Kỷ Niệm Những Năm Đầu Dạy Học
Bây giờ kể tiếp việc trình diện của tôi. Đương nhiên tôi không muốn mình "cổ" đồng nghĩa với cù lần, lạc hậu một chút nào, nên ngày trình diện, tôi diện chiếc áo dài lụa Hà Đông màu xanh da trời cho sân trường Thủ Khoa Nghĩa vốn có nhiều cây cổ thụ nên đã mát sẵn từ lâu lắm rồi... được chợt mát thêm. Khi tôi "yểu điệu" từ cổng trường đi vào thì từ cửa sổ và cửa cái có vài mái đầu đen xuất hiện theo dõi bước đi làm tôi cũng quíu chân. Và, các chàng mới biết mình "bé cái lầm" làm uổng phí 5 phút buồn. Tuần sau cô Cúc, sinh viên Văn Khoa Sài Gòn về trình diện. Cô Cúc là người có "cùng size" với tôi, nghĩa là "dáng em gầy gầy", thấp thấp, (đừng dùng từ "ốm nhom ốm nhách" và "lùn tịt". Mấy từ này là "từ kỵ" của hai đứa tôi, giống như nhà vua "kỵ húy" vậy cho nên không có trong văn miêu tả của chúng tôi.) Cúc và tôi lại cùng tuổi nên trở thành một cặp "bài trùng". Ở trường có các cô giáo hoa khôi (xứ Châu Đốc nổi tiếng lắm người đẹp) được các chàng đi trước "tiên hạ thủ vi cường" rước "về dinh" hết rồi. Các chàng độc thân vui tính đến sau buồn năm phút! Bấy giờ về được lèo tèo vài cô nàng độc thân gốc Sài Gòn cũng đem mướt mát về cho ngôi trường biên giới này.
(Thầy trò tái ngộ vào năm 2012 tại Saigon)
vhp.Hạ Vũ
Mỗi năm cứ gần Tết khi các gian hàng hoa khoe sắc thắm ở Little Saigon là những lần tôi "ôn cố" không phải để "tri tân" mà để nhớ da diết những ngày xưa thân yêu của mình đã xa thăm thẳm. Kỷ niệm cứ ập về, sống lại rất sinh động trong lòng tôi. Suốt thời gian làm nghề dạy học, tôi đã được Nha Trung Học bổ nhiệm dạy học tổng cộng năm trường tất cả, có trường ngắn một hai niên khóa, có trường năm sáu năm. Tôi nhớ từng ngôi trường, từng con đường, hàng cây, bóng mát, và những người học trò nhỏ của tôi. Học trò của tôi hằng ngàn người, tôi không thể nhớ hết nhưng những kỷ niệm đặc biệt đã có với người học trò nào thì tôi nhớ từng người. Trường Thủ Khoa Nghĩa (Châu Đốc) không phải là trường tôi trụ lâu nhất mà là ngôi trường đầu tiên. Không phải chỉ mối tình đầu làm người ta khó quên bởi "kết duyên không đặng thương hoài ngàn năm," mà cái gì đầu tiên cũng là những vàng ngọc khó quên. Thường thì bộ óc của mình phải quên bớt đi để còn chứa những cái mới khác, nhưng những kỷ niệm ở ngôi trường Thủ Khoa Nghĩa tôi lại không quên, mà nhớ từng chi tiết vụn vặt. Nay tôi "đóng khung" những kỷ niệm của tôi vào những năm đầu dạy học tại trường này để gởi đến các đồng nghiệp, phụ huynh, và học trò cũ của tôi tình cảm thương yêu và quý mến không suy giảm của tôi nhân Mùa Xuân Quý Tị 2013.
Tốt nghiệp từ một trường đầy chất "cổ": Viện Hán Học, lại ở một nơi chỉ nghe cái tên thôi là mọi người thấy chữ "cổ" chểm chệ rồi: Cố Đô Huế, tôi về trường Thủ Khoa Nghĩa, một trường ở tuốt tận biên giới miền Nam, xa ánh sáng đô thành hoa lệ, để làm cô giáo dạy Việt Văn. Bao nhiêu đó quý độc giả cũng biết cuộc sống tôi "cổ lổ xỉ" cỡ nào. Ngôi trường này có những bông... hồng, cúc, lan đều có chủ hết, nên các nam giáo sư nản lắm. Mỗi lần họp Hội Đồng Giáo Sư là các chàng độc thân chấm dứt mau lẹ... để sau đó đi nhậu. Ở cái xứ "đi mươi bước lại về chốn cũ" (vào thời điểm đó, bây giờ thì khác nhiều rồi đi loạng quạng có thể bị lạc), còn biết làm gì sau giờ hành chánh ngoài đi nhậu, nhất là dân "Nam Kỳ Quốc" ăn nhậu nhà nghề. Trường đang cần những bóng hồng tươi mát. Trước tôi vài tuần hai cô độc thân mạnh về học lực (dân Đại Học Sư Phạm) từ Sàigòn về trình diện làm trường bắt đầu khởi sắc. Khi công văn báo Cúc và tôi về trường, anh Giám Học lúc đó còn độc thân kể lại: vào một buổi sáng thứ hai đẹp trời trước khi chào cờ, anh thông báo cho một số thầy độc thân:
- Báo cho các anh một tin vui: Trường mình sắp về một cô sinh viên Văn Khoa Sài Gòn, và một tin buồn: một "địch thủ" của chúng ta: "ông đồ nho" mới ra trường, chắc còn trẻ và độc thân.
Một chàng dạy toán kêu lên:
- Trời! Trường chúng ta, cả chục chàng độc thân mà chỉ có một cô Văn Khoa thì thật là thảm.
Anh dạy lý hóa chêm vào:
- Nha Trung Học hết người sao mà lại cho một "ông đồ nho" về đây vậy!
Anh dạy Pháp văn:
-"Đồ nho" dù trẻ và đẹp trai chắc cũng "cù lần" lắm. Không đáng ngại!
Tôi bị lầm là ông đồ nho là vì cái tên giống con trai và tốt nghiệp từ một trường có tên là Viện Hán Học. Cái tên này còn làm thiên hạ "bé cái lầm" khác nữa, tôi sẽ kể sau.
Bây giờ kể tiếp việc trình diện của tôi. Đương nhiên tôi không muốn mình "cổ" đồng nghĩa với cù lần, lạc hậu một chút nào, nên ngày trình diện, tôi diện chiếc áo dài lụa Hà Đông màu xanh da trời cho sân trường Thủ Khoa Nghĩa vốn có nhiều cây cổ thụ nên đã mát sẵn từ lâu lắm rồi... được chợt mát thêm. Khi tôi "yểu điệu" từ cổng trường đi vào thì từ cửa sổ và cửa cái có vài mái đầu đen xuất hiện theo dõi bước đi làm tôi cũng quíu chân. Và, các chàng mới biết mình "bé cái lầm" làm uổng phí 5 phút buồn. Tuần sau cô Cúc, sinh viên Văn Khoa Sài Gòn về trình diện. Cô Cúc là người có "cùng size" với tôi, nghĩa là "dáng em gầy gầy", thấp thấp, (đừng dùng từ "ốm nhom ốm nhách" và "lùn tịt". Mấy từ này là "từ kỵ" của hai đứa tôi, giống như nhà vua "kỵ húy" vậy cho nên không có trong văn miêu tả của chúng tôi.) Cúc và tôi lại cùng tuổi nên trở thành một cặp "bài trùng". Ở trường có các cô giáo hoa khôi (xứ Châu Đốc nổi tiếng lắm người đẹp) được các chàng đi trước "tiên hạ thủ vi cường" rước "về dinh" hết rồi. Các chàng độc thân vui tính đến sau buồn năm phút! Bấy giờ về được lèo tèo vài cô nàng độc thân gốc Sài Gòn cũng đem mướt mát về cho ngôi trường biên giới này.
Các chàng chiếm lợi thế đa số đã... phát huy tính dân chủ trong việc bầu Hội Đồng Giáo Sư Cố Vấn bằng cách đề cử công khai Cúc và tôi, xong đồng lòng giơ tay bỏ phiếu tín nhiệm cũng công khai, rất "công bằng", "không gian lận". Chúng tôi "lính mới ra lò", còn ngơ ngác, chưa quen việc nên sợ "có chức" lắm, xin "tha mạng" mà không được. Chúng tôi đắc cử với số phiếu tối đa, không đối thủ. Tuy có miệng nhưng cãi không lại các ông, chúng tôi đành thiểu số phục tùng đa số cho cuộc bầu bán ép buộc... có hình thức dân chủ. Vì hai đứa tôi nhỏ tuổi nhất trường vào năm đó nên bị các chàng "ăn hiếp", còn hai cô giáo kia các chàng có phần "nể nang" nên không dám đá động tới. Tôi "có chức" Giáo sư Cố Vấn Xã Hội, nghe thì oai lắm nhưng thực chất đóng vai "Bang chủ Cái Bang" dẫn đồ đệ đi dọc ngang ở Chợ Châu Đốc hoặc mấy ngã đường đông đúc để "lạy ông đi qua, lạy bà đi lại". Thời đó "dzăng minh" rồi nên chúng tôi ôm thùng (để đựng được nhiều tiền), chứ không cần cầm cái nón rách. Tiền đem về giao cho Hiệu Trưởng hoặc Giám Học để nộp cho Ủy Ban Cứu Trợ của tỉnh giúp đồng bào chiến nạn, hoặc thiên tai, còn mình phải bỏ tiền túi mà "ăn cơm nhà vác ngà voi." Cô Cúc "bị" đắc cử vào chức GS Cố Vấn Văn Nghệ -Báo Chí... chỉ để đọc và chọn mấy bài văn của học trò cho vào báo Tết của trường, còn mọi việc khác có các thầy khác lo. Kể ra các ông cũng biết điều lắm. Cúc và tôi tuy hai mà một, nên việc của người này người kia đều tích cực góp công sức.
(GS và Các Trưởng Ban Ngành tại Châu Đốc năm 1967-68 cắm trại tại Núi Sam)
Trong những lúc chúng tôi làm việc ngoài giờ không lương thì các ông có thì giờ... nhậu. Các ông nhậu với nhau mãi cũng buồn, nên tổ chức cắm trại và ăn uống (không phải ăn nhậu) chung toàn trường cho có âm dương đề huề mới vui. Sau đó, các chàng độc thân ở mấy cơ quan khác thấy thầy cô giáo Thủ Khoa Nghiã xôm tụ quá, cũng xin được "hợp tác"... ăn uống. Chúng tôi ở tỉnh nhỏ, lại là một tỉnh rất an ninh, nên thường xuyên tụ họp với nhau rất thân mật vui vẻ.
Trong những lúc chúng tôi làm việc ngoài giờ không lương thì các ông có thì giờ... nhậu. Các ông nhậu với nhau mãi cũng buồn, nên tổ chức cắm trại và ăn uống (không phải ăn nhậu) chung toàn trường cho có âm dương đề huề mới vui. Sau đó, các chàng độc thân ở mấy cơ quan khác thấy thầy cô giáo Thủ Khoa Nghiã xôm tụ quá, cũng xin được "hợp tác"... ăn uống. Chúng tôi ở tỉnh nhỏ, lại là một tỉnh rất an ninh, nên thường xuyên tụ họp với nhau rất thân mật vui vẻ.
Không biết bao lâu, tôi không nhớ, một buổi sáng vào giờ ra chơi, anh Giám Học gọi tôi nói:
- Cô Hồng Phi này, cô muốn về phép Sài Gòn vài ngày chơi hay không?
- Lấy cớ gì mà về? Anh cấp phép hay Hiệu trưởng?
- Nếu cô muốn thì Hiệu trưởng cấp phép thôi.
- Tôi "oai" quá hén, bắt Hiệu trưởng cấp phép.
- Thật mà. Tôi bày cho cô nghen.
- Vậy thì anh cho biết "mưu Gia Cát Lượng" của anh đi.
- Cô vào gặp Hiệu trưởng bảo đưa Lệnh Nhập Ngũ Thủ Đức cho cô về Sàigòn đích thân khiếu nại.
- Hả? Tôi được gọi nhập ngũ trường Võ Bị Thủ Đức?
- Phải! Cô đổi tên đi. Tên Võ Hồng Phi của cô để dành cho bọn đàn ông chúng tôi. Lúc cô chưa trình diện, chúng tôi tưởng cô là Ông Đồ đấy.
Tôi không biết tôi là người nữ độc nhất vô nhị được Phòng Trưng Binh chiếu cố hay còn có ai nữa hay không. Hiệu trưởng đã gởi công văn xác nhận tôi là nữ rồi mà sau đó tôi còn được gọi nhập ngũ lần thứ hai nữa. Ôi cái tên của tôi!
Cái tên này cũng được tôi giới thiệu với học trò mỗi lớp vào giờ đầu tiên của năm học. Tôi là dân Viện Hán Học mà, tôi phải "lấy le" mấy chữ Hán mà tôi học chứ, kẻo phí công các thầy của tôi dạy và 5 năm dùi mài kinh sử của tôi. Đầu tiên tôi "giựt le" với học trò bằng cách mở màn với cái tên của tôi. Sau khi cô trò chào nhau là màn tôi tự giới thiệu tên họ. Tôi cho học trò của tôi biết "Hồng" có mấy nghĩa và mỗi nghĩa viết chữ Hán ra sao, rồi tiếp theo chữ "Phi". Sẵn dịp múa bút lấy le với học trò luôn. Việc gì mình không khoe cái mình biết? Sau đó tôi cho biết tên tôi có nghĩa là: "Cánh hồng bay bổng tuyệt vời". Ý nghĩa này của tên tôi do người thầy dạy Sử Trung Quốc của tôi là cụ Nguyễn Duy Bột chọn. Tôi còn "lấy le" phát âm bằng tiếng QuanThoại nữa (do thầy Phan Chí Chương dạy, và cũng chỉ nhớ độc nhất phát âm tên họ của tôi thôi) để cho học sinh phân biệt tiếng Tàu và tiếng Hán Việt. Trong khi dạy, tôi bỏ một giờ (ở các lớp thất, lục, ngũ) để giảng nghĩa thêm các từ ngữ gốc chữ Hán đã được Việt hóa đến độ mình tưởng là từ thuần Việt, kể các điển tích được sử dụng trong thơ - văn, các bài thơ nổi tiếng của Trung Quốc mà thi sĩ của ta mượn ý, "múa" chữ Hán cho học trò xem nhưng không bắt học trò "vẽ" vì sợ mất thì giờ... Ở Châu Đốc, tôi có nhiều học trò là người Việt gốc Hoa, có em tốt nghiệp tiểu học trường Hoa nữa. Nhưng tôi không ngại, vì thiểu số, còn các em gốc Hoa khác chỉ biết nói chứ không biết viết. Nếu các em học trường Hoa thì học văn Bạch Thoại (loại chữ Hán cải cách, viết lược nét) còn chữ Hán tôi học là chữ cổ. Tôi có những người học trò mà mấy chục năm sau, khi gặp lại đã hỏi đố tôi: "Cô có nhớ những bài thơ chữ Hán nào mà cô dạy chúng em không?" Thế rồi các học trò cũ tóc bạc của tôi đọc vanh vách các bài thơ như Đào Hoa của Thôi Hộ, bài thơ chữ Nhất của Mạc Đỉnh Chi khóc công chúa Tàu..., và mấy câu danh ngôn chữ Hán mà tôi đã truyền đạt ngày xưa.
Tôi còn "lấy le" với người lớn nữa. Có một lần tôi bị "quê" bởi bệnh nghề nghiệp của tôi. Sau Tết Mậu Thân, các nữ công chức trong tỉnh phải tới phòng Y Tế tỉnh (hay Bệnh Viện tôi quên rồi) để thụ huấn một khoá cứu thương. Cô giáo các cấp được học chung một khoá. Một ông Y tá dạy cấp cưú. Đến giờ giải lao, ông Bác sĩ chịu trách nhiệm chung, lớn tuổi đến "thăm dân cho biết sự tình". Chuyện qua chuyện lại một hồi, đưa đẩy thế nào đi vào chuyên môn chữ Hán của tôi. Ông bác sĩ già này chỉ biết chữ Tây thôi, còn chữ Hán thì không, nên tôi bèn trổ tài múa bút với ông, chung quanh một đám cô giáo đồng nghiệp đứng nghe. Để phân biệt chữ Hán, chữ Nôm, và chữ Quốc Ngữ, tôi đem hai chữ "trăm năm" trong câu Kiều "trăm năm trong cõi người ta" để làm ví dụ. Thú thật chữ Nôm tôi chỉ biết viết có câu này mà thôi. Tuy thế cũng đủ dùng để minh họa rồi. Tôi viết "bách niên" bằng chữ Hán, "trăm năm" bằng chữ Nôm và chữ Quốc Ngữ. Quý vị thấy tôi có "oai phong lẫm liệt" hay không. Ác một điều tôi bị bệnh nghề nghiệp. Sau khi xong hai chữ "trăm năm," tôi định minh họa mấy chữ tiếp theo của câu thơ trên, nhưng trước khi "giảng" tiếp cái mới, theo thói quen, tôi kết thúc cái cũ bằng câu: "Bác sĩ hiểu chưa?" Ông lật đật nói: "Tôi hiểu rồi," sau đó đi ra khỏi phòng ngay. Tôi đứng ngớ một chút mới biết mình nói một câu thất nhân tâm. Thật là "quê" hết chỗ chê!
Về miền biên giới, vào năm đó, bọn tôi 4 người (hai cô giáo chửng chạc tôi nói ở trên và hai cô giáo còn tuổi ham vui là Cúc và tôi) là những cô giáo phòng không chiếc bóng từ Saìgòn làm kẻ tiên phong xuống Châu Đốc. Tôi lúc đó không hơn học trò bao nhiêu tuổi, vả lại ở quê có nhiều em khai sinh trể hoặc khai sụt vài ba tuổi nên khi đứng lớp tôi thường tỏ ra nghiêm khắc để... ra oai, vì sợ học trò giỡn mặt vào lớp để đùa vui mà không nghiêm túc học. Nhưng về nhà thì khác, đã bảo là hai đứa tôi tuổi còn trẻ ham vui, lại xa gia đình cũng buồn nên tìm vui. Vào cuối tuần những lúc không có "họp ăn uống" với đồng nghiệp, chúng tôi "rủ rê" học trò khi thì đón xe lam tới núi Sam cắm trại, hát hò, ăn uống, khi thì đạp xe tới "thăm" các vườn nhà của học trò. Lần nào cũng được thưởng thức cây trái tươi ngon, và được phụ huynh giữ lại dùng bữa, khi về còn tặng thêm trái cây đủ loại cho chúng tôi. Người dân quê miền Nam rất quý trọng thầy cô giáo. Chúng tôi được tiếp đãi với tấm chân tình, không phải với một mục đích ẩn đằng sau. Chưa có một phụ huynh nào tặng quà cho tôi hay cho các đồng nghiệp của tôi để xin xỏ tăng thêm điểm cho con mình. Người dân ở biên giới xa xôi này lòng tự trọng rất cao. Thời đó không có ngày Lễ Nhà Giáo 20 tháng 11 nhưng người làm thầy cô được tôn kính thương yêu thật lòng trọn năm trọn tháng. Học trò của tôi lễ phép, không có em nào ỷ quyền ỷ thế của gia đình mà hỗn láo, xấc xược, hoặc đánh thầy cô. Thầy giữ tư cách của thầy, trò giữ tư cách của trò. Phụ huynh có khí khái của phụ huynh. Ngày xưa ông Carnot bên Pháp đã đem đến cho thầy mình niềm vui và hãnh diện của một người làm nghề dạy học, ngày nay tôi cũng có nhiều "Carnot Việt Nam" đem đến cho tôi sự ấm áp cuối đời. Cám ơn các môn sinh cũ của tôi đã thương mến và còn nhớ tới tôi dù gần nửa thế kỷ trôi qua.
(Thầy trò tái ngộ vào ngày 20-11-2011tại Châu Đốc)
Năm đầu tôi còn bị học trò phê: "Cô không phải người Dziệt Nam" do giọng nói của tôi lai căng, Nam không ra Nam, Huế không ra Huế. Khi ra học Huế tôi đã bị Thầy Kháng và anh Đài, có lẽ còn nhiều anh chị khác nữa mà tôi không biết, cười cho vì nói "con dzịch", "áo wuầng", "thịch" gà... Chúng tôi sửa dần những khuyết điểm phát âm của địa phương mình. Với thời gian, chúng tôi nói thành thói quen, nên khi về Nam, nhất là vùng quê thì tôi thành "người ngoại quốc". Nhiều người dân vùng quê Miền Nam thời đó có thói quen gọi những người nói giọng Miền Nam là "người Việt Nam" còn những người ở miền Bắc, Trung có giọng nói khác thì: "không phải người Dziệt Nam mình". Mỗi lần đọc chính tả cho học trò viết là có nhiều tiếng cười rúc rích vang lên. Tôi phải giải thích sự khác biệt trong cách phát âm để học trò tôi viết ít sai chính tả. Tôi kiên trì, và lâu dần học trò tôi cũng quen tai, không còn lạ lẫm nữa.
(Thầy trò tái ngộ vào ngày 20-11-2011tại Châu Đốc)
(Thầy trò tái ngộ vào năm 2012 tại Saigon)
Chuyện kỷ niệm một thời dạy học của tôi còn dài dài, viết hoài không hết. Bây giờ nơi xứ lạ quê người, học trò cũ tóc bạc nhiều hơn đen tìm kiếm hỏi thăm tôi. Khi biết được địa chỉ email hay số phôn của tôi, đã gọi phôn hoặc viết thơ hay tới tận nhà thăm tôi, nhắc kỷ niệm ngày xưa học với mình. "Ngày xưa cô đã..., ngày xưa em đã..." thật rôm rả. Ngày Tết ngày Lễ, emails tới tấp chúc mừng. Hễ vắng emails một thời gian ngắn là tôi nhận emails hỏi thăm: cô thế nào rồi, có khỏe không? Khi Thầy/Cô nào gặp khó khăn hay đau ốm hoạn nạn thì học trò cũ dù không phải do chính người Thầy/cô đó đã dạy ngày xưa cũng tới tấp thăm hỏi động viên, giúp đỡ tinh thần lẫn vật chất. Thật cảm động làm sao! Phần thưởng quý báu cho người thầy là ở giá trị tình cảm này, có phải không quý đồng nghiệp? Xin cám ơn chân thành nền văn hóa và đạo đức của dân tộc tôi mà trong đó thầy trò chúng tôi được nuôi dưỡng thành NGƯỜI. Cám ơn tấm lòng đáng quý của các người học trò cũ trường Thủ Khoa Nghĩa mà chúng tôi đã có cơ duyên được tái hội ngoài đời hoặc qua phôn và qua emails. Hi vọng với bài viết này sẽ còn nhiều cơ duyên để "gặp lại" thêm các học trò cũ Thủ Khoa Nghĩa nữa.
vhp.Hạ Vũ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét