GÓC VIỆT THI:
Nguyễn Trãi
Nguyễn Trãi 阮廌, 1380 – 19 tháng 9 năm 1442, hiệu là Ức Trai 抑齋, là người đã tham gia tích cực Khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại sự xâm lược của nhà Minh với Đại Việt. Khi cuộc khởi nghĩa thành công vào năm 1428, Nguyễn Trãi trở thành khai quốc công thần của triều đại quân chủ nhà Hậu Lê trong Lịch sử Việt Nam.
Nguyễn Trãi có cha là Nguyễn Phi Khanh, con rể của quan Tư đồ Trần Nguyên Đán. Khi nhà Trần bị Hồ Quý Ly lật đổ lập nên nhà Hồ, Nguyễn Trãi tham gia dự thi, đỗ Thái Học Sinh năm 1400, Nguyễn Trãi làm quan dưới triều Hồ với chức Ngự Sử Đài Chính Chưởng. Khi nhà Minh xâm lược, cha ông là Nguyễn Phi Khanh và ông đầu hàng, rồi cha ông bị bắt giải về Trung Quốc. Sau khi đất nước rơi vào sự cai trị của nhà Minh, Nguyễn Trãi tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại sự thống trị của nhà Minh. Ông trở thành mưu sĩ của nghĩa quân Lam Sơn cũng như soạn thảo các văn thư ngoại giao với quân nhà Minh. Ông tiếp tục phục vụ dưới triều đại vua Lê Thái Tổ và Lê Thái Tông với chức vụ Nhập Nội Hành Khiển và Thừa Chỉ.
Năm 1442, toàn thể gia đình Nguyễn Trãi bị kết án tru di tam tộc trong vụ án Lệ Chi Viên. Năm 1464, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu ân xá cho ông. Nguyễn Trãi là một nhà văn hoá lớn, có công đóng góp to lớn vào sự phát triển của văn học và tư tưởng Việt Nam.
"Ức Trai Thi Tập" là tập thơ bằng chữ Hán của Nguyễn Trãi, gồm 105 bài thơ, trong đó có thể chia làm 5 phần sao đây:
A. Thơ trước khi thành danh.
B. Thơ sau khi đã thành danh.
C. Thơ tỏ ý chán nản muốn về hưu.
D. Thơ làm trong thời ở ẩn tại Côn Sơn.
E. Thơ làm trong thời sang Trung Quốc.
Sau đây là các bài thơ tiêu biểu cho các thời kỳ nêu trên.
A. THƠ LÀM TRƯỚC KHI THÀNH DANH.
1. Bài thơ THÍNH VŨ:
聽雨 Thính Vũ
寂寞幽齋裏, Tịch mịch u trai lý,
終宵聽雨聲。 Chung tiêu thính vũ thanh.
蕭騷驚客枕, Tiêu tao kinh khách chẩm,
點滴數殘更。 Điểm trích sổ tàn canh.
隔竹敲窗密, Cách trúc xao song mật,
和鐘入夢清。 Hòa chung nhập mộng thanh.
吟餘渾不寐, Ngâm dư hồn bất mị,
斷續到天明。 Đoạn tục đáo thiên minh !
* Chú Thích :
- U TRAI 幽齋 : là Thư trai u tịch, là Phòng học yên ắng vắng vẻ.
- CHUNG TIÊU 終宵 : là Thâu đêm suốt sáng.
- TIÊU TAO 蕭騷 : Tiếng Xào Xạc của gió khua vào cây lá (làm buồn lòng người nghe) như khi Thúy Kiều đàn cho Kim Trọng nghe xong, thì Kim đã nhận xét rằng:
Lựa chi những khúc Tiêu Tao,
Thiệt lòng mình cũng nao nao lòng người!
- NGÂM DƯ 吟餘 : là Sau lúc trầm ngâm.
- HỒN 渾 : là Hầu như, gần như ...
- BẤT MỊ 不寐 : là Không ngủ được.
- ĐOẠN TỤC 斷續 : Đoạn là Đứt, Tục là Nối. Ở đây chỉ Mưa tạnh rồi lại mưa, mưa rồi lại tạnh, cứ thế đến trời sáng (Đáo thiên minh).
* Nghĩa Bài Thơ :
ĐÊM NGHE MƯA
Trong cái thư phòng tịch mịch vắng vẻ nầy, ta nghe tiếng mưa rơi suốt cả đêm dài. Tiếng gió thổi cây lá xạc xào luôn kinh động bên gối, từng giọt từng giọt mưa thánh thót như đếm thời gian đến canh tàn. Tiếng các giọt mưa đập rào rào vào song cửa cách bụi tre hoà vào tiếng chuông chùa văng vẳng đưa ta chập chờn vào mộng. Trầm ngâm mãi nhưng hầu như vẫn không ngủ được, tiếng mưa cứ tạnh rồi lại mưa mưa rồi lại tạnh cho đến khi trời sáng hẵn.
* Diễn Nôm :
NGHE MƯA
Trong thư trai lặng ngắt,
Suốt đêm nghe mưa rơi.
Xạc xào kinh động khách,
Thánh thót suốt canh rồi.
Đồm độp bên song trúc,
Văng vẳng tiếng chuông hời.
Trầm ngâm hoài không ngủ,
Rả rít đến sáng trời !
Lục bát :
Thư trai vắng vẻ đìu hiu,
Suốt đêm mưa đổ gợi nhiều vấn vương.
Xạc xào bên gối canh trường,
Tiếng mưa thánh thót sầu vương canh chầy.
Ngoài song tre dập mưa rơi,
Tiếng chuông hòa điệu lơi lơi mộng hồn.
Trầm ngâm khôn ngủ mưa buồn,
Chợt rơi chợt tạnh mưa luồn sáng đêm.
Đỗ Chiêu Đức
2. Ký Hữu
* BẢN CHỮ HÁN CỔ CỦA BÀI THƠ :
寄友
亂後親朋落葉空,
天邊書信斷秋鴻。
故園歸夢三更雨,
旅舍吟懷四壁蛩。
杜老何曾忘渭北,
管寧猶自客遼東。
天邊書信斷秋鴻。
故園歸夢三更雨,
旅舍吟懷四壁蛩。
杜老何曾忘渭北,
管寧猶自客遼東。
越中故舊如相問,
為道生涯似轉蓬。
阮廌
* PHIÊN ÂM:
Loạn hậu thân bằng lạc diệp không,
Thiên biên thư tín đoạn thu hồng.
Cố viên quy mộng tam canh vũ,
Lữ xá ngâm hoài tứ bích cùng.
Đỗ lão hà tằng vong Vị Bắc,
Quản Ninh do tự khách Liêu Đông.
Việt Trung cố cựu như tương vấn,
Vị đạo sinh nhai tự chuyển bồng.
Thiên biên thư tín đoạn thu hồng.
Cố viên quy mộng tam canh vũ,
Lữ xá ngâm hoài tứ bích cùng.
Đỗ lão hà tằng vong Vị Bắc,
Quản Ninh do tự khách Liêu Đông.
Việt Trung cố cựu như tương vấn,
Vị đạo sinh nhai tự chuyển bồng.
Nguyễn Trãi
* CHÚ THÍCH:
a) THIÊN BIÊN: là Bên trời, chỉ xa xôi cách trở.
b) THU HỒNG: HỒNG 鴻 ở đây là HỒNG NHẠN 鴻雁 : Loài chim chuyên dùng để đưa thư. THU HỒNG là Cánh hồng nhạn đưa thư trong mùa Thu.
c) CỐ VIÊN QUY MỘNG: Mơ về vườn cũ, tức là Mơ về quê cũ.
d) LỮ XÁ NGÂM HOÀI: là Lòng trầm ngâm ở nơi quán trọ.
e) TỨ BÍCH CÙNG: TỨ BÍCH là Bốn bức vách tường, CÙNG là Loài Côn Trùng như Dế, Bù Cào, Châu Chấu... TỨ BÍCH CÙNG: là Bốn bề đều có tiếng côn trùng kêu ra rả.
f) Đỗ Lão :
b) THU HỒNG: HỒNG 鴻 ở đây là HỒNG NHẠN 鴻雁 : Loài chim chuyên dùng để đưa thư. THU HỒNG là Cánh hồng nhạn đưa thư trong mùa Thu.
c) CỐ VIÊN QUY MỘNG: Mơ về vườn cũ, tức là Mơ về quê cũ.
d) LỮ XÁ NGÂM HOÀI: là Lòng trầm ngâm ở nơi quán trọ.
e) TỨ BÍCH CÙNG: TỨ BÍCH là Bốn bức vách tường, CÙNG là Loài Côn Trùng như Dế, Bù Cào, Châu Chấu... TỨ BÍCH CÙNG: là Bốn bề đều có tiếng côn trùng kêu ra rả.
f) Đỗ Lão :
(hay Lão Đỗ) Thi thánh Đỗ Phủ đời Thịnh Đường, đồng thời với Thi Tiên Lý Bạch, được mệnh danh Lão Đỗ để phân biệt với nhà thơ trẻ đời Tàn Đường Đỗ Mục (gọi là Tiểu Đỗ).
g) Vị Bắc :
g) Vị Bắc :
Bờ bắc sông Vị. Sông này phát nguyên từ núi Điểu Thử, huyện Vị Nguyên, tỉnh Cam Túc, chảy qua tỉnh Thiểm Tây rồi đổ vào sông Hoàng Hà. Tác giả ngụ ý tình bạn giữa Đỗ Phủ và Lý Bạch, dựa theo hai câu thơ sau đây của Đỗ trong bài Xuân Nhật Hoài Lý Bạch: "Vị Bắc xuân thiên thụ, Giang Nam nhật mộ vân" (Cây cảnh trời xuân bờ Vị Bắc, Ánh mây chiều muộn đất Giang Nam) ý nói có thần giao cách cảm, Đỗ nhìn bờ Vị Bắc nhớ Lý, hẳn Lý cũng nhìn mây đất Giang Nam mà nhớ Đỗ.
h) Quản Ninh :
h) Quản Ninh :
Tác giả đề cập khí phách của Quản Ninh, dân đất Ngụy thời Tam Quốc. Thiếu thời, đang cùng ngồi học chung chiếu với bạn là Hoa Hâm, bỗng một hôm Hoa Hâm bỏ chạy ra đường nhìn xem kẻ giàu sang cưỡi ngựa đi qua nên Quản Ninh cắt đôi chiếc chiếu, không chịu ngồi chung nữa. Cuối đời Hán, Quản Ninh tỵ loạn 37 năm ở Liêu Đông, từ chối mọi quan chức do hai vua Văn Đế và Minh Đế ban cho ông.
i) Việt Trung :
j) VỊ ĐẠO : là Hãy nói rằng, Hãy đáp rằng.
k) TỰ CHUYỂN BỒNG: Xoay chuyển giống như là cỏ bồng, dật dờ vô định.
k) TỰ CHUYỂN BỒNG: Xoay chuyển giống như là cỏ bồng, dật dờ vô định.
* DỊCH NGHĨA :
Sau loạn lạc bà con bạn bè thưa thớt như những chiếc lá mùa Thu rơi rụng.
Chân trời góc bể dứt hẵn bóng chim hồng nhạn mùa Thu đưa thư. (Chữ ĐOẠN ở đây làm ta nhớ đến câu thơ của NGUYỄN DU trong Kiều: Cạn dòng là thắm DỨT đường chim xanh!)
Chân trời góc bể dứt hẵn bóng chim hồng nhạn mùa Thu đưa thư. (Chữ ĐOẠN ở đây làm ta nhớ đến câu thơ của NGUYỄN DU trong Kiều: Cạn dòng là thắm DỨT đường chim xanh!)
Canh ba nửa đêm mưa rả rích làm mộng hồn cứ luôn mơ về quê cũ.
Trong quán trọ lòng cứ trầm ngâm mãi giữa bốn bức vách luôn vang dậy tiếng côn trùng.
Lão Đỗ đâu có khi nào quên được bờ bắc của sông Vị.
Quản Ninh vẫn còn là thân đất khách của xứ Liêu Đông.
Giá có bạn bè thân quen cũ ở đất Việt Trung xưa hỏi thăm.
Xin hãy đáp rằng cuộc sống còn xoay chuyển giống như là cỏ bồng, dật dờ vô định.
Quản Ninh vẫn còn là thân đất khách của xứ Liêu Đông.
Giá có bạn bè thân quen cũ ở đất Việt Trung xưa hỏi thăm.
Xin hãy đáp rằng cuộc sống còn xoay chuyển giống như là cỏ bồng, dật dờ vô định.
* DIỄN NÔM:
GỞI BẠN
Sau loạn bạn bè tựa lá rơi,
Ngút trông tin nhạn biệt bên trời.
Nửa đêm quê cũ lòng luôn nhớ,
Bốn phía côn trùng dạ chẳng nguôi.
Vị Bắc Đỗ già hằng khoắc khoải,
Liêu Đông chàng Quản luống bồi hồi.
Việt Trung thân hữu như thăm hỏi,
Hãy đáp cuộc đời lắm nổi trôi !
Ngút trông tin nhạn biệt bên trời.
Nửa đêm quê cũ lòng luôn nhớ,
Bốn phía côn trùng dạ chẳng nguôi.
Vị Bắc Đỗ già hằng khoắc khoải,
Liêu Đông chàng Quản luống bồi hồi.
Việt Trung thân hữu như thăm hỏi,
Hãy đáp cuộc đời lắm nổi trôi !
Lục bát :
Sau loạn thân hữu dần thưa,
Bên trời nhạn bặc biếng đưa thư hồng.
Đêm mưa quê cũ vời trông,
Bốn bề lữ quán côn trùng ngâm nga.
Đỗ già Vị bắc nhớ nhà,
Quản Ninh như khách la cà Liêu Đông.
Bạn bè thăm hỏi Việt Trung,
Đáp rằng thân hãy phiêu bồng nổi trôi !
Đỗ Chiêu Đức
3. Bài thơ LOẠN HẬU ĐÁO CÔN SƠN CẢM TÁC
LOẠN HẬU ĐÁO CÔN SƠN CẢM TÁC 亂後到崑山感作
Nhất biệt gia sơn kháp thập niên, 一別家山恰十年
Quy lai tùng cúc bán tiêu nhiên. 歸來松菊半翛然
Lâm tuyền hữu ước na kham phụ, 林泉有約那堪負
Trần thổ đê đầu chỉ tự liên. 塵土低頭只自憐
Hương lý tài qua như mộng đáo, 鄉里纔過如夢到
Can qua vị tức hạnh thân tuyền. 干戈未息幸身全
Hà thời kết ốc vân phong hạ, 何時結屋雲峰下
Cấp giản phanh trà, chẩm thạch miên 汲澗烹茶枕石眠
Nhất biệt gia sơn kháp thập niên, 一別家山恰十年
Quy lai tùng cúc bán tiêu nhiên. 歸來松菊半翛然
Lâm tuyền hữu ước na kham phụ, 林泉有約那堪負
Trần thổ đê đầu chỉ tự liên. 塵土低頭只自憐
Hương lý tài qua như mộng đáo, 鄉里纔過如夢到
Can qua vị tức hạnh thân tuyền. 干戈未息幸身全
Hà thời kết ốc vân phong hạ, 何時結屋雲峰下
Cấp giản phanh trà, chẩm thạch miên 汲澗烹茶枕石眠
* CHÚ THÍCH :
Côn Sơn: Một ngọn núi ở xã Chí Ngại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương (Bắc Việt), trên núi có động Thanh Hư, dưới có cầu Thấu Ngọc, đều là thắng cảnh (theo sách Quảng Dư Chí). Đời Trần, Trúc Lâm thiền sư dựng am ở đây, và trạng nguyên Lý Đạo Tái (tức sư Huyền Quang) sau khi từ chức trở về nhập thiền và trụ trì chùa Ân Tứ ở núi này. Triều Trần, quan Tư Đồ Trần Nguyên Đán, ông ngoại của Nguyễn Trãi, thường ngâm thơ uống rượu ở núi Côn Sơn sau khi từ chức vì can gián Hồ Quý Ly chuyên quyền mà không được. Tác giả từng thừa hưởng cơ ngơi của ngoại tổ.
1. GIA SƠN家山 : Nhà ở trên núi, thay vì nói GIA HƯƠNG là Quê Hương, thì ông nói là GIA SƠN vì Quê hương của ông là Vùng Núi.
2. KHÁP 恰 : Phó Từ chỉ Vừa Vặn, Đúng Lúc.
3. NA KHAM 那堪 : Đây là từ BẠCH THOẠI lẫn trong VĂN NGÔN, tức là Văn nói lẫn trong Văn Viết. Tiếng Hán Hiện Đại vẫn còn sử dụng từ nầy. Có nghĩa: Làm sao mà..., Làm sao có thể...
NA KHAM PHỤ: Làm sao mà Phụ rãi cho đành. Làm sao mà có thể quên được!
4. TÀI QÚA 纔過: Phó Từ, cũng là Bạch Thoại, Tiếng Hán Hiện Đại còn rất thông dụng từ nầy trong Đàm Thoại.
TÀI QÚA: là Mới vừa qua. Đáng lẽ phải đọc là TÀI QUÁ, như DƯƠNG QUÁ trong Thần Điêu Hiệp Lữ của KIM DUNG vậy, có bản dịch là DƯƠNG QUA. Tất cả đều do bằng trắc mà thôi !
5. CAN QUA 干戈 : CAN là Cái Mộc để đở, QUA là ngọn Giáo để đâm. Một đâm một đở, chỉ sự đánh nhau, nên CAN QUA nghĩa rộng là CHIẾN TRANH.
* DỊCH NGHĨA:
1. GIA SƠN家山 : Nhà ở trên núi, thay vì nói GIA HƯƠNG là Quê Hương, thì ông nói là GIA SƠN vì Quê hương của ông là Vùng Núi.
2. KHÁP 恰 : Phó Từ chỉ Vừa Vặn, Đúng Lúc.
3. NA KHAM 那堪 : Đây là từ BẠCH THOẠI lẫn trong VĂN NGÔN, tức là Văn nói lẫn trong Văn Viết. Tiếng Hán Hiện Đại vẫn còn sử dụng từ nầy. Có nghĩa: Làm sao mà..., Làm sao có thể...
NA KHAM PHỤ: Làm sao mà Phụ rãi cho đành. Làm sao mà có thể quên được!
4. TÀI QÚA 纔過: Phó Từ, cũng là Bạch Thoại, Tiếng Hán Hiện Đại còn rất thông dụng từ nầy trong Đàm Thoại.
TÀI QÚA: là Mới vừa qua. Đáng lẽ phải đọc là TÀI QUÁ, như DƯƠNG QUÁ trong Thần Điêu Hiệp Lữ của KIM DUNG vậy, có bản dịch là DƯƠNG QUA. Tất cả đều do bằng trắc mà thôi !
5. CAN QUA 干戈 : CAN là Cái Mộc để đở, QUA là ngọn Giáo để đâm. Một đâm một đở, chỉ sự đánh nhau, nên CAN QUA nghĩa rộng là CHIẾN TRANH.
* DỊCH NGHĨA:
CẢM TÁC ĐẾN CÔN SƠN SAU BUỔI LOẠN LY.
Rời xa quê hương vùng núi nầy thoắt cái mà đã mười năm rồi. Nay về thăm lại thì hỡi ôi những cây tùng và các khóm hoa cúc ngày xưa đều đã tiêu điều quá nửa. Nhưng vì có ước hẹn trước với rừng xanh và dòng suối nơi đây cho nên phải quay trở lại (không nở phụ ước), cúi đầu nhìn xuống đất quê nơi cố thổ mà tự cảm thương thân mình lưu lạc. Làng xóm năm xưa vừa thoáng qua như trong cơn mộng, chiến tranh còn dai dẵng chưa yên, may mà thân mình vẫn còn được bảo toàn. Không biết đến bao giờ thanh bình để được kết một mái tranh dưới đĩnh núi phủ đầy mây trắng nầy, lấy nước suối để pha trà và gối đầu lên các tảng đá mà ngủ (một giấc cho ngon lành!)
* DIỄN NÔM :Quê nhà cách biệt thoắt mười năm,
Tùng cúc tiêu điều trở gót thăm.
Hẹn ước lâm tuyền sao phụ rãy,
Cúi đầu cố thổ những bâng khuâng.
Xóm làng như mộng vờn qua đó,
Chinh chiến chưa yên chẳng lụy thân.
Ước dưới núi mây ta kết cỏ,
Suối trà gối đá ẩn lều tranh !
Lục bát :
Xa quê thoắt đã mười năm,
Tiêu điều tùng cúc âm thầm xót xa.
Lâm tuyền ước hẹn cùng ta,
Cúi nhìn đất Tổ quê Cha chợt buồn.
Xóm làng như mộng vấn vương,
Chiến tranh dai dẳng xót thương thân mình.
Khi nào dưới núi kết tranh,
Suối trà gối đá rừng xanh ngủ vùi!
Rời xa quê hương vùng núi nầy thoắt cái mà đã mười năm rồi. Nay về thăm lại thì hỡi ôi những cây tùng và các khóm hoa cúc ngày xưa đều đã tiêu điều quá nửa. Nhưng vì có ước hẹn trước với rừng xanh và dòng suối nơi đây cho nên phải quay trở lại (không nở phụ ước), cúi đầu nhìn xuống đất quê nơi cố thổ mà tự cảm thương thân mình lưu lạc. Làng xóm năm xưa vừa thoáng qua như trong cơn mộng, chiến tranh còn dai dẵng chưa yên, may mà thân mình vẫn còn được bảo toàn. Không biết đến bao giờ thanh bình để được kết một mái tranh dưới đĩnh núi phủ đầy mây trắng nầy, lấy nước suối để pha trà và gối đầu lên các tảng đá mà ngủ (một giấc cho ngon lành!)
* DIỄN NÔM :Quê nhà cách biệt thoắt mười năm,
Tùng cúc tiêu điều trở gót thăm.
Hẹn ước lâm tuyền sao phụ rãy,
Cúi đầu cố thổ những bâng khuâng.
Xóm làng như mộng vờn qua đó,
Chinh chiến chưa yên chẳng lụy thân.
Ước dưới núi mây ta kết cỏ,
Suối trà gối đá ẩn lều tranh !
Lục bát :
Xa quê thoắt đã mười năm,
Tiêu điều tùng cúc âm thầm xót xa.
Lâm tuyền ước hẹn cùng ta,
Cúi nhìn đất Tổ quê Cha chợt buồn.
Xóm làng như mộng vấn vương,
Chiến tranh dai dẳng xót thương thân mình.
Khi nào dưới núi kết tranh,
Suối trà gối đá rừng xanh ngủ vùi!
Đỗ Chiêu Đức
4. Bài thơ : Quy Côn Sơn Chu Trung Tác
* Bản chữ Hán cổ của bài thơ:
歸昆山舟中作 QUY CÔN SƠN CHU TRUNG TÁC
阮廌 Nguyễn Trãi
十年飄轉嘆蓬萍, Thập niên phiêu chuyển thán bồng bình,
歸思搖搖日似旌。 Quy tứ dao dao nhật tự tinh.
幾托夢魂尋故里, Kỷ thác mộng hồn tầm cố lý,
空將血淚洗先塋。 Không tương quyết lệ tẩy tiên doanh.
兵餘斤斧嗟難禁, Binh dư cân phủ ta nan cấm,
客裡江山只此情。 Khách lý giang sơn chỉ thử tình.
鬱鬱寸懷無奈處, Uất uất thốn hoài vô nại xứ,
船窗推枕到天明。 Thuyền song thôi chẩm đáo thiên minh.
* Chú Thích:
- Phiêu Chuyển 飄轉 : Phiêu bạc chuyển động, có nghĩa Trôi nổi không ở yên một chỗ.
- Thán Bồng Bình 嘆蓬萍 : Than cho thân mình như cỏ bồng bay phất phơ, như cánh bèo trôi nổi.
- Dao Dao Nhật Tự Tinh 搖搖日似旌 : Phất phơ như cờ bay trong nắng gió.
- Kỷ Thác 幾托 : Mấy lần gởi gắm, Mấy độ ký thác ...
- Tẩy Tiên Doanh 洗先塋 : Tẩy rửa quét dọn mồ mả Tổ Tiên.
- Cân Phủ 斤斧 : là Rìu, Búa. Ở đây chỉ Vũ Khí (rơi rớt).
- Vô Nại 無奈 : Không biết phải làm gì; Không biết làm sao cho phải...
- Thôi Chẩm 推枕 : là Đẩy gối; Ý nói trăn trở mãi không ngủ được nên gối bị đẩy lêch sang một bên.
* Nghĩa Bài Thơ :
CẢM TÁC TRONG THUYỀN VỀ CÔN SƠN
Mười năm phiêu bạc trôi nổi đó đây như cỏ bồng như bèo nước. Lòng nhớ quê cứ canh cánh như ngọn cờ mãi phất phơ trong nắng. Đã biết mấy lần gởi gắm mộng hồn tìm về nơi quê cũ. Nhưng cũng chỉ tẩy rửa được mộ phần của Tổ Tiên khơi khơi bằng huyết lệ của kẻ tha hương mà thôi. Sau cuộc binh đao khó mà tránh được sự rơi rớt của búa rìu vũ khí (gây nên cướp bóc bạo lực). Nơi đất khách chút lòng đối với quê hương cũng chỉ có thế nầy mà thôi. Nên chi lòng cứ u uất mãi không biết phải làm sao cho phải, trăn trở mãi lệch cả gối chăn vẫn không ngủ được cho đến khi ngoài khoang thuyền trời đà sáng tỏ.
*.Diễn Nôm :
TRONG THUYỀN VỀ CÔN SƠN CẢM TÁC
Mười năm phiêu bạc tựa bèo trôi,
Thôi thúc lòng quê biết mấy hồi.
Gởi mộng cố hương hồn kiếm lối,
Rửa mồ tiên tổ lệ tuôn rơi.
Tàn binh đao kiếm khôn lường được,
Đất khách núi sông chỉ thế thôi.
U ẩn tấc lòng canh cánh mãi,
Suốt đêm trăn trở mặc thuyền trôi !
Lục bát :
Mười năm trôi nổi bình bồng,
Cố hương lòng những ngóng trông ngày về.
Mấy lần hồn mộng tìm quê,
Không tuôn máu lệ nhớ về Tổ tiên.
Loạn binh đao kiếm triền miên,
Đành thân đất khách chút riêng tình nầy.
Lòng buồn biết nói sao đây,
Khoang thuyền gối lệch hây hây sáng trời !
Đỗ Chiêu Đức
5. Bài thơ LONG ĐẠI NHAM :
龍岱岩 LONG ĐẠI NHAM
去年虎穴我曾窺, Khứ niên hổ huyệt ngã tằng khuy,
龍岱今觀石窟奇。 Long Đại kim quan thâch quật kỳ.
鰲負出山山有洞, Ngao phụ xuất sơn sơn hữu động,
鯨遊塞海海為池。 Kình du tái hải hải vi trì.
壼中日月天難老, Hồ trung nhật nguyệt thiên nan lão,
世上英雄此一時。 Thế thượng anh hùng thử nhất thì.
黎范風流嗟漸遠, Lê Phạm phong lưu ta tạm viễn,
青苔半蝕璧間詩。 Thanh đài bán thực bích gian thi.
* Chú Thích :
- Long Đại Nham 龍岱岩 : Nham là Nham Thạch, là Đá núi; nên Long Đại Nham là Núi Long Đại.
- Khuy 窺 : là Nhìn, Ngắm, Dòm ngó.
- Thạch Quật 石窟 : là Hang đá, nghĩa như Thạch Động.
- Ngao 鰲 : là Cá Ngao, đúng ra là một loại Ba Ba biển khổng lồ.
- Kình 鯨 : là Cá Ông, cá Voi, loài cá lớn nhất trong các loài cá.
- Hồ Trung Nhật Nguyệt 壼中日月 : là Mặt trăng mặt trời trong hồ lô. Theo sách Lão Giáo, xưa có một người tên là Trương Thân, đặc biệt có một cái bầu lớn có thể hoá thành trời đất, trong có mặt trời mặt trăng, đêm chui vào đấy mà ngủ, gọi là hồ thiên, là trời ở trong bầu, do đó ta mới thường nói là Bầu Trời.
- Lê Phạm 黎范 : Là hai nhân vật: Lê Quát, tự là Bá Quát, quê tỉnh Hải Dương, và Phạm Sư Mạnh, quê ở tỉnh Thanh Hoá, hai vị quan Nho Gia, thi sĩ thường cùng nhau ngâm vịnh. Do đó thời bấy giờ người ta thường gọi Lê -Phạm để nói về đức tài của hai ông, đặc biệt hai ông đều cùng là môn sinh của Chu Văn An, và đều cùng làm quan đến chức Nhập Nội Hành Khiển (Thượng Thư).
- Thực 蝕 : là Bị ăn. Trong bài thơ có nghĩa là Xâm Thực 侵蝕, tức bị bào mòn bởi thời gian và mưa gió.
* Nghĩa Bài Thơ :
NÚI LONG ĐẠI
Năm ngoái ta đã từng dòm ngó nơi xào huyệt hang hùm; Năm nay ta lại được nhìn ngắm hang động kỳ bí của núi Long Đại, làm ta chợt nhớ đến những con Ba Ba lhổng lồ có thể nâng nổi núi đá để bày ra hang động, và cá kình lội trong biển làm cho biển giống như là cái ao nhà. Trời đất riêng trong hồ lô nhật nguyệt cũng khó mà già đi, cũng như anh hùng hảo hán ở trên đời nầy cũng chỉ là trong một lúc mà thôi! Và cũng như cái phong lưu tài hoa của Lê Quát và Phạm Sư Mạnh cũng lùi xa vào dĩ vãng một cách đáng tiếc. Tương tự như bài thơ trên vách đá đã bị xâm thực mà mòn mất hết phân nửa đi rồi!
Nguyễn Trãi đã khéo lợi dụng tên núi Long Đại để đưa vào điển tích Bồng lai với "Người Long Bá câu Ngao trong Bột Hải". Mời đọc lại : THÀNH NGỮ ĐIỂN TÍCH 19 : BỒNG LAI TIÊN CẢNH.
* Diễn Nôm:
NÚI LONG ĐẠI
Năm ngoái đã từng dòm hổ huyệt,
Năm nay Long Đại ngắm non cao.
Ngao nâng núi đá sanh hang động,
Kình lội biển sâu trông tựa ao.
Nhật nguyệt trong bầu trời vẫn trẻ,
Anh hùng cái thế chẳng ra sao.
Phong lưu Lê Phạm đà xa tít,
Vách đá thơ đề đã nửa hao !
Lục bát :
Từng dòm hổ huyệt năm qua,
Năm nay Long Đại ngắm xa động kỳ.
Ngao nâng núi đá hang chi,
Kình ra bể lớn khác gì về ao.
Trong bầu nhựt nguyệt trẻ sao,
Anh hùng cái thế khác nào thường dân.
Phong lưu Lê Phạm xa dần,
Rêu phong hơn nửa vách trần đề thơ.
ĐCĐ
Mời xem phần "B. THƠ LÀM SAU KHI THÀNH DANH" ở bài kế tiếp.
Đỗ Chiêu Đức
*********
*********
Mai Xuân Thanh xin phép theo chân anh đồ Đỗ Chiêu Đức qua diễn Nôm Thơ của cụ Nguyễn Trãi với phụ chú rất rõ ràng, mạch lạc như sau:
1) Thính Vũ - Nghe Mưa
Thư phòng tĩnh lặng... gió mưa bay
Thánh thót đêm trường khó ngủ say
Rả rích song thưa nghe vọng lại
Xạc xào nhánh lá thấy lung lay
Chuông chùa văng vẳng ru hồn mộng
Tre trúc chập chờn hứng gió mây
Từng đợt năm canh dài mới tạnh
Suốt đêm chợp mắt sáng đầu ngày
Mai Xuân Thanh
2) Ký Hữu - Gởi Bạn
Qua cơn loạn lạc bạn bè mong
Âm tín bên trời cánh nhạn hồng
Gối mộng, năm canh mơ bóng lẻ
Ngâm thơ sáu khắc tưởng nhà chung
Đỗ già Vị Bắc quên sao được
Ninh Quảng, Liêu Đông có nhớ không
Thăm hỏi bạn quen Trung đất Việt
Nổi trôi sinh kế cũng phiêu bồng
Mai Xuân Thanh
3) Sau Hồi Loạn Về Côn Sơn - Cảm Tác
Mười năm xa cách chốn gia trang
Tùng cúc, thăm nhà thấy cỏ lan
Hẹn trước đành quên theo cát bụi
Ước sau sao phụ với lâm toàn
Quê hương trở lại dường như mộng
Binh lửa đã qua tưởng chửa an (bất an)
Mong được non mây lều một túp
Trà ngon suối mát ngủ bên ngàn
Mai Xuân Thanh
Ngày 16/05/2019
*****
Mai Thắng tham gia góp họa:
Các bài thơ:
1. Thính vũ ( Nghe mưa – ngũ ngôn)
2. Ký hữu (Gửi bạn – thất ngôn)
3. Loạn hậu đáo Côn Sơn cảm tác (Về lại Côn Sơn – thất ngôn)
4. Quy Côn Sơn chu trung tác (Thuyền về Côn Sơn – thất ngôn)
5. Long Đại nham (Núi Long Đại – thất ngôn)
----------
Bài số 1: THÍNH VŨ
NGHE MƯA
Thư phòng đêm tỉnh mịch
Nghe rả rích canh dài
Khách ngậm buồn da diết
Mưa tuôn đổ miệt mài
Xạc xào bên bụi trúc
Vang vọng giữa màng tai
Thao thức hoài không ngủ
Nhịp đều tận ánh mai
Mai Thắng – 190930
--------------------------
Bài số 2: HÝ HỮU
GỬI BẠN
Sau loạn người rơi tựa lá hồng
Chân trời tin nhạn hút vời trông
Ba canh đắm mộng hồn quê dõi
Trùng dế kêu vang bốn vách lồng
Đỗ lão tâm tình hương Vị Bắc
Quản Ninh di trú khách Liêu Đông
Việt Trung ước được lời thăm hỏi
Lời đáp sinh nhai quyện cỏ bồng.
Mai Thắng – 190930
--------------------------
Bài số 3: LOẠN HẬU ĐÁO CÔN SƠN CẢM TÁC
VỀ LẠI CÔN SƠN
Thắm thoắt mười năm biệt cố hương
Cúc tùng quá nửa nhuốm thê lương
Núi rừng hẹn ước ngày quay lại
Mảnh đất đê đầu mối cảm thương
Thôn xóm vờn qua như giấc mộng
Chiến tranh còn mãi tựa tơ vương
Thanh bình kết mái tranh mây phủ
Gối đá pha trà ngủ dưới sương.
Mai Thắng – 191007
--------------------------
Bài số 4: QUY CÔN SƠN CHU TRUNG TÁC
THUYỀN VỀ CÔN SƠN
Mười năm phiêu dạt cảnh bồng bềnh
Kiếp sống giang hồ phận nổi nênh
Gửi mộng hồn về quê thất tán
Gìn tiên mộ rưới lệ trôi dềnh
Kiếm đao sau loạn còn rơi rớt
Đất khách trong thời cũng bấp bênh
U uất lòng đau canh cánh mãi
Khoan thuyền tỏ rạng ánh bình minh.
Mai Thắng – 191007
--------------------------
Bài số 5: LONG ĐẠI NHAM
NÚI LONG ĐẠI
Hổ huyệt năm xưa đã ngó vào
Nay nhìn Long Đại dáng kỳ cao
Ngao nâng phiến tảng, non thành động
Kình quẫy khơi trùng, biển hóa ao
Nhật nguyệt trong bầu vơ lão vất
Anh hùng giữa thế được thời khao
Tài hoa Lê Phạm dần phai nhãng
Tựa nửa bài thơ vách đá bào.
Mai Thắng – 191008
--------------------------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét