Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2021

Trường Thi Tuyển Độc: Trường Can Hành - Thôi Hiệu (Đỗ Chiêu Đức)

 Đường Thi Tuyển Độc : 

                      TRƯỜNG CAN HÀNH  
                                  Thôi Hiệu

                            


         Ngoài việc nổi tiếng với bài thất ngôn bát cú bất hủ là "Hoàng Hạc Lâu", mà Thi Tiên LÝ BẠCH cũng phải chào thua ra, THÔI HIỆU còn nổi tiếng với loạt thơ "Trường Can Hành", gồm 4 bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt mang đậm tính dân gian và tâm lý tình cảm của con trai con gái mới lớn lúc bấy giờ. Xin mời cùng đọc... 

      長 干 行         TRƯỜNG CAN HÀNH  
         其一                    Bài   1
      君 家 何 處 住,     Quân gia xà xứ trú ?    
      妾 住 在 橫 塘。     Thiếp trú tại Hoành Đường.    
      停 船 暫 借 問,     Đình thuyền tạm tá vấn,  
      或 恐 是 同 鄉。     Hoặc khủng thị đồng hương

        其 二                    Bài   2
      家 臨 九 江 水,     Gia lâm Cửu Giang thủy,
      來 去 九 江 側。     Lai khứ Cửu Giang trắc.
      同 是 長 干 人,     Đồng thị Trường Can nhân,
      生 小 不 相 識        Sanh tiểu bất tương thức.
         
                    

* Chú Thích :
    - Trường Can Hành 長 干 行 : Tên một khúc hát trong Nhạc Phủ dựa theo điệu hát dân gian của xứ Trường Can, thuộc huyện Giang Ninh tỉnh Giang Tô hiện nay.
    - Hoành Đường 橫 塘 : thuộc huyện Giang Ninh kể trên, vào đời Tam Quốc nước Ngô cho đắp đê dọc theo giang khẩu ngang qua song Hoài, nên có tên là Hoành Đường.
    - Cửu Giang 九 江 : tức Huyện Cửu Giang, nay thuộc tỉnh Giang Tây.

* Nghĩa Bài Thơ :  
                          Bài 1 
      Nhà chàng ở nơi nào? Nhà thiếp thì ở tại Hoành Đường đây. Dừng thuyền cho thiếp hỏi thăm xem, hoặc giả chúng ta là đồng hương của nhau chăng!?

                          Bài 2 
     Nhà anh ở trên dòng Cửu Giang đây, và anh cũng hay thường lui tới bên cạnh dòng Cửu Giang nầy. Chúng ta đều là người xứ Trường Can cả, vì sanh sau đẻ muộn nên không biết nhau đó mà thôi!

     Ta thấy con trai con gái ngày xưa, vì lễ giáo của Nho phong, nên muốn làm quen với nhau không phải là chuyện dễ dàng gì. Phải tìm một lý do thật chính đáng mới không bị người đời dị nghị; một trong những lý do để làm quen nhau hợp tình hợp lý nhất là: Nhận nhau là đồng hương, là bà con lối xóm của nhau là "hợp pháp" nhất: Nghe giọng miền Bắc thì hỏi có phải là "người Hà Nội" không, Nghe giọng miền Trung thì hỏi có phải là "Người của cố đô Huế" không, còn nghe giọng miền Nam thì hỏi có phải là "Người Sài Gòn" không? Làm quen như thế vừa tự nhiên, vừa thân thiết, vừa dễ "gây cảm tình" với nhau nhứt. Ta thấy cô gái ở Hoành Đường trong bài thơ đã làm quen với người thanh niên mà mình "phải lòng" bằng cách "nhận nhau là đồng hương" như đã nói trên, vừa đỡ bẻn lẻn, vừa không đường đột, lại vừa..."rất dễ thương":
 
        停 船 暫 借 問,  Đình thuyền tạm tá vấn,  
        或 恐 是 同 鄉?   Hoặc khủng thị đồng hương?
       
 Có nghĩa :
           Dừng thuyền cho thiếp hỏi thăm một chút...
        ...hoặc giả ta là đồng hương của nhau chăng?!...
                     
                           


* Diễn Nôm :                  

            KHÚC HÁT XỨ TRƯỜNG CAN

                          Bài 1.
          Nhà chàng ở tận nơi đâu?
          Thiếp thì ở mãi sâu trong Hoành Đường.
          Dừng thuyền thiếp hỏi tỏ tường,
          Hoặc là có phải đồng hương chăng là!?

                          Bài 2.
          Nhà anh ở phía Cửu Giang.
          Ra vào sông Cửu khi nàng còn thơ.
          Sanh sau đẻ muộn ơ thờ,
          Trường Can chung xứ, ai ngờ... chẳng quen!
 
                                                                                                                 
     
    其 三                         Kỳ Tam
下 渚 多 風 浪,      Hạ chử đa phong lãng,
蓮 舟 漸 覺 稀.      Liên chu tiệm giác hi.
那 能 不 相 待       Na năng bất tương đãi
獨 自 逆 潮 歸 ?     Độc tự nghịch triều quy?

    其 四                       Kỳ Tứ
三 江 潮 水 急,      Tam Giang triều thuỷ cấp,
五 湖 風 浪 湧.      Ngũ Hồ phong lãng dũng.
由 來 花 性 輕,      Do lai hoa tính khinh,
莫 畏 蓮 舟 重 !     Mạc uý liên chu trọng!
           崔 顥                     Thôi Hiệu
     
                 

* Chú thích :
   - Hạ Chử 下 渚 : là tên hồ HẠ CHỬ HỒ 下 渚 湖,nằm ở phía đông nam huyện Đức Thanh, thuộc tỉnh Chiết Giang. 
   - Tam Giang 三 江 : là tên gọi chung ba con sông lớn của Trung Hoa là Trường Giang , Hoàng Hà, và Lạng Thương Giang; nếu chỉ miền Đông bắc thì là Hắc Long Giang, Tùng Hoa Giang, và Ô Tô Lý Giang. Còn...
   - Ngũ Hồ 五 湖 : là Động Đình Hồ, Ba Dương Hồ, Hồng Trạch Hồ, Sào Hồ, và Thái Hồ, 5 hồ lớn nhất của Trung Hoa. Nhưng ý ở trong bài thơ trên thì...

     TAM GIANG NGŨ HỒ 三 江 五 湖 là chỉ chung vùng đồng bằng sông nước của xứ Giang Nam Trung Hoa, như Việt Nam ta nói vùng đồng bằng sông nước của Sông Tiền Sông Hậu vậy.

* Nghĩa hai bài thơ :
                               Bài 3
       Hồ Hạ Chữ vốn nhiều sóng to gió lớn lúc về chiều, mà thuyền hái sen cũng đã dần dần thưa đi (vì đã về sớm hết rồi!). Sao có thể không cùng đợi chờ nhau mà lại ngược con nước để đi về một mình chứ?

                               Bài 4
       Tam Giang thì thủy triều lên xuống rất nhanh, rất gấp; còn Ngũ Hồ thì sóng gió rất to rất mạnh. Tính cách của hoa vốn dĩ đã nhẹ rồi, nên không sợ là thuyền hái sen bị nặng! Ý nói: 
    ...Mặc dù thuyền hái được rất nhiều sen nhưng hoa sen vốn dĩ rất nhẹ, nếu muốn về chung thuyền cùng nhau thì cũng không phải sợ là thuyền hái sen phải chở quá nặng!  (Dư sức chở hai đứa cùng đi về chung! Tình tứ và âu yếm chán!)
                     
              

* Diễn Nôm :
   Song Thất Lục Bát:
                              Bài 3 
               Hồ Hạ Chữ vốn nhiều sóng gió,
               Thuyền hái sen lúc có lúc không.
               Sao ta chẳng đợi chung cùng...
               Một mình ngược nước về trong nắng chiều ?

                              Bài 4
               Nước Tam Giang thuỷ triều rất gấp,
               Gió Ngũ Hồ dồn dập sóng lên.
               Hoa kia vốn dĩ nhe tênh...
               Cùng về chớ ngại lênh đênh nặng thuyền !

                                                         杜 紹 德
                                                     Đỗ Chiêu Đức







Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2021

Chuột Chạy Trâu Về & Xuân Tân Sữu (Mai Xuân Thanh)

 Chuột Chạy Trâu Về


Năm Canh Tý, đại dịch đau buồn...!
Đất Mẹ thiên tai, nước lũ tuôn
Vũ Hán, nguyên nhân gây nhiễm bệnh...
Cô Vy thí nghiệm hại lây nguồn
Vaccine Tân Sửu nhu cầu thuận  (1)
Nguyên Đán Y Khoa đáp ứng suôn (2)
Dưỡng Tánh, Cao Đài, Chân, Thiện Mỹ
Tu Tâm, Tích Đức Nợ Trần Buông,,,!

      Mai Xuân Thanh
     Ngày 03/01/2021

(1) Thuậ̀n là thuận lợi
(2) Suôn là suôn sẻ, trôi chảy.


   Xuân Tân Sửu 

Xuân Tết Tân Niên mãn nguyện cười 
Vaccine đầy đủ khỏe đôi mươi 
Công cha nuôi dưỡng cù lao chữ
Nghĩa mẹ cưu mang cúc dục đời 
Bến giác tu hành qua thử thách 
Bờ mê khát vọng luống chơi vơi 
Điện Thờ Phật Mẫu, ai từ thiện ?
Thánh Thất Cao Đài, Đạo sáng ngời...!

Mai Xuân Thanh 
Ngày 03/01/2021









Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2021

Thành Ngữ Điển Tích 71: Mộng (Đỗ Chiêu Đức)

 THÀNH NGỮ ĐIỂN TÍCH 71 :  

                                                    MỘNG                                                     
                                 
                   
                                Dẫu mà tay có nghìn vàng,
                      Đố ai mua được một tràng MỘNG XUÂN !

        Đó là hai câu thơ trong "Cung Oán Ngâm Khúc" của Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều, đoạn tả về nàng cung nữ được hưởng ân sủng của vua, nên mới ví von là "Giấc Mộng Xuân" quí giá vô cùng, dẫu cho có được nghìn vàng trong tay cũng khó mà mua cho được!

       MỘNG XUÂN chữ Nho là XUÂN MỘNG 春 夢, là giấc mộng đêm xuân, là giấc mộng đẹp, ngắn ngủi và rất dễ mất đi của tuổi trẻ, có xuất xứ từ hai câu thơ của Bạch Cư Dị đời Đường:

   來 如 春 夢 幾 多 時?Lai như XUÂN MỘNG kỷ đa thì?
   去 似 朝 雲 無 覓 處。Khứ tự triêu vân vô mịch xứ.
        Có nghĩa :
               MỘNG XUÂN ngắn ngủi bao lăm,
                Đến đi như thể triêu vân mịt mù !

      Triêu Vân 朝 雲 là Mây buổi sáng, muôn hình vạn trạng rất đẹp và cũng rất dễ mất đi trong thoáng chốc. MỘNG XUÂN dùng rộng ra còn có ý chỉ "Giấc mộng yêu đương ân ái say đắm của lứa đôi" như nàng cung nữ đã rất tự hào và hãnh diện ở trên "Dẫu mà tay có nghìn vàng, Đố ai mua được một tràng MỘNG XUÂN?"

      Trong "Chinh Phụ Ngâm Khúc" nàng chinh phụ của Đặng Trần Côn và Đoàn Thị Điểm cũng mơ phút tương phùng cùng chàng chinh phu trong giấc MỘNG XUÂN tình cờ ngắn ngủi:

                    Sum vầy mấy lúc tình cờ,
            Chẳng qua bên gối một giờ MỘNG XUÂN !

                              
                  

      Mộng Xuân là mơ mộng xuân tình, nhưng Giấc Xuân thì lại là giấc ngủ thơ ngây vô tư của các cô gái như Thúy Vân, nhà gặp nạn, chị phải bán mình, nhưng Thúy vân vẫn ngủ ngon lành như không có việc gì xảy ra, kịp đến khi nghe tiếng nức nở của Thúy Kiều trong đêm mới...

                 Thúy Vân chợt tỉnh GIẤC XUÂN,
            Dưới đèn ghé đến ân cần hỏi han ...

        Thường thì các giấc mộng trong văn học cổ hay dùng để chỉ sinh qúy tử, như MỘNG LÂN, MỘNG HÙNG, MỘNG XÀ, MỘNG NGUYỆT, MỘNG LAN... đều chỉ điềm có thai và sinh con. 
 
       MỘNG LÂN 夢 麟, là Nằm mơ thấy Kỳ Lân. Tương truyền, bà mẹ của Đức Khổng Phu Tử là Nhan Trưng mơ thấy kỳ lân sa vào bụng mà sinh ra Khổng Tử, nên gọi Khổng Tử là Mộng Lân Sinh 夢 麟 生, ý nói là Kỳ Lân chuyển thế. Khi Khổng Tử 72 tuổi, lúc đang viết kinh Xuân Thu thì nghe có người đi săn bắn chết một con kỳ lân, bèn ngưng không viết nữa, nên Kinh Xuân Thu còn được gọi là Lân Kinh, và Khổng Tử cũng tạ thế vào năm sau khi 73 tuổi, sau khi đã viết bài thơ sau đây:
 
      唐 虞 世 兮 麟 鳳 游,    Đường Ngu thế hề lân phụng du,
      今 非 其 時 來 何 求,    Kim phi kỳ thời lai hà cầu?
      麟 兮 麟 兮 我 心 憂.     Lân hề lân hề, ngã tâm ưu!
      Có nghĩa :
                          
           

                     Đời Đường Ngu dạo chơi lân phụng,
                     Nay đời cùng đã hết còn đâu?
                     Lân ơi lân hỡi hà cầu,
                     Lòng ta đau xót ai nào có hay!

      Vì tích trên mà sau nầy trong văn học cổ dùng MỘNG LÂN, hay Mơ Thấy Kỳ Lân để chỉ sinh con qúy, cho đến hiện nay, trước phòng hoa chúc của cô dâu và chú rể mới, người ta còn có lệ dán bốn chữ "Kỳ Lân Đáo Thử 麒 麟 到 此" để mong ước được sớm sinh ra qúy tử, gọi là LÂN NHI 麟 兒  như trong truyện Nôm Hoa Tiên Ký của Nguyễn Huy Tự và Nguyễn Thiện:
 
                       Họ Diêu sáng vẻ môn mi,
               Điềm lành sớm ứng LÂN NHI một chàng.

       Song song với MỘNG LÂN, ta còn có MỘNG HÙNG 夢 熊 là nằm chiêm bao thấy gấu. Theo chương Tiểu Nhã, Tư Can của Kinh Thi 詩 經. 小 雅· 斯 干. có thơ như sau:

      維 熊 維 羆, 男 子 之 祥; 
  Duy hùng duy bi, Nam tử chi tường;
      維 虺 維 蛇, 女 子 之 祥。  
   Duy hủy duy xà, Nữ tử chi tường.

  Có nghĩa :
                       
           

                 Như gấu đen gấu vàng, là điềm sinh nam;
                 Như xà như rắn, là điềm sinh gái.

       HÙNG 熊 là từ chỉ chung các loài gấu. BI 羆 là loài gấu lông vàng cao lớn có thể đứng thẳng như người, nên HÙNG BI là chỉ điềm sinh con trai, như trong thơ của Hoàng Sĩ Khải đời Hậu Lê- Mạc- Trịnh:

                     Điềm lành sớm ứng HÙNH BI,
             Trăm trai đầy rẫy khác gì Lạc Long.

       Hay như trong truyện nôm khuyết danh Phương Hoa- Lưu Nữ Tướng:

                    Rằng ta hai độ MỘNG HÙNG,
               Cũng trông khôn lớn tơ hồng xe duyên.

       Còn chữ HỦY 虺 trong bài Kinh Thi trên là rắn hổ mang. Còn chữ XÀ 蛇 là từ chỉ chung các loại rắn, nên theo câu thơ trên thì MỘNG HỦY XÀ là nằm chiêm bao thấy các loài rắn, là điềm sinh con gái, như trong thơ của Chiêu Lỳ Phạm Thái :

                   Phạm đường cũng MỘNG HỦY XÀ,
                   Năm ba thơ ngợi đào hoa nghi kỳ.

                         
         

       Còn trong Thiên Nam Ngữ Lục, một tác phẩm dưới dạng sử ký bằng văn vần, soạn vào đời Hậu Lê, dưới thời Chúa Trịnh Căn có câu:

                     Điềm lành HÙNG HỦY hiện thân,
                     Kể đã ba đời sinh được phu nhân.

       Còn MỘNG NGUYỆT 夢 月 là Mơ thấy mặt trăng rơi vào bụng. Theo sách "Sưu Thần Ký" thì...
       
       Ngô thị, vợ của tướng Tôn Kiên, khi có mang nằm mơ thấy mặt trăng rơi vào bụng mà sinh ra Tôn Sách. Sau có mang Tôn Quyền, lại thấy mặt trời rơi vào bụng. Tỉnh ra nói với Tôn Kiên rằng: "Xưa thiếp thấy mặt trăng mà sanh ra Sách, nay lại thấy mặt trời, là nghĩa làm sao?"  Tôn Kiên bảo rằng: "Nhật Nguyệt là tinh hoa đứng đầu của Âm Dương, là hiện tượng cực quý, con cháu nhà họ Tôn ta tất sẽ làm nên nghiệp lớn sau này"Sau nầy, Tôn Quyền là Chúa của Đông Ngô, nên MỘNG NHỰT, MỘNG NGUYỆT gì đều chỉ có thai sinh qúy tử cả. Trong truyện thơ Nôm Quan Âm Thị Kính có câu:

                  Vết kim tiện kể thiêng thay,
           Báo điềm MỘNG NGUYỆT mãn ngày treo khăn.

               
                     
      MỘNG LAN 夢 蘭 là nằm mơ thấy hoa lan, cũng là điềm báo có thai... 
      Theo sách Tả Truyện 左 傳 : Trịnh Văn Công đời Xuân Thu, có người thiếp có mang nằm mơ thấy thiên sứ tặng cho hoa lan, sau sinh con trai, đặt tên Lan, chính là Trịnh Mục Công sau nầy. Nên MỘNG LAN cũng là điềm chỉ có thai và sanh con qúy, như trong truyện thơ Nôm khuyết danh "Bần Nữ Thán" có câu:

                      Kìa như đông bích lân gia,
             Kẻ đà bốc phượng, người đà MỘNG LAN.     

       Cuối cùng, ta có từ MỘNG ĐIỆP 夢 蝶, là nằm mơ thấy bướm. Mộng Điệp còn gọi là GIẤC ĐIỆP để chỉ giấc ngủ ngon, ngủ say, và vì Bươm Bướm là HỒ ĐIỆP 蝴 蝶, nên còn được gọi là GIẤC HỒ, theo tích sau đây:

                               
              

      Tề Vật Luận trong sách Trang Tử 莊 子• 齊 物 論 có ghi lại câu chuyện như sau: Trang Chu hay nằm mơ thấy mình hóa ra bươm bướm, tiêu dao tự tại bay múa dạo chơi khắp nơi. Khi tỉnh lại rồi thì còn ngờ ngợ tự hỏi rằng: "Không biết là Trang Chu ta hóa ra bươm bướm, hay là bướm bướm đã hóa ra Trang Chu ta đây?!" Có nghĩa là mộng cũng như thực mà thực cũng như mộng.  Nhưng sau dùng rộng ra đều có nghĩa là giấc ngủ mơ màng mà ta hay nghe nói là "Mơ Màng Giấc Điệp", hay như lời hiểu lầm của Thiện Sĩ trong Quan Âm Thị Kính:

                Chàng rằng: GIẤC BƯỚM vừa say,
                Dao con nàng bỗng cầm tay gần kề.

   hay như trong Hoa Tiên Ký của Nguyễn Huy Tự và Nguyễn Thiện:

                     GIẤC HỒ nửa gối mơ màng,
             Chiền đầu đã lọt tiếng chuông mái trường.

       Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu cũng đã thoát dịch hai câu đầu trong bài thơ "Phong Kiều Dạ bạc" của Trương Kế là: "Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên, Giang phong ngư hỏa đối sầu miên" bằng giấc ngủ chập chờn với:

                     Trăng tà tiếng quạ kêu sương,
                Lửa chài cây bến sầu vương GIẤC HỒ.

                               
            

         Khi Kim Kiều tái hợp, Kim Trọng đã "Thong dong lại hỏi ngón đàn ngày xưa". Thúy Kiều cũng đã "Nể lòng người cũ vâng lời một phen" mà đàn cho Kim Trọng nghe. Cụ Nguyễn Du cũng đã mượn tiếng đàn của Thúy Kiều mà nhắc đến điển tích nầy như sau:

                                Phím đàn dìu dặt tay tiên,
                        Khói trầm cao thấp tiếng huyền gần xa.
                               Khúc đâu đầm ấm dương hòa,
                            Ấy là HỒ ĐIỆP hay là TRANG SINH...

          Tiếng đàn mơ màng như mơ như thật, chập chờn không biết là Trang Chu hóa bướm hay bướm hóa Trang Chu...

          Hẹn bài viết tới. 

                                                         杜 紹 德
                                                    Đỗ Chiêu Đức









Vào Đông (Ngô Minh Hằng) & Bài họa của thi hữu Mai Xuân Thanh, Hồng Vân, Lý Đức Quỳnh


VÀO ĐÔNG

Mùa Đông ai đã bắt đầu

Cho mây xám đục một màu không gian

Cho ta tiếc nắng thu vàng

Tiếc cơn gió thổi, nhẹ nhàng lá reo

Tiếc thu vàng rộn đường chiều

Khi mùa Đông với tịch liêu phiến hồn

Đưa tay níu cánh hoàng hôn

Thấy trong vũ trụ nỗi buồn vào Đông

Ngô Minh Hằng

  

Đông Buồn Nhớ Quê Hương

( Qua thơ “Vào Đông” - NGÔ MINH HẰNG )

Mưa dầm gió bấc ướt đầu 
Mây đùn xam xám giống màu thế gian 
Nhớ xưa nắng ấm hanh vàng 
Gió đông Đà Lạt bên đàng thông reo 
Qua vườn cải thảo nương chiều 
Trông hồ Than Thở cô liêu lạnh hồn 
Nhớ thương tình cũ nụ hôn 
Bâng khuâng bạn gái nỗi buồn đêm đông...!

Mai Xuân Thanh 
Ngày 26/01/2021


       THỜI GIAN
Tuyết sương phủ trắng mái đầu
Bởi lo danh lợi sắc màu trần gian
Đêm đêm ngắm ánh trăng vàng
Nghe trong hơi gió nhịp nhàng lời reo
Hắt hiu bóng xế trời chiều
Bơ vơ lạc lõng cô liêu cõi hồn
Ngậm ngùi nắng tắt hoàng hôn
Đâu đây gió thoảng, nỗi buồn vào đông...!

Bạc Liêu/26/1/2021
Hồng Vân

    ĐÔNG LẠNH

Bốn mùa Đông lạnh trên đầu
Không Xuân, tuyết trắng tô màu nhân gian
Nhớ Thu xưa nắng hanh vàng
Bùi ngùi tiếc Hạ nhỡ nhàng gió reo
Hoang mơ nhặt bóng rơi chiều
Hư vô cõi thế,quạnh liêu ngõ hồn
Lạc loài tới đỉnh mê hôn
Thấy trăng hóa thạch giữa buồn bã Đông
Lý Đức Quỳnh 
25/1/2021





Thứ Năm, 28 tháng 1, 2021

Nhớ Xuân Xưa (Hồng Vân) & Bài họa của thi hữu: Cao Bồi Già, Liêu Xuyên, Cao Mỵ Nhân, Hồ Nguyễn , Trần Như Tùng, Lý Đức Quỳnh, Mai Xuân Thanh, Minh Thúy Thành Nội

                                 

                     NHỚ XUÂN XƯA 

Xuân nầy khắc khoải nhớ xuân xưa

Cái thuở ngây thơ chỉ biết đùa

Nồi bánh... đêm chờ, trông bếp lửa

Pháo hoa, tối đợi đón giao thừa

Vô tư, dí dỏm... lời mây gió

Vớ vẩn, hồn nhiên, chuyện nắng mưa

Vời vợi, thời gian... thương cảnh cũ

Mênh mang kỷ niệm...tiếc sao vừa...?

   Bạc Liêu/22/1/2021

Hồng Vân

 

Thơ Họa:

    XUÂN LỮ THỨ 

Đón Tết bây giờ, nhớ tết xưa

Nhớ bao ánh mắt lẫn câu đùa

Cột leo, cậy sức đưa chân thử

Pháo nổ, giành nhau nhặt trái thừa

Xe ngựa xênh xang tuồng mắc cửi

Tiếng cười rổn rảng cứ như mưa

Xuân nơi đất khách, buồn da diết…

Đêm cố chiêm bao, dạ mới… vừa…

CAO BỒI GIÀ

  22-01-2021

 

     BUỒN NHỚ XUÂN ĐỜI

Ngây ngất thơ lòng mãi nhớ xưa,

Chứa chan đời trẻ tuổi vui đùa.

Mai hoa ngát nụ vàng mây nắng,

Cúc huệ tươi màu đẹp gió mưa.

Xây đắp đời mơ duyên chỉ thắm,

Tạo ươm tình mộng giấc xuân thừa.

Hay đâu phận số nhiều tan vỡ…

Cay đắng lệ buồn nói chẳng vừa !

(Bài này có thể đọc ngược )

Liêu Xuyên

 

     SẮC XUÂN XƯA 

Mầu cúc vàng thêm đọng sắc xưa

Biết đâu nắng mới thả mây đùa

Đàn chim én trắng chờ xuân ấm

Nồi bánh chưng xanh đợi Tết thừa

Mới biết pháo hồng tan ngòi nổ

Bởi vì vườn kiểng tạnh cơn mưa

Gia trang tống cựu nghênh tân đẹp

Ly rượu mừng ai đã rót vừa...

Utah  22 - 1 – 2021

CAO MỴ NHÂN

 

THOÁNG BÓNG NGÀY XƯA

Tết đến khiến lòng nhớ chuyện xưa,

Ngày thơ bé nhỏ xóm nô đùa.

Bắp xôi mẹ gói chia không thiếu,

Bánh tét bà chưng cúng có thừa.

Pháo nổ hát hò vang khắp xóm,

Lì xì vui vẻ rộ như mưa.

Thời gian mới đó qua nhanh quá!

Xa lắc xa lơ tưởng mới vừa!

HỒ NGUYỄN

 (23-01-2021)

 

     LẠI NHỚ XƯA

Tuổi già nhìn mới nghĩ về xưa

Cả chuyện nghiêm trang lẫn chuyện đùa

Năm Sửu dắt trâu trêu rắn ráo

Năm Dần vẽ hổ gặp trời mưa

Hầu như mỡ thịt Xuân luôn thiếu

Chỉ có hành dưa Tết cứ thừa

Kí ức hôm nay già lẩm cẩm

Xem ra mọi thứ đã như vừa.

Trần Như Tùng

 

    TẾT VỀ

Luôn rứa, Tết về gợi nhớ xưa

Xuân đang tận tuyệt những vui đùa

Ba Mươi khói sớm cùng hương tối

Mồng Một trà dư với rượu thừa

Đối cảnh tiêu điều mơ cổ tích

Phơi lòng ảm đạm tẩm sầu mưa

Oằn vai nợ gánh ngày thêm nặng

Chúi nhủi đời sao nghĩa sống vừa?!

Lý Đức Quỳnh

  


NHỚ LẠI NGÀY XUÂN THANH BÌNH 

Tháng lụn năm tàn nhớ Tết xưa
Quanh nồi bánh tét, trẻ con đùa
Thức khuya gió lặng, nồi than lửa
Dậy sớm sương tan xác pháo thừa
Quần áo em khoe xinh Tết nắng
Giày Tây anh diện đẹp Xuân mưa
Nhìn về dĩ vãng thân thương trọn
Một thoáng bâng khuâng biết mấy vừa,,,!

   Mai Xuân Thanh
   Ngày 23/01/2021

 
  Hương Xuân Ngày Cũ 
Tết đến xuân về nhớ cảnh xưa 
Hồn nhiên một thủa trọn chơi đùa 
Vui nhìn bánh mức chưng đầy đủ 
Khoái ngắm bình hoa cắm ngập thừa 
Xuống chợ ba mươi còn chút nắng 
Lên Chùa mồng một có nhẹ mưa 
Quê người tiếc nuối hương ngày cũ 
Sống lại từng giây thỏa mộng vừa 
          Minh Thuý Thành Nội
              Tháng 1/23/2021









Thứ Tư, 27 tháng 1, 2021

Cùng Em Đi Dạo Vườn Xuân (Mai Xuân Thanh) & Bài xướng của Chung Văn

Họa:  

CÙNG EM ĐI DẠO VƯỜN XUÂN

( Qua thơ "Lạc Giữa Cung Mây" - CHUNG VĂN )

Sánh bước quanh vườn đẹp ngất ngây !
Cội mai trĩu búp lá đang thay
Cây đào mơn mởn cành bông nở
Bụi trúc la đà nhánh gió lay
Vương vấn dâng trào lên ánh mắt
Luyến lưu cảm động xuống bàn tay 
Niềm yêu chưa tỏ mà thương mãi
Nỗi nhớ bâng khuâng suốt hổm rày...}

    Mai Xuân Thanh
    Ngày 23/01/2021



Bài xướng:
LẠC GIỮA CUNG MÂY

Chỉ nhìn đôi trái đã ngây ngây
Ngọt nước,dừa xiêm khó đọ thay
Chúm chím nụ hồng vương ảo giác
Xinh xinh chiếc rốn chửa bàn tay
U Minh rừng thấp còn xanh lá
Đồng Tháp nhô mình cái diếc lay
Mắt sáng long lanh em đẫm lệ
Chờ anh,chờ mãi suốt đêm rày
Chung Văn




 

Thứ Ba, 26 tháng 1, 2021

Sài Gòn Lạnh Lắm Người Dân Ơi -Vkp.Công Chúa Nhỏ

     SAIGON LẠNH LẮM NGƯỜI DƯNG ƠI

    


Saigon LẠNH ru hồn về quá khứ:

Nhớ Tây Ninh tha thiết - thuở ấu thơ

Co ro đến trường lúc sáng tinh mơ

Đốt lá rụng – Thầy trò cùng sưởi ấm...

*

Vào trường Đạo Đức – bỏ rơi Đồng Ấu

Qua rừng Thiên Nhiên – gió rít bên tai

      LẠNH cóng ngồi sau yên xe anh trai

Lẩm nhẩm học bài – giọng còn ngái ngủ...

*

Tư Thục Văn Thanh hai năm Tứ Ngũ

Đệ Lục đệ Thất – trường Lê Văn Trung 

Áo không đủ ấm – gần Tết LẠNH run

Đến Hè vui đón mảnh Bằng Trung Học...

*

Lên Đệ Nhị Cấp - vào trường Công Lập

Trung Học Tây Ninh – gió bấc mưa phùn

Gió LẠNH Núi Bà gợi bao nhớ nhung

Kẻ ở miền xa bận đang chinh chiến...

*

Công Chúa Nhỏ mơ vòng tay Lính Biển

Đợi Tàu về - đếm từng lá me bay

Ngang Trường Luật – nhưng định mệnh an bày

Rời Đại Học – LẠNH lùng nhìn Biển Mặn...

*

Về lại Tây Ninh tâm tư trĩu nặng

Hình bóng người dưng se sắt con tim

Nhờ nghề dạy học xoa dịu nỗi niềm

Xóa LẠNH lẽo trong lòng Cô Giáo Trẻ...

*

Về Gia Định - xa Tây Ninh tỉnh lẻ

Gởi luôn cái LẠNH lên đỉnh Núi Bà

       Saigon dạo ấy nồng ấm chan hòa

 Hòn Ngọc Viễn Đông giờ đây buốt giá!!!


Saigon Tháng 1/2021 – Tháng Chạp / Canh Tý

– vkp công chúa nhỏ