Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2022

TỪ CHUYỆN RIÊNG CÁ NHÂN ĐẾN CHUYỆN CHUNG CỦA THẾ GIỚI - Hoàng Đằng

 TỪ CHUYỆN RIÊNG CÁ NHÂN ĐẾN                            CHUYỆN CHUNG CỦA THẾ GIỚI

 

Đã hơn 10 ngày rồi, do con cháu bị nhiễm dịch, tôi phải cách ly,

tự nấu để ăn. Con cháu nhờ người giao hàng chuyển thực phẩm

tới để dùng nhiều ngày, cho tiện; vì thế ngày nào tôi cũng ăn 

như ngày nào, tôi phát ớn. Tôi đang muốn thay đổi thức ăn.

Ấy là chuyện riêng của cá nhân tôi – chuyện đơn giản thế thôi.

Từ đó, tôi suy ra con người luôn muốn thay đổi trong công việc,

 trong sinh hoạt.

Cuộc sống hiện tại không bao giờ thỏa mãn con người dù hiện 

tại đó đang ổn định. Thay đổi là nhu cầu của cuộc sống. 

Cuộc sống con người như một dòng nước. Chảy, chảy mãi…

Tuy nhiên, có thay đổi làm cho cuộc sống tiến bộ, con người 

hạnh phúc; có thay đổi gây cho con người đau khổ, đẩy cuộc

 sống lùi về hoang dã, man rợ.

 

Hiện tại, hàng ngày, tôi đang nghe tin chiến tranh ở Ukraina,

 đang xem cảnh chết chóc, tàn phá chiếu trên truyền hình.

Người tiến hành chiến tranh đưa ra rất nhiều lý do để biện 

minh cho hành động của mình. Tuy nhiên, gần như cả thế 

giới không ai đồng tình, đều lên tiếng phản bác những lý do ấy.

Đúng vậy, chuyện gây chiến là chuyện vô lý. Thế tại sao người 

ta làm?

 

Tôi nghĩ cũng tại người ta nhàm chán hiện tại, muốn thay đổi.

 Sống trong hòa bình lâu, chán, người muốn thay đổi 

không khí, phát động chiến tranh.

Có thể họ dư biết chiến tranh, rốt cuộc, chỉ đem đến chết chóc,

 hủy hoại, đau khổ cho muôn triệu người khác và ngay cả 

chính mình... Dù biết vậy, người ta vẫn tiến hành.

Những người phát động chiến tranh vô cớ có thể mắc chứng

 bệnh mà trong tiếng Pháp là sadisme, trong tiếng Anh là 

sadism. Ai mắc bệnh này cảm thấy khoái lạc tột cùng khi làm

 được cho người khác đau đớn. Bệnh này ban đầu chỉ được nói

 trong tình dục, bây giờ đã lan sang những sinh hoạt khác.

Những người phát động chiến tranh vô cớ cũng có thể mắc 

chứng bệnh cảm thấy chung quanh mình luôn có người 

đang hãm hại mình – “tứ bề thọ địch” (bệnh paranoia). Vì 

thế, họ hành động để phòng thân.

Những người phát động chiến tranh vô cớ cũng có thể mắc 

chứng bệnh thích ăn cắp, ăn trộm (kleptomanie trong 

tiếng Pháp; kleptomania trong tiếng Anh) – ăn cắp, ăn trộm 

do thích vì bệnh chứ vật ăn cắp, ăn trộm đem về chẳng để làm 

gì.

Tại sao lãnh đạo những nước có diện tích rộng thênh thang,

 có dân số đông đúc lại cất quân đi đánh để sáp nhập thêm một

 nước nhỏ, để giành giật một hòn đảo nhỏ giữa biển khơi? Họ

 mắc chứng bệnh ăn cướp vặt đó thôi.

 

Người mắc những chứng bệnh vừa kể trên hiện tại trên thế giới

 cũng khá đông; tác động của bệnh cũng rất nguy hiểm. Vậy mà 

cũng lạ… chưa thấy giới y học thế giới nghiên cứu chi để chữa

 trị những chứng bệnh…


Hoàng Đằng

19/3/2022

Không có nhận xét nào: