Chữ Nghĩa Làng Văn III
“Chữ
nghĩa làng văn” đôi khi chỉ là một chữ, cụm từ, đoạn văn cô đọng, diễn nghĩa,
diễn giải một áng thơ văn hoặc một thể tài nào đó. Những trích dẫn được góp
nhặt qua sách vở, trên mạng lưới của nhiều tác giả thành danh hay khuyết danh,
không ngoài góc nhìn tận tín thư bất như vô thư. Ấy là chưa kể nhiều từ ngữ, đề
mục trong bộ sưu tập đang còn trong vòng nghi vấn, cần phải thẩm định lại nếu
có thể được với những bậc thức giả văn kiến súc tích. Những phụ chú, dẫn chứng
hay giai thoại do người viết kể lại, với chủ quan, khách quan chỉ cách nhau một
sợi tóc. Vì vậy người sưu tầm không đặt ra “sai” hay “đúng”, vì cái sai hiện
tại có thể là cái đúng ở một thời điểm nào khác. Xin chân thành cảm tạ và cáo
lỗi những tác giả đã đóng góp bài vở trong sưu tập này, nhưng vì phương tiện eo
hẹp nên người sưu tầm không thể thỉnh ý tác giả trước khi đăng tải – Ngộ Không Phi Ngọc Hùng.
***
Chữ Việt cổ
Những cứ liệu khảo
sát từ cổ rất đa dạng và phong phú, nhưng do điều kiện về thời gian, chúng tôi
chỉ khảo sát những từ đã từng tồn tại là những từ bình thường, nhưng nay đã
hoàn toàn biến mất trong từ vựng hiện đại
Lưng chưng : chưa xuôi bề nào
(Đại Nam quốc âm tự
vị - Huỳnh Tịnh Paulus Của)
Cũ và mới
Cuộc đụng độ bắt đầu khai mào vào khoảng từ 1931 trở đi. Phan
Khôi đã lái Phụ Nữ tân văn, đi vào
con đường canh tân. Nhiều cây bút, mà đặc biệt là cây bút Phan Khôi, bắt đầu
tấn công nền cựu học, tấn công Nho giáo, kết án chế độ đại gia đình, công kích
kịch liệt chế độ Tam Cương. An Nam tạp chí
của Tản Đà nhảy vào chiến trường. Hai nhà nho, nhà nho Nguyễn Khắc Hiếu và nhà
nho Phan Khôi, giao tranh ác liệt trong một thời gian khá lâu.
(Phê bình văn học thế hệ 1932 – Thanh Lãng)
Ông Táo
Lại
có những dị bản thuộc tình tiết ở phần cuối:
“...
Một lần Trọng Cao vào một nhà nọ xin ăn, không ngờ lại đúng là nhà Thị Nhi. Hai
vợ chồng nhận ra nhau mừng mừng tủi tủi, nghẹn ngào không nói lên lời. Sau một
hồi hàn huyên, Thị Nhi bảo Trọng Cao đi nghỉ, còn mình thì lo làm cơm để thết
Trọng Cao. Giữa lúc đó thì Phạm Lang về. Nghi ngờ vợ mình có tư tình với Trọng
Cao, không để cho vợ kịp thanh minh, Phạm Lang đã nặng lời với Thị Nhi! Lời
qua, tiếng lại chẳng ai để ý ở dưới bếp ngọn lửa lúc này đã lan đến thùng rạ!
Khi nghe mọi người tri hô, cả hai giật mình nhìn ra thì... hỡi ôi, cả cái bếp
chỉ còn là một cột lửa khổng lồ! Để bộc bạch lòng mình với hai người đàn ông,
Thị Nhi đã chọn cái chết bằng cách nhảy vào đống lửa. Quá bất ngờ, Phạm Lang
như sực tỉnh nhưng lúc này có hối thì đã muộn, liền nhảy vào đống lửa chết theo.
Nghĩ mình là nguyên nhân gây ra cái chết của Thị Nhi, Trọng Cao cũng kết thúc
đời mình bằng cách nhảy vào đống lửa để được cùng chết theo vợ.
Cảm
động trước cái chết của 3 người, Ngọc Hoàng thượng đế đã phong cho họ là Táo
quân - vua Bếp”.
(Từ truyền thuyết…ngày Tết ông
Táo - Phùng Thành Chủng)
Phá
phá
: vũng biển
(phá
Tam Giang)
(Tự
điển tiếng Việt cổ - Nguyễn Ngọc San, Đinh Văn Thiện)
Thần Thành Hoàng
Nhà văn Sơn Nam cho biết : Ông thần ở đình làng
gọi là thần Thành Hoàng, cai quản khu vực trong khung thành. Thoạt tiên là thần
ngự trị nơi thị tứ, sau áp dụng (cả) nơi thôn xóm, (vì) vẫn có điếm canh bố trí
bao quanh...
Cũng theo Sơn Nam , thần Thành Hoàng, theo thông
lệ, thờ thần đàn ông. Và gọi ông Thần Hoàng là sai nghĩa, vì cái tên này chỉ là
thứ nghi lễ đốt tờ giấy vàng, tức bản sao sắc phong do nhà vua tặng cho người
đã qua đời và tục này ở trong Nam Bộ không có.
Bởi vậy, khi trích lại đoạn viết về tục
"thờ thần" ở trong sách "Việt Nam Phong Tục" của Phan Kế
Bính, nhà văn Sơn Nam trong sách "Thuần Phong Mỹ Tục Việt Nam" đã sửa
từ "Thần Hoàng" ra "Thành Hoàng" cốt để người đọc không còn
lầm lẫn giữa hai thứ. Tuy nhiên, xét trong sách Việt Nam Phong Tục, lễ Thần Hoàng được xếp vào mục Phong tục trong gia tộc; còn việc thờ phụng
Thần Hoàng được xếp vào mục Phong tục hương đảng, thì rõ là tác giả
sách đã chỉ ra đó là hai thứ khác nhau.
(Thần Thành hoàng - Bùi
Thụy Đào Nguyên)
Chữ và
nghĩa
Bánh vú
bò
Chúng ta chỉ có thể giải đáp câu trên dựa vào cuốn Ðại Nam Quốc Âm Tự Vị của Huỳnh
Tịnh Của, xuất bản cách đây trên 110 năm.
Trong sách này, tác giả ghi bánh vú bò và giải thích vì bánh đổ vào chén, trông giống như cái vú con
bò. Về sau rút gọn thành bánh bò. Ðây là hiện tượng tỉnh lược trong
ngôn ngữ.
(Vài hiện tượng thú vị trong tiếng Việt
– Lê Trung Hà)
Nét “tục” trong tục ngữ phong dao
Giữ được
đằng trôn, đằng l. quạ mổ
(“Tục Ngữ
Phong Dao” - Nguyễn văn Ngọc)
109 Chữ
nghĩa làng văn xóm chữ
Đã
nhiều lần chúng tôi lên nhà anh ở Nhã Nam, một quả đồi cạnh chân rừng vùng Yên Thế. Đấy là nơi tản cư khi kháng chiến, ở
cùng chỗ với gia đình các nhà văn Ngô Tất Tố, Kim Lân, hoạ sĩ Trần Văn Cẩn...
Đến khi hoà bình, mọi nhà về xuôi, Nguyên Hồng cũng dọn về Hà Nội ít lâu rồi
bầu đoàn thê tử lại lên, thế là một mình nhà Nguyên Hồng ở đấy, thành quê.
Tôi xin nói về nơi làm việc và cung cách làm việc của nhà văn. Đấy là gian nhà ngang vách đất cạnh bếp trống hốc. Đứng ngoài giọt gianh trông xuống chân đồi, thấy mặt ruộng liền vào đến viền rừng xanh sẫm. Nguyên Hồng thường ngồi yên hàng giờ, lơ đãng nhìn thăm thẳm. Bàn làm việc là chiếc chõng tre, chập tối lại bê ra đầu hè, nhà văn và các con nhỏ nằm chơi xem sao, tìm con vịt bơi trên sông Ngân Hà.
Mảnh chiếu trải xuống mặt đất thay ghế ngồi. Lúc nào mỏi, ngả lưng luôn xuống chiếu. Nguyên Hồng ngồi xếp bằng tròn trên chiếu. Mánh ván gỗ che mặt chõng lổn nhổn những trang giấy học trò có kẻ xanh. Và lọ mực tím, cái bút quản gỗ. Thứ giấy ấy, mực ấy có lẽ Nguyên Hồng đã dùng quen từ thời xa xưa, những ngày thơ ấu đến bây giờ. Cứ thế, ngoẹo người, trễ kính, hí hoát viết một thôi một hồi. Đôi lúc, đứng dậy, ra cái sân trước mặt, khua khoắng chân tay mấy động tác thể dục. Có khi lấy chiếc thùng, xăm xăm xuống cái giếng chân đồi, xách lên mấy thùng nước giúp chị ấy chốc nữa thổi cơm.
Tôi xin nói về nơi làm việc và cung cách làm việc của nhà văn. Đấy là gian nhà ngang vách đất cạnh bếp trống hốc. Đứng ngoài giọt gianh trông xuống chân đồi, thấy mặt ruộng liền vào đến viền rừng xanh sẫm. Nguyên Hồng thường ngồi yên hàng giờ, lơ đãng nhìn thăm thẳm. Bàn làm việc là chiếc chõng tre, chập tối lại bê ra đầu hè, nhà văn và các con nhỏ nằm chơi xem sao, tìm con vịt bơi trên sông Ngân Hà.
Mảnh chiếu trải xuống mặt đất thay ghế ngồi. Lúc nào mỏi, ngả lưng luôn xuống chiếu. Nguyên Hồng ngồi xếp bằng tròn trên chiếu. Mánh ván gỗ che mặt chõng lổn nhổn những trang giấy học trò có kẻ xanh. Và lọ mực tím, cái bút quản gỗ. Thứ giấy ấy, mực ấy có lẽ Nguyên Hồng đã dùng quen từ thời xa xưa, những ngày thơ ấu đến bây giờ. Cứ thế, ngoẹo người, trễ kính, hí hoát viết một thôi một hồi. Đôi lúc, đứng dậy, ra cái sân trước mặt, khua khoắng chân tay mấy động tác thể dục. Có khi lấy chiếc thùng, xăm xăm xuống cái giếng chân đồi, xách lên mấy thùng nước giúp chị ấy chốc nữa thổi cơm.
(Cát bụi chân ai – Tô Hoài)
Tên Nôm tên Tự
Sự hình thành tên “Văn Miếu”
Đại Việt Sử ký toàn thư theo
dòng thời gian năm Canh Tuất (1070) chép: “Mùa thu tháng 8, làm Văn Miếu, đắp
tượng, Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối, vẽ tượng Thất thập nhị hiền, bốn mùa cúng
tế. Hoàng thái tử đến học ở đây.”
Văn Miếu
ngay từ khi ra đời đã là nơi thờ phụng thánh nhân quân tử, vinh danh người đỗ
đạt, đề cao con đường hoạn lộ bằng khoa cử. Văn Miếu (Thăng Long) có cùng cách
bố trí, sắp đặt bên trong và ngoài như Khổng Miếu ở Khúc Phụ tỉnh Sơn Đông quê
hương của Không Tử, hay Phu Tử Miếu ở Nam Kinh hay Khổng Miếu ở Thượng Hải.
Kiến trúc chính gồm Linh Tinh Môn, Nghi Môn, Khôi Tinh Các, Đại Thành Môn,
Thiên Quang Tỉnh, Bia Tiến Sĩ.
Chữ
“Văn” (Hán tự 文) trong “Văn Miếu” nghĩa là Nho-học-Văn-hóa, được hiểu là tri
thức giới Nho Gia mà người sáng lập là Khổng Tử. Chữ “Miếu” (Hán tự 廟) theo Hán
văn là nơi thờ cúng.
Vinh
danh ở Văn Miếu, tên “Văn Miếu” được sử dụng rộng rãi, là nơi chốn của các sĩ
tử, các ông cử, ông nghè các hoàng thân quốc thích, con cái quan lại.
“Văn” là chữ gần gũi với chữ nghĩa, liên quan tới việc học hành. Chữ “Miếu”
đuợc biết với một dị bản là “cái đền thờ nhỏ”. “Miếu” trong dân gian có thể là
một cái nhà nhỏ thờ thần thành hoàng làng, có thể là một cái bàn thờ nhỏ nằm
ven đường thờ thổ địa. “Miếu” trong dân gian chưa bao giờ là một kiến trúc lớn,
và hơn hết lớn như Văn Miếu.
(Tên
gọi Nôm một số kiến trúc tôn giáo - David Phùng)
Bàng Bá Lân
Sinh năm
1913 (tháng chạp năm Nhâm tí) ở phố Tân Ninh, Phủ Lạng Thương (Bắc Giang). Chánh
quán: làng Đôn Thư, phủ Bình Lục (Hà Nam ). Học trường Vôi (Bắc Giang),
trường Phủ Lý, trường Phủ Lạng Thương, trường Bảo Hộ Hà Nội. Có bằng thành
chung. Đã xuất bản: Tiếng thông reo
(1934). Xưa (hợp tác với Anh Thơ, 1941)
Đồng quê xứ Bắc đã gây cảm hứng cho nhiều nhà
thơ, nhưng mỗi nhà thơ xúc cảm một cách riêng. Nguyễn Bính nhà quê hơn cả nên
chỉ ưa sống trong tình quê mà ít để ý đến cảnh quê. Anh Thơ không nhà quê tí
nào, Anh Thơ là một người thành thị đi du ngoạn nên chỉ thấy cảnh quê. Bàng Bá
Lân gần Anh Thơ hơn gần Nguyễn Bính. Thơ Bàng Bá Lân và "Bức tranh
quê" đều là những bông hoa khả ái từ xa mới về, nhưng bông hoa Bàng Bá Lân
ra chiều thuộc thuỷ thổ hơn, cho nên sắc hương của nó cũng khác.
Bởi thế có lúc người đã cảm được hồn quê vẫn bàng bạc sau cảnh vật. Tôi không biết làm thế nào nói cho ra điều này. Âu là cứ trích ít câu thơ của Bàng Bá Lân:
Quán cũ nằm lười trong song nắng,
Bà hàng thưa khách ngả thiu thiu,
Nghe mồ hôi chảy đầm như tắm...
Đứng lặng lẽ trong mây một cánh diều.
Cả cái hồn lặng lẽ ngây ngất của đồng quê dưới nắng trưa như ngưng lại trong mấy câu ấy. Một lần khác, tả cảnh trưa hè trong một gian nhà tranh tịch mịch, người viết:
Bụi nằm lâu chán xà nhà
Nhẹ nhàng rơi phủ bàn thờ buồn thiu.
Mười bốn chữ, chữ nào cũng mang nặng một chút hồn! Thiết tưởng người ta không thể đi sâu vào cảnh vật xứ quê hơn nữa.
Ấy cũng vì Bàng Bá Lân sau khi đã hấp thụ ở thành thị một nền học khá, liền về ở nhà quê luôn. Người sống cuộc đời thong dong một ông chủ trại, thì giờ để làm ruộng ít hơn là để làm thơ. Chuyện mộng của nhiều người, với Bàng Bá Lân đã thành chuyện thực. Có nhiều người thanh niên làm gì thì làm vẫn ước ao thú điền viên, cái thú của nhà nho ngày trước.
Bởi thế có lúc người đã cảm được hồn quê vẫn bàng bạc sau cảnh vật. Tôi không biết làm thế nào nói cho ra điều này. Âu là cứ trích ít câu thơ của Bàng Bá Lân:
Quán cũ nằm lười trong song nắng,
Bà hàng thưa khách ngả thiu thiu,
Nghe mồ hôi chảy đầm như tắm...
Đứng lặng lẽ trong mây một cánh diều.
Cả cái hồn lặng lẽ ngây ngất của đồng quê dưới nắng trưa như ngưng lại trong mấy câu ấy. Một lần khác, tả cảnh trưa hè trong một gian nhà tranh tịch mịch, người viết:
Bụi nằm lâu chán xà nhà
Nhẹ nhàng rơi phủ bàn thờ buồn thiu.
Mười bốn chữ, chữ nào cũng mang nặng một chút hồn! Thiết tưởng người ta không thể đi sâu vào cảnh vật xứ quê hơn nữa.
Ấy cũng vì Bàng Bá Lân sau khi đã hấp thụ ở thành thị một nền học khá, liền về ở nhà quê luôn. Người sống cuộc đời thong dong một ông chủ trại, thì giờ để làm ruộng ít hơn là để làm thơ. Chuyện mộng của nhiều người, với Bàng Bá Lân đã thành chuyện thực. Có nhiều người thanh niên làm gì thì làm vẫn ước ao thú điền viên, cái thú của nhà nho ngày trước.
(Thi Nhân Việt Nam - Hoài
Thanh/Hoài Chân)
Đầu
Về cơ-thể-học, ta chỉ biết có xương, máu, và ruột mà thôi, còn tim, gan, phổi đều mượn của Tàu. Điều đó không có gì
lạ. Vương Mãng đã có chiếu cho phép các y sĩ Trung-Hoa giải-phẫu xác chết để
học tức y-học của họ đã tiến bộ rồi phần nào (theo
bác-sĩ Huard), còn ta thì chưa tiến được như vậy, nên chỉ biết những gì ta
tự nhiên mà thấy: máu chảy khi bị thương, lòi ruột khi bị đâm, và xương cốt
người chết. Phổi, gan, và tim chỉ thấy được nhờ các cuộc mổ xẻ, chớ tự nhiên
không thể thấy ba món đó.
Nhưng có một điểm này lạ lắm là ở bề ngoài,
ta có đủ tiếng cả, không phải vay mượn của Tàu, từ ngón tay, ngón chân đến da
thịt, nhưng tiếng đầu, ta lại mượn của
Tàu. Quan-thoại nói Thủ,
Quảng-đông nói Thầu, Hán
Việt nói Thủ, ta nói Đầu.
Đầu của ta, chắc chắn là vay mượn. Nhưng tại sao
có sự vay mượn ấy? Trường hợp Đầu giống hệt trường hợp Bến đã nói ở bài trước tức đó là những vay
mượn khó hiểu vì không lẽ ta lại không có những danh từ sơ đẳng như vậy, tay,
chơn, cổ, ngực, bụng thì có tiếng, còn đầu lại phải mượn của Tàu.
Người bạn học tiếng Tàu với chúng tôi nhất
định tin rằng Đầu hơi giống Thủ và Thầu
vì ngẫu nhiên trùng hợp chớ không phải vay mượn. Có lẽ đó là vấn đề còn cần
phải học lại mới xong.
(Bình
Nguyên lộc - Dân Lạc Việt qua ngôn ngữ Việt Nam )
Thơ
tình
Trong Văn Học Miền Nam ,
Võ Phiến viết miền Nam
ít thơ tình, rất ít. Theo tôi (là một người làm thơ): Trước thế kỷ thứ 19, đa
số dân chúng Việt Nam
thường mượn ca dao – tục ngữ để quan hệ với nhau trong những buổi đồng áng như
cày cấy, gặt hái và tát nước, giã gạo vào ban đêm, nên câu hò tiếng hát dân gian
như hò vè, hát ví, hát đúm, hát quan họ... để trao đổi tình cảm. Văn chương
bình dân giản dị dễ nghe, dễ thuộc, nên văn chương truyền khẩu dễ phát triển
văn học dân gian. Trong khi các cô thiếu nữ đang cấy lúa thấy nam nhi đi qua
đường thì hát ghẹo như vầy:
“Hỡi anh đi đường cái quan - Dừng
chân đứng lại em than đôi lời” hoặc là trai tán gái “Hôm qua tát nước đầu đình
- Bỏ quên cái nón trên cành hoa sen”
Sang giai đoạn 1963, chiến tranh leo thang
nên tình hình chung trong đó thơ tình phát triển rất chậm. Đến năm 1972 chiến
tranh tiến đến cái độ khốc liệt, thì quan hệ nam nữ lúc đó hình như vắng mặt
hẳn cái anh thơ tình. Ấy là chưa kể đời sống mỗi lúc một vất vả, cuộc sống hết
sức là bận rộn trong cuộc mưu sinh.
Thành ra ai ở không, thì sáng tác thi ca? Để
cho chính mình đọc mà thôi? Không có người thứ hai? Cái anh không làm thơ được
thì mơ ước làm thơ, còn cái anh làm thơ không ai cấm thì cũng không có ai có
thì giờ mà ngồi đọc.
(Chu Vương Miện)
Nét “tục” trong tục ngữ phong dao
Trai thấy
l. lạ như quạ thấy gà con.
(“Tục Ngữ
Phong Dao” - Nguyễn văn Ngọc)
Chữ nghĩa lơ mơ lỗ mỗ
Những sai lầm tai hại trong hai quyển Từ điển từ
và ngữ Việt Nam
và Từ điển từ và ngữ Hán Việt của Nguyễn Lân.
khai khẩn 開墾
Khai 開 nghĩa là mở đầu, là mở rộng ra. Khẩn là bới lật đất, là biến đất hoang thành đất trồng trọt. Khai khẩn là vỡ đất hoang để trồng trọt. Soạn giả đã giải thích đúng nghĩa của từ tố “khai” và của từ “khai khẩn”, nhưng ông giảng giải rằng, khẩn 墾 là cày bừa, thì quả là chưa chính xác. Cày bừa là công việc rất bình thường của nhà nông, còn khai khẩn đất đai là một công việc rất gian khổ nhằm tạo nên đất để cày bừa và trồng trọt.
Khai 開 nghĩa là mở đầu, là mở rộng ra. Khẩn là bới lật đất, là biến đất hoang thành đất trồng trọt. Khai khẩn là vỡ đất hoang để trồng trọt. Soạn giả đã giải thích đúng nghĩa của từ tố “khai” và của từ “khai khẩn”, nhưng ông giảng giải rằng, khẩn 墾 là cày bừa, thì quả là chưa chính xác. Cày bừa là công việc rất bình thường của nhà nông, còn khai khẩn đất đai là một công việc rất gian khổ nhằm tạo nên đất để cày bừa và trồng trọt.
(Lê Mạnh Chiến & H.H.Phúc)
Huyên thiên
Huyên
thiên - Huyên: tiếng nói ồn ào. Thiên: trời. Ý nói ầm ỹ vang lên tận trời. Người Tầu
có câu huyên thiên náo địa.
Người
Việt thì nói…huyên thuyên.
Bên hè phố sách
Sài Gòn và những
trang sách cũ
Trước
một tình hình như thế, liệu những cuộc phần thư của các bạo chúa Tần Thủy Hoàng
đương thời có đạt được mục đích là tiêu diệt hết thảy những giá trị văn hóa đối
nghịch với đường lối của họ và nhằm ngu dân để dễ bề cai trị hay không?
Thực ra, câu trả lời KHÔNG đã có sẵn trong
đầu của chính những người đề xướng ra các nỗ lực tuyệt vọng nói trên, nhưng họ
vẫn cứ nhắm mắt thực hiện vì, xét cho cùng, họ không còn sự lựa chọn nào khác
để cứu vãn một chế độ mà, nếu không có nó, họ không thể tồn tại.
Với tôi, khi cầm những quyển sách cũ trên
tay, tôi không chỉ nghĩ đến giá trị văn hóa tư tưởng mà chúng hàm chứa đã khẳng
định sự tồn tại cần thiết của chúng, mà còn trân trọng cả những trang giấy ố
vàng, những cái gáy sách sờn bạc, vì những dấu vết quá khứ ấy là chứng tích của
bao nhiêu con người, trải qua bao thời đại, đã từng đặt bàn tay mình trên những
trang sách, đã từng trăn trở suy tư, đã từng băn khoăn thao thức.
Ở một nghĩa nào đó, với tôi, những quyển sách
cũ ẩn dấu sự sống của một lịch sử dân tộc, sự tồn tại tâm linh của một nền văn
hóa và trên hết, mang ý nghĩa rất cụ thể về một bóng dáng tiền nhân hàng chục
năm, hàng trăm năm về trước đã từng hiện hữu.
Chẳng phải chúng ta hằng năm, cứ vào độ đầu
xuân, lại giở bài thơ “Ông Đồ” của Vũ Đình Liên ra mà bâng khuâng cảm khái:
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ
(Ông
Đồ – Vũ Đình Liên)
Đó sao?
Ba mươi năm: vượt qua khỏang cách và dấu nối
Trần Nhuệ Tâm: Người thi
sĩ/văn sĩ Việt kiều mà ông thân nhất đã nói cho ông nghe điều gì về thơ/văn hải
ngoại? Những quan điểm nào ông đồng tình và không đồng tình?
Nguyễn Trọng
Tạo: Tôi
thích quan điểm của Khánh Trường khi lấy chữ Hợp Lưu đặt tên cho tờ tạp chí văn chương ra đời ở Mỹ. Anh
muốn họp mặt các dòng chảy của văn học Việt dù trong nước hay ngoài nước, dù
trường phái này hay trường phái nọ. Tất nhiên là trên một bình diện văn hoá
nhất định. Có lúc tôi đã nói với anh rằng nhiệm vụ của chúng ta sau cuộc chiến
là hàn gắn vết thương vĩ tuyến 17 chứ không phải là khoét sâu thêm thù hận. Đó
cũng là nhiệm vụ nhân văn cao cả của văn chương.
Bạn cũng nên hiểu rằng trong cuộc
chiến tôi và Khánh Trường cầm súng ở hai chiến tuyến cùng thế hệ cùng tuổi cùng
đeo đuổi văn nghiệp. Vì thế tôi đọc hầu hết những tờ Hợp Lưu may mắn có được bằng nhiều con đường khác nhau.
Tôi cũng đọc Talawas Tiền Vệ... Đấy là nơi chấp nhận được "tự do ngôn
luận" thoải mái. Và tôi hiểu thêm được nhiều điều qua văn chương của những
tác giả có góc nhìn khác tôi. Hơn nữa tôi hiểu thêm đời sống tình cảm của những
người Việt ở nước ngoài dù họ phải rời xa Tổ Quốc trong hoàn cảnh nào. Tôi cũng
rất tiếc cho một số nhà văn không thoát khỏi hằn học và thù hận làm đau khổ
những con chữ vô tội. Ký Sự Đi Tây của Đỗ Khiêm hay lục bát kiểu
Du Tử Lê là biểu hiện của sự tìm kiếm.
Truyện ngắn của Trần Vũ trẻ trung
hoá thể loại truyện ngắn đã trở thành công thức già nua. Giọng văn phê bình
nghiên cứu của Võ Phiến kết hợp được văn chương với đời sống tâm hồn mà trở nên
hấp dẫn thoát khỏi trơ cứng của lối văn nghị luận...
(Trần
Nhuệ Tâm phỏng vấn Nguyễn Trọng Tạo)
Bên hè phố sách
Về bức
hình “đốt sách 75”
Biết có nhiều người
không vui khi đọc bài này. Nhưng vì tôn trọng sự thật, không chỉ vì vốn đó là
nguyên tắc chính của một người viết báo, mà còn vì đó là nền tảng của tự do dân
chủ đối nghịch với chế độ độc tài cộng sản dựa trên sự dối trá, tôi thấy có bổn
phận phải lên tiếng về một sự kiện tưởng là nhỏ nhưng thực tế không hẳn vậy.
(Trùng Dương)
Nghi
thức tế thông gia
Nghi thức
tế thông gia tại Kiên Giang như sau: Người tế (tức thông gia còn sống) đã chuẩn
bị vật phẩm từ gia đình mang đến
tang lễ để tế cho thông gia của mình. Trước tiên, người tế mặc áo dài khăn
đóng, kính cẩn mời các vị tôn trưởng, cao niên còn hiện tiền của người quá cố
đến ngồi ở bàn dài để trình lễ. Sau khi rót ba chung rượu đặt trên khai lễ, người tế mời
các tôn trưởng nhận lễ để xin trình lý do tế. Đại để như sau: “Hôm nay, hay tin
ông thông gia qua đời, gia đình chúng tôi đến đây trước là để chia buồn cùng tang quyến, sau xin các vị cho
phép gia đình chúng tôi được tiến hành lễ tế thông gia”. Đại diện tang gia chấp
thuận.
Tiếp
đến, người tế mang vật phẩm đặt trước linh tọa, đoạn lấy hai cây đèn cầy lớn và
ba cây nhang lớn đốt lên, tiến
đến bàn thờ gia tiên kính cẩn dâng hương với người quá cố về việc tế thông gia.
Sau khi trình lễ gia tiên, người tế trở ra đứng trước linh tọa, đốt ba cây
nhang lớn, rót ba chung rượu, khấn, lạy hai
lạy và đứng sang một bên. Tiếp tang gia mỗi người lạy đủ bốn lạy, nữ lạy thường còn nam lạy theo
kiểu nhất bộ nhất bái.
Sau khi
tất cả những người trong gia tộc
của người tế đã tế xong, người tế trở lại đứng trước linh tọa lạy đủ bốn lạy, cũng theo nhất bộ nhất bái.
Về ý
nghĩa của việc lạy hai lạy đầu tiên, được người tế giải thích đó là hai lạy trình với người quá cố về việc tế thông gia.
Còn bốn lạy sau cùng gọi là lạy tống, với ý nghĩa báo rằng
lễ tế đã xong.
(Tế
thông gia - Đỗ Kim Trường)
Bên hè phố sách
Về bức hình “đốt sách 75”
Hôm rồi đi tìm hình đốt sách miền Nam để minh
hoạ cho một bài viết (*) trong đó có phần về chiến dịch của cộng sản nhằm hủy
diệt sách báo và các nghệ phẩm của 20 năm văn học nghệ thuật miền Nam sau khi
chiếm được miền Nam vào năm 1975, tôi bắt gặp một tấm hình đã được nhiều trang
Web sử dụng, có nơi chú thích là “một cảnh đốt sách tang thương sau 75”. Vô số
trang Web đã dùng lại hình này, nơi này trích nguồn của nơi kia, hoặc một cách
mơ hồ là hình Internet, trừ nguồn chính.
Hình chụp một trong những trang Web sử dụng bức
hình “đốt sách 75.”
Bức hình mô tả một người đàn ông đứng quay
lưng lại ống kính máy hình đang châm thêm vào đám cháy bừng bừng gồm sách vở.
Bức hình được chú thích là một cảnh đốt sách miền Nam vào tháng Năm 1975, và mặc
nhiên được mọi người nhìn nhận như vậy.
Tìm bằng Google Images cũng được cả chục
trang Web dùng cũng hình đó, như hình chụp lại một trong những trang Web đó:
(Trùng Dương)
Vụ thảm sát tôn thất nhà Lý nay ở đâu?
Tại sao nhà Lý
lập vườn thượng uyển ở Mai Lâm? Đất
Cổ Pháp, Đình Bảng là quê nội nhà Lý, còn quê ngoại nhà Lý ở đâu? Trong cuốn
lịch sử xã Mai Lâm, xuất bản năm 1990, thì thôn Thái Bình có ngôi mộ bà Phạm Thị Ngà, mẹ
vua Lý Thái Tổ. Theo cụ Từ trông đền làng Thái Bình, gần đây khi sữa chữa chùa
Thiền Tâm ở núi Tiêu Sơn, huyện Từ Sơn, Bắc Ninh, thấy bút tích cũ ở chùa ghi,
mẹ của Lý Công Uẩn tên là Phạm Thị Ngà, quê ở Thái Đường. Theo sử cũ, Lý Công
Uẩn sinh ở chùa Thiên Tâm khi bà mẹ đến lễ và vãn chùa. Sau khi phát hiện ra
điều này, hàng năm dân Đình Bảng sang lễ bên ngoại - thôn Thái Bình, xã Mai Lâm.
Vậy phải chăng quê ngoại ở đây nên nhà Lý lập Lâm Hoa Viên?
Đặc biệt là khu
rừng Mai Lâm, dấu tích Hoa Lâm Viên xưa, những người tuổi ngoài 70 mươi ở đây
còn biết cánh rừng cũ. Họ kể lại, vào quãng sau năm 1950, khi sang ga Yên Viên
phải qua khu rừng Mai Lâm rậm rạp. Trong rừng, sung là loại cây nhiều nhất. Năm
1957, vì lấy đất hàn khẩu đê vỡ, vụ vỡ đê nổi tiếng hồi đó, rừng Mai Lâm bị
chặt phá. Khu rừng xưa thành bãi đất, trồng ngô khoai như hiện nay.
(Trọng Huân)
Chùa Quán Sứ
Nay
ở 73 phố Quán Sứ, Hà Nội. Vào thờ Lê Sơ nơi đây là khu Quán Sứ, nơi dành riêng
cho sứ giả các nước tạm nghỉ. Để tiện việc tụng kinh niệm Phật cho sứ giả các
nước tôn sùng đạo Phật giáo, nhà Lê cho xây trong khu Quán Sứ một ngôi chùa.
Về
sau khu Quán Sứ bị bỏ đi nhưng ngôi chùa còn giữ lại, và có tên là chùa Quán Sứ.
Giữa thế kỷ 20, chùa được xây lại hoàn toàn mới như ngày nay.
(Tiến
trình văn hóa VN – Nguyễn Khắc Thuần)
Bên hè phố sách
Về bức
hình “đốt sách 75”
Thực tế, đấy không phải là hình một cảnh đốt
sách tại Sài Gòn vào tháng Năm 1975. Bức hình “đốt sách” ấy thực ra là hình chụp
cảnh đốt sách trước thư viện Mỹ tại Huế vào tháng Năm 1966.
Ghi chú trong hình:
“Sinh viên tại
cảnh đốt sách tại Nam Việt Nam ,
ngày 27 tháng Năm, 1966. Một sinh viên chống chính quyền ném sách và giấy tờ
vào đống lửa tại Thư viện phòng Thông tin Hoa Kỳ tại đây [Huế]. Sinh viên đã
lục soát thư viện và đốt sách, đồ đạc, và trụ sở này.”
Khung giữa bên cạnh
hình là các chi tiết về bức hình. Trong khung bên tay mặt cho thấy giá của bức
hình là 575 Mỹ kim cho khổ lớn 300 dpi, đủ để in báo hay sách. Vậy xin lưu ý
chi tiết này với vị nào đang “vô tư” sử dụng hình này.
(Trùng Dương)
Vụ thảm sát tôn thất nhà Lý nay ở đâu?
Hoa Lâm Viên- một
di tích gắn với nhiều sự kiện, cũng mới bị xoá mất trong thời gian gần đây.
Xung quanh khu vực này hiện còn nhiều di tích, công trình lịch sử - văn hoá gắn
với nhà Lý và các sự kiện của một vương triều mở ra thời kỳ Đại Việt hưng
thịnh. Hoa Lâm Viên xưa theo đường chim bay chỉ cách Hà Nội dăm, mười Km, rất
cần được phục hồi. Đây sẽ thành tụ điểm lịch sử, văn hoá, và kề cận ngay kinh
đô Cổ Loa, thủ đô Hà Nội. Khu đất ấy nay chỉ dùng trồng ngô khoai không thích
hợp.
Thời gian trôi
đi, nhưng xung quanh vụ “tàn sát” tôn tộc nhà Lý còn nhiều tồn nghi. Rất mong
các nhà sử học, các chuyên gia có những công trình nghiên cứu tìm ra sự thật
cách đây ngót nghét 800 năm rồi./.
(Trọng Huân)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét