NGHĨ VỀ GỢI Ý “LẬP LẠI VIỆC HỌC CHỮ HÁN”
CỦA LM. LÉOPOLD CADIÈRE
“Phải chăng nên lập lại việc học chữ Hán và đào tạo một đội ngũ Nho học, đứng trên quản điểm thuần túy học thuật hoặc trên quan điểm thực tiển, họ sẽ đem lại rất nhiều lợi ích..." Đấy là gợi ý của LM. Léopold Cadière (1869 – 1955) trích từ bài viết: “Những người muôn năm cũ. Hồn ở đâu bây giờ?” mà GS. Đỗ Trinh Huệ giới thiệu trên trang facebook của giáo sư hôm 16/10/2019.
Cha Cadière là nhà nghiên cứu về văn hoá Việt Nam vào đầu thế kỷ XX. Trong quá trình nghiên cứu, Cha đã gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận với những tài liệu viết bằng Hán văn của Cha Ông ta trong suốt chiều dài lịch sử; vì vậy, Cha mới đưa ra gợi ý như trên.
Dù ở nước ta thi cử bằng Hán văn đã chấm dứt vào năm 1918, việc dùng chữ Hán trong sinh hoạt của người Việt vẫn kéo dài đến tận bây giờ: liễn đối ở các cơ sở thờ tự, thậm chí ở tư gia, vẫn còn được viết bằng chữ Hán, văn sớ cúng tế theo tín ngưỡng truyền thống vẫn còn viết bằng chữ Hán (nếu không viết bằng chữ Hán được thì dùng chữ Quốc Ngữ để ghi âm Hán Việt)…
Tôi có biết vài ba chữ Hán, đọc hiểu một vài văn bản Hán văn; người trong địa phương thường đến nhờ tôi các việc liên quan đến Hán văn: đọc sắc phong, đọc văn bản mua bán điền thổ ngày xưa, viết văn sớ cúng tế làng họ, viết câu đối đắp ở lăng mộ, đình làng, nhà thờ họ… Tôi cứ khuyên nên dùng chữ Quốc Ngữ và Việt văn; người tới nhờ đa số không chịu, mặc dù họ không hiểu gì khi viết bằng chữ Hán; họ cứ lấy cớ chữ Hán là “chữ của ông bà”, thiêng liêng!!!, còn chữ Quốc Ngữ là chữ của trần tục!!!. Cái ảnh hưởng tiêu cực của văn hoá phương Bắc vào đời sống và nếp nghĩ của dân ta sao tồn tại lâu dài đến thế!
Buồn! Buồn nhưng trước mắt phải chấp nhận, biết làm sao bây giờ!
Ấy là chuyện hiện nay; còn chuyện ngày xưa nữa chứ!
Khối lượng văn bản Hán văn của nước ta khá đồ sộ. Từ trước đến giờ, nhiều bậc thức giả đã dịch thuật một số trứ tác Hán văn của các học giả xưa ra Việt văn, nhưng vẫn còn nhiều, nhiều lắm văn bản viết bằng chữ Hán ở chốn hàn lâm cũng như chốn dân gian.
Không để nguồn mạch văn hoá dân tộc đứt quãng, hiện nay, ở Đại Học, có bộ môn Hán Nôm; dưới chế Việt Nam Cộng Hoà trước kia, có ban Việt Hán ở Đại Học Văn Khoa. Tuy nhiên, dù ở dạng trầm mặc, khối lượng nhu cầu còn rất lớn; số người đào tạo ở cấp đại học quá ít và do thời gian đào tạo quá ngắn đa số không đủ trình độ để đáp ứng công việc và đáp ứng nhu cầu.
Do vậy, từ năm 1959, ở Đại Học Huế, có mở Viện Hán Học – cơ sở tương đương như một phân khoa. Mục đích là đào tạo nhân lực thâm nhập và nghiên cứu kho tàng văn hoá Việt Nam viết bằng Hán văn và giải quyết những gì còn sử dụng Hán văn hiện tại. Đầu vào lấy người tối thiểu có bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp, thời gian đào tạo giai đoạn đầu là 5 năm. Sinh viên ra trường sẽ được bổ dụng: nhân viên các toà đại sứ Việt Nam ở khu vực Đông Á, nhân viên khảo cổ, bảo tàng và giáo sư Hán văn cấp trung học. Giai đoạn hai của việc đàò tạo theo chuyên ngành bổ dụng chưa tính tới; lẽ nào nhân viên toà đại sứ mà không được đào tạo ngoại giao, nhân viên khảo cổ, bảo tàng mà không được đào tạo khảo cổ, bảo tàng, giáo sư trung học mà không đào tạo sư phạm! Đương nhiên số đông sẽ làm giáo sư Hán văn; họ sẽ nhận dạy giờ Hán văn thay thế các nho sĩ địa phương già yếu về nghỉ.
Môn Hán văn dạy ở cấp trung học giúp cho việc sử dụng văn Việt và tiếng Việt chuẩn xác, khỏi rối loạn, giúp khai tâm về Hán văn cho những ai muốn nghiên cứu lâu dài và cống hiến cho cộng đồng dân cư những người hiểu biết ý nghĩa ngôn từ Hán Việt thông dụng trong sinh hoạt hàng ngầy.
Kế hoach của tổng thống Ngô Đình Diệm của Việt Nam Cộng Hoà lúc ấy là như vậy – giữ nguồn mạch văn hoá liên tục.
Tuy nhiên, “người tính không bằng Trời tính”; từ 01/11/1963, Việt Nam Cộng Hoà thay đổi lãnh đạo. Lãnh đạo mới là các tướng lĩnh; với tư duy võ biền, họ không nghĩ như tổng thống Ngô Đình Diệm. Viện Hán Học sống lây lất thêm gần 02 năm và phải giải thể hè 1965.
Bài viết của GS. Đỗ Trinh Huệ nhắc tôi biết rằng trong một bài viết phổ biến năm 1950 cha Cadière đã có gợi ý lập lại việc học chữ Hán. Tôi nảy ra ý định viết bài này để nói lên rằng gợi ý của Cha cũng đã được quan tâm và thực hiện dù nhiều hay ít.
Mục đích mấy dòng hôm nay của tôi chỉ có thế thôi!
Hoang Đằng
18/10/2019
(20/9/Kỷ Hợi)
Đính kèm:
Những Người Muôn Năm Cũ
Hồn Ở Đâu Bây Giờ?
(Bài của GS. Đỗ Trinh Huệ)
Hoá ra không phải chỉ Vũ Đình Liên tiếc nuối, mà một người Pháp vào nhưng năm 40 , 50 cũng cùng tâm trạng.
Mời đọc một đoạn của Leopold Cadiere đăng trong tạp chí Sud- Est số 12 (1950)
Mời đọc một đoạn của Leopold Cadiere đăng trong tạp chí Sud- Est số 12 (1950)
"Suốt thời gian lưu trú tại Quảng Bình, kéo dài đến 9 năm, tôi luôn bận rộn thực hiện công việc và sử dụng tất cả những dữ liệu có được (về những dấu tích còn sót lại ở vùng này). Thêm vào đó, các vị Khâm sứ như Grosleau, Auvergne đã can thiệp để Nhà cầm quyền Việt Nam cung cấp cho tôi những sách vở, bản in liên quan đến di ký mà tôi vừa khám phá. Nhờ tập hợp những dữ liệu có được mà tôi đã công bố “Những nơi lịch sử của Quảng Bình”, “Lịch sử địa lý Quảng Bình”, “Nghiên cứu việc thiết lập đế chế Nhà Nguyễn ở Đàng Trong” và đã được “Académie des Inscriptions et Belles-Lettres” công nhận và trao giải.
Trước tiên, tôi thu thập thông tin qua cửa miệng người này kẻ khác. Rất ít ỏi. Nhiều nhất là chỉ xem như chìa khóa để mở những tấm cửa đang kín mít khép lại trước mắt, hoặc như chỉ là những tín hiệu báo cho mình biết phía bên kia là cả một vùng bí ẩn rộng rãi, một kho tàng mênh mông phong phú. Nhưng làm thế nào để đột phá qua được cái vùng kỳ diệu ấy? Những ai được tôi tìm hỏi đều đơn giản trả lời “Đời Gia Long” hoặc “ Trước Gia Long”. Những câu trả lời như vậy về sự kiện lịch sử, phần nào đã làm thỏa mãn không những giới bình dân mà kể cả lớp có học người Việt. Họ cũng chẳng đòi hỏi nhiều hơn. Y hệt như ở Pháp vào thời Trung Cổ, những sự kiện thời La-mã hay tiền sử cũng được ráp nối huyền thoại, vào thời Charlemagne và các dũng sĩ của ông ta.
Tôi có nhờ mấy nho sĩ công giáo người Việt làm việc tại Công sứ Đồng Hới dịch một số tài liệu thu thập được. Nhưng thực ra không những tôi không kiểm soát được mức độ chính xác của bản dịch, mà nhiều khi còn khựng lại vì một thông tin nửa vời, về ngày tháng về tên tuổi. Tóm lại, tôi chẳng đạt tới đâu cả, thể như một đống ghi chú rời rạc không tài nào hy vọng rút tỉa ra được điều gì.
Và cái vùng Terra incognita ấy (vùng đất chưa được biết đến ấy) luôn luôn quyến rũ, mãi mãi hứa hẹn nhiều gặt hái phong nhiêu, vẫn khăng khăng niêm kín trước mặt mình.
Thế là tôi bắt đầu học chữ Hán và sau vài năm tôi bắt đầu xoay xở được, nghĩa là có thể dịch một bản văn lịch sử và kiểm tra các tài liệu nhờ người ta dịch trước đây. Đó là tất cả những gì tôi đang cần. Người đã giúp đỡ tôi rất nhiều đó là một vị nho sĩ ở Bắc Quảng Bình, Thầy Vinh. Nay tôi còn mường tượng rõ con người thầy: mảnh mai, dáng mình thẳng băng, bận chiếc áo dài đen có vài lỗ rách ở cùi chỏ. Điều tôi khâm phục hơn cả đó là phẩm cách của thầy, thêm chút dè dặt kín đáo và rất mực khiêm tốn. Không bao giờ thầy cao giọng to hơn người. Tiếng nói thầy ôn tồn, đều đặn, âm sắc từ tốn, trịnh trọng, chuẩn mực. Có chút gì nhẹ nhàng, êm ái trong âm giọng. Về sau tôi có gặp nhiều nho sĩ khác. Có hai loại nho sĩ. Có lẽ nên chuyễn qua thì quá khứ : hồi ấy có[1] hai loại nho sĩ. Loại nho sĩ như thầy Vinh, nhiều lắm. Và loại nho sĩ ba hoa, chỉ biết khẳng định, chẳng qua vì dốt nát. Loại này cũng rất đông. Thầy Vinh học hành nghiêm túc. Thầy cũng đã từng dự thi Hương thời Tự Đức, nhưng không đậu. Có lẽ vì thầy công giáo. Thầy cũng nghĩ như thế. Nhưng rõ ràng vốn hiểu biết thầy cao hơn các Tú tài, Cử nhân mà tôi gặp sau này. Thầy suốt đời dạy chữ Nho và không ngừng bồi bổ tăng thêm kiến thức cho mình. Thầy tinh thông chữ Hán, giải thích cú pháp rất rành mạch tới nơi tới chốn chứ không thỏa mãn vừa phải nực cười như các nho sĩ nửa vời khác. Thầy giúp tôi rất nhiều. Tôi không thể nào trả nổi đầy đủ ơn nợ ấy được. Tôi ước ao làm sao để thầy được một tước vị gì đó để được an ủi trong tuổi già, nhưng đã không thể làm được.
Ôi, các ông đồ già, uyên thâm, khiêm tốn, nghèo nàn nhưng phẩm cách! Đó là những nho sĩ thật sự. Họ đem lại danh dự cho dân tộc này. Trước đây trong mỗi làng cũng có ít nhất một hai vị. Bây giờ thì như hoàn toàn không còn nữa. May ra thì còn vài vị ở trên tỉnh. Nhưng cũng hiếm lắm. Nhưng cũng thua các vị thời trước. Vã lại già cả rồi! Mai đây thì không còn ai. Không còn ai. Có hồi, ở môt buổi họp của Ủy ban Trung ương về các Ngôn ngữ Phương Đông, tôi đã buồn bã nêu lên (một thực trạng): chẳng bao lâu nữa thì ở vùng đất Thuộc địa này chẳng còn ai biết chữ Hán nữa. Thật là nhục nhã cho nước Pháp khi phải đối diện với Trung Hoa, với Nhật Bản về việc vứt bỏ hoàn toàn những truyền thống xa xưa ấy! Phải chăng nên lập lại việc học chữ Hán và đào tạo một đội ngũ Nho học, đứng trên quản điểm thuần túy học thuật hoặc trên quan điểm thực tiển, họ sẽ đem lại rất nhiều lợi ích. Đề nghị của tôi đã đáp ứng những ước vọng của mọi người nên các ủy viên người Việt trong Ủy ban yêu cầu phải đúc kết thành một thỉnh nguyện. Mọi người đồng ý. Và nhờ thế về sau (trong chương trình) đã thành lập được ngành học Viễn Đông. Ôi! Giá như đào tạo được một đội ngũ nho học, tôi không muốn nói là họ giống y hệt ngày xưa -mỗi thời mỗi khác, phải biến chuyển- nhưng một đội ngũ cũng cùng có học vấn uyên thâm, cũng cùng có nhân cách, cũng cùng có phẩm chất!"
Leopold Cadiere
(Sud-Est 1950, số 12 tr.33-35)
Trước tiên, tôi thu thập thông tin qua cửa miệng người này kẻ khác. Rất ít ỏi. Nhiều nhất là chỉ xem như chìa khóa để mở những tấm cửa đang kín mít khép lại trước mắt, hoặc như chỉ là những tín hiệu báo cho mình biết phía bên kia là cả một vùng bí ẩn rộng rãi, một kho tàng mênh mông phong phú. Nhưng làm thế nào để đột phá qua được cái vùng kỳ diệu ấy? Những ai được tôi tìm hỏi đều đơn giản trả lời “Đời Gia Long” hoặc “ Trước Gia Long”. Những câu trả lời như vậy về sự kiện lịch sử, phần nào đã làm thỏa mãn không những giới bình dân mà kể cả lớp có học người Việt. Họ cũng chẳng đòi hỏi nhiều hơn. Y hệt như ở Pháp vào thời Trung Cổ, những sự kiện thời La-mã hay tiền sử cũng được ráp nối huyền thoại, vào thời Charlemagne và các dũng sĩ của ông ta.
Tôi có nhờ mấy nho sĩ công giáo người Việt làm việc tại Công sứ Đồng Hới dịch một số tài liệu thu thập được. Nhưng thực ra không những tôi không kiểm soát được mức độ chính xác của bản dịch, mà nhiều khi còn khựng lại vì một thông tin nửa vời, về ngày tháng về tên tuổi. Tóm lại, tôi chẳng đạt tới đâu cả, thể như một đống ghi chú rời rạc không tài nào hy vọng rút tỉa ra được điều gì.
Và cái vùng Terra incognita ấy (vùng đất chưa được biết đến ấy) luôn luôn quyến rũ, mãi mãi hứa hẹn nhiều gặt hái phong nhiêu, vẫn khăng khăng niêm kín trước mặt mình.
Thế là tôi bắt đầu học chữ Hán và sau vài năm tôi bắt đầu xoay xở được, nghĩa là có thể dịch một bản văn lịch sử và kiểm tra các tài liệu nhờ người ta dịch trước đây. Đó là tất cả những gì tôi đang cần. Người đã giúp đỡ tôi rất nhiều đó là một vị nho sĩ ở Bắc Quảng Bình, Thầy Vinh. Nay tôi còn mường tượng rõ con người thầy: mảnh mai, dáng mình thẳng băng, bận chiếc áo dài đen có vài lỗ rách ở cùi chỏ. Điều tôi khâm phục hơn cả đó là phẩm cách của thầy, thêm chút dè dặt kín đáo và rất mực khiêm tốn. Không bao giờ thầy cao giọng to hơn người. Tiếng nói thầy ôn tồn, đều đặn, âm sắc từ tốn, trịnh trọng, chuẩn mực. Có chút gì nhẹ nhàng, êm ái trong âm giọng. Về sau tôi có gặp nhiều nho sĩ khác. Có hai loại nho sĩ. Có lẽ nên chuyễn qua thì quá khứ : hồi ấy có[1] hai loại nho sĩ. Loại nho sĩ như thầy Vinh, nhiều lắm. Và loại nho sĩ ba hoa, chỉ biết khẳng định, chẳng qua vì dốt nát. Loại này cũng rất đông. Thầy Vinh học hành nghiêm túc. Thầy cũng đã từng dự thi Hương thời Tự Đức, nhưng không đậu. Có lẽ vì thầy công giáo. Thầy cũng nghĩ như thế. Nhưng rõ ràng vốn hiểu biết thầy cao hơn các Tú tài, Cử nhân mà tôi gặp sau này. Thầy suốt đời dạy chữ Nho và không ngừng bồi bổ tăng thêm kiến thức cho mình. Thầy tinh thông chữ Hán, giải thích cú pháp rất rành mạch tới nơi tới chốn chứ không thỏa mãn vừa phải nực cười như các nho sĩ nửa vời khác. Thầy giúp tôi rất nhiều. Tôi không thể nào trả nổi đầy đủ ơn nợ ấy được. Tôi ước ao làm sao để thầy được một tước vị gì đó để được an ủi trong tuổi già, nhưng đã không thể làm được.
Ôi, các ông đồ già, uyên thâm, khiêm tốn, nghèo nàn nhưng phẩm cách! Đó là những nho sĩ thật sự. Họ đem lại danh dự cho dân tộc này. Trước đây trong mỗi làng cũng có ít nhất một hai vị. Bây giờ thì như hoàn toàn không còn nữa. May ra thì còn vài vị ở trên tỉnh. Nhưng cũng hiếm lắm. Nhưng cũng thua các vị thời trước. Vã lại già cả rồi! Mai đây thì không còn ai. Không còn ai. Có hồi, ở môt buổi họp của Ủy ban Trung ương về các Ngôn ngữ Phương Đông, tôi đã buồn bã nêu lên (một thực trạng): chẳng bao lâu nữa thì ở vùng đất Thuộc địa này chẳng còn ai biết chữ Hán nữa. Thật là nhục nhã cho nước Pháp khi phải đối diện với Trung Hoa, với Nhật Bản về việc vứt bỏ hoàn toàn những truyền thống xa xưa ấy! Phải chăng nên lập lại việc học chữ Hán và đào tạo một đội ngũ Nho học, đứng trên quản điểm thuần túy học thuật hoặc trên quan điểm thực tiển, họ sẽ đem lại rất nhiều lợi ích. Đề nghị của tôi đã đáp ứng những ước vọng của mọi người nên các ủy viên người Việt trong Ủy ban yêu cầu phải đúc kết thành một thỉnh nguyện. Mọi người đồng ý. Và nhờ thế về sau (trong chương trình) đã thành lập được ngành học Viễn Đông. Ôi! Giá như đào tạo được một đội ngũ nho học, tôi không muốn nói là họ giống y hệt ngày xưa -mỗi thời mỗi khác, phải biến chuyển- nhưng một đội ngũ cũng cùng có học vấn uyên thâm, cũng cùng có nhân cách, cũng cùng có phẩm chất!"
Leopold Cadiere
(Sud-Est 1950, số 12 tr.33-35)
[1] il y a = có; il y avait= hồi ấy có… (Chú thích của người dịch.)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét