Tình Cũ Nghĩa Xưa
Khác hơn thường lê ̣, thân-nhân của những người tù học “Cải tạo” kiên nhẫn đợi ở ngoài cỗng đã hơn năm tiếng đồng hồ vẫn chưa được lệnh vào thăm chồng, cha, hay thân nhân của họ.
Mặt trời đã lên cao, hơi nóng mùa hè như nung, như đốt, bống mát mấy táng cây và những mái hiên nhà nghỉ tạm không che phủ đủ mọi người, kẻ đứng, người ngồi, vẻ bực dọc, hiện lên trên những nét ̣mặt của mọi người.
Bà cụ ngồi gần Liên, đã ngoài bảy mươi tuổi, dáng người ốm khô, có vẻ mệt mỏi nhiều, bà hết xoa chân, lại bóp tay cho bớt tê nhức vì ngồi đợi quá lâu, Liên ngỏ lời: “Bà dựa vào mình con cho đỡ mệt”. Liên thương bà biết bao, từng tuổi này mà phải đi thăm người con duy nhất đang trong trại tù “cải tạo”. Ai biết hoàn cảnh của bà cũng phải đau xót, nhất là khi gặp bà tuy tóc đã bạc phơ, mà mỗi ngày phải tất tả ngược xuôi, bán từng tấm vế số để nuôi thân và góp nhóp từng đồng, để mua thức ăn tiếp tế cho đứa con đang ở tù nơi rừng sâu nước độc. Cái khổ tâm nhất của bà là đứa con dâu đã ôm cầm sang thuyền khác, bà không nỡ cho con trai biết tin buồn này, nên bà phải tìm cách nói dối, để con được yên lòng trong thời gian cải tạo!
Mỗi lần thăm nuôi, con trai bà hay hỏi: “Sao vợ con không đi thăm con mà má phải đi hoài vậy?” Có khi bà nói: “Vợ con bệnh, nó nhờ mẹ đem thức ăn cho con, lần sau nó sẽ đi thăm con”. Có khi bà nói: “Mẹ vợ con bệnh nặng, nó về chăm sóc cho chị sui ít bữa.” Đã nói dối với con nhiều lần, bà phải đổi câu nói dấu luôn, làm sao cho có lý để con tin. Bí quá có lần bà phải nói: Vợ con đem mấy đứa nhỏ về nhà bên vợ con phụ buôn bán, có chị sui trông coi mấy đứa nhỏ tiện hơn”.
Có khi con bàtrách:
-“Vậy mà nó không viết thư nói với con một lời nào”.
Muốn con yên lòng bà bào chữa cho con dâu: “Con thông cảm cho nó tất bậc lo cơm
gạo nuôi chồng, nuôi con, ít thì giờ, nó nhắn lời thăm con là được rồi”. Ngoài miệng bà nói cho con an tâm nhưng lòng bà đau như dao cát, tự nghĩ, khi con biết được sự thật phũ- phàng nó đau khổ biết bao, nhưng dù sao bà cũng phải dấu sự thật thê thảm này, hầu tránh con bà đau buồn lúc nào hay lúc nấy!
Mãi suy nghĩ về hoàn cảnh đáng thương của bà già, Liên giựt mình vì có người gọi tên nàng, thì ra đó là“Dì Út”, thật ra Liên không biết dì tên gì, dìcũng lớn tuổi, có thể đến tuổi thất tuần, tướng người phúc hậu, trông dễ mến, nên Liên quí trọng dì. Nghe mọi người gọi là“DìÚt” Liên cũng gọi theo. Được biết dì không có chồng con, sống với người anh, nay anh và người chị dâu của dì đã qua đời, máy đứa cháu lớn có gia đình, chúng ra ở riêng, đứa cháu út trai chưa bề gia thát, đi học cải tạo, cùng ở chung trại tù với chồng Liên, dì rãnh rỗi nên dì hay đi thăm nuôi cháu, gặp mặt nhiều lần, thấy dì hiền hậu, tế nhị, Liên trở nên thân thiện với dì hơn.
Gặp Liên dì hỏi: “Sao hôm nay cháu ngồi lạc chỗ vậy, mọi khi cháu ngồi ở đàng kia mà, làm dì ngó quanh hoài không thấy cháu”.
-Hôm nay xe cháu đến trễ, cháu thấy ở đây có chỗ trống nên cháu ngồi đây. Vừa trả lời dì, Liên vừa nắm tay đứa con bốn tuổi của nàng bảo cháu chào bà Út.
Dì Út nhìn cháu bé ái ngại, than phiền:
-Tội nghiệp cháu bé quá, hôm nay phải vất vả chờ lâu mới gặp mặt cha. Cho vào thăm trễ, sẽ về trễ, cháu bé mệt lắm đấy. Đã gần 2 giờ trưa, mà họ chưa cho vào thăm. Chiều nay về muộn, nếu hết xe về Hồng Ngự thì hai mệ con cháu lại nhà dì nghỉ đêm nay cho vui nghe, nhà dì rộng rãi, có một mình dì ở, cháu đừng ngại.
Nghe dì mời, Liên cám ơn, thầm nghĩ dì Út tốt bụng, có ý lo cho Liên. Nhìn vóc dáng, cử chỉ và giọng nói cùa dì ai cũng xét đoán dì là người nhân hậu, đạo đức, do đó Liên đã tỏ ra kính mến dì từ lâu, qua hơn hai năm cùng gặp nhau ở trại tù cải tạo, tình thân mật giữa hai dì cháu càng sâu đậm hơn.
Đến gần ba giờ trưa mọi người mới được vào thăm thân nhân, ai nấy vội vả xách quà vào trại. Đứa con của Liên, lếch thếch theo sau chân mẹ, mặt cháu đỏ au, trán đầy mồ hôi, cháu cố đi nhanh để gặp mặt cha. Đến lúc chia tay ra về, một cảnh tượng diễn ra thật đau lòng, ai chứng kiến cũng phải ngậm ngùi xót dạ! Đó là cháu không chịu buông tay người cha, nắm chặt tay cha, khóc thét lên không chịu về, miệng cứ van nài:
“Ba vềvới con, ba vềvới con!”
Cha bé dỗ ngọt:
Con về trước đi, ba bận, mấy bữa nữa ba sẽ về”.
Liên không khỏi rơi nước mát, sợ con thấy mình khóc, nàng lấy khăn lau vội dòng lê ̣, nắm tay con kéo con đi, không dám nhìn chồng, chồng Liên đứng nhìn vợ con đờ người, miệng mấp máy, không thốt nên lời, trông theo vợ con, lòng tràn đầy đau đớn. Ông càng khổ hơn khi nhìn những món quà của vợ đem cho mình, đó là dấu vết khổ nhọc của người vợ hiền, nhịn ăn, nhịn mặc, tốn bao nhiêu mồ hôi nước mắt mới có số quà quí báu như thế, để anh duy trì sức khỏe trong thời buổi nhiễu nhương này!
Một người bạn tù trẻ, chưa có vợ con, ốm xanh xao, không có người nhà thăm nuôi cả hai năm nay. Người ấy đang nhìn anh như thầm bảo: “Anh tốt só hơn tôi nhiều, có vợ con đi thăm, còn tôi, sau trận chiến không biết gia đình chết sống ra sao, chưa tìm được người thân thì phải vào trại tập trung. Có một cô tình nhân thăm nuôi được vài lần ròi lặn mất. Có lẽ cô không đủ kiên nhẫn chờ đợi người tù không có ngày ra khỏi trại giam!
“ Nhìn bạn, chồng Liên thấy mình thoải mái hơn, ông vội mở gói quà lấy hai cái bánh ít và một mớ tôm khô chia cho bạn ròi lặng lẽ về giường với cõi lòng ngổn ngang trăm mối. Ông biết vợ con khổ cực trăm chiều, muốn kề vai phụ giúp họ, nhưng thân cá chậu chim lồng, ông thấy mình hoàn toàn bất lực. Con thiếu tình thương cha, hình ảnh đứa con khóc đòi “Ba về với con” cứ lởn vởn trong đầu, càng nghĩ ông càng buồn, chỉ biết thở dài đau đớn.
Sau giờ thăm nuôi, mặt trời đã hạ thấp ở ngọn cây, mọi người lưu luyến chia tay thân nhân ra về với nỗi lòng nặng trĩu. Dì Út ôn tòn nói với Liên.
-“Dì nói đúng mà, giờ này đâu có xe về Hồng Ngự”, dì chỉ những đám mây đen lơ lửng trên không, dì Út nói như thúc giục:
-Có lẽ trời sắp đổ mưa, hai mẹ con cháu mau theo về nghỉ nhà dì một đêm, sáng sớm về chuyến xe nhất. Liên nghĩ, nàng đành ở lại với dì Út. Nàng ngoan ngoãn cùng dì đi trên chuyến xe lam một đoạn đường độ ̣ hơn một chục cây số ngàn, rồi phải ngồi phà qua chợ Sa-đếc, một con sông rộng lớn bao la. Trên phà có vài người quen chào hỏi dì Út một cách kính cẩn. Chẳng bao lâu phà đến giữa sông, gió chiều mát rượi lồng lộng thổi, lướt qua mặt, qua mái tóc làm cho Liên cảm thấy khoan khóái, bớt vẻ mệt nhọc của một ngày vất vả đi thăm chồng. Rồi phà cặp bến. Bến phà nằm ngay ven bờ sông của chợ Sa đéc. Chung quanh phà, chen chúc những thuyền tàu đậu ven sông, những ghe chở trái cây, đậu, bắp, mía, rau tươi đủ loại. Lên khỏi bờ, là bến xe lam, xe lôi, honda ôm đang chờ mời khách. Từ chợ chúng tôi phải ngồi xe lôi, đi trên con đường hướng về Châu Đốc, đi khoảng ba cây số nữa mới đến nhà dì.
Nhà dì nằm trên khu đát rộng, nhà ngói xưa, ba gian hai chái. Trước nhà là sân xi măng to, bên thềm nhà có mấy chậu kiểng đầy hoa. Xung quanh và sau nhà có nhiều cây ăn trái. Đặc biệt cây mít Tố Nữ, có rất nhiều trái nằm chen chúc quanh cây. Bên hông nhà có hàng dừa, cây nào cũng có những quày dừa nặng trĩu trái. Cuối vườn có hàng tre lả ngọn, đàn chim đang ríu rít trên cành. Vào nhà, dì Út chỉ nhà tắm và bảo mẹ con Liên đi tắm trước rồi ra dùng cơm với dì. Khi tắm xong thì tới phiên dì đi tắm. Sau khi đi tắm, Liên cảm thấy thoải mái hơn nhiều. Trong thời gian đợi dì tắm, Liên có dịp quan sát phòng khách của dì. Trong phòng khách có bộ bàn ghế bằng gõ mun màu đen, có nhìều khuôn hình treo trên vách, đa số là hình trắng đen, có nhiều tấm ảnh quá cũ, có vết trắng hoen ốnhiều nơi. Hình những người đàn ông thì mặc áo dài màu đen, khăn đóng chỉnh tề, hình máy bà cụ thì mặc áo dài the màu đen, vai choàng khăn lụa mỏng, búi tóc cao theo thời cổ. Ngoài những khuôn hình có mấy bức tranh đã cũ, đặc biệt có vài khuôn hình lộng tấm giấy bạc thời Pháp, trong đó có tờ giáy bạc 100$. Liên thấy ở bốn góc của tờ giấy bạc, mỗi góc có đề số một trăm và phía dưới có đề chữ un cent piastres, ở giữa có hình bộ ̣ lư. Liên nghe nói tờ giấy cent bộ ̣ lư thời Pháp thuộc có giá trị rất cao, nhưng Liên không biết so sánh với tiền ngày nay. Đặc biệt hơn cả, trên vách có treo cây đờn guitar, bao áo đờn tuy cũ kỹ, trở màu vàng khói, nhưng trên bao ấy Liên còn thấy hình thêu một nhánh hoa và hai con chim đậu trên cành còn rõ nét. Mũi thêu sắc sảo, chứng tỏ người thợ thêu khéo tay và thêu khá chuyên nghiệp. Liên đang ngắm nghía cây đàn thì dì Út đã tắm xong, dì mời mẹ con Liên ra sau nhà bếp dùng cơm với dì. Dì nói:
-“Sáng nay dì thức thật sớm, dì nấu sẵn vài món thức ăn, một phần đem cho Tuấn, phần còn lại bây giờ chỉ hâm nóng là ăn được roồi”.
Khi dì Út đang lui-cui hâm thức ăn, Liên hỏi dì:
-“Cháu thấy có cây đờn rất cũ treo trên tường, dì biết đờn hả?” Nghe hỏi về cây đờn, với giọng buồn dì Út trả lời:
-Dì có biết đờn đâu, nói thật với cháu, đó là cây đờn của người tình của dì ngày xưa, vì cây đờn này mà dì sống đoc thân đến ngày hôm nay.
Vừa dọn cơm, dì tâm sự tiếp:
-“Cháu biết không, ông ấy thương yêu dì lắm, không khi nào ông áy bỏ dì, ông ấy cũng tranh đấu nhiều cách để cưới dì nhưng vì hoàn cảnh khó xử, vì thành kiến xưa còn khắc sâu vào lòng người dân ta trong thời đó, làm cho mối tình của ông ấy và dì phải tan vỡ”.
Nói đến đây, dì mời mẹ con Liên dùng cơm. Đang dùng cơm, có vẻ dì cũng có cảm tình với Liên, dì tâm sự tiếp:
-“Năm dì được mười bảy tuổi, mẹ dì qua đời, dì vô phước lắm, mới lên năm đã mất cha, chưa tới tuổi trưởng thành lại mất mẹ. Lúc đó dì đang ở nhà này, cái nhà thân yêu của cha mẹ để lại, dì ở với vợ chồng ông anh thứ ba, ông anh hai của dì đã có vợ và ba đứa con ở xã Long Khánh, chắc cháu biết xã Long Khánh mà, ngang chợ Hồng Ngự đó. Anh hai dì làm nghề dệt hàng Mỹ-A. Tân Châu. Anh muốn dì có nghề dệt, anh bảo dì về ở với anh, chị dâu sẽ dạy dì dệt cửi để trở thành cô thợ dệt, hầu có nghề để mưu sinh sau này.”
Như có dịp giải bày tâm sự , dì Út say sưa kể tiếp:
-“Cháu biết không, khi về tá túc với gia đình người anh, dì cảm thấy đỡ buồn hơn, vì có anh chị và các cháu bên cạnh, lại bận rộn trong việc canh cửi suốt ngày, nên dì ít nhớ thương mẹ. Vã lại ông anh của dì thích đờn ca từ ngày còn trai trẻ, nên mỗi tuần, vào lúc mặt trời sắp lặn, có vài ba thanh niên ở trong làng, tựu lại nhà ông anh, họ cùng nhau đờn ca vui lắm. Mỗi lần đến, họ thay phiên nhau đem chút ít thức ăn như trái cây, bánh bông lan, bánh ít, bánh cam... để chia nhau ăn. Ông anh cũng thỉnh thoảng có thức ăn để mời họ. Vài tuần thì người chị dâu nấu cháo gà hay xôi hoặc chè, khi ấy dì cũng giúp chị một tay, có khi chị dâu và chị cũng cùng ngồi ăn với họ. Do đó họ cũng có nhiều dịp trò chuyê ̣n với dì. Trong số đó có anh thanh niên ở xóm trong, cách nhà dì khỏang một cây số. Nhà anh có nhiều ruộng, ba anh còn kinh doanh thêm nghề mua bán ngũ cốc. Sau khi anh rời nhà trường Phước Kiến ở Chợ Lớn, anh về phụ cha việc mua bán này”.
Vừa kể chuyê ̣n xưa, dì vừa bảo Liên: “cháu và cháu bé cứ ăn tự nhiên, coi nhà dì như nhàcháu, hai mẹ con đừng ngại ngùng gì cả”.
Nói xong, dì kể tiếp câu chuyện xưa của dì:
-Có một ngày nọ, dì ở trong nhà bếp, đang lo dọn cháo để mời khách, anh ấy vào phụ bưng cháo ra, thừa lúc không có mặt chị dâu, anh ta bạo dạn hỏi dì: “Chừng nào cô Út nấu cháo cho khách ăn hoài?”
Dì e thẹn không trả lời, chỉ cúi mặt, anh bạo dạn nói nhỏ: “Anh yêu êm lắm”.
Anh không nói, dì cũng biết anh yêu dì từ lâu qua cử chỉ và ánh mắt của anh, và dì cũng có thiện cảm với anh ấy từ ngày đầu gặp mặt. Từ từ người ấy và dì yêu nhau thắm thiết. Anh dì cũng mong gả được dì cho anh aắy”.
Nghe kể đến đây, Liên nghi ngờ dì Út này là tình nhân của ba Liên thời trai trẻ, Liên muốn lên tiếng hỏi dì tên người tình của dì, nhưng nàng còn ngại, chú ý nghe dì kể tiếp:
“Ông ấy và dì yêu nhau gần hai năm, ông đề nghị đi đến hôn nhân với dì. Đó là điều mong ước của dì, dì bằng lòng ngay. Rồi thời gian sau không thấy anh ấy đến nhà dì nữa, mặc dầu cây đàn của anh ấy còn treo trên vách nhà ông anh. Dì nghi ngờ có chuyện chẳng lành, có thể khi nghe anh ngỏ ý cưới dì, bị gia đình từ chối, cấm anh đi đàn với bạn bè.
Dì buồn quá, ngồi đứng không yên. Rồi một chiều nọ, có em bé gái của anh đến trao bức thư do anh viết. Anh hẹn dì gặp anh ở đám dâu sau nhà ông anh dì. Linh tính biết việc không lành, dì hồi hộp ngồi đứng không yên, trông đến giờ gặp anh. Rồi khi gặp nhau, dì thấy anh gầy hẳn đi, dáng người tiều tụy. Anh buồn bã cho dì biết cha mẹ anh không bằng lòng anh cưới dì bởi lý do: “Cha mẹ em mất sớm, e rằng em sau này cũng giống như họ. Em biết đó từ ngàn xưa ông bà ta có câu: “Mua heo chọn nái, mua gái chọn dòng”. Lý do đó anh không tin, nhưng khổ thay ba và mẹ anh tin tuyệt đối như vậy. Vã lại ông bà chịu ảnh hưởng tập tục cũ có từ xa xưa: “Cha mẹ đặt đâu, con ngồi đó. Áo mặc sao qua khỏi đầu!” Do đó các anh của anh ấy cũng cưới vợ , mà vợ các anh ấy có được tự ý chọn đâu. Cha mẹ anh đã nhờ người mợ anh làm mai mối, cưới cô gái ở bên kia sông cho anh từ lâu, anh phản đối nhưng cha mẹ anh bảo đã hứa với nhà gái, chỗ người lớn với nhau không được sai lời, anh không đựợc cãi. Nếu anh không bằng lòng là cha mẹ mất mặt với đàng gái, mẹ anh không chịu nổi việc mất mặt này, mẹ sẽ tự tử cho vừa ý anh. Khi nghe anh xin cưới em, cha mẹ anh nhất quyết bàn với đàn gái, định ngày anh làm đám hỏi với cô ấy. Bây giờ anh như ngồi trên đống lửa, chưa biết tính sao nên gặp em để xem em có ý kiến gìkhông?
Nghe anh nói, dì buồn quá, dì lên tiếng mà nước mắt cứ tuôn trào.
-“Vậy muốn làm tròn bổn phận hiếu thảo làm con, anh hãy nghe lời cha mẹ, cưới người mà cha mẹ anh chọn đi, số em bạc phận, em đành chấp nhận, cha mẹ chết sớm cũng là một cái tội của gia đình em!”
Nghe dì nói, anh hốt hoảng, cầm tay dì, phân trần:
-Em tưởng anh muốn xaem sao, anh đang tìm cách giải quyết, bây giờ trong óc anh đang rối bời, mất sáng suót, anh quyết tìm cách để được cưới em.
Kể tâm sự đến đây, dì Út và Liên cũng dùng xong bữa ăn, dì mời Liên lên nhà trên, dì trải chiếu trên đi văng (divan), dì lấy gối và mền mời mẹ con Liên nằm nghỉ. Dì thì nằm trên ghế dựa. Dì lại kể tiếp câu chuyện tình của dì:
“Thế rồi, có lẽ vì áp lực gia đình quá lớn, anh đành làm đám hỏi với chị kia. Trong thời gian này dì buồn khổ biết bao. Sau hơn hai tháng, dì nhận được lá thư anh gởi, do em bé trao lại, anh cũng hẹn gặp dì chỗ cũ hôm nọ. Dì nóng lòng muốn biết đã xảy ra chuyện gì, dì đến sớm hơn giờ hẹn độ nửa tiếng thì anh đến. Anh kể là cha mẹ làm áp lực dữ quá, anh đành vâng lời làm đám hỏi. Đến khi qua bên nhà gái ở rể, cha mẹ cô ấy biết anh không yêu con gái của mình, nên ông bà không sai bảo anh làm điều gì như các chàng rể trong làng ta phải làm theo tập tục có sẵn từ xa xưa. Vì theo tục cổ truyền, thời gian ở rể là thời gian dò xết coi chàng rể này có siêng năng, tánh tình thế nào, nếu không vừa ý, đàn gái có thể từ hôn. Trái lại anh đến ở rể mà họ đối với anh như là một người khách, buổi trưa ba cô ắy còn đem mấy cuón truyện Tàu, bảo anh nằm võng đọc giải trí. Nhưng anh có đọc đâu, đầu óc anh đang tính tóan đủ điều.
Cả nhà đang ngủ trưa, chợt anh thấy cô Sáu ra sau vườn, mừng quá anh theo ra, anh nói với cô ấy:
-“Có lẽ cô cũng biết, tôi đã có người yêu và khi tôi làm đám cưới với cô, gia đình sẽ không hạnh phúc, thiệt thòi cho cô nhiều lắm. Tôi xin lỗi cô vì bị gia đình ép buộc, tôi phải làm đám hỏi với cô, bây giờ tôi suy nghĩ kỹ là tôi với cô không có duyên nợ đâu. Tôi xin từ hôn vậy”.
Nghe anh nói, mặt cô ấy tái xanh, cô buồn bã trả lời:
-Anh muốn gì thì anh cứ thưa với ba má em.
Cô ấy chỉ nói một câu ngắn gọn rồi chạy vào nhà mà đầm đìa nước mắt. Anh không đủ can đảm ngỏ ý từ hôn với ba mẹ cô ấy, thừa lúc cả nhà đang nghỉ trưa, anh lến về nhà, tìm gặp em, đề nghị chúng ta cùng trón đi để chung sống.
Nghe anh nói, cô tháy khó xử quá. Thoáng nghĩ đến gia đình, anh chị của dì đều cưới hỏi đàng hoàng, việc tự do theo anh có lễ anh chị của dì không ai chấp nhận. Trong dòng họ nhà dì từ xưa tới giờ ai cũng theo tập tục cổ truyền: “Cưới hỏi theo lệnh mẹ cha”, không ai dám ra ngoài thông lê ̣ đó. Dì không đủ can đảm trốn theo anh mà không có lễ cưới hỏi nào cả. Việc làm mang tai tếng và xấu xa nhất của người con gái thời ấy là: “Xách gói theo trai”. Do đó dìnói:
-Anh tạm lánh mặt ở nhà quen nào đó, rồi chúng ta sẽ tính sau. Anh áy đồng ý, anh cho biết anh có người bạn học rất thân, đang ở chợ Tân Châu, anh sẽ nhờ anh cho ở tạm vài ngày rồi tính tiếp, anh không dám ở nhà bà con, vì bà con ngại cha mẹ anh buồn, không dám chứa anh đâu. Em ráng giữ gìn sức khỏe, chờ đợi anh nghen. Chỉ còn hơn một tháng nữa là đến ngày đám cưới, chắc-chắn ba má anh sẽ cho người đi tìm anh nhiều nơi đó.
Ngó xa xôi, dì thở dài kể tiếp:
-Không ngờ ngày gặp gỡ anh hôm đó là làn gặp cuói cùng, ba tuần sau dì nghe tin anh bị người nhà tìm được, nghe đâu anh bị má anh đánh nhiều lắm. Cháu biết ngày rước dâu của anh, dì đã lến đứng núp trong bụi chuối ở vườn chuối trước nhà anh, bên cạnh bờ sông nhìn chiếc tàu rước dâu, kết hoa cưới vừa cặp bến, nhìn chú rể và cô dâu cùng sánh bước lên bờ với tràng pháo nổ rang như xé lòng dì! Dì khóc thật nhiều, lòng buồn rũ rượi, lúc đó dì như kể mất hồn. Đứa em út của anh, ngây thơ đứng nhìn dì khóc.
Sau ngày cưới của anh, dì không thể học dệt cửi nữa, và sau đó dì mất ngủ nhiều ngày, vóc dáng tiều tụy, tưởng chừng dì sắp chết đến nơi. Cuối cùng dì bỏ dở việc học dệt, trở về Sa Đéc, coi như trốn chạy những kỷ niệm những ngày hai đứa yêu nhau. Khi về Sa Đéc, dì đêm theo cây đàn của anh ấy còn để lại ở nhà ông anh của dì. Cây đàn đã quá cũ mà cháu thấy trong phòng khách lúc nảy. Dì cẩn thận may áo đờn để bảo vê ̣ cây đờn. Cháu có biết không, khi thêu cành cây và hai con chim, nước mắt của dì cũng thấm vào đó nhiều lắm. Có lẽ cháu ngạc nhiên, tại sao anh ấy và dì duyên nợ không thành mà dìl ại thêu hai con chim. Cháu nên hiểu ràng, dì biết anh ấy không phụ tình dì, vì hoàn cảnh cay nghiệt thôi. Anh khuyên dì bỏ trốn theo anh, dì cũng vì danh dự gia đình mình, dì đành phải ôm mối tình tuyệt vọng! Do đó trong tim dì lúc nào cũng có anh ấy và vì vậy dì sống độc thân đến ngày nay, mặc dù có nhiều người tử tế xin caầu hôn với dì.
Nghe dì kể đến đây, Liên không cầm được nước mắt, suýt khóc thành tiếng. Dì Út hốt hoảng nói:
- Xin lỗi cháu, dì đã làm cháu buồn lây.
Liên nói:
- Không có gì, vì cháu quáxúc động tấm lòng chung thuỷ của dì, cháu còn muón nghe dì kể tiếp.
Dì Út nói:
-Không biết tại sao hôm nay dì lại kể tâm sự của dì cho cháu nghe tỉ mỉ như vậy, có lẽ dì có cảm tình với cháu nhiều, mà cũng lạ, khi quen với cháu làn đầu tiên là dì có cảm tình ngay, coi như con cháu vậy.
Liên cũng tỏ tình cảm của mình:
-Cháu cũng thế, gặp dì lần đầu, cháu nhận thấy dì là người nhân hậu, đáng kính. Cháu coi dì như cô ruột của cháu. Khi nghe dì kể mối tình dang dở của dì cháu càng cảm mển dì hơn. Cháu nghĩ trên đời này không ai rộng lượng và chung tình như dì.
Dì Út thở dài ròi kể tiếp:
- Cháu biết không, làm sao dì quên anh ấy được, anh ấy tốt với dì lắm, có nhiều kỷ niệm khó quên, có lẽ vì vậy, sau mối tình dang dở, dì không thể yêu ai khác được. Cháu thấy trong phòng khách, có khuôn hình dì lộng tờ giấy cent hình bộ ̣lư thời Pháp thuộc. Đó là tiền anh ấy tặng dì. Dì quí vật kỷ niệm nên không xài, để đến ngày hôm nay. Cháu biết không, tờ giấy bạc đó, thời bấy giờ có giá trị rát cao. Còn nhiều kỷ niệm nữa, dì vẫn giữ, không mất món nào.
Nói đến đây, dì Út mở tủ lấy những bộ quần áo, nhữnh cái kẹp tóc, khăn choàng... dì cẩn thận gói trong mảnh vải vuông và dì còn bọc thêm ở ngoài một miếng giấy dầu cẩn thận. Dì cho Liên biết: Mổi khi anh ấy đi bán đậu bắp ở Sài Gòn, khi về thì tặng quà cho dì, khi thì vải vóc, khi thì bánh kẹo. Anh không quên có quà cho các cháu, con của ông anh nữa. Những quần áo này dì mặc được mấy lần, kể từ mối tình dang dở, dì đem cất làm kỷ niệm đến ngày hôm nay.
Nghe đến đây, Liên nghĩ dì là người tình của ba nàng, Liên suýt nói lên: “Từ ngày ông ấy không cưới được dì đến nay, ông ấy cũng bỏ đờn ca luôn”. Mặc dầu ông ấy còn cây đàn tranh treo trên vách. Liên chợt kềm lại được.
Liên vừa nói đến “Từ ngày”, nàng vội trớ qua, hỏi dì Út:
-Từ ngày xa nhau đến giờ, có khi nào dì gặp ông ấy không?
Dì Út thở dài tâm sự:
- Anh ấy có gia đình êm ấm, bao nhiêu năm, dì không muốn gặp anh ấy lại đâu. Bây giờ tuổi đã lớn, dì cũng muón tình cờ gặp anh ấy xem anh ấy có khoẻ không, hình dáng bây giờ ra sao, như người trong thân tộc gặp nhau thế thôi.
Ngừng nói, dì đi cất những kỷ vật ngày xưa vào tủ, khi trở lại dì nói tiếp:
-Cháu biết không, khi qua bắc hoặc vào chợ , khi nghe những người ăn xin vừa đàn vừa ca những bài mà anh ấý hay đàn ca thuở trước, là dì nhớ anh ấy vô cùng, dì phải nếp mình vào chỗ nào đó để nghe suốt bài hát, nước mắt cứ tuôn trào và không quên cho tiền người nghê ̣sĩ đáng thương đó rất hậu, và khi về nhà, dì như kẻ mất hồn, dì chẳng muốn làm gì, con người dì như mất sinh khí, buồn suốt buổi và đêm hôm đó, có khi cả mấy đêm sau dì vẫn còn như văng-vẵng bên tai những bản nhạc năm xưa.
Liên thỏ thẻ nói lên tiếng nói chân thành của mình:
-Tình cảm của dì dành cho ông ấy quá sâu đậm, những kỷ vật cả nửa thế kỷ dì vẫn giữ nguyên vẹn, chính những hình ảnh này cứ nhắc bao kỷ niệm xa xưa, mói tình thật đẹp của hai người, làm sao dì lấy người khác được. Cháu cảm động mối tình của dì đối với ông ấy quá. Nghe dì kể cháu còn không cầm được nước mắt. Theo cháu nghĩ, nếu ông ấy biết tình cảm của dì như thế này, ông ta cũng đau lòng lắm.
Dì Út phân trần:
-Thương ông ấy, dì không muón ông ấy khổ tâm đâu, vợ ông ấy hoàn toàn vô tội, vì hoàn cảnh gia đình, vì tập tục, vì quan niệm ngàn xưa để lại làm khổ dì, có lẽ vợ ông ấy cũng trong hoàn cảnh: “Cha mệ đặt đâu con ngồi đó”. Trong lòng dì chỉ muốn gia đình ông ta được hạnh phúc, khổ một mình dì còn hơn là khổ cả hai đứa!
Nghe dì nói, Liên khen:
-Cháu chưa từng thấy người nào rộng lượng, cao quí như vày, thật tình cháu cảm phục dì quá.
Không biết Liên có ý gì, bất chợt nàng táo bạo hỏi dì Út:
-Hồi nào tới giờ cháu nghe mọi người gọi dì là dì Út, đó là thứ của dì hay tên của dì?
-Đó là thứ của dì, dì có năm anh em, Anh hai ở Long Khánh, người chị thứ tư và ngưởi chị thứ năm có chồng, cũng cùng ở trong tỉnh Sa đéc, ông anh thứ ba ở nhà này, dì thứ út. Dì ở chung với hai vợ chồng của anh ba và anh cùng chị dâu dì đã mất máy năm nay, hai đứa con lớn của anh chị có gia đình ở riêng, dì ở với đứa con út của anh chị là cháu Tuấn, sĩ quan chế độ cũ, ở cùng trại tù với chồng cháu đó. Còn dì tên thật là Hương, người ta hay gọi dì là út Hương, khi lớn tuổi, người ta bỏ tên Hương của dì, chỉ gọi là dì Út, hoặc cô Út.
Khi biết tên dì, thì Liên nghĩ chắc chắn dì là tình nhân của ba Liên ngày xưa, vì từ lâu, Liên cũng nghe những người trong xóm hay người trong họ hàng nói về mối tình dang dỡ của ba Liên và dì Út Hương, là người em thứ út của bác Hai Đức, chủ sở dệt ở xóm ngoài. Hai dì cháu nói chuyê ̣n đến khuya mới đi vào phòng ngủ.
Dì Út nói: -Hai mẹ con ngủ ở phòng này rộng rãi hơn, dì qua phòng của Tuấn ngủ.
Nói xong dì lấy thêm gói, mền cho con Liên, rồi dì qua phòng bên. Không biết dì Út có ngủ ngon giấc không, riêng Liên, Liên thương dì và ba Liên vô cùng, nhất là dì Út vì yêu ba Liên quá, dì không thể quên hình bóng và những kỷniệm lúc yêu nhau của hai người, dì ôm mối tình tuyệt vọng, đành sống cô đơn đến tuổi già. Những lời tâm sự của dì cứ lởn-vởn trong đầu Liên, làm Liên khó chợp mắt. Liên càng nghĩ càng thương hai người. Liên nghĩ rằng, ba nàng và dì bây giờ đã quá già, dì nói dì muón gặp lại ba và coi ba như người trong họ hàng, có lẽ ba cũng có ý nghĩ như dì, cũng nuón gặp nhau một lần trước khi lìa cõi đời này. Vã lại dì đã không đành để ba lỗi đạo với cha mẹ, vợ con, dì đã bỏ học dệt cửi trở về quê, để mẹ và ba được hạnh phúc bên nhau. Rõ ràng dì không có lỗi với mẹ.
Sau một đêm suy nghĩ, Liên quyết tìm cách tạo điều kiện giúp ba và dì Út được gặp mặt nhau lần cuối. Khi về nhà được vài hôm, Liên đi thăm người dì ruột của nàng. Trong gia tộc bên ngoại của nàng, người trưởng thượng chỉ còn dì Bảy. Sau khi hỏi thăm sức khoẻ của dì, Liên thỏ thẻ:
-Dì Bảy, con có việc cần muốn trình bày với dì. Dì Bảy không biết có việc gì quan trọng mà đứa cháu hôm nay tỏ vẽ rất lạ thường. Dì hỏi:
-Con có chuyê ̣n gì quan trọng mà thái độ của con làm cho dì lo quá:
-Có chuyện này, con không dám nói với mẹ con, dì cũng như mẹ con, con xin dì góp ý giúp con.
- Dì hứa sẽ sẵn sàng giúp con hết lòng của dì.
-Dì có biết trước khi ba con cưới mẹ con, ba có người tình nhân là cô Hương không?
- Dì nghe nói và vì chuyê ̣n đó ba con đã bỏ nhà trốn đi trước ngày cưới. Trước khi có con, mẹ con khổ trong một thời gian khá lâu, tưởng chừng hôn nhân của ba mẹ con sẽ tan vỡ.
-Dì biết không, tình cờ con biết người tình cũ của ba con bây giờ vãn còn sống độc thân, biết rõ tình cảm của bà ấy với ba con, con thật cảm động.
Nghe đến đây, người dì không rõ ý cháu của bà muón gì, bà hơi lo lắng, bỗng Liên trình bày cho bà nghe nguyên nhân nào nàng quen với dì Út, và vì sao dì Út tâm sự hết nỗi lòng với Liên. Sau khi nghe hết câu chuyê ̣n, dì bảy hỏi:
-Vậy bây giờ, con trình bày cho dì rõ chuyện này với mục đích gi?
-Con xem dì như mẹ con, con không dám trình bày với mẹ con, con chỉ biết trình bày ý muốn của con với dì và thay vì xin phép mẹ con, con không dám, con xin phép dì vậy.
Người dì hơi lo lắng:
-Hôm nay con làm dì sốt ruột quá, vậy ý con muốn dì giúp nối lại duyên xưa của anh rể và dì Út Hương phải không?
Liên hốt hoảng phân trần:
-Dì nghĩ quấy cho con quá, dì vui lòng nghe con trình bày hết ý nghĩ của con đã.
Liên ôn tòn trình bày tiếp:
-Khi lớn lên, con nghe mấy cô con và những người ở xóm kể chuyện tình của ba con với dì Hương. Khi trưởng thành, con nhận thấy mẹ con được sống hạnh phúc bên ba con, con tội nghiệp cho cô Hương, vì lễ giáo gia đình, vì không muốn ba con mang tiếng bất hiếu với cha mẹ, dì không đành bỏ trốn theo ba con. Dì chịu thiệt thòi tất cả và suốt đời vẫn nhớ thương ba con. Riêng ba con, ba là người biết trách nhiệm với vợ con, cả đời lo cho gia đình, nhưng con biết ba con không thể quên người tình cũ. Dì biết không, con nghe các cô của con nói, ba con đàn guitar và đàn tranh rất giỏi, ông thích đờn ca với bạn bè, nhưng khi mối tình đầu tan vỡ, ba con không bao gịờ rớ tới cây đàn nào, mặc dầu ở nhà con còn cây đàn tranh cũ, con thấy vẫn còn treo trên vách.
Sau khi uống nước, Liên Say sưa kểtiếp: Con cũng nghe cô Tám con kể: “Vì lo lắng là ba con sẽ bỏ trốn khỏi nhà sau lễ thành hôn với mẹ con, ông nội con theo dõi ba con từng chút. Quả thật như ý nghĩ của ông nội, sau lễ cưới, lúc trời nhá nhem tói, ba con trốn khỏi nhà, ba không đi trên đường cái mà đi theo đường mòn ở trong đám bắp trước nhà ông nội, ba con băng thẳng ra nhà đì Út Hương. Đường dài cả cây số, rồi lại quay trở về. Đi như vậy cả chục lần, làm ông nội con cũng phải lén đi theo sau ba đến mệt nhoài. Cuối cùng ông nội lên tiếng khuyên nhủ ba con, ba con mới vâng lời ông nội trở về nhà với mẹ con!
Sau khi nghe đứa cháu kể chuyện tình của ông anh rể, người dì cũng buồn lây với mối tình tan vỡ của anh. Người dì hỏi:
-Bây giờ con muốn dì giúp điều gì?
Liên nhỏ nhẹ trình bày:
-Con thấy bây giờ ba, mẹ con và dì út Hương đều già cả. Mẹ con cũng có hạnh phúc bên ba con trọn đời, ba con đã làm tròn bổn phận người cha, người chồng của ba con. Duy có một mình dì út Hương là vì yêu ba con mà chịu thiệt thòi cả cuộc đời của dì. Con nghĩ gần cuối cuộc đời, con muốn hai người gặp nhau một lần.
Dì bảy hỏi:
-Con muón cho hai người gặp nhau bằng cách nào?
-Đến bây giờ, dì út Hương vẫn chưa biết con là con của người tình cũ của bà. Chúa nhựt tuần sau con sẽ đi thăm chồng con ở trại cải tạo Đồng Tháp, con lén mẹ con, con mời ba đi thăm chồng con, rồi con sẽ đưa ba con đến thăm dì út Hương. Dì bảy nghĩ như vậy có đựợc không?
Người dì của Liên cười, cho ý kiến:
-Con tính như vậy cũng được, nhưng phải khéo giữ kín, nếu mẹ con hay, mẹ con sẽ buồn khổ.
-Sau khi dì đồng ý cho phép, con sẽ bàn với mấy đứa em của con, và dặn chúng tuyệt đối giữ kín chuyện này, dì cứ yên tâm. Một ngày kia, nhân lúc vắng mặt mẹ, Liên thỏ thẻ với ba nàng:
-Ngày mai con đi thăm chồng con, ba muốn đi thăm anh ấy với con không? Con nghĩ anh ấy mừng biết bao khi gặp ba.
Ông Sáu vui mừng được con mời cùng đi thăm người con rể đang ở trong trại tập trung cải tạo, cả gần hai năm nay ông chưa có dịp gặp mặt lần nào. Ông vui vẻ lên tiếng đồng ý ngay. Sau khi thăm thân-nhân, thay vì lên xe đò về nhà, Liên nói với ba nàng:
-Hôm nay còn sớm, ba đi đò qua chợ Sa đéc với con nghe Ba. Ông Sáu vui mừng nói:
-Lâu quá ba chưa có dịp đi Sa đéc, hôm nay ba cũng muốn xem chợ đã thay đổi thế nào.
Khi đến chợ, ông Sáu lên tiếng trầm-trồ:
-Chợ bây giờ mở rộng ra nhiều, khác ngày xưa, trông lạ mắt. Khi thấy con mua nhiều trái cây và một hộp bánh ngọt, ông Sáu ngạc nhiên hỏi:
-Nhà mình có nhiều trái cây, tại sao con phải mua nữa?
Liên áp ún:g
-Con làm quà cho người quen ba à. Chút nữa ba cùng đi thăm người quen của con ba nhé.
Ông Sáu thấy lòng mình thóang buồn khi đến chợ Sa đéc, trong lòng ông tháy nao-nao trong dạ, ông nhớ đây là nơi gấn nhà người yêu của ông trú ngụ. Vì muốn làm trọn bổn phận người con đối với cha mẹ, người chồng trong gia đình, người cha của các con yêu dấu, ông đã chôn kính mối tình sâu đậm của ông với cô gái nết na, thùy mị, mỗi khi nhớ đến cô gái này, tim ông như rướm máu! Sau khi hai cha con ngồi xe Lam khoảng ba cây số thì đến nhà dì Út Hương. Ông Sáu tuy gần tuỏi tám mươi, nhưng ông còn khoẻ mạnh, ông không phải chống gậy, mắt còn sáng, trông dáng vẻ ông chỉ ở tuỏi bảy mươi. Bước lên bậc thềm, Liên nhanh nhẹn gỏ cửa, chẳng bao lâu, dì Út Hương mở cửa. Khi giáp mặt, Liên giới thiệu:
-Đây là ba con, hôm nay sẵn dịp đi thăm chồng con, con mời ba con đến thăm dì.
Dì Út Hương có chút thắc-mắc trong lòng. “Ông áy có liên quan gì mà đến thăm.” Khi vào phòng khách, dì Út mời ba Liên và Liên ngồi ghế, dì Út nhanh nhẹn rót nước trà mời cha con Liên. Khi đó, với cử chỉ có chút bối rối, Liên ngập ngừng giới thiệu hai người:
-Ba con là ông Hồ phước Hậu và dì Út này là dì Út Hương đó ba. Nghe tên “Hồ phước Hậu”, dì Út đổi sắc mặt. Khi nghe giới thiệu tên “ Út Hương”, ba Liên mất bình tĩnh, vội hỏi:
“Phải anh cô là anh hai Đức, nhà dệt hàng Mỹ A Tân Châu, ở xóm ngoài , xã Long Khánh phải không?”
Lúc đó, hai người như quên sự có mặt của Liên, Dì Út “dạ” thật nhỏ, giọng rung-rung, nước mắt lưng tròng. Ba Liên vội nắm tay dì Út Hương, dì để yên tay dì trong tay ba, hai người cùng khóc nức nở. Ba thều thào:
“Hôm nay trời cho anh được gặp em, anh có chết cũng mãn nguyện”.
Dì Út Hương không trả lời, nước mắt cứ tuôn dài trên đôi má già nua. Ba Liên nói:
- Anh biết là em không lập gia đình sau khi mối tình chúng ta tan vỡ, anh khổ tâm lắm, nhưng anh bất lực không làm được gì, xin em tha lỗi cho.
-Anh đừng bận tâm làm gì chuyện đã quá xa xưa. Hôm nay gặp lại anh, em mãn nguyện rồi, thấy anh còn khoẻ mạnh, gia đình anh được hạnh phúc, đó là niềm vui của em, cám ơn cháu Liên đã tạo cơ hội cho dì được gặp ba cháu trước khi dì theo ông, theo bà là đủ cho dì lắm rồi!
Liên chứng kiến cảnh tượng hai người tình cũ tái ngộ ̣trong cảnh hai người đều gần đất xa trời, Liên cũng không cầm được nước mắt. Nàng nghẹn ngào nói:
-Con cũng rất vui khi dì Út và ba con được gặp nhau ngày hôm nay. Con nghĩ hai người cũng không có lỗi với nhau, chẳng qua do phong tục tập quán của nước ta thời đó quá khắt khe, có biết bao mối tình chân thật phải chia lìa đau khổ. Liên không quên chỉ cho ba xem cây đàn cũ của ba, dì Út vì yêu mến ba, đã làm bao đờn và thêu cẩn thận. Còn tấm giấy bạc ba tặng dì, dì lộng kính, và những kỷ vật ba cho, dì không nỡ vứt bỏ một thứ nào. Tình cảm của dì đối với ba như vậy, làm sao dì đem lòng thương yêu người khác được.
Nhìn những quà tặng năm nào tuy cũ nhưng vẫn còn nguyên vẹn, ông Sáu Hậu như sống lại khoảnh khắc êm đềm xa xưa, ông nghẹn ngào không nói được lời nào. Ông cám ơn và xin lỗi dì Út với nét mặt đau đớn sa sầm, dì cúi đàu và nước mắt rơi lả chả. Liên lên tiếng hỏi dì Út:
-Sao hôm nay dì Út không đi thăm anh Tuấn? Cháu ngó quanh tìm dì mà không gặp.
-Tuán chuyển trại rồi cháu ạ, ra tận ngoài Bác, dì chưa có dịp đi thăm. Khi biết rõ địa chỉ dì sẽ đi thăm.
Liên góp ý kiến:
-Khi đi thăm, dì nên nhờ người nào cùng đi với dì, tuổi già, sức yếu dì đi xa mệt lắm đấy.
-Dì cũng nghe nói đường đi đến mấy nơi cải tạo ngoài Bắc khá vất vả, chừng thăm nuôi, dì sẽ nhờ đứa cháu họ dẫn đi.
Cuộc hội ngộ của hai người tình cũ hôm nay diễn ra thật ngắn. Mặt trời đã xuống thấp ở hướng Tây, như thúc giục hai cha con Liên phải từ giả dì Út Hương ra về, tuy hai người có vẽ còn lưu luyến. Khi cha con Liên lên xe để về nhà, Liên thấy dì Út Hương còn đứng ở ngưỡng cửa trông theo, và ba nàng cũng nhìn dì với cõi lòng tan nát!
Trên đường về Hồng Ngự , Liên kể rõ cho Ba nghe trường hợp nào Liên quen với dì Út, và đêm ngủ nhờ nhà dìÚt, dì đãt âm sự về mối tình tan vỡ của dì. Liên còn nói nguyên nhân Liên đưa ba đi thăm dì Út trong tuổi chiều tà bóng xế. Nghe con kể, Ông Sáu Hậu xúc động mạnh, không cầm được nước mắt, thỉnh thoảng ông cúi mặt lén lau nước mằt.
Liên nhận thấy khi về nhà, Liên khó có dịp kể cho ba nghe hết những gì mà dì Út Hương đã tâm sự với nàng, nên nàng kể hết câu chuyện lòng của dì Út Hương trên đường về nhà cho ba nàng nghe tường tận. Ông Hậu không quên cám ơn con, ông dặn Liên đừng cho mẹ biết là ba đi thăm dì Út. Liên ôn tòn thưa với ông:
- Con biết rằng nếu mẹ biết con đưa ba đi thăm dì Út thì mẹ buồn lắm. Trước khi con đưa ba đi, con đã hỏi ý kiến các em con, và bên ngọai chỉcòn dì bảy, và con cũng đã xin phép dì bảy rồi, ba yên tâm. Chúng con sẽ cố dấu chuyện này, con nghĩ không ai để mẹ buồn đâu. Ông Sáu Hậu cám ơn con và khen con sắp xếp thật chu đáo.
Vài năm sau, ba của Liên bệnh nặng, thừa lúc mẹ không có mặt ở bệnh viện, em của Liên cho dì Út hay tin, dì vội vã đến thăm ba và ngày tang lễ của ba dì cũng đến đưa ba đến nơi an nghỉ cuói cùng. Khi dì Út sáp từ giả ra về, Liên hốt hoảng thấy dì bảy chỉ dì Út và nói nhỏ với mẹ điều gì mà mẹ Liên tiến đến dì Út, thân mật nám tay dì Út như hai người đã quen biết từ lâu, hai người thì thầm bên nhau và cùng rơi nước mắt! Liên thở phào nhẹ nhõm, thế là mẹ đã thông cảm nỗi lòng của dì Út. Liên vui mừng biết máy. Từ ngày đó về sau, chị em Liên không phải dấu diếm mẹ khi đi viếng thăm dì Út Hương nữa.
Hồ thị Đậm
(2020)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét