Chủ Nhật, 30 tháng 4, 2023

NHIỆT TÂM VÀ THÀNH Ý - MATSUSHITA Kônosuke / Dịch giả: Nguyễn Sơn Hùng

              NHIỆT TÂM VÀ THÀNH Ý

(Điều 14 Nhiệt tâm và thành ý đối với công việc và sinh hoạt hàng ngày là nền tảng giúp bạn thành công) (1)

MATSUSHITA Kônosuke (*)

Dịch: Nguyễn Sơn Hùng

*** 

Kiến thức, trí tuệ và tài năng cả ba đều quan trọng nhưng quan trọng hơn tất cả là nhiệt tâm và thành ý. Có hai điều này thì bất cứ việc gì cũng có thể hoàn thành được(2). 

Lúc trước tôi có nghe câu truyện như sau: Trong giới bảo hiểm sinh mạng (bảo hiểm nhân thọ) (3) hoặc bảo hiểm hỏa hoạn, tổng số tiền ký hợp đồng với khách hàng của người chào hàng có kết quả cao nhất gấp 100 lần tổng số tiền của người có kết quả thấp nhất.

Khi nghe câu truyện trên tôi có một ít ngạc nhiên. Cùng làm trong một công ty, cùng đi bán bảo hiểm với điều kiện hoàn toàn giống nhau, tại sao lại có kết quả chênh lệch to lớn như vậy? Có thể nghĩ ra nhiều nguyên nhân. Thí dụ, tính cách của nhân viên chào hàng có ảnh hưởng lớn. Trình độ phong phú của kiến thức về bảo hiểm hoặc khả năng ăn nói giỏi dở cũng có thể là nguyên nhân quan trọng.

Tuy nhiên khi suy nghĩ kỹ nếu chỉ do các nguyên nhân nói trên, chúng ta không thể giải thích được chênh lệch đến mức 100 lần. Nếu xem xét theo thể nghiệm của tôi thì phải chăng kết quả này căn bản là do tư thế, sự chuẩn bị ở mặt tinh thần dành cho công việc, nghĩa là do mức độ nhiệt tình và thành ý dành cho công việc của người chào hàng? Người mà đối với công việc có nhiệt tâm và thành ý thì luôn luôn suy nghĩ, xem xét tìm kiếm những phương pháp có hiệu quả hơn, thí dụ như “Nếu làm như thế này thì sao?” hoặc “Lần sau mình thử tiếp chuyện với khách hàng như thế này xem sao?” Ngoài ra, cùng là giải thích một nội dung nhưng khi thực hiện thì người thành công lưu tâm để ý đến cách nói và biết giữ lễ độ nên nhiệt tình và khí phách của họ tự nhiên dâng trào lên.

Dĩ nhiên lòng nhiệt tình và thành ý cần phải xuất phát từ niềm tin mạnh mẽ là vì khách hàng mà hướng dẫn họ ký hợp đồng chứ không phải vì lợi ích của bản thân mình. Với thái độ làm việc như trên, phải chăng sẽ đánh mạnh vào tâm tình của khách hàng, và khách hàng sẽ nghĩ rằng “Bề nào cũng là vào bảo hiểm, vậy mình ký hợp đồng qua người này có vẻ đáng tin cậy hơn”. Tôi nghĩ rằng thái độ đối với công việc mỗi ngày của người như trên phải chăng sẽ đem đến kết quả chênh lệch gấp 100 lần như trong câu truyện nói trên?

Bản thân tôi cho đến hiện tại, lúc nào tôi cũng thấm thía cảm nhận mức độ quan trọng của lòng nhiệt tình và thành ý; tôi không ngừng tự hỏi, tự đáp rằng mình có điểm nào khiếm khuyết, không đầy đủ đối với hai việc này không? Và trong thực tế, đối với việc kinh doanh như muốn làm công việc như thế này, muốn cùng với nhân viên xây dựng công ty lên như thế kia, thì tôi nghĩ rằng phải chăng nhiệt tình và thành ý của tôi mạnh mẽ đến mức độ không thua kém ai. Do đó có lẽ vì vậy mà mặc dù tôi không có học lịch (trình độ học vấn) cao, thân thể lại yếu đuối, không có gì hơn ai, nhưng tôi có thể nhờ cấp dưới có học thức, tài năng ưu tú hơn tôi làm việc và đem lại thành quả. Bởi vậy tôi thường nói: “Ở địa vị tối cao của một công ty, hơn tất cả mọi thứ, điều cần phải có hơn tất cả mọi người khác trong công ty là nhiệt tâm và thành ý. Người ở địa vị tối cao của một công ty chỉ cần có được hai điều này thì nhân viên của công ty sẽ cảm nhận được, và người có kiến thức sẽ cống hiến kiến thức, người có kỹ năng sẽ cống hiến kỹ năng, mỗi người cống hiến thứ họ có và nỗ lực cố gắng làm việc”.

Điều nói trên không phải chỉ có thể nói cho trường hợp của người có địa vị chịu trách nhiệm và ở nơi làm việc mà ngay cả trong cuộc đời của tất cả mọi người của chúng ta, khi muốn hoàn thành một công việc gì đó, tôi nghĩ rằng chìa khóa quan trọng nhất quyết định thành bại của công việc là có nhiệt tâm và thành ý không. Nói một cách cực đoan, ngay cả một người câm không nói được, nếu nhiệt tâm và thành ý mạnh mẽ chắc chắn sẽ dùng bút đàm (trò chuyện bằng cách viết chữ) hoặc dùng cả việc ra dấu tay hoặc thân mình để diễn tả, trình bày điều họ muốn truyền đạt. Và những thái độ như vậy sẽ cảm động lòng người và gợi lên sự đồng cảm và nhất định sẽ có người hợp tác xuất hiện, phải chăng mọi sự vật ở đời đều được hình thành như vậy? 

Nguyễn Sơn Hùng

18/11/2022

(*) Nguồn: MATSUSHITA Kônosuke: NHÂN SINH TÂM ĐẮC THIỆP (人生心得帖), Viện Nghiên Cứu PHP xuất bản 1984 khổ A5, xuất bản 2001 khổ A6.

Nhận xét của người dịch:;

Hãy thay cho câu nói sau của tác giả “...không phải chỉ có thể nói cho trường hợp của người có địa vị chịu trách nhiệm và ở nơi làm việc mà ngay cả trong cuộc đời của tất cả mọi người của chúng ta, khi muốn hoàn thành một công việc gì đó, tôi nghĩ rằng chìa khóa quan trọng nhất quyết định thành bại của công việc là có nhiệt tâm và thành ý không”. Người viết tin rằng “nhiệt tâm và thành ý” cũng đem tới hiệu quả của sự “vi diệu của tình người” mà tác giả đã đề cập trong Bài 9 (4).

Viết đến đây người viết nhớ từ thời trung học, không biết học từ đâu nhưng rất thích câu “Chí thành thông thánh”, mỗi khi gặp khó khăn tự nhủ lòng câu này. Trong trường hợp này, nghĩa của “thành” không phải chỉ là thành thật, chân thành đối với người khác mà đối với cả bản thân của mình và đối với người. Đối với bản thân nghĩa là chính mình thật sự muốn hoàn thành, muốn được thành tựu. 

Do muốn biết xuất xứ câu này, nên đã tra trên Internet tiếng Việt mới biết thêm câu này là đề thi ở Trường thi Bình Định năm 1905 và cụ Phan Chu Trinh đã làm một bài thơ với tựa “Chí thành thông thánh” để thức tỉnh lòng yêu nước của dân chúng (5).

Vì không thấy thông tin gì về xuất xứ của câu trên trong tiếng Việt, nên tra thử trên Internet tiếng Nhật. Kết quả biết rằng ở Nhật Bản người ta nói: “Chí thành thông thiên”. Câu này được xem là của chí sĩ Yoshida Matsuin 吉 田 松 陰 (1830~1859) và ông thường khuyên học trò ông nên chí thành. Người viết đọc các tác phẩm của các chí sĩ thời Minh Trị Duy Tân cũng thấy họ rất xem trọng lòng chí thành. Ngày nay ở Nhật Bản vẫn còn có trường tiểu học hoặc trung học chọn chí thành làm một trong những đức tính mà thanh thiếu niên cần phải học tập.

Tài liệu Nhật Bản cũng giải thích rằng câu này lấy ý từ câu sau trong đoạn 12 của thiên Ly Lâu Thượng, sách Mạnh Tử: Chí thành nhi bất động giả, vị chi hữu dã 至 誠 而 不 動 者,未 之 有 也. Ý nói: Chân thành hết mức mà không cảm động được người là việc chưa hề có. Trong sách Trung Dung và sách Đại Học của Nho học cũng chủ trương chí thành là đức tính quan trọng. Chương 24 của sách Trung Dung có câu “Cố chí thành như thần 故 至 誠 如 神”, nghĩa: do đó, người chí thành giống như thần. Tuy nhiên, các câu trích dẫn trên không cho thấy xuất xứ đúng nguyên văn của “Chí thành thông thánh”.

Trong một trang web tiếng Trung Quốc (6) cho biết Trình Di程頤(7) có bài thơ tựa 謝 王 全 期 寄 丹 詩 (Tạ Vương Toàn Kỳ Ký Đan Thi). Nội dung như sau.

至 誠 通 聖 藥 通 神,Chí thành thông thánh, dược thông thần,

遠 寄 衰 翁 濟 病 身Viễn ký suy ông tế bệnh thân.

我 亦 有 丹 君 信 否?Ngã diệc hữu đan quân tín phủ?

用 時 還 解 壽 斯 民Dụng thời hoàn giải thọ tư dân.

Người viết không biết Hán văn, chỉ biết một ít chữ Hán qua việc học tiếng Nhật nên chỉ đoán ý như sau không biết có đúng không?

Nghĩa đen của hai câu đầu: Một khi chí thành thì cảm thông đến thánh và thuốc uống thông đến thần, thuốc tặng cho ông già ở xa thân thể bị bệnh đã suy nhược. Ý nói cảm tạ bạn đã gửi thuốc, nhờ lòng thành của bạn nên thuốc có công hiệu như thần.

Nghĩa đen của hai câu sau: Bạn có tin là tôi cũng đã có thuốc (ý nói triết  lý Nho học mà ông đã nghĩ ra và hoài bảo muốn giúp đời cũng đã giúp ông khỏe lại) rồi không? Tôi dùng thời gian (dụng thời) sống lâu (thọ) để giúp đời (hoàn giải tư dân).

Không biết câu “Chí thành thông thánh” trong bài thơ trên có phải là sáng tác lần đầu của ông hay ông lập lại câu ông đã viết trong tác phẩm nào khác của ông hoặc trích dẫn từ đâu nhưng thiết tưởng Trình Di là bậc đại Nho lại có hoài bảo cao quý muốn giúp đời và chí thành là đề tài quan trọng của sách Trung Dung và sách Đại Học, nên lời của ông trong bài thơ trên cũng xứng đáng làm đề thi.

(Viết xong ngày 20/1/2023)

 

Ghi chú

  1. Tựa bài dịch theo nguyên bản. Tựa phụ trong ( ) do người dịch đặt thêm để quý độc giả dễ nhớ và tổng kết các điều trọng yếu mà tác giả đề xuất để chúng ta có cuộc sống tốt đẹp hơn.
  2. Đại ý của bài viết. Trong nguyên tác, đại ý được viết ở đầu của mỗi bài.
  3. Chữ nhỏ viết trong ( ) để giải thích nghĩa hoặc từ đồng nghĩa.
  4. Matsushita Kônosuke (1984): Bài 9 VI DIỆU CỦA TÌNH NGƯỜI  

erct.com/2-ThoVan/N-Son-Hung/Bai-9-Vi-Dieu.htm

  1. Đào Đức Chương (1995, 2013): Trường Thi Bình Định.

http://viethocjournal.com/2019/06/truong-thi-binh-dinh/

  1. Trình Di: Tạ Vương Toàn Kỳ Ký Đan Thi (Bài thơ cảm tạ Vương Toàn Kỳ cho thuốc)

https://kknews.cc/culture/o33jo6m.html

  1. Trình Di (1033~1107) được gọi là Y Xuyên tiên sinh, nhà Nho học thời Bắc Tống. Anh ông là Trình Hạo程 顥, người đời gọi chung hai anh em ông là Nhị Trình tử. Ông là một trong những người đặt nền tảng cho Chu Tử học và Dương Minh học.







 

Cầm Kỳ Thi Tửu (Cụ Nguyễn Công Trứ) & Kính họa

                                                                                      

CẦM KỲ THI TỬU BÀI 1

Tri đt cho ta mt cái tài,

Git lưng dành đ tháng ngày chơi.

D duyên vi rượu khôn t chén,

Trót n cùng thơ phi chut li.

C sn bàn son xe nga đó,

Đàn còn phím trúc tính tình đây.

Ai say, ai tnh, ai thua được,

Ta mc ta mà ai mc ai!

NGUYỄN CÔNG TRỨ

          *****

Kính họa: 

      LỌ LÀ AI

Già thân n biết cái chi tài,

C vy cùng đi li rui chơi,

Li mng non sông nâng my chén,

Đường mơ trăng gió dt đôi li.

Bày c tướng sĩ vui cùng đó,

Gãy khúc tang đin tha vi đây.

Mt tui tròn năm thêm lão thọ,

Riêng mình mc khách l là ai. 

Hương Thềm Mây


    HỐNG HÁCH

Du biết rng ta chng có tài,

Mua vui vi bn tháng ngày chơi.

Rượu mng c nc cho vơi chén,

Trao xướng tìm gieo gng cn li.

Chưa thun nt đàn tung khi đó,

Chng thông c cái đt mò đây.

Đôi khi mình nghĩ hơn thiên h,

Đc chí lng hành mc k ai!

HỒ NGUYỄN (16-4-2023) 


CẦM KỲ THI TỬU 

Xưa kia sĩ tử lắm danh tài,

Xinh lịch hào hoa bao thú chơi.

Xính tửu đào vui tha thiết chén,

Xơi trà thơ hoạ ngất ngây lời !

Xàng xê mấy khúc đàn ca đấy,

Xe tốt đòi cơn chiếu tướng đây.

Xuân hạ thu đông đời lãng tử…

Xanh vàng đen trắng mặc tình ai !

     Liêu Xuyên


DUYÊN NỢ

Mãi tỏa lừng danh dụng bút tài
Lưu truyền sáng lạn chữ mài chơi
Càn khôn ẩn rượu xoay vần ngữ
Nhật Nguyệt bày thơ chuyển ý lời
Cõi thế nghiên đàn thi mở họa
Miền trần thưởng nhạc phú cờ đây
Xem kìa lạc phách mà Ta tỉnh
Dõi cảnh phiêu hồn đấy mặc Ai !

Tác giả Lina Lan Germany


BẬC KỲ TÀI

Mày râu lãng tử bậc kỳ tài
Mở hội ca trù thoải mái chơi
Chén tửu, bàn cờ bên gác nguyệt.
Bài thơ nốt nhạc giữa cung lời
Vui cùng hảo hữu duyên còn đó
Hẹn với tang bồng nợ vẫn đây.
Mấy thuở thăng trầm đời kệ mặc
Anh hùng chí lớn sợ gì ai

Mộng Hoài Nhân









Thứ Bảy, 29 tháng 4, 2023

Sống Theo Ý Chí Của Chính Mình - Tác giả: MATSUSHITA Kônosuke / Người dịch: Nguyễn Sơn Hùng

Sống Theo Ý Chí Của Chính Mình 

(Điều 13 Sống theo ý chí của chính mình là quan trọng nhưng việc hướng về mục tiêu bạn cho rằng đó là sứ mệnh trời giao phó cho bạn sẽ giúp bạn vượt qua được những lúc khó khăn có thể làm ý chí bạn lung lay(1)

Tác giả: MATSUSHITA Kônosuke (*)
Người dịch: Nguyễn Sơn Hùng

 

Với cách suy nghĩ “Đối với bất cứ việc gì cũng hành động theo ý chí của chính mình” thì khi có sự việc khó khăn lớn xảy ra, bạn sẽ dễ lung lay dao động. Do đó bạn cũng nên hướng về một mục tiêu vượt qua ý chí của bạn (thí dụ điều mà bạn cho là sứ mệnh trời giao cho bạn) để sống.

Khi tôi 22 tuổi lúc tôi đang làm việc cho công ty Đèn Điện (Dentô), tôi đã quyết tâm nghỉ hãng và ra riêng để chế tạo đồ vật xài điện, nhưng không phải là máy truyền hình hoặc máy giặt như ngày nay mà chỉ là ổ cắm điện nhỏ; và tôi đã tự mình bắt đầu. Mặc dù quy mô công việc rất khiêm tốn nhưng rõ ràng tôi đã quyết định bằng ý chí của chính tôi. Tự tôi đã quyết định làm như vậy và tôi đã chọn con đường đi này.

Tuy nhiên về sau này khi tôi hồi tưởng lại, tôi có cảm tưởng không phải chỉ có vậy. Không sai, đúng là chính tôi đã tự quyết định nhưng tôi nghĩ rằng có những cái gì đó đã khiến tôi quyết định như vậy.

Thí dụ tình thế xã hội lúc đó có lẽ là một trong những cái này. Nếu tôi được sinh ra sớm hơn 20 hoặc 30 năm về trước, chắc chắn tôi đã không nghĩ đến việc chế tạo ra đồ vật xài điện (đồ điện). Ngoài ra, tôi nghĩ rằng tình trạng sức khỏe của tôi, hoàn cảnh sống của tôi khi đó v.v… cũng có ảnh hưởng lớn đến việc chọn lựa và quyết định trên của tôi. Nếu như cơ thể của tôi cường tráng, cha mẹ tôi còn sống, và hai anh tôi không sớm qua đời, còn khoẻ mạnh thì có thể con đường tôi chọn sẽ khác đi. Do đó, việc tôi quyết ý chế tạo đồ điện không phải đơn thuần chỉ do ý chí của tôi. Điều này làm tôi phải nghĩ rằng ở quyết định trên của tôi có một sức mạnh vận mệnh nào đó đã tác dụng lên tôi.

Con người là loài sinh vật dù sinh vào bất cứ thời đại nào cũng có thể phát huy bản thân mình thích ứng với thời đại đó. Tuy nhiên để làm được một việc đặc biệt gì đó, nếu không sinh ra phù hợp với thời đại để làm công việc đó thì có lẽ không thể nào thực hiện được. Ở mặt nào đó, con người có thể chọn con đường của mình sống bằng ý chí của mình nhưng ở mặt khác ngoài ý chí của bản thân còn có tác dụng của một sức lực to lớn khác. Đây là sự thật không thể phủ định. Tôi nghĩ rằng chúng ta mọi người cần phải biết rõ điều này, và với nhận thức này chúng ta sẽ có được một sức mạnh rất to lớn.

Nếu bất cứ việc gì chúng ta cũng làm theo ý chí của bản thân thì khi có việc gì xảy ra, chúng ta dễ bị dao động. Tuy nhiên nếu chúng ta nghĩ rằng chúng ta hành động do một sức mạnh nào đó tác động thì chúng ta sẽ “phục tùng tuân theo”, cách nói này có thể gây hiểu sai lầm, và từ đó chúng ta sẽ có được một thứ an tâm và chúng ta sẽ không dao động lung lay mà tự nhiên trung thực tuân theo.

Việc xúc tiến sự việc bằng sự phán đoán đúng sai theo tính toán cân nhắc và ý chí của bản thân vốn là quan trọng. Tuy nhiên con người còn có một khía cạnh là tâm tình thay đổi theo thời gian, cách nhìn, cách suy nghĩ sự việc cũng thay đổi theo. Do đó nếu sống cả đời bằng ý chí của bản thân thì khi chúng ta hoang mang do dự trầm trọng thì chúng ta sẽ bất an và dao động mãnh liệt sẽ thường xảy ra.

Do đó việc đi đường đời bằng ý chí của mình là quan trọng, nhưng ngoài ra nên kết hợp cùng một mức độ hoặc nhiều hơn với “phục tùng” theo ý nghĩa tốt và để hết tâm sức vào hoàn cảnh mà trời ban phú cho mình. Nếu có thể sống bằng cách này thì khi gặp phải vấn đề hoặc khó khăn trong cuộc đời dài trên cơ bản chúng ta có thể không dao động lớn mà có thể vượt qua được. Tôi nghĩ rằng đối với mỗi vấn đề dù chúng ta có lo lắng, cực nhọc nhưng không đến mức độ to lớn hoặc phiền não đến mức phải phủ nhận bản thân. Tôi cảm thấy rằng bản thân tôi đã có thể đi một mạch con đường đang đi hiện nay trên 60 năm phải chăng là nhờ tôi có quan niệm về vận mệnh và cách nhìn sự vật như nói trên.

Nguyễn Sơn Hùng, 22/9/2022

(*) Nguồn: MATSUSHITA Kônosuke: NHÂN SINH TÂM ĐẮC THIỆP (人 生 心 得 帖), Viện Nghiên Cứu PHP xuất bản 1984 khổ A5, xuất bản 2001 khổ A6.

Xem thêm cùng tác giả: Những bài viết và dịch của Nguyễn Sơn Hùng

Nhận xét của người dịch:

Khi lập chí, đặt mục tiêu cho cuộc đời mình, việc chọn lựa công việc nghề nghiệp hợp với điều bản thân muốn làm và năng khiếu của mình (thiên phận) là quan trọng. Một điều khác quan trọng không kém là mục tiêu này sao cho xứng đáng để chúng ta có thể xem là một sứ mệnh mà trời giao phó cho chúng ta. Việc “xem là một sứ mệnh mà trời giao phó” mới nghe qua có vẻ hoang đường hoặc mê tín nhưng không phải vậy, vì niềm tin có thể giúp chúng ta khắc phục và vượt qua những giờ phút khó khăn, những lúc có thể làm ý chí của chúng ta lung lay và bỏ dỡ mục tiêu giữa chừng. Khi ý chí có thể lung lay là lúc niềm tự tin của chúng ta gần mất hết nên cần có một niềm tin khác để nương tựa vào, đó là hành động thiết thực hợp lý, không phải là hành động mê tín. Tác giả đã nói và người dịch cũng có những thể nghiệm tương tự.

Mặc dù có thể không phải là niềm tin vào sứ mệnh trời giao phó mà nhờ vào một loại niềm tin khác nên trong lịch sử nhân loại cũng đã có nhiều người từng thốt lên “Con người chắc chắn ai cũng có một lần chết. Tuy nhiên, cái chết đó có thứ có giá trị nặng hơn núi Thái Sơn, có thứ chỉ có giá trị nhẹ hơn lông chim hồng là do cách sử dụng mạng sống khác nhau.” (3).

Đặt một mục tiêu xứng đáng là một sứ mệnh trời giao phó là tốt nhưng nếu chúng ta không luôn hướng tới thì việc đặt ra mục tiêu cũng không giúp ích chúng ta được gì, đây là việc không nên quên. Trong một tác phẩm khác, tác giả đã cho biết sự nghiệp của tác giả bắt đầu phát triển là sau khi tác giả đã bắt đầu ý thức công việc đang làm là sứ mệnh của trời giao phó cho tác giả. Tác giả đã tìm ra chân lý này trên đường về nhà, sau khi đi viếng thăm một ngôi chùa mà nơi đó có rất nhiều người đến thăm viếng. Tác giả đã tự hỏi tại sao ngôi chùa này có kết quả này và đã tự tìm ra câu trả lời: “xem việc làm của mình là một sứ mệnh mà trời giao phó”. Viết đến đây người dịch lại nhớ tới “Truyện Người Thỉnh Kinh” của Nguyễn Nam Trân biên dịch (4). Nhờ đâu, nhờ sức mạnh gì mà nhà sư Pháp Hiển đã rời Trường An khi tuổi đã 64 để qua Ấn Độ xa xôi thỉnh kinh và đã thành công trở lại quê hương sau 13 năm?

Tại sao mục tiêu cuộc đời nên là sứ mệnh mà trời giao phó? Người dịch thường nghĩ: không bước đi chắc chắn sẽ không bao giờ tới đích. Mặc dù bắt đầu bước đi không có nghĩa chắc chắn sẽ tới đích nhưng xác suất là 50%, còn nếu không bắt đầu bước đi thì xác suất đến đích là 0%. Quy mô của mục tiêu cũng vậy. Nếu mục tiêu nhỏ hẹp, thấp kém thì dù có thành tựu cũng chỉ ở mức thấp kém, nhỏ hẹp. Nếu do may mắn, ngẫu nhiên đạt được thành tựu to lớn, cao cả hơn thì có lẽ người có được không có niềm vui sướng bằng người bỏ nhiều công sức, tâm huyết để đạt được mục tiêu mà họ đã đặt ra từ đầu.

Như vậy mục tiêu của Matsushita là gì? Là tạo cho nhân loại được phồn vinh, hòa bình và hạnh phúc. Do đó, ngoài việc sáng lập tiền thân của công ty Panasonic, ông còn lập viện nghiên cứu PHP (PHP Institute Inc.; PHP: Peace and Happiness through Prosperity), Matsushita Chính Kinh Thục (The Matsushita Institute of Government and Management). Có thể nói đây là đặc điểm của ông so với các doanh nhân thành công lớn khác của Nhật Bản.

Ngoài ra lòng biết ơn cũng giúp ta phấn khởi, cố gắng hàng ngày trong quá trình thực hiện sứ mệnh trời giao phó.

(Viết xong ngày 6/1/2023)

Ghi chú

  1. Tựa bài dịch theo nguyên bản. Tựa phụ trong ( ) do người dịch đặt thêm để quý độc giả dễ nhớ và tổng kết các điều trọng yếu mà tác giả đề xuất để chúng ta có cuộc sống tốt đẹp hơn.
  2. Đại ý của bài viết. Trong nguyên tác, đại ý được viết ở đầu của mỗi bài.
  3. Câu này do Tư Mã Thiên (TCN 145~TCN 86) , tác giả của sách Sử Ký, viết trong lá thư gửi cho bạn là Nhiêm An. Theo chú thích sách Văn Tuyển của Lý Thiện, câu nói này căn cứ theo ý lời của Kinh Kha (?~TCN 227) nói với thái tử Đan nước Yên “Trong tiết tháo của liệt sĩ, chết nặng hơn núi Thái Sơn hay chết nhẹ hơn lông chim hồng chỉ là do dùng cái chết vào việc gì” (Theo “Cố Sự Danh Ngôn Tri Thức Từ Điển”, nhà xuất bản Shufu-to-Seikatsusha 1996). Tuy nhiên theo sách “Thái Tử Đan” (quyển hạ) (https://ctext.org/yandanzi, Vấn Kinh Đường Tùng Thư của Trung Quốc) thì câu nói của Kinh Kha như sau: “Đến nay Kha này thường hầu cận bên người quân tử, sung sướng được nghe lời dạy của thái tử rằng trong tiết tháo của liệt sĩ, có cái chết nhẹ như lông chim hồng, nghĩa nặng hơn núi Thái Sơn là do chỗ dùng”. Nếu sách “Thái Tử Đan” ghi đúng lời của Kinh Kha thì ý của Kinh Kha và Tư Mã Thiên không giống nhau. Chúng ta thường thấy các liệt sĩ có ý nghĩ như Kinh Kha, họ xem trọng nghĩa hơn chết.
  4. Nguyễn Nam Trân biên dịch: Truyện Người Thỉnh Kinh (Cầu Pháp Tăng)

https://www.erct.com/2-ThoVan/NNT/Chin-Shun-Shin-TNTK.htm







THÁNG TƯ QUỐC HẬN (Chánh Minh) & Thơ họa

 THÁNG TƯ QUỐC HẬN

Tháng Tư Quốc Hận lại về đây,
Bốn tám năm sầu hận chất đầy.
Bỏ nước tan hoang lòng quặn thắt,
Rời quê hấp hối sống lưư đày.
Tha hương nhớ Mẹ ôm đau xót,
Đất khách thương Cha chịu đắng cay.
Nhìn lại quê hương, “chùm khế ngọt”*
Sao dân vẫn đói khổ từng ngày ?
Chánh Minh
April 6, 2023

* Trong bài thơ “Quê Hương” của Đỗ Trung Quân.

Thơ họa:

LÀM SAO QUÊN ĐƯỢC


Ba mươi tháng ấy nhắc giờ đây

Quốc Hận Sao Quên kỷ niệm đầy

Bốn tám năm qua lòng nghiệt ngã

Bảy Ba niên kỷ dạ tù đày

Xa quê… nhớ xóm làng yêu dấu

Đất lạ... thương cha mẹ xót cay

Quảng cáo… quê ta: « chùm khế ngọt »!

Thế mà dân chúng khổ muôn ngày… ?

 

Paris, 07/04/2023

TRỊNH CƠ


Tháng Tư Không Quên 
Bốn tám năm rồi vẫn nhớ đây 
Mùa đau quốc hận ngập dâng đầy 
Người thì vượt biển chìm sâu họa 
Kẻ bị tù thân ẩn biệt đày 
Xã hội điêu tàn ôm nhục đắng 
Gia đình khốn khổ chịu hờn cay 
Sầu thương vận nước xoay thời đảo 
Mệt mỏi lòng dân chết tháng ngày 
          Minh Thúy Thành Nội 

              Tháng 4/7/2023


Nhớ Ngày Gãy Súng

Đạn nổ vang rền khắp đó đây

Xác người nhà cháy phủ giăng đầy

Quân ta gãy súng giăng tay trắng

Cách mạng lưỡi lê bắt đoạ đày 

Cơm mốc cá ương thân “cải tạo”

Cưa cây xẻ gỗ kiếp chua cay

Tháng tư năm ấy chưa mờ dấu

Bốn tám Xuân qua vẫn nhớ ngày 

       Hưng Quốc 

    Dallas 4-7-2023



QUỐC HẬN THÁNG TƯ

Quc Hn Tháng Tư đến nữa đây,

Ba Mươi đen ti nỗi đau đy.

Nhà tan cửa nát Đi u ám.

Nước mt lòng tan tác b đày.

Bn tám năm tri sao mn đng,

Thm dòng khô l mt còn cay.

Nam Kha một gic người bi thãm....

Mong mi T DO đến mi  ngày...

Mỹ Nga, 07/04/2023 


MỘT QUYẾT RA ĐI

          (Hoạ 4 vần)

Một quyết ra đi chẳng trở về,

Mặc đời trôi dạt lắm sầu ê !

Mênh mông xứ lạ hờn tan quốc,

Mỏi mệt đời đau chạnh nhớ quê !

Mất nước điêu linh dầu lắm khổ, 

Mộng lòng tê tái dẫu bao nề !

Mà lương tâm bảo không quay lại, 

Một quyết ra đi chẳng trở về !

    Liêu Xuyên


QUỐC HẬN THÁNG TƯ

Quốc Hận Tháng Tư lại đến đây,

Quên làm sao được khổ đau đầy.

Quặn lòng bỏ nước tìm đường trốn,

Quyết chí liều thân dấn bước đày !

Quan ngoại tha hương đời héo hắt,

Quân dân cán chính lệ chua cay !

Quê người dẫu đạt nhiều vui vẻ,

Quay mặt về Nam nhớ tháng ngày !

    Liêu Xuyên

   TỪ ĐI BIỀN BIỆT
Dù xưa chốn đó, nay nơi đây
Thay đổi không gian, chán ngán đầy
Lý tưởng xé toang văn hoá vỡ
Lập trường lệch lạc ngữ ngôn đày
Sông Gianh tưởng hết đao binh hận
Bến Hải còn nguyên khói lửa cay
Biển động Thái Bình thêm cách trở
Từ đi biền biệt đã bao ngày...
       Utah  7 - 4 - 2023
          Cao Mỵ Nhân 

KỶ NIỆM ĐAU THƯƠNG

Quc hn năm nào đến na đây,

Đau thương thu xót cha đong đy.

Người đi vượt bin lòng tê but,

K  tù giam kiếp đa đày.

Ci to rng sâu ôm đói kh,

Ra khơi x l nut hn cay.

Thương cha nh m ơn đùm bc,

Bn tám niên qua nh mãi ngày.

HỒ NGUYỄN (07-4-2023)