CHỮ NHO ... DỄ HỌC (Bài 15)
Các Bộ 4 Nét (tt)
Như thường lệ, trước khi học bài mới, ta giải đáp câu đố của bài cũ trước nhé !
Gia hữu thất khẩu, 家有七口,
Chủng điền nhất mẫu. 種田一畝。
Túc dĩ dưỡng gia, 足以養家,
Hoàn thiêm nhất cẩu ! 還添一狗。
Có nghĩa :
Nhà có bảy nhân khẩu,
Ruộng trồng được một mẫu.
Đủ nuôi sống cả nhà,
Còn nuôi thêm con...cẩu !
1. Gia hữu THẤT KHẨU, để ý xem chữ nào có 7 chữ KHẨU 口.
2. Chủng ĐIỀN nhất mẫu, chữ ĐIỀN 田 có 4 chữ KHẨU. NHẤT MẪU cũng là NHẤT KHẨU 一口, thêm một chữ KHẨU nữa là 5 chữ KHẨU 口, còn thiếu 2 chữ KHẨU nữa...
3. Túc dĩ dưỡng gia, gom 2 câu trên lại, thêm 2 chữ KHẨU nữa là đủ cả nhà 7 KHẨU.
4. Hoàn thiêm nhất cẩu. là thêm bộ KHUYỂN 犬 vào bên phải.
Gom 4 câu trên xắp xếp lại theo thứ tự hợp lý ta có chữ THÚ 獸, là con vật có 4 chân chạy trên mặt đất đã học ở bài trước trong phần bộ KHUYỂN 犬.
TÂM 心 : là TIM. Là chữ Tượng Hình theo diễn tiến của chữ viết,
Ta thấy:
Hình Trái Tim được vẽ có 4 ngăn hẵn hoi, lần lần chuyển biến như hình cái bụng, qua chữ Triện thì thành những nét cong queo, và cuối cùng thì Lệ Thư lại viết thành một nét dài và 3 chấm, đến như chữ Khải hiện nay ( 心 ) thì mới giống như Nguyễn Du đã diễn tả khi cô Kiều nhớ Thúc Kỳ TÂM, tức là Thúc Sinh đó :
Đêm thu gió lọt song đào,
Nửa vành trăng khuyết ba sao giữa trời !
Chữ TÂM 心 giống như hình
" Nửa vành trăng khuyết ba sao giữa trời " vậy.
TÂM là Tim, nên TÂM SỰ 心事 : là Chuyện của Trái Tim, là chuyện ở trong lòng. Và ...
TÂM PHÚC 心腹 : Tâm là Tim, Phúc là Bụng. Người Tâm Phúc là Người mà ta hết lòng hết dạ tin tưởng. Nỗi lo Tâm Phúc là Nỗi lo cứ canh cánh mãi bên lòng.
Có khoảng trên 410 chữ được ghép bởi bộ TÂM đứng 忄, và trên 170 chữ được ghép bởi bộ TÂM thường 心 . Tiêu biểu có các chữ sau đây :
CHÍ 志 : gồm có SĨ 士 trên TÂM 心 dưới, là Tâm của kẻ sĩ, ý chỉ Chí Khí, Chí hướng đó vậy ! Lý thú nhất là 2 chữ dưới đây :
THẢM THÁC 忐忑 : Ta thấy 2 chữ nầy được ghép bởi THƯỢNG 上TÂM 心 và HẠ 下 TÂM 心, là Trái Tim đập lên đập xuống, nên ta có thể đoán được THẢM THÁC là Hồi Họp, Bồn Chồn, Khoắc khoải không yên lòng ! Tiêu biểu nhất cho bộ TÂM là chữ...
NHẪN 忍 : là NHỊN. Ông bà ta thường dạy "Một câu nhịn là chín câu lành!" Tăng Quảng Hiền Văn cũng nhắc nhở :
NHẪN đắc nhất thời chi khí, 忍得一時之氣,
Miễn đắc bách nhật chi ưu. 免得百日之憂。
Có nghĩa :
Nếu như NHỊN được sự tức giận trong một lúc, thì ...
Có thể miễn được sự lo lắng cho cả trăm ngày sau nầy !!!
Nói thì nói thế, chớ lắm khi chuyện đến lại không NHỊN được, nên gần đây giới trẻ lại thích viết câu nầy treo ở chỗ ngồi làm việc :
忍一時風平浪靜, NHẪN nhất thời, phong bình lãng tịnh,
退一步海闊天空. Thoái nhất bộ, hải khoát thiên không.
Có nghĩa :
NHỊN một lúc cho gió yên sóng lặng,
LÙI một bước cho biển rộng trời cao !
SẦU 愁 : là Buồn rầu. Đây là chữ Hội Ý, được ghép bởi chữ THU 秋 ở trên và chữ TÂM 心 ở dưới. Hàm ý chỉ Tâm sự trong mùa Thu, là Tâm sự Buồn bã như nhữ sĩ Tương Phố đã viết trong bài Giọt Lệ Thu:
Ngổn ngang trăm mối bên lòng,
Ai đem thu cảnh bạn cùng THU TÂM.
Tiêu biểu cho bộ TÂM đứng 忄là các từ như :
TÍNH TÌNH 性情, HỐI HẬN 悔恨, THẢM NÃO 慘惱, LÂN TUẤT 憐恤 là Thương xót, LÂN HƯƠNG TÍCH NGỌC 憐香惜玉 là Thương Hương Tiếc ngọc ... đều là các từ chỉ tính cách và tình cảm của con người.
31. BỘ NHA 牙 :
NHA 牙 : là Răng, là Nanh. Đây là chữ Tượng Hình theo diễn tiến của chữ viết,
Ta thấy :
Kim Văn và Đại Triện, Tiểu Triện đều là hình tượng của 2 hàm răng giao nhau được vẽ dựng đứng lên, dần dà diễn tiến thành chữ viết theo Khải Thư như hiện nay 牙. Nên, NHA là RĂNG, nếu răng mọc dài ra khỏi miệng thì gọi là NANH, là NGÀ, như Ngà Voi gọi là TƯỢNG NHA 象牙, nhưng DÃ TRƯ NHA 野豬牙 thì lại là Nanh Heo Rừng.
NHA TRẢO: Người Hoa gọi là TRẢO NHA 爪牙 : TRẢO 爪 là Móng mọc dài ra cứng và nhọn, ta gọi là VUỐT, nên NHA TRẢO là Nanh Vuốt, nghĩa bóng là Những tên tay sai côn đồ hung dữ chuyên giúp người ác để bạo hành người khác.
Đọc truyện Tàu hay thấy các tướng sử dụng cây LANG NHA BỔNG 狼牙棒 làm vũ khí. LANG NHA là Răng con chó sói, nên LANG NHA BỔNG là một loại vũ khí thân to lởm chởm những gai nhọn như răng con chó sói.
Lang nha bổng
Nanh heo rừng
Ngà Voi
Các thành ngữ có liên quan đến chữ NHA như :
DĨ NHA HOÀN NHA 以牙還牙 : là Lấy Răng Trả Răng. Ta nói là Ăn Miếng Trả Miếng, là Trả Đủa, là Lấy gậy Ông đập lưng Ông.
LINH NHA LỢI XỈ 伶牙俐齒 : là Nanh LANH Răng LỢI, là Vô cùng Lanh Lợi. Ta nói là Mồm năm Miệng mười.
HỔ KHẨU BẠT NHA 虎口拔牙 : là Nhổ Răng trong Miệng Cọp. Ta bảo là Dám Vuốt Râu Hùm, giới bình dân thì nói là : Dám Xỉa Răng Cọp !.
Tiêu biểu cho bộ NHA có chữ :
SANH 牚 : Chữ Sanh nầy thông dụng với chữ XANH 撐, 撑 (Có thêm bộ THỦ 扌bên trái và đổi chữ NHA 牙 thành chữ THỦ 手 bên phải phía dưới).
Danh từ là Những cây trụ dùng để Chống Đở.
Động từ là Chống, Chỏi, Nâng Đở.
XANH YÊU 撐腰 : là Chống Nạnh, Chống Lưng, nghĩa bóng là Có người Nâng Đở, Có người để "dựa hơi"!
XANH THUYỀN 撐船 : là Chống Xuồng , Chống Ghe. Nhắc từ nầy, làm ta nhớ đến bài thơ Ngũ ngôn Tứ tuyệt rất tuyệt " Trì Thượng " 池上 ( Trên Ao ) của Bạch Cư Dị như sau :
小娃撐小艇, Tiểu oa XANH tiểu đĩnh,
偷採白蓮回。 Thâu thái bạch liên hồi.
不解藏蹤跡, Bất giải tàng tông tích,
浮萍一道開。 Phù bình nhất đạo khai.
Có nghĩa :
Cô bé nho nhỏ chống chiếc xuồng con cũng nho nhỏ,
Lén hái trộm bông sen trắng trở về.
Vì không biết cách che dấu đi cái vết tích, nên ...
Còn để lại một lằn bèo vạt ra do chiếc xuồng nhỏ đi qua !
Bài này đã được cụ Tản Đà nhà ta diễn nôm rất hay như sau :
Người xinh bơi chiếc thuyền xinh,
Bông sen trắng nõn trắng tinh hái về.
Hớ hênh dấu vết khôn che,
Trên ao để một luồng chia mặt bèo!
32. BỘ VIẾT 曰 :
VIẾT 曰 : là NÓI, Nói Rằng. VIẾT là chữ mượn Tượng Hình để Chỉ Sự, theo diễn tiến của chữ viết,
Ta thấy :
Giáp Cốt Văn, Kim Văn và Tiểu Triện là hình tượng của cái Miệng hé ra, gạch ở giữa tượng trưng cho cái lưỡi đang hoạt động, nên VIẾT là NÓI. Học Cổ Văn, học chữ Nho ta hay nghe nói ...
TỬ VIẾT 子曰 : Có nghĩa là " Khổng Tử Nói Rằng"
VIẾT còn có nghĩa là: RẰNG, LÀ , dùng để liệt kê sự việc như trong Tam Tự Kinh :
VIẾT xuân hạ, VIẾT thu đông, thử tứ thời, vận bất cùng.
曰 春 夏、 曰 秋 冬、 此 四 時 、 運 不 窮.
Có nghĩa :
LÀ xuân hạ, LÀ thu đông, đó là 4 mùa, luôn luôn xoay chuyển không ngừng nghỉ.
Tiêu biểu cho bộ VIẾT có chữ :
THƯ 書 : Đây là chữ Hội Ý với bộ DUẬT 聿 là Cây BÚT ở trên, bộ VIẾT 曰 là NÓI ở dưới. Ý là: NÓI bằng Cây BÚT, nên THƯ 書, nếu là...
Động từ thì có nghĩa là : VIẾT, như THƯ PHÁP 書法 : là Cách viết chữ. THƯ TẢ 書寫 : là Viết Lách ( Từ kép của Viết ).
Danh từ thì có nghĩa là : SÁCH, là THƠ, như THƯ TỊCH 書籍: là Sách Vở. THƯ TÍN 書信 : là Thơ Từ.
Các thành ngữ có chữ THƯ như :
BẠCH DIỆN THƯ SINH 白面書生 : là Học trò mặt trắng, chỉ các anh học trò nghèo ngày xưa, suốt ngày trốn trong nhà để đọc sách, và vì nghèo ăn thiếu dinh dưỡng, nên da mặt trắng bệt. Bạch Diện Thư Sinh còn dùng để chỉ các thư sinh chưa đậu đạt gì cả, mặc áo thiên thanh hay aó dài trắng, chưa có áo mão cân đai rực rở để phản chiếu cho da mặt hồng hào!
BÁC LÃM QUẦN THƯ 博覽群書 : BÁC là Rộng, LÃM là Xem, QUẦN là Nhiều, THƯ là Sách. Nên Bác Lãm Quần Thư là chỉ Xem và Đọc rất nhiều Sách. Dùng để chỉ những người thông thái, học rộng biết nhiều, kiến thức uyên bác.
PHẦN THƯ KHANH NHO 焚書坑儒 : là Đốt sách và chôn học trò học theo Nho Giáo. Đây là chính sách cưỡng bách để thống nhất văn tự một cách cực đoan của Tần Thuỷ Hoàng Đế (259-210 trước Công Nguyên).
Phần thư khanh nho
Bạch diện thư sinh
33. BỘ NGUYỆT 月 :
NGUYỆT 月 : là TRĂNG. Chữ Tượng Hình theo diễn tiến của chữ viết,
Ta Thấy :
Giáp Cốt Văn, Kim Văn Đại Triện đều vẽ hình bán nguyệt của trăng lưỡi liềm, đến Tiểu Triện mới tượng hình như chữ viết hiện tại.
Chu kỳ từ trăng khuyết rồi lại tròn, rồi lại khuyết là Một Tháng, nên NGUYỆT là Mặt Trăng mà cũng là Một Tháng nữa. Ngày xưa đi học, ta có các kỳ thi "TAM CÁ NGUYỆT 三個月 " cho mỗi 3 tháng và LỤC CÁ NGUYỆT 六個月 cho mỗi 6 tháng.
NGUYỆT theo Tử Vi là Sao Thái Âm, Nguyệt Cung Thái Âm Hoàng Hậu Tinh Quân 月宮太陰皇后星君 là bài vị cúng Sao Hội mỗi năm vào ngày mùng Chín Tết Âm Lịch.
Chu kỳ từ trăng khuyết rồi lại tròn, rồi lại khuyết là Một Tháng, nên NGUYỆT là Mặt Trăng mà cũng là Một Tháng nữa. Ngày xưa đi học, ta có các kỳ thi "TAM CÁ NGUYỆT 三個月 " cho mỗi 3 tháng và LỤC CÁ NGUYỆT 六個月 cho mỗi 6 tháng.
NGUYỆT theo Tử Vi là Sao Thái Âm, Nguyệt Cung Thái Âm Hoàng Hậu Tinh Quân 月宮太陰皇后星君 là bài vị cúng Sao Hội mỗi năm vào ngày mùng Chín Tết Âm Lịch.
NGUYỆT NGA 月娥 : là Hằng Nga trong cung nguyệt, là Chị Hằng trong cung trăng. Tương truyền rất đẹp, nên thường được lấy đặt tên cho các cô gái, tiêu biểu là nhân vật nữ chính trong truyện Lục Vân Tiên của cụ Đồ Nguyễn Đình Chiểu :
Thưa rằng: "Tôi Kiều Nguyệt Nga,
Con này tì thiếp tên là Kim Liên.
Con này tì thiếp tên là Kim Liên.
Cụ Đồ Chiểu và tác phẩm Lục Vân Tiên.
NGUYỆT SAN 月刊 hay NGUYỆT BÁO 月報 : là Báo ra mỗi tháng một kỳ.
NGUYỆT TÍN 月信 hay NGUYỆT KINH 月經 : là Kinh nguyệt của phụ nữ cũng mỗi tháng một kỳ.
NGUYỆT TÍN 月信 hay NGUYỆT KINH 月經 : là Kinh nguyệt của phụ nữ cũng mỗi tháng một kỳ.
Thành ngữ có chữ NGUYỆT mà ta thường gặp trong văn học là:
XUÂN HOA THU NGUYỆT 春花秋月 : là Hoa của mùa xuân và Trăng của mùa thu. Chỉ chung cảnh trí đep đẽ, nên thơ của mùa Xuân và mùa Thu.
BẾ NGUYỆT TU HOA 閉月羞花 : là Trăng thì đóng lại, Hoa thì thẹn thùa. Ý là : Trăng thì trốn vào trong mây, còn Hoa thì thẹn thùng mà khép cánh lại vì thấy mình không bằng được ai kia đó. Ta nói là ai đó có vẻ đẹp "HOA NHƯỜNG NGUYỆT THẸN."
Sẵn nói luôn về TỨ ĐẠI MỸ NHÂN 四大美人 của Trung Hoa cổ đại là : TÂY THI 西施, VƯƠNG CHIÊU QUÂN 王昭君, ĐIÊU THUYỀN 貂禪 và DƯƠNG QUÝ PHI 楊貴妃. Bốn người đẹp nầy đẹp đến nỗi TRẦM NGƯ 沉魚, LẠC NHẠN 落雁, BẾ NGUYỆT 閉月, TU HOA 羞花. Có nghĩa : Đẹp đến đỗi Chim Sa, Cá Lặn, Nguyệt Thẹn, Hoa Nhường! Tây Thi khi ra suối giặt lụa, cá thấy nàng đẹp qúa, bơi không nỗi nên chìm cả xuống nước. Vương Chiêu Quân cống Hồ, khi ra đến Nhạn Môn Quan, các con chim nhạn thấy nàng đẹp qúa bay không nổi, đều rơì cả xuống đất. Điêu Thuyền bái nguyệt, khi đêm nàng ra cúng trăng, Chị Hằng thấy nàng đẹp hơn mình nên mắc cở mà trốn vào trong mây, còn Dương Quý Phi thì đẹp đến nổi hoa gặp nàng cũng then thùng mà khép cánh lại không dám nở ra. Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều đã gom hết 4 cái đẹp đó lại cho nàng Cung Nữ của mình :
Chìm đáy nước cá lờ đờ lặn,
Lửng da trời nhạn ngẩn ngơ sa.
Hương trời đắm nguyệt say hoa,
Tây Thi mất vía, Hằng Nga giựt mình!
Tứ đại mỹ nhân : Tây Thi (Trầm ngư), Vương Chiêu Quân (Lạc nhạn), Điêu Thuyền (Bế nguyệt) và Dương Quý Phi (Tu Hoa)
Chữ NGUYỆT lại làm ta nhớ đến một giai thọai của hai anh em bà Đoàn Thị Điểm như sau :
Có lần, ông Đoàn Viết Luân từ ngoài đi vào nhà, thấy em gái đang ngồi bên rổ kim chỉ, liền đọc:
•Huynh lai đường thượng tầm song nguyệt. 兄来堂上尋双月.
Có nghĩa là :
Anh lên nhà trên tìm 2 mặt trăng .
Song nguyệt là 2 mặt trăng, mà theo chữ Hán, 2 chữ Nguyệt 月 ghép lại là chữ Bằng 朋 là Bè bạn, bằng hữu, nên câu trên còn có nghĩa là: Anh lên nhà trên tìm BẠN, chứ không phải 2 mặt trăng.
Bà Điểm liền đối lại rằng :
•Muội đáo song tiền tróc bán phong. 妹到窗前捉半風.
Có nghĩa là :
Em đến trước cửa sổ bắt nửa làn gió .
Bán phong là nửa làn gió, mà cũng có nghĩa là phân nửa ở bên phải của chữ Phong 風 tức là chữ Sắt 虱 nghĩa là con rận nên câu đối trên có nghĩa là : Em đến trước cửa sổ để bắt rận, chớ không phải bắt có NỬA làn gió!
•Huynh lai đường thượng tầm song nguyệt. 兄来堂上尋双月.
Có nghĩa là :
Anh lên nhà trên tìm 2 mặt trăng .
Song nguyệt là 2 mặt trăng, mà theo chữ Hán, 2 chữ Nguyệt 月 ghép lại là chữ Bằng 朋 là Bè bạn, bằng hữu, nên câu trên còn có nghĩa là: Anh lên nhà trên tìm BẠN, chứ không phải 2 mặt trăng.
Bà Điểm liền đối lại rằng :
•Muội đáo song tiền tróc bán phong. 妹到窗前捉半風.
Có nghĩa là :
Em đến trước cửa sổ bắt nửa làn gió .
Bán phong là nửa làn gió, mà cũng có nghĩa là phân nửa ở bên phải của chữ Phong 風 tức là chữ Sắt 虱 nghĩa là con rận nên câu đối trên có nghĩa là : Em đến trước cửa sổ để bắt rận, chớ không phải bắt có NỬA làn gió!
Ta thấy :
Kim Văn, Đại Triện là tượng hình của 2 móng vuốt đưa ra của 2 ngón tay, nên TRẢO 爪 là Móng tay mọc dài ra, cứng và nhọn, dùng để chụp, bắt, quào, quấu. Trong phần bộ NHA ta đã biết qua từ :
TRẢO NHA 爪牙 : là Nanh Vuốt, mà nghĩa bóng là Những tên tay sai côn đồ chuyên dùng để hành hung người khác.
Ta có thành ngữ :
TRẢO NHA QUẢNG BỐ 爪牙廣布 : là Tay chân vi cánh khủng bố ở khắp mọi nơi như những tổ chức của Mafia, của ISIS.
TRƯƠNG NHA VŨ TRẢO 張牙舞爪 : là Giương Nanh Múa Vuốt.
TRẢO OA 爪哇 : là tên dịch Jawa, hòn đảo lớn thứ Tư của nước Indonesia. Thủ đô Jakarta nằm ở tây bắc của đảo nầy, đây là hòn đảo có mật độ dân số thuộc hàng cao nhất thế giới: 981người/km2.
Đảo Jawa và Thủ đô Jakarta của Indonesia.
Tiêu biểu cho bộ TRẢO có chữ :
BÀ 爬 : là Bò, Leo. Như BÀ HÀNH 爬行 : là Bò đi. BÀ THỌ 爬樹 : là Leo Cây. BÀ CAO TRẬT THẢM 爬高跌惨 : Là Trèo Cao Té Nặng.
BÀ SƠN THIỆP THUỶ 爬山涉水 : là Trèo núi Qua nước. Ta nói là : Vượt Suối Trèo Đèo.
THỰC LÝ BÀ NGOẠI 食裡爬外 : là Ăn ở bên trong mà Quơ quào ở bên ngoài. Có nghĩa : Ăn cơm nhà mà lo chuyện người ta, hoặc Ăn cơm nhà Vác ngà voi. Đôi khi có nghĩa là: Ăn cơm TUI mà hại TAO.
Bộ TRẢO với hình thức nầy 爫, luôn nằm ở phần trên của chữ được ghép, tiêu biểu như chữ :
TRANH 爭 : là Giành, là Dùng sức mạnh và không khoan nhượng ai để mà có được là TRANH. Từ kép là TRANH ĐOẠT 爭奪. Thành ngữ thường gặp là : TRANH DANH ĐOẠT LỢI 爭名奪利. Thành ngữ Ngụ Ngôn là : DUẬT BẠN TƯƠNG TRANH, NGƯ ÔNG ĐẮC LỢÌ 鷸蚌相爭,漁翁得利 : là Trai cò tranh nhau, ngư ông được lợi.
Trai cò tranh nhau, ngư ông được lợi.
35. BỘ CHI 支 :
CHI 支 : là CHI ( trái với THU 收 ), CHI là Cành, Nhánh, đồng nghĩa với chữ CHI 枝 có bộ MỘC bên trái. Ta có Thành ngữ :
CHI DIỆP MẬU THẠNH 枝葉茂盛 : là Cành lá xum xuê.
CHI 支 là phần tách rời ra từ một tổng thể, là Chi Nhánh, như:
CHI ĐIẾM 支店 : là Tiệm nhỏ tách ra từ tiệm lớn.
CHI LƯU 支流 : là Sông con tách ra từ sông cái.
CHI là Hệ Phái, những nhánh tách rời ra của một Dòng Họ gọi là
TÔNG CHI 宗支. Một Nhánh của Đảng phái gọi là CHI BỘ 支部.
CHI là CHI THU 支收 : là Phát ra và Nhận vào. Ta thường nói là CHI XUẤT 支出 và THU NHẬP 收入.
CHI TRÌ, CHI VIỆN, CHI TRỢ 支持;支援;支助 : là Ủng hộ, Tiếp tế, Giúp đỡ cho ai đó hoặc việc gì đó.
CHI TRÌ 支持 : Còn có nghĩa là Giữ Vững, Đứng Vững. Ta có thành ngữ LỰC BẤT KHẢ CHI 力不可支 : là Sức không chịu đựng nỗi, và THỂ LỰC BẤT CHI 體力不支 : là Sức khỏe của cơ thể không thể chống chỏi nỗi, nên có nghĩa là Cơ Thể Suy Nhược.
LẠC BẤT KHẢ CHI 樂不可支 : là Vui không chịu nỗi, là Vui qúa xá là vui!
Tiêu biểu cho bộ CHI có chữ :
KHI 攲 : là Tựa, là Dựa. Như trong bài thơ "Độc Thư Sơn Nguyệt Tịch" của Nguyên Hảo Vấn đời Nguyên có câu :
墻東有洿池, Tường đông hữu ô trì,
墻東有洿池, Tường đông hữu ô trì,
攲枕聽蛙鳴。 KHI chẩm thính oa minh.
Có nghĩa :
Ngoài tường phía đông có một ao tù, nên...
Ta thường ngồi TỰA gối mà nghe ếch nhái kêu vang.
KHI cũng có nghĩa là Chếch, là Nghiêng lệch, như Đặng Trần Côn đã viết trong Chinh Phụ Ngâm là :
幾回明月夜, Kỷ hồi minh nguyệt dạ,
單枕鬢斜攲. Đơn chẩm mấn tà KHI.
Có nghĩa :
Mấy lần trong đêm nhìn vầng trăng sáng,
Trong cảnh gối chiếc nên tóc mai cũng NGHIÊNG LỆCH bơ phờ.
... mà Nữ sĩ Đoàn Thị Điểm đã diễn thoát ý rất hay như sau :
Trời hôm tựa bóng ngẩn ngơ
Trăng khuya nương gối bơ phờ tóc mai.
36. BỘ CHỈ 止 :
CHỈ 止 : là Dừng, là Ngưng lại. Ta có từ kép là ĐÌNH CHỈ 停止. CHỈ 止 là chữ mượn Tượng Hình làm Chỉ Sự theo diễn tiến của chữ viết,
Ta thấy:
Giáp Cốt Văn là hình bàn chân đứng yên tại chỗ, ý là Ngừng Lại, không bước tới nữa, diễn tiến thành chữ CHỈ hiện nay 止. Ta có các từ thường gặp như :
ĐÌNH CHỈ 停止 là Dừng Lại. CHỈ BỘ 止步 là Dừng Bước.
CẤM CHỈ 禁止 : Ngừng hẵn việc gì đó lại, không được tiến hành nữa. Như : CẤM CHỈ đốt pháo trong thành phố ba ngày Tết.
CHỈ THỐNG 止痛 : là Dừng cơn đau lại. Thuốc CHỈ THỐNG là thuốc uống vào để chận đứng cơn đau. Ngày xưa, các bà các cô khi nhức đầu hay ghé tiệm Cao Đơn Hoàn Tán mua một gói CHỈ THỐNG TÁN ( Thuốc tán cầm đau ) về uống.
Chữ CHỈ 止 nầy còn thông dụng với chữ CHỈ 趾 là Ngón Chân, Dấu chân. Ngày Tết múa lân, ta thấy các Đoàn Lân thường để lại một cái thiệp chúc Tết, trên đó luôn có 4 chữ : LÂN CHỈ TRÌNH TƯỜNG 麟趾呈祥 : Có nghĩa là "Dấu chân của con Lân đi tới đâu thì sẽ để lại điềm lành ở nơi đó!" Chữ CHỈ 趾 nầy cũng là chữ ĐỊA CHỈ 地址 mà ta thường hay dùng để chỉ nơi ta ở.
Tiêu biểu cho bộ CHỈ 止 có chữ :
LỊCH có 2 hình thức chữ viết như sau : 歷、歴. Dù viết theo hình thức nào thì cũng có bộ CHỈ 止 là Dấu Chân ở bên dưới, nên LỊCH là Kinh qua, là Từng Trãi. Như KINH LỊCH 經歷 : là Kinh nghiệm Từng trãi.
LỊCH LÃM, LỊCH THIỆP 歷覽,歷涉 : Chỉ những người đi nhiều, học nhiều, thấy nhiều hiểu rộng, đối nhân sử thế hợp tình hợp lý. Đây là từ Hán Việt chuyên dùng của người Việt, người Hoa không biết đến những từ nầy.
Ngoài 2 hình thức của chữ LỊCH 歷、歴. Ta còn có chữ LỊCH được viết giản thể như sau : 历. Chữ Lịch giản thể nầy còn thay thế luôn cho chữ LỊCH 曆 là Quyển Lịch mà ta xem và xé hằng ngày. Chữ LỊCH 曆 nầy có bộ NHẬT 日 ở bên dưới để chỉ ngày tháng.
Múa lân ngày Tết với ý nghĩa LÂN CHỈ TRÌNH TƯỜNG.
37. BỘ HÀO 爻 :
HÀO 爻 : là Một Quẻ nhỏ trong 64 quẻ của Bát Quái, theo diễn tiến Chỉ Sự của chữ viết,
Ta thấy :
Từ Giáp Cốt Văn, Kim Văn, Tiểu Triện, cho đến hình thành chữ Lệ, đều là những dấu chéo tiêu biểu cho các Quẻ bói trong Bát Quái. Nên HÀO 爻 là các Quẻ chỉ sự Giao Thoa và Biến Động trong Bát Quái cũng như trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Ta hay nghe nói nào là HÀO CON, HÀO CỦA, HÀO QUAN ...
Sẵn đây xin được nói rất gọn về Dịch Lý như sau: DỊCH 易 là Thay đổi, LÝ 理 là Lý lẽ. Dịch lý là một bộ môn mô tả, diễn nghĩa một lý lẽ, một lý thuyết hay một Nguyên lý, là lý lẽ về sự Biến đổi, Biến hóa, Biến động của Vũ Trụ Vạn Vật và cũng là Lý Lẽ của sự Cấu Tạo Thành Vũ Trụ. Theo tuần tự : THÁI CỰC 太 sinh LƯỠNG NGHI 兩儀, Lưỡng Nghi sinh TỨ TƯỢNG 四象, Tứ Tượng sinh BÁT QUÁI 八卦, Mỗi một QUÁI có 8 HÀO. 8 lần 8 vị chi là 64 HÀO, bao gồm tất cả những sự vật, sự việc trong vũ trụ trời đất và trong cuộc sống của chúng ta.
THÁI CỰC : là cái Vòng Tròn, tượng trưng cho Vũ Trụ, Trời Đất.
THÁI CỰC : là cái Vòng Tròn, tượng trưng cho Vũ Trụ, Trời Đất.
LƯỠNG NGHI : là 2 bên Trắng Đen, là ÂM 陰 và DƯƠNG 陽.
TỨ TƯỢNG là : THIẾU ÂM, THÁI ÂM 少陰,太陰 và THIẾU DƯƠNG,
THÁI DƯƠNG 少陽,太陽.
BÁT QUÁI là : CÀN, KHẢM, CẤN, CHẤN, TỐN, LY, KHÔN, ĐOÀI .
乾、 坎、 艮、 震、 巽、 離 坤、 兌.
Tiêu biểu cho bộ HÀO có chữ :
NHĨ 爾 : là Danh Xưng Đại Từ ngôi thứ Hai: là Ông, Anh, Bà, Chị, Mầy, Ngài, Mi, Nhà Ngươi... tương đương với chữ QUÂN 君, chữ NỄ 你(妳), chữ NHỮ 汝. Vậy là ta có đến 4 chữ và 5 hình thức chữ chỉ Ngôi thứ Hai của Danh Xưng Đại Từ trong tiếng Hán, qủa là rắc rối!
Nhân nói đến chữ NHĨ 爾 là Mầy là Mi, xin được kể lại một Giai thoại Văn chương Việt Nam rất lý thú sau đây để kết thúc cho bài viết nầy.
Trong sách "Kể chuyện các Vua Nguyễn" của Tôn Thất Bình có câu chuyện sau đây :
Dưới thời Tự Đức, Nguyễn Phúc Hồng Bảo ( 阮福洪保, 1825 - 1854), hay Hường Bảo; là con trưởng vua Thiệu Trị, nhưng không được truyền ngôi. Sau hai lần mưu sự (1851 và 1854) để giành lại ngôi vị không thành, ông bị giam và chết thảm trong ngục. Người đương thời cho là vua Tự Đức mưu giết anh để trừ hậu họa. Sau đó, nhân một buổi ngự thiện, Tự Đức dùng cơm vô ý cắn phải lưỡi, liền lấy đầu đề "Răng cắn Lưỡi" ra cho đình thần làm thơ, nhưng không được dùng chữ "Răng" chữ "Lưỡi". Nguyễn Hàm Ninh 阮咸寧 (1808-1867) là một danh sĩ trong lịch sử Văn học Việt Nam thời nhà Nguyễn, dâng lên một bài tứ tuyệt như sau :
Dưới thời Tự Đức, Nguyễn Phúc Hồng Bảo ( 阮福洪保, 1825 - 1854), hay Hường Bảo; là con trưởng vua Thiệu Trị, nhưng không được truyền ngôi. Sau hai lần mưu sự (1851 và 1854) để giành lại ngôi vị không thành, ông bị giam và chết thảm trong ngục. Người đương thời cho là vua Tự Đức mưu giết anh để trừ hậu họa. Sau đó, nhân một buổi ngự thiện, Tự Đức dùng cơm vô ý cắn phải lưỡi, liền lấy đầu đề "Răng cắn Lưỡi" ra cho đình thần làm thơ, nhưng không được dùng chữ "Răng" chữ "Lưỡi". Nguyễn Hàm Ninh 阮咸寧 (1808-1867) là một danh sĩ trong lịch sử Văn học Việt Nam thời nhà Nguyễn, dâng lên một bài tứ tuyệt như sau :
Sinh ngã chi sơ, NHĨ vị sinh, 生我之初爾未生,
NHĨ sinh chi hậu, ngã vi huynh. 爾生之後我為兄。
Như kim cọng hưởng trân cam vị, 如今共享珍甘味,
Hà nhẫn tương thương cốt nhục tình ? 何忍相傷骨肉情?
Có nghĩa :
"Răng nói với Lưỡi" rằng :
* Khi ta mới sinh ra thì MI chưa được sinh ra. (Con người sinh ra đã có sẵn cái lưỡi rồi, nhưng răng thì chưa mọc).
* MI sinh ra sau ta, nên ta là anh của MI. (Lưỡi nói mình là anh của răng, vì răng mọc sau khi có lưỡi).
* Nhưng nay, chúng ta cùng hưởng trân cam hải vị, cùng được ăn món ngon. (ý là: Cùng hưởng vinh hoa phú quý).
* Sao MI nở nhẫn tâm làm tổn thương tình cốt nhục vậy? (Lưỡi nói với Răng: Cùng được ăn ngon, sao mi nở cắn cho ta bị thương vậy?)
Vua Tự Đức xem thơ xong, thưởng cho mỗi câu một lạng vàng vì lời thơ qúa hay, nhưng lại phạt mỗi câu một roi vì ý thơ có ý xỏ xiên phạm thượng.
Vua Tự Đức xem thơ xong, thưởng cho mỗi câu một lạng vàng vì lời thơ qúa hay, nhưng lại phạt mỗi câu một roi vì ý thơ có ý xỏ xiên phạm thượng.
Như thường lệ, để kết thúc bài viết nầy, xin mời tất cả cùng "ra tay" để đoán một chữ sau đây :
Hán Sở tranh hùng danh sĩ, 漢楚爭雄名士,
Nhất nhân tả tựu thiên ngôn. 一人寫就千言。
Hữu hà bất khả ngôn chi ? 有何不可言之?
Hốt ức Hoài Âm Hầu sự ! 忽憶淮陰侯事!
Có nghĩa :
Một danh sĩ nổi tiếng trong thời Hán Sở Tranh Hùng,
Một người có thể viết nên cả ngàn lời nói.
Có gì mà không thể nói ra được? Làm cho ta...
Chợt nhớ đến chuyện của Hoài Âm Hầu !
Bốn câu trên cùng đoán MỘT chữ đã học trong bài ở phần trên.
Hẹn bài viết sau với các bộ 5 nét !
Đỗ Chiêu Đức
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét