ như Quảng Nam, Bình Định Phú Yên. Trước năm 1975, khi tôi sửa soạn tiểu luận  Cao học Sử, cụ Nguyễn Lương là người đã cho tôi mượn hầu hết các tư liệu lịch sử để viết nên tập tiểu luận và đã đệ trình tại Viện Đại Học Huế vào ngày 30.11.1974 

được xếp vào hạng Ưu. Gia đình cụ Nguyễn Lương lúc bấy giờ ngụ tại đường  Nguyễn Minh Chiếu, quận Phú Nhuận, Sài Gòn. Trong thời gian hơn 13 năm tôi bị chế độ CS lưu đày trong nhiều trại tù ở Miền Bắc, gia đình cụ Lương vẫn còn ở chỗ cũ cho đến khi tôi được ra khỏi trại tù, năm 1988 về lại trong Nam, gặp thăm họ vài  lần, cho đến khi tái hội ngộ ở Hoa Kỳ, cụ ở New York còn tôi khi ở New Jersey, khi  ở tại thành phố Philadelphia, Pennsylvania. Chúng tôi vẫn cứ liên lạc thăm nhau khi  có dịp. Lúc bấy giờ, cuối năm 1974, sau khi trình xong tiểu luận Cao học Sử, tôi tìm  thêm tài liệu để bắt đầu viết luận án Tiến sĩ Sử học đề tài về cuộc đời hoạt động của  cụ Nguyễn Thân (1853-1914) nhờ vậy mà được cụ Nguyễn Lương cho mượn thêm  nhiều tư liệu quý báu trong gia đình, đặc biệt là quyển sách viết bằng chữ Hán có tên  “Diên Lộc Quận Công Đại Sự Ký”, các tài liệu khác như Nguyễn Công Thị Gia Phổ 

do cụ Nguyễn Tấn viết về cụ Nguyễn Công Thái và ông Nguyễn Thân viết về cụ Nguyễn Tấn, và Nguyễn Công Thị Gia Phổ Phó Bổn viết bởi ông Nguyễn Công Tích  với sự chủ trương của ông Nguyễn Công Hy từ đời ông Nguyễn Văn Tâm; dịp này  tôi được đọc thêm các bằng sắc tưởng lục của ông Nguyễn Thân có loại được in trên  vải lụa kim tuyến màu vàng rất đẹp. Mọi việc đang tuần tự tiến hành thì đùng một  cái, VC tấn công Ban Mê Thuột vào ngày 10/3/1975 và thủ đô Sài Gòn thất thủ vào  ngày 30/4/1975, các nỗ lực về việc hình thành một công trình văn hoá mang tính cá  nhân đã phải dừng lại. 

Trở về với chuyến công tác điền dã nói trên, trước đó khoảng hơn một tháng,  anh Nguyễn Thiệp gửi mail cho tôi nói anh không thể chuẩn bị đi Mỹ được vì sức  khoẻ của bà cụ sa sút, và như thế tôi phải một mình lo liệu lấy công việc. Tôi gửi  mail cho anh Thiệp gợi ý đề nghị con gái của anh ở New York (không nhớ thành phố 

nào) đi thay anh tới thăm gặp các người con của cụ Nguyễn Lương nhưng không  thấy anh trả lời. 

Ngày 28/5/2024, cháu Lệ Thuỷ lái xe chở tôi đi Staten Island, New York. Hai  ngày trước chuyến đi, tôi gửi mail cho vị Giáo sư người Mỹ, Dr. Donald Eugene  Voth Ph.D. để thông báo cho ông cuộc hành trình của tôi đi New York, và nhân thể nếu được thì mời ông cùng đi nhưng ông đã lịch sự từ chối, có lẽ vì thời gian quá  gấp rút. Nhân đây xin kể lại câu chuyện rất hy hữu về Giáo Sư Voth. 

Như đã hẹn với cháu Nguyễn Khánh Phan từ trước, lối 5giờ chiều tôi đến nhà với một xắc hành lý khá nặng gồm đủ thứ tài liệu mang theo như bản tiếng Anh của  Giáo Sư Donald Eugene Voth dịch cuốn sách “Lịch sử vùng cao qua Vũ Man Tạp  Lục Thư” của tôi, hai cuốn sách “Lịch sử vùng cao…” in năm 1998, do nhà xb. Nhật  Lệ ấn hành và cuốn “Diên Lộc Quận Công Nguyễn Thân” bản in năm 2002, tập  “Diên Lộc Quận Công Đại Sự Ký”, hai bản gia phổ bằng chữ Hán, cuốn sách “Sử 

Trung Luận Bút” in năm 2021 và một số tài liệu khác…Trước đó tôi đã chuyển thư của GS Voth gửi cho Khánh Phan và Thoại Ngọc mà độc giả có thể theo dõi ở phần  sau. 

Trước khi vào buổi làm việc, cháu Khánh Phan đã nối kết trang mạng để tôi  có thể nói chuyện với những cháu ở xa như Khánh Kinh ở California, và hai cháu  Khánh Tố, Khánh Anh ở Đức Quốc. 

Vào buổi thảo luận tôi chợt hỏi cháu Khánh Phan vì sao tên lót của cháu là Khánh. Phan nói rằng tên này là do cụ Nguyễn Hy tức là ông nội của Phan đặt cho  cùng các người anh ruột của Phan như vậy, tất cả đều lấy chữ lót này. 

Cháu Phan cho biết mục đích hôm nay của tôi là tham dự lễ kị của cụ Nguyễn  Tấn và nhất là của hai cụ Nguyễn Lương và Cao Thị Văn Dao là cha mẹ của các  cháu hiện diện trong buổi lễ và đang ở xa. Theo yêu cầu của tôi, cháu Phan trình cho  biết một số hiện vật quý báu được lưu giữ tại nhà gồm có: hai bài vị và các bức ảnh  tổ tiên được bài trí trên bàn thờ, bản in chữ Hán năm Thành Thái Thứ Mười (1898) cuốn sách “Vũ Man Tạp Lục Thư”, bản chép tay cuốn “Diên Lộc Quận Công Đại Sự 

,” hai bản chép tay gia phổ dòng tộc Nguyễn Công bằng chữ Hán, một bức sắc  phong bằng chữ Hán trên gấm vàng dài khoảng 1m50 rộng độ 0’m50 do vua Thành  Thái ban cho cụ Nguyễn Thân, và một số bằng cấp tốt nghiệp kỹ sư đường tại Pháp  của cụ Nguyễn Hy, cùng nhiều giấy tờ quan trọng cá nhân của cụ Nguyễn Lương.  Tôi có đưa ra thư của anh Nguyễn Thiệp nhờ tôi nói lại với các cháu là xin cho biết  số hiện vật quý giá trong gia đình có liên quan đến tác phẩm Vũ Man Tạp Lục Thư của cụ Nguyễn Tấn và một số gia bảo văn hóa khác. Tôi cũng cho cháu Phan và các  cháu hiện diện xem một bài viết trên mạng ngày 15/6/2023 cho biết Bản sách A.688  (tức bản copy của Vũ Man Tạp Lục Thư) đã biến mất khỏi kho sách cổ của Viện  Nghiên cứu Hán Nôm (Viện Hàn Lâm KHXH Việt Nam). Tôi có đưa ra trường hợp  mất này và các cháu đều đồng ý là chỉ cho bản copy thôi. Đối với các tài liệu khác  cũng vậy. 

Sau hơn một tiếng đồng hồ nói chuyện trao đổi với các hậu duệ của cụ cao tổ Nguyễn Tấn (1822-1871), lễ kị bắt đầu khi cháu Nguyễn Khánh Phan bắt đầu dâng  hương trước bàn thờ tổ tiên. Sau khi cháu Khánh Phan là con út lạy xong, tôi được  mời vào chiếu thờ cũng vái và lạy bốn lạy. Phan nói nhỏ với tôi: “Trông chú đứng  lên, quỳ xuống vái lạy còn khỏe quá.” Mọi người theo thứ tự lớn nhỏ, nam cũng như nữ đều vái lạy trước bàn thờ.


 Cháu Nguyễn Khánh Phan khai mạc lễ giỗ. 

Sở dĩ tôi có mặt tại tư gia của cụ Nguyễn Lương ở Staten Island hôm nay là cũng vì cuốn sách “Lịch sử vùng cao qua Vũ Man Tạp Lục Thư” vốn là hậu thân của  Tiểu luận Cao Học Sử có tên “VŨ MAN TẠP LỤC THƯ, Trình bày, Phiên dịch và Chú Thích” đệ trình tại Trường Đại Học Văn Khoa Huế ngày 30/11/1974. Nhờ sự giúp đỡ của ông bà Nguyễn Lương, tôi có được đầy đủ tài liệu quý báu để hoàn thành  tập luận văn hiếm có này và nó còn theo tôi mãi cho đến thời điểm hiện tại.


Các hậu duệ hàng nữ cũng thành kính tham dự lễ kị giỗ hằng năm tại New York.


 Tác giả Nguyễn Đức Cung chuẩn bị đốt nhang vào cuộc lễ. 

 Và kính cẩn niệm hương trước bàn thờ tổ tiên Dòng tộc Nguyễn Công. 

2.- Dư âm của một cuốn sách xưa viết bằng Hán tự giữa một xã hội hoàng  kim nước người.


 Trang đầu của ấn bản chữ Hán Vũ Man Tạp Lục Thư, bản in Thành Thái thập niên (1898).


Bìa trước bản in năm 1998, Nhà xb. Nhật-Lệ, Philadelphia, PA, phát hànhnhân dịp kỷ niệm 100 năm ấn  bản chữ Hán Vũ Man Tạp Lục Thư, Thành Thái thập niên, (1898).


 Bìa sau bản in năm 1998 Nhà xb. Nhật-Lệ tại Philadelphia, PA.


Nhà hàng HẢI TIÊN, địa điểm tổ chức Ra Mắt Sách (RMS), ngày 17/01/1999 tại TP Philadelphia. 

Cuốn sách “Lịch sử vùng cao qua Vũ Man Tạp Lục Thư” là tác phẩm sử học  đầu tiên tôi xuất bản ở hải ngoại, ra mắt tại thành phố Philadelphia, tiểu bang  Pennsylvania ngày 17-01-1999 tại nhà hàng Hải Tiên, đường Washington với thành  phần tham dự khoảng trên hai trăm người đa số là cựu tù nhân chính trị VN, đến  định cư tại thành phố này theo diện tị nạn. Các diễn giả giới thiệu cuốn sách gồm có Tiến Sĩ Chu Mạnh Hùng, nhà văn Huỳnh Văn Phú (TQLC), nhà thơ Xuân Thiên Vị 

tức La Cẩm Tú, nhà văn Trần Hoài Thư, nhà văn Hà Kỳ Lam, nhà văn Võ Đình  Tuyết điều khiển chương trình. Cựu Trung Tá Nguyễn Đức Nghĩa, anh rể của tôi, Chủ Tịch Hội Ái Hữu Cựu Tù Nhân Chính Trị VN, TB Pennsylvania đọc diễn văn khai mạc.


Ông NGUYỄN ĐỨC NGHĨA, Cựu Trung Tá QLVNCH, Chủ Tịch Hội Ái Hữu Cựu Tù Nhân Chính trị VN  tại Pennsylvania, (Vietnamese Former Political Prisoners Friendship Association) đọc diễn từ khai mạc RMS. 

Ông NGUYỄN ĐỨC CUNG, Cựu Dân Biểu VNCH, tác giả “Lịch Sử Vùng Cao Qua Vũ Man Tạp Lục Thư” phát  biểu tổng quát về nội dung tác phẩm trong lễ RMS (Book Signing).


 Nhà văn Huỳnh Văn Phú (thuộcTQLC) phát biểu về nội dung tác phẩm “Lịch Sử Vùng Cao…”

Nhà thơ XUÂN THIÊN VỊ tức La Cẩm Tú, Chủ Tịch BCH Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Philadelphia, PA phát  biểu cảm tưởng khi đọc “Lịch Sử Vùng Cao…”


Giáo Sư Tiến Sĩ CHU MẠNH HÙNG, Đại Học West Chester trình bày nội dung tác phẩm trong ngày RMS.

Nhà văn TRẦN QUÁN NIỆM, trình bày nội dung lý tưởng “lập công” thể hiện trong tác phẩm “Lịch Sử  Vùng Cao…” của tác giả NĐC.


Ca sĩ NHẬT TÂN (hình trái, đã qua đời) bên cạnh Nhà thơ VÕ ĐÌNH TUYẾT (đệm đàn) giúp vui chương trình văn  nghệ trong buổi RMS tại nhà hàng HẢI TIÊN ngày 17/01/1999. 

Ông HUỲNH VĂN PHÚ (Sĩ Quan SĐI, góc phải), thành viên Hội Ái Hữu CTNCT/PA, Ông NGUYỄN VIẾT SÁU  tức Nhà thơ DẠ LỮ, góc trái, trong một tiết mục văn nghệ.

Tác giả NGUYỄN ĐỨC CUNG (phải) chụp chung với ông NGUYỄN TUỆ từ Plano, Texas lên dự lễ RMS. Ông  NGUYỄN TUỆ nguyên Trung Tá QLVNCH, cháu gọi cụ Nguyễn Tấn (1822-1871) là Cố Nội (đời thứ tư). (Mr. Tue  Nguyen, Great General Nguyen Tan’s descendant coming from Plano, Texas in the book signing festival. 

Thêm một tiết mục văn nghệ do một Hội viên Hội Ái Hữu CTNCTVN/PA góp vui cho buổi RMS.

Và một văn nghệ viên “cây nhà lá vườn” làm cho cuộc RMS thêm đậm bầu khí vui tươi…

Khán giả tham gia lễ RMS, chúng tôi ghi nhận hàng đầu có từ trái sang phải: Ông NGUYỄN TUỆ, Ông TRẦN  VĂN SƠN, Cựu Dân Biểu VNCH kiêm nhà bình luận chính trị, Ông MẠC HỒNG QUANG, Chủ bút Báo Rạng  Đông, mới qua đời, Ca sĩ NHẬT TÂN qua đời từ lâu. Hàng sau: Ông Lê Hữu Bính, Ông Nguyễn Hữu Cam, Nhà  báo LÊ PHÚ NHUẬN, Ông VĨNH THANH CHỮ…rất nhiều người tham dự, trên 200 quan khách. (Audience at  Book signing). 

Sau đây là một số ý kiến về cuốn sách thể hiện qua các thư tín của nhiều người đã gửi cho tác giả mà đa số đã quá vãng. 

*Từ Pháp Quốc, Tiến Sĩ Hương Giang Thái Văn Kiểm, vốn là một học giả nổi tiếng của VNCH thời Quốc Gia Việt Nam tức thời Cựu Hoàng Bảo Đại và thời 

 

Đệ I và Đệ II Cộng Hòa, đã xuất bản nhiều tác phẩm về Văn học, Sử học như Việt  Nam Tinh Hoa, tập I và II, Việt Nam Gấm Vóc… Sau khi nhận được cuốn sách tặng  của tôi, ông đã viết như sau: “Tôi có bổn phận nói đôi lời về quyển sách quí ‘Lịch  Sử Vùng Cao Qua Vũ Man Tạp Lục Thư’, mà Học giả Nguyễn Đức Cung, Cao Học  Sử-Học Đại Học Đường Huế (1974) đã dày công biên khảo, và san định, chú giải  minh bạch, sắp xếp thứ lớp, tra cứu nhiều sách vở và tài liệu, Đông Tây kim cổ và Quốc sử quán Huế 61. Sách này có một giá trị đặc biệt để hiểu biết về một thời đại  nhiễu nhương của lịch sử nước Nam cận đại.” (Tiến Sĩ Hương Giang Thái Văn Kiểm,  Hội viên Hàn lâm Khoa học Pháp quốc Hải ngoại, Pháp, đã qua đời). 

*Đức Ông Nguyễn Đức Tiến là một người từng theo học ngành Sử tại Viện  Đại Học Huế trước năm 1975, đã viết cho tôi những nhận xét tổng quát sau đây khi  nhận được cuốn sách: 

“Tôi xin chân thành cám ơn Ông đã gởi cho tôi cuốn Lịch Sử Vùng Cao của  Ông, và cũng đa tạ Ông đã gởi cho tài liệu của Đại học Huế. Thật là quý giá khi có những tài liệu về sử học ở ngoại quốc cũng như ở Việt Nam trong lúc này, vì tại Việt  Nam những sử liệu không còn được bảo tồn đúng mức, nếu không nói là đang bị bóp  méo, trong khi tại ngoại quốc thì ít được trân trọng.” (Đức Ông Nguyễn Đức Tiến,  Trung Tâm Công Giáo Việt Nam, Santa Ana, California, đã qua đời). 

*Giáo sư Tiến sĩ, Học giả Nguyễn Ngọc Bích là một nhà văn hóa lớn ở hải  ngoại. Với tính tình thuần hậu, dễ thương, ông là người được rất nhiều cảm tình của  hầu hết các nhà văn, nhà báo ở Hoa Kỳ và khắp nơi trên thế giới. Ông tử nạn trên  một chuyến máy bay vì bạo bệnh cách đây gần một thập niên. Phê bình về cuốn sách  của tôi, ông viết: 

“Đây là một cuốn sử rất có giá trị dù như Vũ Man Tạp Lục Thư đã được viết  cách nay hơn trăm năm (1871) do một nhà nho, ông Ôn-Khê Nguyễn Tử-Vân (tức  Nguyễn Tấn), người đã có công dẹp yên miền Thượng ở phía tây Quảng Ngãi, nơi  có nhiều dân tộc thiểu số quấy phá. 

Cuốn sách được viết và in rất kỹ càng, có thể được xem là một mẫu mực cho  ngành Việt-học ở hải ngoại… một bản dịch thật lưu loát và kỹ càng. (Giáo Sư Nguyễn  Ngọc Bích, Giám Đốc Đài Phát Thanh Á Châu Tự Do, D.C., đã qua đời). 

*Giáo Sư Tôn Thất Uẩn, Kỹ Sư, dạy học tại Trường Trung Học Khải Định  Huế năm 1948-1954, thông thạo Pháp văn và Nhật-ngữ, đã viết thư riêng cho tôi như sau:

“Tôi tâm phục Anh ở chỗ Anh đã kiên trì giữ vững ý định phổ biết một di bút của người xưa trong bao nhiêu năm và đã thực hiện được ý định của mình dưới hình  thức hiện hữu. Chắc chắn là công trình của Anh sẽ rất hữu ích cho những nhà nghiên  cứu quốc sử, đặc biệt cho những vị không thông hiểu lắm về Hán tự.” 

(Giáo sư Tôn Thất Uẩn, Anh-quốc, đã qua đời). 

*Nhà văn Hà Kỳ Lam là một trong những người bạn văn của tôi, luôn có mặt trong những cuộc ra mắt sách của tôi tổ chức tại Philadelphia. Anh là thành viên  của Nhóm Duyên Văn, tác giả nhiều cuốn tiểu thuyết trong đó có Vùng Đá Ngầm,  Núi Vẫn Xanh…rất được các độc giả khắp nơi yêu thích. 

“Cuốn sách viết về vùng thượng du Quảng Ngãi của tác giả Nguyễn Đức  Cung đã thu hút sự hiếu kỳ của tôi một phần do chính mình đã từng có cơ duyên với  núi rừng và những con người ở đấy, tuy không nhất thiết Quảng Ngãi, nay mong tìm  lại những tương đồng, và phần khác do muốn tìm tòi, khám phá những mới lạ trong  một công trình đặc biệt như thế… Ông Nguyễn Đức Cung đã làm một việc tuyệt vời  đối với người xưa và đối với người hôm nay và người ngày mai, bằng cách làm sống  lại và vun bồi công trình của người đi trước và chuyển tiếp cho người đi sau.” 

(Nhà văn Hà Kỳ Lam trước ở New Jersey, nay sống tại Florida). 

*Tiến Sĩ Cao Thế Dung là một nhà nghiên cứu sử học, đặc biệt nghiên cứu  nhiều về Công Giáo và chế độ Cộng Sản. 

“Cảm ơn anh rất nhiều đã cho tác phẩm quí, đang là cần thiết cho một cái  “background” về phát triển kinh tế Trường Sơn… Rất cảm kích, mới tới Mỹ chưa  lâu, lại phải lo gia đình và kinh tế mà anh nỗ lực hoàn hảo một công trình quí giá này, chính chúng tôi phải ghi công của anh.” 

(Tiến Sĩ Cao Thế Dung, Hoa Thịnh Đốn, đã qua đời). 

*Giáo Sư Võ Như Nguyện, con cụ Cử Nhân Võ Bá Hạp là bạn cách mạng  với cụ Phan Bội Châu, nguyên Giám Đốc Viện Hán Học Huế (1959-1965) là bậc  thầy nhiều năm dạy dỗ và hướng dẫn chúng tôi giữa thời buổi Nho học đã suy tàn  nhưng tinh thần của Nho học vẫn luôn rèn đúc chúng tôi nên người có ích cho xã 

hội. Dù tuổi đời đã cao lúc cuốn sách của chúng tôi ra mắt, Thầy Nguyện vẫn viết  cho chúng tôi những lời tâm huyết như sau: 

“Thật tình, tôi muốn góp đôi ba ý kiến thô sơ, tuy nhiên, đọc xong nội dung,  xem lại lời giới thiệu của Giáo sư Nguyễn Phương, tôi nhận thức rằng bậc đại sư trọng vọng ấy là bậc thầy cao cả, lừng danh về sử học, đã từng giảng dạy chúng ta, dung hết lời ca ngợi tác phẩm quí trọng ấy với bao nhiêu công trình của tác giả về minh xác, bổ-túc, đính chính v.v… những tài liệu đã ấn hành phổ biến thuở xưa  trước. Nếu tôi viết thêm gì cũng đều là thừa, vì bậc đại sư lịch duyệt đã nói hết rồi.” 

(Giáo Sư Võ Như Nguyện, hưu trí tại Pháp quốc, đã qua đời). 

*Tiến Sĩ Nguyễn Tri Văn, đồng tác giả trong cuốn Red File, 50 Years of  Violations of Human Rights In Communist Vietnam 1945-1995, thuộc nhóm Vietnam  Human Right Watch đã viết cho chúng tôi như sau: 

“Trong lúc sách biên khảo ngày càng trở nên hiếm hoi, nhất là ở hải ngoại,  ‘Lịch Sử Vùng Cao Qua Vũ Man Tạp Lục Thư’thật là một phần đóng góp không nhỏ cho việc tài bồi lịch sử và văn hóa dân tộc.” 

(Tiến Sĩ Nguyễn Tri Văn, California, đã qua đời). 

*Nhà văn Huỳnh Văn Phú (Thủy Quân Lục Chiến) là tác giả nhiều cuốn  truyện có thiên hướng hoạt kê như Giày sô, nói phét và đàn bà; Chuyện kể của một  người đi giày chật… Anh là một trong những nhà văn thuộc Nhóm Duyên Văn, cùng  với Hà Kỳ Lam, BS Lê Văn Lân…, đã có một bài nói chuyện khá dài về cuốn sách  của tôi, được trích đọan như sau: 

“Điều đầu tiên mà tôi cảm nhận được khi cầm trong tay cuốn “Lịch sử vùng  cao qua Vũ Man Tạp Lục Thư” của nhà sử học Nguyễn Đức Cung là, tôi thấy cuốn  sách này quá nặng, nặng lắm, nặng đến nỗi khó có cái cân nào có thể cân nổi. Tôi  thấy nặng là bởi vì cái tình yêu quê hương đất nước, sự miệt mài thiết tha đến lịch  sử và nền văn hóa nước nhà của tác giả đầy ắp trong cuốn sách dày công biên khảo  này…”  

(Nhà văn Huỳnh Văn Phú đã về hưu, hiện sống ở một vùng ngoại ô Philadelphia.) 

*Tiến Sĩ Chu Mạnh Hùng, du học trước năm 1975 là nghĩa tử của Linh Mục  Cao Văn Luận, Cựu Viện Trưởng Viện Đại Học Huế (1957-1964) thuộc Địa phận  Vinh. Ông dạy học tại Viện Đại Học West Chester, Pennsyvania, đã về hưu. Về tác  phẩm của tôi, ông đã được mời trình bày quan điểm trong buổi ra mắt sách ngày  17/01/1999, trích một đoạn như sau: 

“Lịch sử vùng cao qua Vũ Man Tạp Lục Thư” viết về một thời kỳ đất nước có nhiều nhiễu nhương và tài liệu lịch sử hồi đó nếu có thì cũng được viết bằng tiếng Pháp hoặc tiếng Trung Hoa. Với khả năng ngoại ngữ Hán văn và Pháp văn cộng  với khả năng chuyên môn về sử học, Cao Học Sử Học, tác giả hẳn có khả năng soi 

sáng và cống hiến chúng ta những hiểu biết về sự đóng góp của tổ tiên trong công  tác bình định và mở mang biên cương.” 

(Tiến Sĩ Chu Mạnh Hùng, hiện sống tại West Chester, PA). 

*Giáo Sư Đàm Trung Pháp, Tiến Sĩ, Đại Học TWU, Texas là người chúng  tôi gửi sách tặng cuốn đầu tiên, và trong lần tổ chức giới thiệu cuốn “Diên Lộc Quận  Công Nguyễn Thân”, tại tư gia ông Nguyễn Tuệ (Phương Thanh) chúng tôi có gặp  nhau tại Plano, Texas, trao đổi nhiều về văn hóa, sử học. Lâu ngày chúng tôi chưa  có dịp gặp lại. Nói về tác phẩm “Lịch sử vùng cao qua Vũ Man Tạp Lục Thư”, Giáo  sư Đàm Trung Pháp viết: 

“Cuốn sách giá trị lắm và phải được coi là một sử liệu nghiêm túc của đất  nước mình. Ông Cung viết rất hay, trong sáng và gẫy gọn. Cụ Nguyễn Tấn là một vị quan rất giỏi, rất thành tín, đáng ca ngợi. Hơn nữa, cụ lại vô cùng giỏi về chữ Hán.  Tôi rất phục các cụ ngày xưa học chữ Hán tới mức đọc và viết thạo chữ Hán chẳng  thua gì người Tàu.” 

*Nhà thơ Trần Trung Đạo, thuộc tầng lớp trí thức trẻ tuổi, nồng nàn lòng  yêu nước, là người tôi gặp trong một buổi tối sinh hoạt văn hóa tại Philadelphia cách  đây hơn ba mươi năm. Anh ruột của Trần Trung Đạo tên Nhơn là học trò cũ của tôi  tại Trường Trung Học Đệ Nhị Cấp Trần Quý Cáp tại Hội An, Quảng Nam. Nhà thơ 

cũng là nhà văn Trần Trung Đạo viết và xuất bản nhiều tác phẩm về chính trị, văn  học, tham gia nhiều cuộc hội luận trên mạng. Những lời chân thành sau đây của nhà thơ Trần Trung Đạo đã nói lên sự trưởng thành vượt bực của anh trong cuộc đời cầm  bút của mình. 

“Nếu Vũ Man Tạp Lục Thư là tâm huyết của Ôn-Khê Nguyễn Tấn thì ‘Lịch  sử vùng cao qua Vũ Man Tạp Lục Thư’ là tâm huyết của Giáo Sư Sử Học Nguyễn  Đức Cung… Tôi chỉ là một đứa học trò không đủ tư cách đạo đức hay dạn dày về kiến thức để nhận xét tác phẩm của thầy. Tôi chỉ, qua những dòng tâm bút này, xin  được cảm ơn một người thầy dạy sử Việt Nam, sau bao nhiêu thăng trầm của vận  nước và gian truân của chính đời mình, vẫn nặng nợ với tiền đồ văn hóa dân tộc.” 

(Nhà thơ Trần Trung Đạo, Boston) 

*Bác Sĩ Cao Xuân An hậu duệ của cụ An Xuân Tử Cao Xuân Dục là một nhà văn hóa lớn của đất nước, đã là đường dây cho tôi gặp được gia đình cụ Nguyễn  Lương mà cụ bà là Cao Thị Văn Dao là cháu của cụ thường gọi là “Cố Đông” (Đông  Các Đại Học Sĩ). Sau đây là một vài lời ngắn ngủi nhưng chân tình của ông.

“Ông đã có vài lời ghi ơn sự đóng góp của cá nhân tôi làm tôi phải tự hỏi đi  hỏi lại không biết tôi đã đóng góp chỗ nào trong một cuốn sách quý giá như vậy. Khi  ở Bộ Xã Hội VNCH từ 1968 đến 1975, tôi đã để ý đến Quảng Ngãi rất nhiều. Tôi có được biết về Vũ Man Tạp Lục Thư và sự sinh sống của người Hré ở đó…” 

(Bác Sĩ Cao Xuân An, cựu Đổng Lý Văn Phòng Bộ Xã Hội VNCH (1968- 1975), trước đây sống tại California, nay có lẽ đã mất). 

*Nhờ quen biết với nhà văn Nguyễn Văn Quảng Ngãi, tôi đã cập nhật được  với một số sinh hoạt văn hóa của vùng đất Xứ Quảng, liên hệ được với hậu duệ của  cụ Trương Đăng Quế ở TB Connecticut, các sinh hoạt Hội Đồng Hương, các thế hệ đời sau của cụ Bùi Tá Hán (sống thế kỷ XVI) như ông Bùi Hòa… để bổ túc phần  lịch sử trong cuốn “Diên Lộc Quận Công Nguyễn Thân”. Sau đây là quan điểm của  nhà văn: 

Nhờ thông thạo Hán học, lại có phương pháp khảo dịch khoa học, phê bình,  chú giải, so sánh tỉ mỉ cùng những tư liệu phụ lục quý báu, tác giả Nguyễn Đức Cung  đã cống hiến cho chúng ta một tác phẩm sử học mạch lạc, rõ ràng và trong sáng.” 

(Nhà văn Nguyễn Văn Quảng Ngãi, Dallas, Texas) 

*Nhà văn Phạm Xuân Đài, nguyên chủ bút Tạp chí Thế Kỷ 21, tác giả cuốn  sách “Hà Nội trong mắt tôi” đã viết một số nhận định về “Lịch sử vùng cao qua Vũ  Man Tạp Lục Thư” cũng khi sau khi nhận được cuốn sách “Diên Lộc Quận Công  Nguyễn Thân” của tôi, ông cũng đã có một bài điểm sách trên tạp chí nổi tiếng này.  Phần trích nhận xét của ông về cuốn “Lịch sử vùng cao…”như sau: 

“Việc bất phục tùng của các sắc dân Thượng tại vùng núi Quảng Ngãi đối với  chính quyền Việt Nam gần đây như là một việc kinh niên. Các triều đại trước đã khổ công bình định, đến thời kỳ Việt Minh khoảng năm 1950, giữa cuộc kháng chiến  chống Pháp, tại địa bàn này lại nổi lên một cuộc dấy loạn của “Mọi Sơn Hà”, giết  tất cả cán bộ và thường dân người Kinh đang sống trong vùng, rồi đến thời VNCH  lại có vấn đề Fulro. Thành ra việc dịch thuật và nghiên cứu về dân vùng này cho  đến ngày nay vẫn còn hơi hướng của một nhu cầu thời sự, dù là loại thời sự tiềm ẩn.  Công trình khảo cứu và dịch thuật rất nghiêm túc và công phu của ông Nguyễn Đức  Cung chắc sẽ giúp ích nhiều, không những chỉ đơn thuần là việc phục hồi và giới  thiệu một cuốn sách xưa, mà còn giúp tìm hiểu các sắc dân ấy trong thời hiện đại  nữa.” 

(Phạm Xuân Đài, Tạp chí Thế Kỷ 21, số 122, June 1999.)

*Nhà văn Trần Hoài Thư là người đã nổi tiếng từ vài năm trước 1975 với 4  tác phẩm truyện ngắn đã được xuất bản. Sau năm 1975, ông đã viết: Ra Biển Gọi  THầm (1995); Ban Mê Thuộc Ngày Đầu Ngày Cuối (1997), Về hướng mặt trời lặn  (8-1998), Thơ Trần Hoài Thư; là người có công liên hệ nhiều với Thư viện Đại Học  Cornell để in lại nhiều trước tác của các nhà văn VN trong nhiều thập niên qua. Ông  đã ra đi cách đây mấy tuần lễ để lại nhiều thương tiếc cho bạn bè, thân quyến. Tác  giả Trần Hoài Thư đã có bài trình bày về tác phẩm của tôi trong buổi ra mắt sách  ngày 17/01/1999 tại nhà hàng Hải Tiên. Đoạn văn ngắn sau đây trích từ bài nói  chuyện đó: 

“Quyển sách Lịch Sử Vùng Cao Qua Vũ Man Tạp Lục Thư cho chúng ta nhiều  kiến thức hữu ích như bản tính bất khuất của bộ lạc Đá Vách, kỹ thuật dạ chiến của  tiền nhân và tinh thần nhân bản của cụ Nguyễn Tấn đối với người sắc tộc thiểu số Quảng Ngãi.” 

(Nhà văn Trần Hoài Thư, New Jersey) 

*Nhà văn Trần Quán Niệm, tác giả tập sách “Nụ non trên cành khô”, là khuôn mặt văn hóa quen thuộc của độc giả vùng đông bắc Hoa Kỳ, đã có viết như sau: 

“Người xưa luôn luôn chú trọng tới ba điều: lập đức, lập công, lập ngôn. Lập  đức là tạo ra những công trình đức độ lớn lao để người đời ghi nhớ. Lập công là tạo  dựng những công nghiệp hiển hách. Lập ngôn là để lại cho đời những tác phẩm lợi  ích lưu truyền về sau. Ngoài thị trường sách báo có rất nhiều tiểu thuyết, văn bài  nhưng một trăm năm sau thì thử hỏi rằng những tiểu thuyết, những văn bài đó có tồn tại được hay không hoặc thời gian sẽ thử thách và dãi lọc đi những tác phẩm  không có giá trị. Tôi biết chắc rằng “Lịch Sử Vùng Cao Qua Vũ Man Tạp Lục Thư”  của Nguyễn Đức Cung sẽ có dịp tồn tại cùng với các tác phẩm khác, với các bài viết  khác để hậu duệ của chúng ta, con cháu chúng ta có dịp đọc lại và đó chính là sự nghiệp lập ngôn của nhà biên khảo sử học Nguyễn Đức Cung vậy.” 

(Nhà văn Trần Quán Niệm, New Jersey).

Bản in của Nhà xb Omega+ và Nhà xb Hà Nội nằm trong “tầm ngắm” của Giáo Sư Donald Eugene Voth. Ph.D. (Bìa  trước), 2019.

Bìa sau bản in Hà Nội, 2019.

Hình chụp GS Donald Eugene Voth và vợ ông, Bà Elnora do GS Voth gửi tặng tác giả NĐC. 

3.- Giáo Sư Donald Eugene Voth và cuốn sách “Lịch sử vùng cao qua Vũ  Man Tạp Lục Thư” của tôi. 

Trong cuộc đời nghiên cứu sử học, tôi đã gặp được một kỷ niệm không bao  giờ quên đó là câu chuyện sau đây đã xảy ra và không biết còn kéo dài tới đâu, đó là câu chuyện với tiểu đề ghi ở trên. 

Ngày thứ Ba, 26 tháng Ba, năm 2024, lúc tôi đang ngồi ăn cơm chiều thì có điện thoại cháu Christine Nguyễn (tức Hương Thủy) gọi lại nói có một giáo sư người  Mỹ tên Voth đã đọc cuốn sách “Lịch sử vùng cao…” của cậu và ông muốn nói chuyện  với cậu, nên cháu bắt điện thoại ba chiều để cậu nói chuyện với ông ta. Ông này nói  được tiếng Việt khá thông thạo. Tôi rất vui vì đây là dịp làm quen với một giáo sư người Mỹ nên bằng lòng đi vào cuộc gặp gỡ. Ông cho biết ông đã từng ở VN năm  1958, rồi về Mỹ học Trường Đại Học Cornell, tốt nghiệp Tiến Sĩ, đi dạy học ở Trường Đại Học Arkansas, đã đọc và xin phép dịch ra Anh ngữ cuốn sách “Lịch sử vùng cao qua Vũ Man Tạp Lục Thư”. Tôi rất hoan hỉ tiếp chuyện với ông ta, sau đó ông ta liên lạc với Christine, hỏi thăm địa chỉ email của tôi để tiện liên lạc. 

Sau nỗ lực tìm cho gặp được tôi, ngày thứ Bảy 30, tháng Ba năm 2024, Giáo  sư Donald Eugene Voth đã chân tình viết thư cho tôi như sau: 

“You have made, for me, a good week even better. In fact, I could never have  imagined that I would ever be able to communicate directly with the actual author  “Lich su Vung Cao…”! Your first letter already clarifies some puzzles for me. Please  continue. I hope this is not too much of a burden for you? 

I had, first, learned about the Vu Man Tap Luc Thu in the middle 1960’s when  I was in the graduate school at Cornell and I was able to get a micro-film copy from the University of California. And, as you can imagine, I made some of the mistakes in my own “Relationships Between Lowland and Highland People of Central and  South Vietnam. A Historical Overview.” (Don Voth, available on Amazon.com,  2000.) I hope this is not a heavy burden for you. After the untimely death of your  friend and mine, Nghiem Tham, you and I may be the very few people who recognize  the importance of this work.” Tạm dịch: “Với tôi, anh đã mang đến cho tôi một ngày cuối tuần đẹp hơn. Tôi không bao giờ có thể tưởng tượng được rằng tôi lại có thể giao tiếp được với tác giả thực thụ của “Lịch sử vùng cao…” Lá thư đầu tiên  của anh đã soi sáng cho tôi một đôi điều bí ẩn. Tôi có thể hy vọng đây không phải  là gánh nặng đối với anh? 

Trước hết tôi đã biết đến Vũ Man Tạp Lục Thư từ giữa thập niên 1960 khi tôi  là sinh viên tốt nghiệp ở Đại Học Cornell và tôi đã có thể có được một ấn bản vi  phim từ Trường Đại học California. Và, như anh có thể tưởng tượng được, tôi đã có vài sai lầm trong bài viết của tôi có tên “Các mối liên hệ giữa người dân vùng thấp  với người dân vùng cao ở miền Trung và Nam Việt nam. Một cái nhìn lịch sử tổng  quan.” (Don Voth, có trên Amazon.com, 2000). Tôi hy vọng điều này không là gánh  nặng với anh. Sau cái chết bất ngờ của bạn anh và cũng là bạn tôi, Nghiêm Thẩm,  anh và tôi có thể là những người rất ít còn lại nhận ra sự quan trọng của cuốn  sách này.” 

Khi ông nhắc đến Giáo Sư Nghiêm Thẩm vốn là vị giáo sư bảo trợ cho tôi khi  tôi trình Tiểu luận Cao Học Sử tại Viện Đại Học Huế ngày 30 tháng 11 năm 1974,  tôi thật là ngậm ngùi, và cũng không ngờ GS Voth lại là bạn của GS Nghiêm Thẩm.

Sở dĩ GS. Voth viết như vậy là vì trước đó khi gặp được cuốn sách của tôi có tên “Lịch sử vùng cao qua Vũ Man Tạp Lục Thư” viết về tác giả Nguyễn Tấn, ông  đã vui vẻ cho biết “I especially had trouble with the many honorific titles that people were given by the royal court. I did, finally, come to understand that a famous name  like Nguyễn-Tấn could appear in many different forms, often including the word  “công” as in “có công”, or “không có công”. Tạm dịch: “Tôi đặc biệt gặp thấy khó nhọc với những tước hiệu danh dự do chính triều đình ban cho nhiều người. Cuối  cùng tôi chợt hiểu rằng một cái tên nổi tiếng như cụ Nguyễn-Tấn có thể xuất hiện  dưới nhiều hình thức khác nhau, thỉnh thoảng bao gồm chữ “công” như trong “có công” hay là “không có công”. 

Trong lá thư gửi cho GS Voth trước đó, tôi đã giải thích vì sao cụ Nguyễn Tấn  có khi mang chữ lót là “Công”, có khi lại không. 

Giáo sư Donald Eugene Voth, năm nay 88 tuổi, hiện sống ở Albuquerque, New  Mexico, vợ ông là Elnora, đã mất năm 1999. Ông lớn lên ở Tiểu bang Oklahoma là nơi có rất nhiều thổ dân bị buộc tới định cư vào những thập niên 1830, chịu ảnh  hưởng của môi trường sống, đã viết cho tôi như sau: “I grew up in the State of  Oklahoma, which is where many indigenous (Indian) people were forcibly moved in  the 1830’s, so I was always interested in the indigenous people. Then I worked for  two years with the Ede in Vietnam. In the meantime, there has been a movement in  the West to try to understand how abuse of indigenous people had been justified in  colonial policy in the West. So, there was a papal document of around 1500 called  “The Doctrine of Discovery”, in which the Church made a formal justification for  not only seizure of the lands but also even killing the indigenous. Many of my friends  focus upon that now. But I kept wondering about the Sino East. What has been, and  is, the formal framework for understanding the relationship between the “civilized” world and the “barbarians?”You are helping me to get a more complete window, at  least as concerns the Đại-Việt.” 

Tạm dịch: “Tôi lớn lên ở Tiểu bang Oklahoma là nơi có nhiều thổ dân da đỏ bị buộc phải di cư tới vào những năm 1830, bởi vậy tôi luôn luôn thích thú đối với thổ dân. Lúc bấy giờ tôi đã làm việc hai năm với người Ê-đê ở Việt nam. Trong khi  chờ đợi, đã có một phong trào ở Miền Tây cố gắng để hiểu sự lạm dụng người thổ dân đã được biện minh như thế nào. Bởi vậy, đã có một tài liệu của giáo hoàng vào  khoảng năm 1500 có tên “Học thuyết về sự Khám phá”, trong đó Giáo Hội đã đưa  ra sự biện minh mang tính hình thức nói rằng không chỉ chiếm cứ đất đai mà còn  ngay cả giết người thổ dân nữa. Nhiều người bạn của tôi bây giờ chú trọng đến vấn đề này. Nhưng tôi tiếp tục tự hỏi về Trung Hoa ở phương Đông. Cái gì đã và đang  là khuôn mẫu hình thức để hiểu mối liên hệ giữa thế giới “văn minh” và những  người ‘man di’?” Anh đang giúp tôi đạt tới một tầm nhìn đầy đủ hơn, ít nhất là những gì liên quan tới Đại Việt.” 

Nhờ đọc qua thư này tôi hiểu rõ lý do vì sao ông để tâm đến cuốn sách của tôi  viết về người Thượng ở Quảng Ngãi, nhất là sự giao dịch giữa người Thượng và người Kinh ở tỉnh này. 

Trong một lá thư gửi cho GS Voth, tôi có hỏi ông một chút tiểu sử và về quá trình làm việc tại Việt Nam trước đây, ông cho biết qua email viết ngày 4 tháng Tư,  2024 như sau: 

“I was a Conscientious Objector to Military Service as a youth so had to do  “alternative service” of some kind for at least years. So, I went to Vietnam with an  organization called Mennonite Central Committee (MCC), which had begun a small  

program of refugee relief in 1954 when the refugees came from the North. I was  assigned to a leprosy hospital near Banmethuot (it still exists, but now is called Trai  Cui ở Ea Ana, Daklak. There I learned the Ede language, and even served as  interpreter, and also began to study Vietnamese. Then I was transferred to Saigon as  Interim Director of our program, where I lived with a Vietnamese family out near  the Co-Doc Hospital (corner of Chi-Lang and Vo-Tanh. At the same time we, the  MCC, were setting up a hospital with the Hoi-Thanh Tin-Lanh at Nhatrang (also  still exists, now as Hospital for Functional Rehabilitation and Eastern Medicine).  There I met my wife, an American nurse. We married in 1963 and she passed away  in 1999. 

When I returned, I was able to get into Cornell University for Rural Sociology  (Community Development) and Southeast Asian Studies (Vietnamese language). I  had intended to do research on the relationship between the Viet people and the  mountain people and had done a lot of background research, but because of the war  I could not get support for field work in Vietnam, so I did a Ph.D. in the Philippines,  where I met and became friends with Professor Vo-Tong-Xuan. I was able to return  to Vietnam for June and July 1968, right after the Tet Offensive, during which I  traveled all over meeting with leaders of the minorities in the South (Bao-Loc, Di Linh, Pleiku, BMT, Dak-To, etc.). Then I was able to return again in 1997 to launch  a workcamp program with the Vietnam YMCA in Saigon (called, then, Youth  Movement for Cooperative Activities, since the word “Christian” was not allowed)  So, every year for ten years we returned to do workcamps, first building elementary school duildings in Dong Thap Province, but then adding buildings to the Nhatrang hospital. Then I was also invited to work with colleagues at Can Tho University on  a project on school based community development (About 2001-2010). 

After I received my Ph. D. at Cornell I was on faculty at Southern Illinois University for five years, then I went to the University of Arkansas where I was on  the faculty from 1974 until 2001, when I retired. My main focus was always on  Community Development, although I retained my interest in Vietnam, especially the  Ede people. My wife and I were active in support of Vietnamese refugees, and we  sponsored a young Vietnamese who I, now, consider to be my first son. However,  when I visited with my Ede friends at BMT in 1997, I was told that, although they  appreciated my visit, I should not come there again as they would certainly be  investigated by the Police, who would demand from them “all the dollars they gave  you.” So, sadly, I have never been back. I have learned since that there would have  been ways to visit and fool the police…” 

Tạm dịch: “Tôi là một (Conscientous Objector to Military Service*) người từ chối phục vụ trong quân đội bởi lẽ tôi nghĩ rằng điều đó trái với đạo lý nên là thanh  niên tôi phải làm một công việc khác tương đương và ít nhất là hai năm. Bởi vậy tôi  tới Việt Nam trong một tổ chức gọi tên là Ủy Ban Trung Tâm Mennonite (Mennonite  Central Committee: MCC), bắt đầu với một chương trình nhỏ cứu trợ người tị nạn  khi những người di cư đến từ Miền Bắc. Tôi được cử đến làm việc trong một bệnh  viện phong cùi gần Ban Mê Thuột (hiện vẫn còn, nhưng gọi tên là Trại Cùi ở Ea  Ana, Daklak). Ở đó tôi đã học tiếng Ede, và làm cả thông dịch viên, và cũng bắt đầu  nghiên cứu tiếng Việt. Lúc bấy giờ tôi được đổi về Sài Gòn làm Giám Đốc Lâm Thời  cho chương trình của chúng tôi, ở đó tôi sống trong một gia đình Việt Nam ở gần  Bệnh viện Cơ Đốc (góc đường Chi-Lăng và Võ-Tánh). Trong thời gian này, chúng  tôi (MCC) đã xây dựng một bệnh viện của Hội Thánh Tin Lành tại Nha Trang (cũng  còn hiện nay và bây giờ gọi tên là Bệnh viện Phục hồi và Đông y). Tại đó tôi đã gặp  vợ tôi, một y tá Hoa Kỳ. Chúng tôi cưới nhau năm 1963 và bà đã qua đời năm 1999. 

Khi trở về Mỹ, tôi được vào học tại Trường Đại Học Cornell ngành Nông  Thôn Xã Hội Học (Phát Triển Cộng Đồng) và Nghiên Cứu Về Đông Nam Á (tiếng  Việt Nam. Tôi đã có ý định nghiên cứu về mối liên hệ giữa người Việt và người miền  núi và đã hoàn thành được một số nghiên cứu, nhưng bởi vì chiến tranh nên tôi  không thu hoạch được trợ lực nào qua cuộc nghiên cứu điền dã tại VN, bởi vậy tôi  phải lấy Ph.D. ở Phi Luật Tân, ở đó tôi đã gặp và làm bạn với Giáo Sư Võ Tòng  Xuân. Tôi đã có thể trở lại VN vào tháng Sáu và tháng Bảy năm 1968, ngay sau cuộc 

Tổng Tấn Công Tết, trong thời gian đó tôi đã tiếp xúc với các lãnh tụ của các sắc  dân thiểu số ở miền Nam (Bảo-Lộc, Di-Linh, Pleiku, BMT, Dak-To, v.v… Về sau tôi  đã trở lại vào năm 1997, đưa ra chương trình trại làm việc với nhóm YMCA Việt  nam ở Sài Gòn (lúc bấy giờ gọi tên là Phong trào Thanh niên Hoạt động Hợp tác,  bởi vì chữ “Ki Tô Giáo” đã không được phép sử dụng). Vì vậy, cứ mỗi năm trong  thời gian mười năm, chúng tôi trở lại thực hiện các trại làm việc, trước hết xây dựng các toà nhà dùng làm trường sơ học ở Tỉnh Đồng Tháp, rồi xây dựng thêm các tòa  nhà cho bệnh viện Nha Trang. Lúc bấy giờ tôi cũng được mời làm việc với các vị đồng nghiệp tại Viện Đại Học Cần Thơ trên một dự án về trường học dựa trên sự phát triển cộng đồng (Khoảng năm 2001-2010). 

Sau khi tôi lấy Ph.D. ở Cornell, tôi đã làm việc trong phân khoa tại Đại Học  Southern Illinois trong năm năm, rồi tôi về Đại Học Arkansas, ở trong phân khoa từ 1974 cho đến 2001, khi tôi về hưu. Sự chú tâm chính của tôi luôn luôn là Sự Phát  Triển Cộng Đồng, mặc dù tôi giữ nguyên sự thích thú của mình ở Việt Nam, nhất là với người sắc tộc Ê đê. Vợ tôi và tôi đã tích cực trong việc giúp đỡ các người tị nạn  Việt Nam, và tôi đã bảo trợ cho một người Việt Nam trẻ tuổi mà tôi coi như người  con đầu của mình vậy. Tuy nhiên khi tôi tới thăm những người bạn Ê đê của tôi ở BMT năm 1997, mặc dù họ đánh giá cao cuộc thăm viếng của tôi, tôi đã được họ bảo là tôi không nên trở lại đấy lần nữa vì chắc chắn họ sẽ bị công an điều tra, sẽ đòi “tất cả đô-la mà người ta đã cho anh”. Bởi vậy, thật là buồn, tôi không bao giờ quay lại. Từ đó tôi đã biết rằng đã có nhiều cách để thăm viếng và đùa với công  an…”*[Conscientous Objector, tự điển Webster’s New World viết là: A person who for reasons of conscience refuses to take part in warfare, 2000, trang 310.] 

Cũng qua email đó, tôi biết GS Voth đã viết các sách như “Relationship  Between Lowland and Highland People of Central and South Vietnam: A Historical  Overview,” Trafford Publishing, 2020. Ông đã dịch từ bài báo của GS Nghiêm  Thẩm, có tên “Tìm hiểu đồng bào Thượng: Hai phiên vương của Triều đình Việt  Nam hồi trước, Thủy Xá và Hỏa Xá (Seeking to Understand the Highland People,  The two trial Kingdoms of the Vietnamese Court in The Past, The King of Fire and  The King of Water), Quê Hương, 31, January,1962, pp. 130-135, xuất bản trong  Southeast Asia: An International Quarterly, Southern Illinois University, Vol. 1,  1972, pp. 335-362. Donald E. Voth cũng đã viết, “Manipulating the Montagnards,”  Society, Sept./Oct, 1972, pp. 59-66. 

Ông cho biết đã tiếp tục có các cuộc tiếp xúc với vài người sắc tộc Ê đê ở Việt  Nam cũng như ở Hoa Kỳ, phương tiện chính là email và Facebook, và dĩ nhiên với người Việt Nam trên khắp thế giới, trong đó có một giáo sư người Việt ở Viện Đại  Học Cần Thơ tốt nghiệp tại một chương trình đại học ở Hoa Kỳ mà ông đã bảo trợ. 

Trong điện thư gửi cho tôi ngày 17 tháng Tư, 2024, GS Voth đã viết: 

“At 88 years of age I probably won’t be around much longer but, in reality,  Vietnam and, especially, the ‘dân tộc”have been a major of my life ever since a  strange course of events landed me at the port of Saigon in 1958 on the French  Messageries Maritimes “Le Vietnam”. 

Tạm dịch: “Ở tuổi 88, có thể tôi không còn đi quanh xa nữa nhưng, trong thực  tế, Việt nam và đặc biệt, người “dân tộc” đã là một phần lớn trong đời sống của tôi vì từ một đợt lạ lùng của nhiều biến cố đã đưa tôi lên bến cảng Sài Gòn, trên chiếc  tàu thủy của Pháp có tên Messageries Maritime “Le Vietnam.” 

Giáo sư Voth có một số ghi nhận về cuốn sách “Lịch sử vùng cao qua Vũ Man  Tạp Lục Thư” của tôi có tại Viện Đại Học Cornell nhưng chỉ là ấn bản của Hà Nội.  Ông viết trong email ngày 21 tháng Tư, năm 2024 với những nhận xét rất tinh tế, sắc  bén và cho tôi những lời khuyên rất hữu ích, như sau: 

“So I found your, “Lịch-Sử Vùng Cao…”, they have it but only the Hanoi  version, and they do not use your name or your own title of the book. It seems clear  to me that the Hanoi publisher intends not to recognize that you exist. I am not  surprise… In their version, the author, apparently, is Nguyen-Tan (or Nguyen On 

Khe). You are only the “Compiler, Researcher.” Not even by far the most important  “Translator”. Of course you must have known this already for a long time.  Unfortunately, the ability of the Communist Regime to cheat and lie seems to be  boundless, and, sadly, many comply. I also found your name on another book to  which you contributed, something like “Tan theo ngày nắng vội, by one” Du Tử Lê,  but nothing more. They have neither of the other two you sent to me. I suppose Hanoi  publishers aggressively promote their products to US Universities – but this raises  a large issue for expatriate Vietnamese scholars which I shall not pursue now. Maybe  later. 

Now I have a special reason for paying attention to this. Considering what the  Hanoi publishers did, I suggest that you write to both Cornell Southeast Asian  Program and to the Echols Kroch SEA libraries at Cornell explaining to them who  actually wrote the book, and, also including an actual, truthful, copy for them which  you suggest that they put on their shelves with appropriate explanation of the  dishonesty of the Hanoi publishers. You might also do the same to the University of Hawai, to name only one other University. Then also include copies of both of the  recent books, especially the one on Nguyen-Than, since it is so clearly a major contribution to history. And all of this is to, perhaps, be able to get an invitation to  Cornell Southeast Asia program, or, at the least, to get them to know that you exist so that you might, in the future, get a positive response in a request for a visit. In my  opinion you, as well as many other Vietnamese expatriate scholars, need, somehow,  to get the attention of the Universities which pretend to specialize in SEA…At present  I do not know anyone at the Vietnam Center (Texas Tech)… My old friend, Nguyen Dinh-Hoa, linguist and author of the most popular Viet/Anh dictionary of the ‘60’s.  is no longer there, perhaps he is deceased. I do know (mostly via Facebook)  professor Lap Siu, a Jarai refugee from Vietnam who is on their Linguistics faculty. 

Tạm dịch: 

Như vậy tôi đã gặp được cuốn sách của anh, “Lịch sử vùng cao…”, họ có bản  sách đó nhưng là bản in của Hà Nội, và Hà Nội không dùng tên của anh hoặc đề tựa tên cuốn sách riêng của anh. Đối với tôi rõ ràng là Hà Nội chủ tâm không thừa  nhận rằng anh đang còn sống. Tôi không chút ngạc nhiên…Trong bản văn của họ,  tác giả, rõ ràng là Nguyễn-Tấn (hoặc Nguyễn Ôn-Khê). Anh chỉ là “Người sưu tầm,  Người khảo cứu”. Không xa hơn nữa nhưng quan trọng nhất phải là “Người dịch”.  Dĩ nhiên anh đã biết được điều đó từ lâu rồi. Bất hạnh thay, khả năng của Chế độ 

Cộng sản là lừa đảo và dối trá thật là vô bờ bến, và, buồn thay, nhiều người phải  tuân phục. Tôi cũng gặp thấy tên anh trên một cuốn sách khác mà anh có tham gia,  thí dụ như “Tan theo ngày nắng vội”, của Du Tử Lê nào đó, nhưng chẳng có gì thêm  nữa. Họ chẳng có gì thêm trong hai cuốn sách khác anh đã gửi cho tôi. Tôi cho rằng các nhà xuất bản Hà Nội đã ồ ạt xâm lấn gửi các sách do họ chế tác đến các Đại  Học của Hoa Kỳ - nhưng điều này cũng gây tác động với các học giả Việt Nam lưu  vong mà tôi sẽ không theo đuổi vấn đề lúc này. Có thể sau này. 

Bây giờ tôi có một lý do đặc biệt để chú ý đến vấn đề đó. Quan tâm đến cái  mà các nhà xuất bản Hà Nội đã làm, tôi xin gợi ý anh rằng viết thư cho Chương  trình Đông Nam Á của Đại Học Cornell và các thư viện của Echols Kroch tại Cornell  giải thích cho họ ai thực sự là tác giả đã viết cuốn sách, và, cũng đính kèm theo một  ấn bản thực thụ, nguyên xi tặng cho họ, để gợi ý họ nên đặt vào trên giá sách của  họ để giải thích chính xác cho họ biết về sự thiếu lương thiện của nhà xuất bản Hà Nội. Anh cũng nên làm như vậy với Trường Đại Học Hawai cũng như với Đại học  khác. Rồi cũng nên làm vậy với hai cuốn sách gần đây, đặc biệt là một cuốn về 

Nguyễn Thân, bởi vì cuốn đó rõ ràng là một đóng góp to lớn cho lịch sử. Và nói chung lại, điều đó có thể dẫn đến việc có lời mời từ Chương trình Đông Nam Á của  Cornell, hoặc ít nhất khiến cho họ biết rằng anh vẫn còn đang sống, và có thể trong  tương lai anh có thể có sự trả lời tương đối khi được yêu cầu tới viếng thăm. Theo ý kiến của tôi, anh cũng như các nhà học giả Việt Nam lưu vong, một cách nào đó,  cần có được sự chú ý của các Đại Học vốn chủ tâm đặc biệt hóa ngành học về Đông  Nam Á…Hiện tại tôi không biết một ai ở Trung tâm Việt nam. Một người bạn cũ của  tôi, Nguyễn-Đình-Hòa, nhà ngữ học và tác giả cuốn tự điển Việt/Anh rất phổ thông của những năm 60, đã không còn ở đó nữa, có lẽ ông đã mất. Tôi có biết (hầu hết  qua phương tiện Facebook) giáo sư Lap Siu, một người tị nạn Jarai từ Việt Nam còn  làm việc cho phân khoa Ngôn ngữ học. 

Trong một email gửi trước đó cho GS Voth, tôi muốn ông xác định rõ thời  điểm ông bắt đầu dịch cuốn sách của tôi thì trong thư trả lời đề ngày May 8, 2024,  ông viết như sau: 

Dear Professor Cung, 

Thank you for your message with the additional corrections of my  translation of your important book. You asked when I had started translating it. My  friend, Dr. Liem, found it for me in California in about June/July of 2019, and then I had it already and was trying to read it by the end of 2019, more than 4 years ago.  I immediately realized that it is a very important contribution, so I began to try to  translate it immediately , by the end of 2019. 

Now that you have gotten to page 100, the future editing will be easier, since  the text of the translation is mostly pretty simple, and very repetitive. I want you to  know that I deeply appreciate the time you spent. As perhaps just you and I know, this is a very, very important book

Yes, I have always hoped that I could publish the translation. However, for a  long time I had not been able to find you and I knew that, at the least, I would have  to have your permission to do so. So, I finally engaged a private investigator, and he  is the one who found your niece, Christine, for me. Now I hope that we might publish  it together. What about Nhat-Le, do they still exist? I will be willing to bear the cost  of publication, and not because I would expect to get anything back but simply  because it is so important that the book must be available

Peace, 

Don


Tạm dịch: 

Giáo Sư Cung thân mến, 

Xin cám ơn về lời nhắn của anh kèm theo những hiệu đính cho bản dịch  của tôi qua cuốn sách quan trọng của anh. Anh có hỏi tôi là tôi đã tiến hành việc  dịch này từ bao giờ. Người bạn của tôi, Bác Sĩ Liêm đã tìm ra sách này cho tôi ở California vào khoảng tháng Sáu/tháng Bảy năm 2019, và lúc bấy giờ khi đã có 

cuốn sách rồi tôi đã cố gắng để đọc nó vào cuối năm 2019, cách đây hơn 4 năm. Tôi  tức khắc nhận ra rằng sách này là một sự cống hiến rất đỗi quan trọng, vì vậy tôi  đã bắt đầu cố gắng dịch nó ngay vào cuối năm 2019. 

Bây giờ thì anh đã đi được tới trang 100, việc biên tập trong tương lai sẽ dễ dàng hơn bởi lẽ nguyên tác của bản dịch hầu hết đều rất đơn giản và lặp đi lặp lại  nhiều lần. Tôi muốn anh biết cho rằng tôi đánh giá sâu sắc thì giờ anh đã dùng đến.  Có lẽ chỉ có anh và tôi biết rằng đây là một cuốn sách rất, rất quan trọng

Vâng, Tôi đã luôn luôn hy vọng rằng tôi có thể xuất bản được bản dịch này.  Tuy nhiên, trong khoảng thời gian dài tôi đã không thể tìm ra được anh, và ít nhất  tôi cũng đã biết rằng tôi sẽ phải có anh cho phép để làm việc đó. Vì vậy, cuối cùng tôi phải tiến hành nhờ một người điều tra riêng, và anh ta là người đã tìm ra cháu  gái anh, Christine, cho tôi. Bây giờ tôi hy vọng chúng ta cùng nhau có thể xuất bản  cuốn sách này. Còn nhà xuất bản Nhật-Lệ thì sao, nó còn hiện diện không? Tôi sẽ muốn chịu tất cả mọi phí tổn của việc ấn hành, và không phải vì tôi mong chờ cái gì 

đó do cuốn sách đem lại, nhưng đơn giản chỉ vì điều rất đổi quan trọng là cuốn  sách này phải được lưu dụng. 

Chúc bình an, 

Don 

Thật là một lá thư đầy ngọt ngào, hữu tình, hợp lý. Tôi tự ý in đậm những chỗ cần lưu tâm trong nguyên bản và trong bản dịch, thư này và một vài thư khác. 

Trở lại vấn đề thái độ của các nhà xuất bản Hà Nội đối với cuốn sách của tôi,  trong một email khác ngày 12 tháng Năm, 2024, GS Voth lại viết: 

Dear Professor Cung, 

First, thank you for that last group of corrections. I have, now, incorporated  them all in the text, and I am happy that wea are past that, which was the most difficult part for me to translate. Since most of the text of the ancient document is simple anf straightforward, things should be much easier for the rest of your book – in fact there is a lot of repetition, like the 22 mountains. 

Second, having looked at some of the announcements of the Hanoi version of  your book, I see that they simly lied about it. They make you to be, the “complier”,  and give you no credit, neither for the translation of the Han-Viet, nor for the  extensive background research and commentary clarifying and even correcting  much of the literature available on the topic. This seems to be a very serious violation. Did they get any kind of permission from you? It seems to me that, at the  least, major university libraries which have the Hanoi version should be informed,  don’t you think? 

Third, it has always been my intention to publish the translation. I was only  waiting to contact you so that, at the least, I could get permission to do so. But now,  it is much better, as you are able to help make it an excellent book. Maybe only you  and I (and my friend, Dr. Liêm) know it, but it is a very important piece of work,  and must be made available. Whoever we get to publish it, I will be able to cover the up-front cost if necessary. 

Peace, 

Don 

Tạm dịch: 

Giáo Sư Cung thân mến, 

Trước nhất, xin cám ơn anh về một loạt những phần hiệu đính sau cùng. Bây  giờ tôi đã đặt chúng vào toàn bộ bản văn và sung sướng nhận thấy rằng chúng ta  đã vượt qua được phần khó khăn nhất đối với tôi khi phiên dịch. Từ đó về sau thì hầu hết bản văn trong tài liệu cổ được viết đơn giản và dễ hiểu, mọi sự sẽ trở nên dễ dàng hơn trong phần còn lại của cuốn sách của anh, thực tế là có nhiều sự lặp lại,  thí dụ 22 ngọn núi. 

Thứ hai, khi nhìn vào những lời công bố trong bản in của Hà Nội về cuốn  sách của anh, tôi thấy rằng đơn giản họ đã nói láo về cuốn sách đó. Họ đã đơn giản  biến anh thành “người góp nhặt”, và không cho anh một sự đánh giá nào cả, cả việc  phiên dịch bản văn Hán-Việt, cả việc sưu khảo và bình luận rộng rãi làm sáng tỏ và ngay cả hiệu đính những chỗ sai lầm trong lịch sử và văn chương liên hệ tới chủ đề.  Điều này xem ra là một sự vi phạm vô cùng nghiêm trọng. Họ đã có bất cứ một loại  giấy phép nào từ anh không? Đối với tôi thì ít nhất, những thư viện lớn của các  trường đại học có các bản in của Hà Nội phải được thông báo, anh có suy nghĩ về việc này không? 

Thứ ba, tôi vẫn luôn luôn có ý định xuất bản bản dịch. Tôi đã chỉ đợi tiếp xúc  với anh để ít nhất tôi có được phép để làm chuyện đó. Nhưng bây giờ, tốt hơn nữa  là anh có thể giúp tôi để làm cho nó trở thành cuốn sách tuyệt hảo. Có thể chỉ anh  và tôi (và bạn tôi, BS Liêm) biết đến nó, nhưng nó là một tác phẩm vô cùng quan  trọng, và phải được hữu dụng. Bất cứ ai lo việc xuất bản cuốn sách, thì tôi sẽ có thể tiên phong bao dàn mọi tổn phí nếu cần. 

Chúc bình an. 

Don 

Thật ra, cuốn sách của tôi được nhà xb. Omega Plus chọn in qua một người  đại diện tôi là anh Nguyễn Bá Dũng ở Hà Nội. Trên trang bìa khi viết về tác giả họ chỉ in tên của tôi với những việc như sưu tầm, khảo cứu, phiên âm và chú giải mà không đề rõ là dịch giả. Họ cũng không gửi bìa bản in cho tôi xem trước để tôi có dịp góp ý: nên để hai chữ dịch giả thay vì phiên âm, bởi lẽ có gì để phiên âm đâu? Nhưng ở trang 4 có đề “Bản quyền bản dịch tiếng Việt @ Nguyễn Đức Cung, 1998”,  tôi nghĩ thôi vậy cũng tạm được nên có viết thư nói lại với GS Voth về vấn đề này.  Dù sao sự quan tâm chu đáo của GS Voth cũng giúp tôi suy nghĩ rất nhiều về tấm  lòng ân cần của ông. 

Trước đó, trong một email gửi cho GS Donald Eugene Voth, tôi có hỏi ông về câu chuyện làm sao ông có thể gặp được cuốn sách “Lịch sử vùng cao qua Vũ Man  Tạp Lục Thư” của tôi, ông đã trả lời chi tiết như sau trong thư điện tử của ông đề ngày 29 tháng Tư, 2024: 

Dear Professor Cung, 

Thank you for your letter. I was aware of possible complications connected  with “Black April”. I, myself, was not in danger in April, 1975, but so many of my  friends, including my sponsored “son” Vu Van Kien, certainly were. And, in any  case, there is no hurry about this, as I have been working on your book for several  years already. 

So, here is the story about how I got your book. First, way back in the 1960’s when I was in the graduate school at Cornell University, I had learned about Vu  Man Tap Luc Thu and I had gotten a microfilm copy of the 1904 French translation in Revue Indochinoise from the library at the University of California (That was before the University of California lost its Vietnam studies program). But, of course,  we all knew that that translation was only partial and maybe not reliable. So, not  being able to do research on the topic in Vietnam because of the war, I did my  dissertation research in the Philippines, graduated in 1969, and proceeded to follow  my main career in Community Development at Southern Illinois University. But, of  course, I never forgot about Vietnam and my Ede friends in Banmethuot. 

So, in 1974 I moved to the University of Arkansas, still mostly in Community  Development, but there I met a Vietnamese doctor, Dr. Pham Liêm, who was also  interested in the topic, and we talked about it whenever we met. I used to stay at his  home when I went there. He never returned to Vietnam because, as he told me, his  family had ties to the Nguyen Dynasty and he would likely have trouble if he went  back. The years passed, my wife passed away in 1999, I retired from the University  in 2001 and moved away to Albuquerque, NM, where I am now in 2007. Several  years ago, out of the blue, I received a telephone call from Dr. Liem. He simply said “I found he book!” and I knew immediately what it was. It was your book. He had  found it in a used bookstore in Southern California. He sent it to me, and I  immediately began trying to read it, but soon I realized that I would simply have to  translate it, partly for myself but also because I realized that it was a very important  book, and noy only because of the entire translation of the Han Viet text but also because of the extensive review and critique which you present of all of that which  others have written on the topic. However, I soon encountered a problem. Nhat Le  had made a mistake in the binding, so my copy had nearly about 90 pages twice,  and, thus, missed another 90 pages. However, the entire translation of Han Viet was  there, so I could still proceed with what was really fascinating to me to read the  detail presented by Nguyen-Tan. So, then I began to look for a better copy, and that  is when I learned about the Hanoi publication in 2019. I did not even try to get it but  continued to search for your original version. I finally succeed in getting it from  some book seller (I don’t remember the name) in Alabama, so then I could proceed  with the whole thing. That was about at the time when the Covid pandemic hit so,  even though I couldn’t go out much, I always had something to keep me busy. And, I  must say, Google Translator has been very helpful. The book, now, is completely  falling apart.) 

Once again, I want to say that maybe you and I are the only ones who know  it, but this is an extraordinary important book. It needs, above all things, to be in the  libraries of Universities which intend to have programs on Southeast Asia but,  unfortunately, they probably only have the Hanoi version. That is true of Cornell.

Then, of course, I wanted to contact you since at I would need to have your  permission to publish. Using the information in the book I could not find you. So,  just about two months ago I decided to engage a private investigator, giving him the  information about you which is in the book. The very next day he sent me a list of 8  people with the name “Nguyen” who had had some relationship to your house  address which is in the book. He sent me the names, addresses, and telephone  numbers. I called all of them. None answered me but in two or three cases I received  a message to leave my number and the person would call back. That very evening your niece, Christine Nguyen, called me. She said “You want to talk to my uncle?  So, I will patch him in on the phone right away.” And you know the rest. 

Peace, 

Don 

Tạm dịch: 

Anh Giáo Sư Cung quý mến, 

Xin cám ơn về lá thư của anh. Tôi đã biết về những phức tạp khả thể liên hệ tới “Tháng Tư Đen”. Ngay chính tôi đã không bị hiểm nguy vào tháng Tư, 1975,  nhưng biết bao bạn bè của tôi, gồm cả người “con trai” bảo trợ của tôi Vũ Văn Kiên  chắc chắn đã bị. Và trong bất cứ trường hợp nào, cũng không có gì vội vàng về vấn  đề này, như tôi đã hằng làm việc trên cuốn sách của anh trong nhiều năm nay rồi. Vậy thì đây là câu chuyện bằng cách nào tôi có được cuốn sách của anh.  Trước hết, hãy quay lại vào những năm 1960 khi tôi đã tốt nghiệp tại Trường Đại  Học Cornell, tôi đã biết về sách Vũ Man Tạp Lục Thư và tôi đã có một bản sao micro  phim của bản dịch bằng tiếng Pháp năm 1904 đăng trong Revue Indochinoise lấy từ thư viện của Trường Đại Học California (Điều đó diễn ra trước khi Trường Đại Học  California mất chương trình Việt Nam học.) Nhưng, dĩ nhiên, những điều chúng ta  đã biết rằng bản dịch đó chỉ là một phần thôi và có thể không đáng tin cậy. Như vậy,  vì không thể làm công tác nghiên cứu trên chủ đề ở Việt Nam được vì chiến tranh,  tôi đã phải nghiên cứu về luận án của tôi ở Phi Luật Tân, và đã tốt nghiệp năm 1969,  và tiến hành theo đuổi nghề nghiệp chính của tôi trong ngành Phát triển Cộng đồng tại Đại Học Southern Illinois. Nhưng, dĩ nhiên, tôi không bao giờ quên Việt Nam và những người bạn Ê đê của tôi tại Ban Mê Thuột. Rồi thì, năm 1974 tôi chuyển về Đại Học Arkansas, hầu hết vẫn còn trong  ngành Phát triển Cộng đồng, nhưng ở đó tôi đã gặp một bác sĩ người Việt, Bác sĩ Phạm Liêm, là người cũng thích thú trong chủ đề này, và chúng tôi đã nói về chủ đề đó khi gặp nhau. Tôi thường hay ở lại nhà ông ta khi nào tôi đến đó. Ông ta không  bao giờ trở lại Việt Nam bởi vì, như ông ta nói, gia đình ông có nhiều liên hệ với  Triều Nguyễn và ông ta sẽ gặp rắc rối nếu ông trở lại nơi đó. Nhiều năm trôi qua,  vợ tôi qua đời năm 1999, tôi về hưu khỏi Trường Đại Học năm 2001 và chuyển đổi  về Albuquerque, New Mexico, nơi tôi sống năm 2007 cho đến nay. Vài năm trước  đây, thật là bất ngờ, tôi nhận được một cú điện thoại từ Bác sĩ Liêm. Ông ta chỉ nói  vỏn vẹn “Tôi đã gặp cuốn sách” và tôi biết ngay tức khắc đó là cái gì. Đó là cuốn  sách của anh. Anh ta tìm gặp được nó trong một tiệm sách cũ ở Nam California. Anh  ta gửi cho tôi, và tôi lập tức cố gắng đọc, nhưng sau đó nhận thấy rằng tôi phải dịch  nó ra, một phần cho tôi nhưng cũng vì tôi nhận ra rằng đây là một cuốn sách rất  quan trọng, và không chỉ vì toàn bộ bản dịch Hán Việt nhưng cũng vì sự tra cứu lại  rộng rãi và sự phê bình mà anh trình bày lại tất cả những cái mà các tác giả khác  đã viết trên chủ đề này. Tuy nhiên, sau đó không lâu tôi đã gặp phải một vấn đề. Nhà xuất bản Nhật-Lệ đã có khuyết điểm khi đóng bìa cuốn sách, bởi vậy cuốn sách đáng  ra phải hai lần 90 trang, và vậy là mất đi 90 trang khác. Tuy nhiên, toàn bộ phần  dịch Hán Việt đã có đó, vì thế tôi còn có thể tiến hành với cái mà thực sự kích thích với tôi để đọc chi tiết do Nguyễn-Tấn trình bày. Cũng vì vậy lúc bấy giờ tôi bắt đầu  tìm một bản tốt hơn và đó là khi tôi nghe có bản in của Hà Nội năm 2019. Tôi vẫn  không màng cố gắng để có bản in đó nhưng tiếp tục tìm bản dịch gốc của anh. Cuối  cùng tôi đã thành công khi kiếm được nó từ một vài người bán sách (tôi không nhớ tên) ở Alabama, vậy là tôi có thể tiến hành với toàn bộ cuốn sách. Bấy giờ là lúc cơn  dịch Covid bùng phát mạnh, mặc dù tôi không thể đi ra ngoài nhiều, tôi cũng đã luôn có một cái gì đó giữ cho tôi bận bịu. Và tôi phải nói máy dịch Google thật là rất hữu ích. Bây giờ thì cuốn sách đã hoàn toàn rời ra từng mảnh. 

Một lần nữa, tôi muốn nói rằng có thể anh và tôi là những người biết cuốn  sách đó, nhưng đây là một cuốn sách quan trọng khác thường. Hơn mọi điều khác,  sách này phải được ở trong các thư viện của các trường Đại Học vốn có các chương trình về Đông Nam Á nhưng, bất hạnh thay, có thể họ chỉ có bản Hà Nội. Đó cũng  là điều thực sự xảy đến với Đại Học Cornell.  

Vả chăng, dĩ nhiên, tôi đã cần liên hệ với anh để xin phép anh về việc xuất  bản. Sử dụng mảng thông tin có trong cuốn sách tôi đã không tìm ra được anh. Vì vậy cách đây khoảng hai tháng tôi đã quyết định đi vào việc nhờ một người điều tra  riêng, cung cấp cho ông ta mảng thông tin về anh trong cuốn sách. Ngay ngày hôm  sau ông ta gửi cho tôi một danh sách 8 người với tên họ “Nguyễn” là những người  có một vài liên hệ với địa chỉ nhà anh trong cuốn sách. Ông ta đã gửi cho tôi những  tên, địa chỉ, và các số điện thoại. Tôi đã gọi tất cả họ. Không ai trả lời tôi nhưng trong hai hoặc ba trường hợp tôi đã nhận được một lời nhắn để lại số phone của tôi  và người sẽ gọi lại. Ngay chiều hôm đó, cháu gái của anh, Christine Nguyen, đã gọi  tôi. Cô nói: “Ông muốn nói chuyện với cậu của tôi không? Vậy thì, tôi sẽ dàn xếp  với cậu để nói chuyện với ông ngay bây giờ.” Và anh đã biết câu chuyện tiếp đó. 

Chúc bình an, 

Don (viết tắt chữ Donald). 

Ngày 23/5/2024, tôi viết một mail gửi cho GS Donald Eugene Voth mời ông  về New York tham dự lễ giỗ lần thứ 154 cụ Nguyễn Tấn (1822-1871) do hậu duệ 5  đời của cụ tổ chức tại Staten Island, New York, GS Voth đã viết thư hồi đáp cho tôi  như sau: 

Dear friend, 

Thank you for your kind words and, especially, for the invitation to attend the  celebration of the great Đại-Việt General, Nguyễn-Tấn in a few days. I would love to be able there as that would open up for me a window into not only the great  Nguyễn-Tấn’s descendants, but also a larger world of Vietnamese scholarship - not  to mention the two of us being able to meet. However, at 88 years of age (Thankfully  still quite well), and having, during the last 20 years, done so much international 

travel (more than 20 times to Vietnam, plus Africa and Haiti; sometimes spending  nights on the floor in airports, losing luggage, etc.), it would take a direct order from  the deceased general himself to get me on an airplane again! 

I shall write a letter to the descendants you listed expressing my own high  respect to the Great Nguyễn-Tấn and his honorable family, which, I hope, you may  also relay to them. 

Then we may get on with the translation. It should, now, be easier since the  vocabulary of the Vũ Man Tạp Lục Thư is usually straightforward and simple. 

Peace, 

Don 

P.S. If possible, a picture or two of the event would be appreciated. Also,  please free to share the translation or any part of it with the members of the family.  In fact, if you would like, I could quickly send you a link to an up-dated*.pdf. 

Tạm dịch:

Bạn thân mến, 

Cám ơn bạn vì những lời lẽ tốt đẹp và, nhất là vì lời mời tham dự vào lễ giỗ của vị tướng lớn nước Đại-Việt, cụ Nguyễn Tấn trong vài ngày tới đây. Tôi cũng rất  vui muốn có dịp hiện diện ở đó là dịp để mở ra cho tôi một cánh cửa không chỉ với  các lớp hậu duệ của cụ Nguyễn Tấn, nhưng còn là với một thế giới rộng rãi của giới trí thức Việt Nam - không nói đến việc chúng ta có thể gặp gỡ nhau. Tuy nhiên, ở tuổi 88 (Cám ơn là vẫn còn hoàn toàn khoẻ mạnh), và, trong suốt 20 năm vừa qua,  đã trải qua nhiều chuyến hành trình quốc tế (hơn 20 lần đi Việt Nam, cùng Phi Châu  và Haiti; thỉnh thoảng đã trải qua nhiều đêm ngủ trên sàn các phi trường, mất cả hành lý, v.v…), nay tôi lại đang nhận được lệnh trực tiếp từ chính vị tướng đã mất  bảo tôi phải bước lên máy bay một lần nữa! 

Tôi sẽ viết thư cho những hậu duệ anh đã kê tên để bày tỏ niềm kính trọng cao  vời của riêng tôi đối với Bậc Lớn Nguyễn Tấn và gia đình trọng vọng của ngài, lá thư mà tôi hy vọng anh sẽ chuyển dùm đến họ. 

Và rồi chúng ta có thể lại tiếp tục với bản dịch. Bây giờ nó sẽ trở nên dễ dàng  hơn vì từ vựng của Vũ Man Tạp Lục Thư vốn thông thường là dễ hiểu và đơn giản. 

Chúc bình an, 

Don 

T.B. Nếu có thể gửi cho tôi một hay hai tấm ảnh cuộc lễ thì quý hóa lắm. Xin  cũng cứ tự nhiên chia xẻ bản dịch của tôi hoặc bất cứ phần nào với các thành viên  của gia đình. Nếu anh muốn tôi sẽ mau mắn gửi đến anh một đường link dẫn tới bản  pdf đã cập nhật. 

Donald E. Voth, Ph.D. 

Professor of Rural Sociology, Emeritus 

University of Arkansas, Fayetteville, AR 

4323 Balcon Ct., NW 

Albuquerque, NM 87120 

Sau đây là bức thư GS Voth đã viết gửi cho anh Nguyễn Khánh Phan và chị Nguyễn Thoại Ngọc, là hai người con của cụ ông Nguyễn Lương và cụ bà Cao Thị Văn Dao (cả hai cụ đã mất) tại New York.

Donald E. Voth, Ph.D. 

Professor of Rural Sociology, Emeritus 

University of Arkansas 

4323 Balcon Ct., NW, Albuquerque, NM 87120 

May 23, 2024 

Mr. Khánh Phan and Thoại Ngọc Nguyễn 

37 Yale Street 

Staten Island, NY 10303 

Dear Friends, 

I am writing to you to join with you remotely in the celebration of your  ancestor, the Great General and Pacification and Consolation Officer (Tiễu-Phủ Sứ), Nguyễn-Tấn (1822-1871). My friend and colleague, Professor Nguyễn-Đức Cung, informed of this event and invited me to attend. However, for a number of  reasons, including my advanced age (88), I am sorry that I must decline. 

I have been engaged with Vietnam since 1958 when I first went there to work  at a leprosy hospital in the forest near Banmethuot. There I learned the Ede  language, began to try to learn Vietnamese, and became interested in the history  Viet/Minority relationships. Then, in the 1960’s when I was at the Southeast Asia  Program at Cornell University I learned of the ancient document, Vũ Man Tạp Lục  Thư, which your ancestor had written in Hán-Việt in 1871. I was able to obtain a  copy of the partial translation into French in Revue Indochinoise in 1904. Then, in  early 2000, a Vietnamese friend found, in a used bookstore in Southern California,  professor Nguyễn-Đức-Cung’s book “Lịch-Sử Vùng Cao Qua Vũ Man Tạp Lục  Thư,” which he sent to me. I was amazed, realizing that now we have, not only an  extensive review and commentary on the literature and history of Viet/Minority relationships during the early phases of the Nam-Tiến, but also a complete  translation of Nguyễn-Tấn’s original document. I realized immediately that  Professor Cung’s book is the definitive work on the entire topic and that, as such,  it must also be available in English translation. So, although my own Vietnamese is  rusty fromlack of use, that is what I have been doing. Recently I was able to find and  contact professor Cung, so we have been working together to produce a complete  English translation of his entire Lịch-Sử Vùng Cao Qua Vũ Man Tạp Lục Thư.  Hopefully it shall soon be ready for publication.

So, Greetings to all of you, and please accept my expression of respect and  honor to the Great Đại-Việt General, Nguyễn-Tấn, for his achievements, the  meticulous production of the document in question, and the humane manner in  which he cared for the mountain minorities of Quảng-Ngãi as the Pacification  and Consolation Officer (Tiễu-Phủ-Sứ). 

Sincerely, 

Donald E. Voth 

e-mail: dvoth@uark.edu 

Tel. 505 792 0182 

Tạm dịch: 

Ông Khánh Phan và Bà Thoại Ngọc Nguyễn 

37 Yaly Street 

Staten Island, NY 10303 

Các bạn thân mến, 

Tôi viết cho các bạn để được tham dự từ xa lễ kỵ của tổ tiên các bạn, vị Đại  Tướng Tiễu-Phủ-Sứ, Nguyễn-Tấn (1822-1871). Người bạn và đồng nghiệp của tôi,  Giáo Sư Nguyễn-Đức-Cung, đã thông báo cho tôi biết về biến cố này và đã có mời  tôi tham dự. Tuy nhiên, vì một số lý do gồm có tuổi tác đã lớn của tôi (88t), tôi lấy  làm tiếc phải từ chối. 

Tôi đã dấn thân với Việt Nam từ năm 1958 khi lần đầu tiên tới đó làm việc  trong một bệnh viện cùi ở trong rừng gần Ban Mê Thuộc. Ở đó tôi đã học tiếng Ê đê, đã bắt đầu học tiếng Việt Nam, và đã trở nên thích thú trong lịch sử các mối liên  hệ giữa người Việt và người Thiểu số. Rồi trong những năm của thập niên 1960 khi  đã theo học Chương Trình Đông Nam Á tại Đại Học Cornell, tôi đã biết một tài liệu  cổ, Vũ Man Tạp Lục Thư mà tổ tiên các bạn đã viết bằng chữ Hán-Việt năm 1871.  Tôi đã có một bản sao một phần bản dịch bằng tiếng Pháp trên tạp chí Revue  Indochinoise năm 1904. Rồi, trong đầu năm 2000, một người bạn Việt Nam của tôi đã tìm thấy trong một tiệm bán sách cũ ở Nam California, cuốn sách của giáo sư Nguyễn-Đức-Cung mang tựa đề “Lịch-Sử Vùng Cao Qua Vũ Man Tạp Lục Thư” và anh ta đã gửi cho tôi. Tôi đã kinh ngạc nhận ra rằng bây giờ chúng tôi đã có không chỉ là một cái nhìn lại rộng lớn và sự phê bình về văn chương và lịch sử của những  mối quan hệ Việt/Sắc tộc thiểu số trong những giai đoạn đầu của cuộc Nam Tiến,  nhưng còn là một bản dịch đầy đủ về tài liệu nguyên bản của Nguyễn-Tấn. Tôi đã  nhận ra tức khắc rằng cuốn sách của Giáo sư Cung là một tác phẩm rõ ràng và  có quyền lực cuối cùng trên toàn bộ chủ đề, và rằng như vậy cuốn sách cũng có  khả năng phải được phổ biến qua một bản dịch Anh ngữ. Vì vậy, mặc dù tiếng Việt  của tôi đã rỉ sét vì thiếu sử dụng, đây là cái mà tôi đang làm. Gần đây tôi đã tìm ra  và tiếp xúc Giáo sư Cung, nhờ thế chúng tôi đang làm việc với nhau để cho ra  một bản dịch Anh ngữ đầy đủ toàn bộ cuốn sách của ông ‘Lịch-Sử Vùng Cao Qua  Vũ Man Tạp Lục Thư.’ Hy vọng chẳng bao lâu cuốn sách sẽ sẵn sàng được xuất  bản. 

Vì vậy, xin gửi những lời chào mừng nồng nhiệt đến tất cả mọi người, và xin  nhận lấy lòng tỏ bày niềm kính trọng và vinh dự của tôi đến với vị Đại Tướng của  Đại-Việt, cụ Nguyễn-Tấn, đối với những công đức của ngài, công trình tư liệu tỉ mỉ như một vấn đề quan trọng, và thái độ nhân bản của ngài đã bày tỏ đối với các  sắc dân thiểu số ở Quảng-Ngãi khi ở trong vai trò Tiễu-Phủ-Sứ. 

Thành thật, 

Donald E. Voth 

e-mail: dvoth@uark.edu 

Tel. 505 792 0182 

3.- Về bài thi ngẫu hứng đầy cảm xúc. 

Trước khi về New York tham dự cuộc lễ kỵ long trọng nói trên tôi đã sáng tác  bài thi chữ Hán sau đây theo thể lục bát để viết về sự nghiệp của cụ Nguyễn Tấn  trong lịch sử dân tộc nói chung và Quảng Ngãi nói riêng. Tôi đã in ra nhiều bản bài  thi này để gửi đến các tầng lớp hậu duệ của cụ trong dịp gặp gỡ này để kỷ niệm và cũng để nói lên tấm lòng của tôi đối với cụ Nguyễn Tấn. 

Bản Hán tự: 

阮 晋 行 狀 感 懷


壹 百 五 十 年 餘 

撫 蠻 雜 錄 古 書 留 傳. 事 情 透 到 深 淵 

阮 家 征 討 政 專 壹 時. 阮 將 公 古 來 希 

立 功 立 德 廣 知 人 神. 蠻 敬 服 漢 受 恩 

邊 疆 遂 定 堡 鄰 造 成. 立 言 至 在 立 名 

憂 民 愛 國 運 行 正 心. 高 原 廣 義 難 尋 

將 公 勦 治 深 林 險 泉. 蠻 民 依 勢 山 川 

盜 徒 倨 傲 飢 年 苦 寒. 漢 民 哭 恨 多 端 

叫 天 怨 地 茫 茫 淚 愁. 幸 嗚 !阮 將 出 頭 

朝 庭 進 表 封 侯 靖 蠻. 三 年 盡 掃 已 安 

挽 囘 綱 紀 邊 關 復 平. 皇 朝 疆 閾 匀 明 

竫 蠻 長 累 定 型 兩 分. 温 溪 號 字 子 雲 

將 公 阮 晋 出 軍 戰 雄. 撫 蠻 雜 錄 書 中 

計 索 作 動 圖 隅 陣 排. 東 撃 西 突 塵 埃 

高 山 闊 地 心 懷 故 . 惡 泉 嵐 瘴 風 霜 

碑 題 史 筆 四 方 謝 情. 文 章 遺 藁 留 名

壹 編 陣 法 雲 程 千 秋

 * * 

今 天 仰 望 冥 幽 

神 通 格 感 護 扶 子 孫

友 朋 近 血 肉 存 

靈 威 證 鍳 江 山 念 情

 阮 德 恭 晚 輩 謹 筆.  

Viết nhân ngày lễ giỗ 154 năm Cụ NGUYỄN-TẤN,  

tác giả sách Vũ Man Tạp Lục Thư. 

N.Đ.C. 

Phiên âm bản Hán tự: 

Nhất bách ngũ thập niên dư 

Vũ Man Tạp Lục1cổ thư lưu truyền 

Sự tình thấu đáo thâm uyên 

Nguyễn Gia chinh thảo, chính chuyên nhất thì.2 

Nguyễn Tướng Công cổ lai hi, 

Lập ngôn 3, lập đức4, quảng tri nhân thần. 

Man kính phục, Hán 5thụ ân, 

Biên cương toại định, bảo lân 6tạo thành. 

Lập công 7chí tại lập danh 

Ưu dân, ái quốc, vận hành chính tâm. 

Cao nguyên Quảng-Nghĩa nan tầm 8 

Tướng quân tiễu trị, thâm lâm hiểm tuyền. 

Man dân ỷ thế sơn xuyên, 

Đạo tặc cứ ngạo, cơ niên khổ hàn. 

Hán dân khốc hận, đa đoan 

Khiếu thiên, oán địa, mang mang lệ sầu. 

Hạnh ô! Nguyễn Tướng xuất đầu9

Triều đình tiến biểu, phong hầu Tĩnh Man. 

Tam niên tảo tận, dĩ an 

Vãn hồi cương kỷ, ải quan tịnh bình. 

Hoàng triều cương vực phân minh 

Tĩnh Man Trường-Luỹ10 định hình lưỡng phân. 

Ôn-Khê hiệu 11, tự Tử-Vân 12

Tướng Công NGUYỄN-TẤN xuất quân chiến hùng. 

VŨ MAN TẠP LỤC thư trung, 

Kế sách tác động, đồ ngung trận bài. 

Đông kích, tây đột, trần ai, 

Cao sơn khoát địa, tâm hoài cố hương. 

Sơn tuyền, lam chướng, phong sương, 

Bi đề, sử bút, tứ phương tạ tình. 

Văn chương di cảo lưu danh, 

Nhất biên trận pháp, vân trình thiên thu… 

* * 

Kim thiên vọng tưởng thâm u 

Thần thông cách cảm hộ phù tử tôn. 

Hữu bằng cận, huyết nhục tồn 

Linh uy chứng giám, giang sơn niệm tình. 

Nguyễn Đức Cung vãn bối cẩn bút. 

Dịch thơ: 

Cảm hoài về Sự nghiệp cụ Nguyễn Tấn (1822-1871) 

Một trăm năm chục niên dư 

Vũ Man Tạp Lục sách xưa lưu truyền

Sự tình thật rõ thâm uyên, 

Giống nòi Nguyễn Tộc chính chuyên một thì. 

Nguyễn tướng công thật hiếm khi 

Lập công, lập đức, dấu ghi giữa trần. 

Man kính phục, Hán thụ ân 

Biên cương ổn định, bảo lân tạo thành.

Lập công cho chí lập danh 

Thương dân, yêu nước để giành trong tim Vùng cao Quảng Ngãi khó tìm 

Người ra dẹp giặc, rừng xanh, ác tuyền. Dân man cậy thế sơn xuyên 

Đạo đồ hung hãn, liên niên khốn nàn. 

Người Kinh khóc giận đa đoan 

Kêu trời, oán đất, mang mang giọt sầu. May sao! Tướng Nguyễn xuất đầu 

Sớ dâng chín bệ, phong hầu Tĩnh Man. Ba năm đánh dẹp mọi hoang 

Đem về cương kỷ, ải quan phục bình. 

Đất ta, xứ Mọi, quân minh 

Tĩnh Man Trường-Luỹ10 định hình phân phân.  Hiệu Ôn-Khê, tự Tử-Vân 

Tướng công NGUYỄN TẤN xuất quân oai hùng. VŨ MAN TẠP LỤC THƯ chung 

Kế sách liệu định, bên trong luận bài 

Đông kích, tây đột, bụi bay 

Núi cao, đất rộng, lòng này nhớ thương. Những ngày lam chướng, phong sương Bia đề, sử viết, bốn phương cảm hoài 

Văn chương còn lại chút này 

Truyền ban trận pháp, theo mây về trời… 

 * 

* * 

Hôm nay vọng tưởng xa xôi 

Kính dâng tiên tổ những lời nỉ non. 

Này đây bè bạn, cháu con 

Khôn thiêng chứng giám, giang sơn niệm tình. Kẻ hậu bối Nguyễn Đức Cung kính cẩn đề thi. 

*Philadelphia, PA ngày 19 tháng Tư năm Mậu Thìn (tức  ngày Chúa Nhật 26/5/2024).


Chú Thích

1.- Vũ Man Tạp Lục Thư, tác phẩm đầu tay bằng chữ Hán của cụ Nguyễn Tấn, viết sau khi  đánh dẹp xong các cuộc nổi loạn của người Thượng tại Quảng Ngãi (1869). Tác phẩm độc đáo này  được truyền cất giữ kỹ trong nhà (bí vu gia), chỉ con cháu mới được coi, dùng làm cẩm nang để đánh giữ người Thượng ở tỉnh này. Năm 1904, Tạp chí Revue Indochinoise đem dịch ra tiếng Pháp,  dung lượng khoảng 1/10 tác phẩm mà có nhiều chỗ dịch sai vì dịch giả không đọc thông chữ Hán  và không biết về lịch sử Việt Nam. 

Năm 1971, ông Nguyễn Đức Cung đã được gia đình cụ Nguyễn Lương uỷ thác cho công  trình này để dịch lại trong Tiểu luận Cao Học Sử đệ trình tại Viện Đại Học Huế ngày 30.11.1974.  Công trình của dịch giả được xếp học vị Ưu Hạng (maxima cum laude) niên học 1974-1975. 

2.- Nhờ quyển sách Vũ Man Tạp Lục Thư, cụ Nguyễn Thân (1853-1914) đã dẹp tan các  cuộc nổi dậy của người Thượng tại vùng cao bốn tỉnh Nam Ngãi Bình Phú, giữ yên cho đất nước  trong thời gian gần một thế kỷ. Như vậy dòng tộc Nguyễn Công được kể là chuyên trị vùng cao ở Quảng Ngãi. 

3.- và 4.- Lập công, lập đức, và lập ngôn (ct 7): Ba tiêu chí hành động bất hủ của kẻ sĩ ngày  xưa, được nhắc lại trong bài tựa cuốn sách Vũ Man Tạp Lục Thư do cụ Cao Xuân Dục viết (xem  Lịch sử vùng cao qua Vũ Man Tạp Lục Thư, bản in năm 1998, Nhà xb. Nhật-Lệ, trang 107). 

5.- Hán thụ ân: Ngày xưa dân VN lên cao nguyên sống chung với người Thượng (qua buôn  bán) được gọi là Hán dân chứ không gọi là Việt dân (sau này mới gọi là người Kinh). Tôi dùng lại  chữ Hán dân như trong cách dùng của cụ Nguyễn Tấn trong sách Vũ Man Tạp Lục Thư

6.- Bảo lân: đồn bót của quan quân ta trong xứ Thượng, sau khi đánh dẹp xong. 7.- Chú thích đã nói ở trên (lập công). 

8.- Nan tầm: Khó tìm cho được có người giỏi và tâm huyết để đảm trách việc đánh dẹp. 

9.- Xuất đầu: chỉ việc cụ Nguyễn Tấn tình nguyện về quê đánh dẹp giặc Mọi (Xem Lịch sử vùng cao qua VMTLT, trang 74). 

10.- Trường Luỹ nằm phía tây tỉnh Quảng Ngãi, dài 180 km ngăn chia vùng cao nguyên  thành hai khu vực đông và tây. Luỹ dài này được xây từ thời Lê Văn Duyệt (Xem VMTLT, Nguyễn  Đức Cung trang 223). Chúng tôi đã nói nhiều trong sách VMTLT. Hiện nay Cơ quan EFEO của  Pháp gồm nhiều nhân viên trong đó có Andrew Hardy, Nguyễn Thiệp (trong dòng tộc cụ Nguyễn  Tấn, cụ Nguyễn Công Văn), Đào Thế Đức (cháu nội Đào Duy Anh) cùng một số nhà nghiên cứu như Lê Hồng Khánh, Hội viên Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, … đã tiếp tục nghiên cứu về 

Trường Luỹ trong suốt 10 năm nay. Là một Tiến Sĩ ngành Nhân Chủng Học Xã Hội Học (Rural  Sociology) xuất thân từ Viện Đại Học Cornell, New York, dạy học tại Viện Đại Học Arkansas,  Giáo Sư DONALD EUGENE VOTH, 88 tuổi, bạn cũ của GS Nghiêm Thẩm, GS Nguyễn Đình  Hoà của VNCH, trong thư gửi cho chúng tôi May 14, 2024 cho biết khoảng đầu năm 1970 ông 

nhận được một cú phone của một viên phi công trực thăng Mỹ đang bay, phát hiện ra Trường Luỹ tức Tịnh Man Trường Luỹ ở phía tây Quảng Ngãi, đã hỏi ông ta về cái luỹ dài này. Trường Viễn  Đông Bác Cổ đang tiếp tục cuộc nghiên cứu về Trường Luỹ trong đó công lao của cụ Nguyễn Tấn  và cụ Nguyễn Thân và các tướng lãnh đượng thời đã đổ ra rất nhiều. Hy vọng trong tương lai Nhà  nước VN lưu tâm đến kỳ tích này để biến thành cơ sở tham quan du lịch. (Phân phân là rõ ràng),  lấy từ ca dao Việt Nam: Nói cho phải phải phân phân, Cây đa cậy thần, thần cậy cây đa). GS. DONALD EUGENE VOTH cũng cho biết đã hoàn tất công trình phiên dịch cuốn sách của chúng  tôi, Lịch sử Vùng Cao qua Vũ Man Tạp Lục Thư (bản in năm 1998 tại Philadelphia, PA) ra Anh  ngữ và sẽ xuất bản trong thời gian tới đây. 

11.- và 12.- Tức là tên hiệu (tên lớn lên, bút hiệu), tên tự (tên hồi nhỏ) của cụ Nguyễn Tấn. 

Thay lời kết 

Để khép lại bài viết khá dài này như là một “lời kết”, tôi xin trích dẫn nơi đây  một đoạn thư (viết ngày 9 tháng Năm, 2024) của hai người em kết nghĩa Khoan  Nguyễn và Kim Loan ở California (là những người trẻ tuổi, trí thức đã được TS Charles Keith nhắc đến với lời cảm ơn trang trọng trong tác phẩm Công Giáo Việt  Nam, Từ Đế chế đến Quốc gia ) khi được tôi san sẻ tin vui về việc GS Donald Eugene  Voth đã tìm và dịch cuốn sách “Lịch sử vùng cao qua Vũ Man Tạp Lục Thư” của tôi  ra Anh ngữ. 

Họ viết như sau: 

Thật đúng là tin vui và điều kỳ lạ khi Anh được một giáo sư Hoa Kỳ, ông  Voth lưu ý đến quyển sách VŨ MAN TẠP LỤC THƯ. Dù chỉ là một tiểu luận để lấy  bằng cao học, nhưng chắc chắn nội dung và phương pháp làm việc, nghiên cứu và thông tin rất lý thú của luận văn đã làm cho giáo sư Voth phải muốn liên lạc với tác  giả và còn dịch ra tiếng Anh. Nếu không thấy có ích thì chắc chắn một người tài  giỏi, có học vị và hiểu thông thạo nhiều ngoại ngữ lại muốn dịch tác phẩm của Anh  ra tiếng Anh, vừa mất nhiều thì giờ, vừa có vẻ chủ quan cho rằng tác phẩm của  mình. Đây là một đánh giá rất khách quan và giá trị cho công việc học thuật của  Anh. Hai em xin được chia sẻ niềm vui với Anh và cầu mong cho tác phẩm sớm được  ra mắt cho độc giả Hoa Kỳ. Hình như tác phẩm bằng tiếng Việt đã được in tại Việt  Nam phải không ạ?” 

Nguyễn Đức Cung 

Philadelphia, 29/6/2024


 

53 


Không có nhận xét nào: