Chủ Nhật, 23 tháng 4, 2023

Chữ Nghĩa Làng Văn - Ngộ Không Phì Ngọc Hùng

             Chữ Nghĩa Làng Văn 

                           Ngộ Không Phí Ngọc Hùng

***


Ký, Đường, Tự, Kim - 1

Chữ Tự (寺)


Tự, tiếng Hán, theo tự điển giải nghĩa là chùa.

Ngày nay chữ này được dùng đứng sau làm thành tố chính để kết hợp với một từ định danh nào đó tạo thành một cụm danh từ nêu tên gọi một ngôi chùa cụ thể, như Trấn Quốc Tự, Kim Liên Tự, Quang Minh Tự, Bửu Lâm Tự, Vĩnh Nghiêm Tự, Thiếu Lâm Tự, Pháp Vân Tự... và như thế ai cũng hiểu Tự nghĩa là chùa cho nên ghi là thế nhưng người Việt vẫn thường gọi là chùa Trấn Quốc, chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Thiếu Lâm, chùa Pháp Vân... 


Nhưng thật ra trong ngôn ngữ Trung Quốc cổ đại thì nghĩa của Tự không phải là chùaPhật giáo mới tiến nhập Trung Quốc từ đầu Công Nguyên, trong khi chữ Hán thì đã có sớm hơn rất nhiều.

(Đỗ Duy Ngọc)


Độc giả hay đọc giả?

Độc giả là tiếng Hán Việt với “độc” đọc, “giả” người.

Đọc giả là tiếng Nôm như bạn đọc, người đọc, là tiếng thuần Việt.

Tuy nhiên theo phương cách ghép tiếng, Nôm ghép theo Nôm, Hán ghép với Hán nên phải viết là“độc”

(Bút Chì – Hiểu đúng thành ngữ, tục ngữ, điển tích)



Ký, Đường, Tự, Kim - 2

Ngày xưa tự vốn là từ để chỉ cơ quan làm việc cụ thể của bộ máy chính quyền. Sách Hán Thư chú: "Phàm phủ đình sở tại giai vị chi tự" (nói chung nơi làm việc của phủ đình đều gọi là Tự). Khang Hy Tự Điển chú khá rõ điều này: Hán dĩ Thái thường, Quang lộc, Huân vệ úy, Thái bộc, Đình úy, Đại hồng lô, Tông chính, Tư nông, Thiếu phủ vi cửu khanh. Hậu nguy dĩ lai danh tuy nhưng cửu nhi sở lị chi cục vị chi Tự. Nhân danh Cửu tự (đời Hán lấy Thái thường, Quang lộc, Huân vệ úy, Thái bộc, Đình úy, Đại hồng lô, Tông chính, Tư nông, Thiếu phủ làm Cửu khanh. Ngụy trở về sau tuy vẫn để như cũ nhưng các sở cục thì gọi là Tự. Vì vậy mà thành tên Cửu tự (thay cho Cửu Khanh). Thế tại làm sao từ chỗ làm việc, tự biến thành nghĩa là chùa?

(Đỗ Duy Ngọc)


Từ điển chính tả sai lỗi… chính tả

“lãi: lãi xuất.” 

(viết đúng = lãi suất).

(Hòang Tuấn Công)



Chữ và từ - 1

Ở miền Nam có từ điển Lê Văn Đức và Lê ngọc Trụ (xuất bản tại Sài gòn năm 1970) được giới giáo dục và văn học coi là giá trị hơn cả. 

Từ điển này định nghĩa chữ từ như sau:

Chữ có 2 nghĩa:

Dấu riêng để ráp lại thành tiếng như chữ A, chữ B, chữ cái.

Dấu tiếng nói do nhiều chữ cái ráp lại và viết ra.

Từ : lời nói.

(Bùi Quý Chiến)



Từ điển chính tả sai lỗi… chính tả

Cuốn sách được đặt tiêu đề: Từ điển chính tả tiếng Việt của Gs Nguyễn Văn Khang hoàn toàn không “xử lí chính tả” theo tài liệu, mà “xử lí” theo cảm tính chủ quan, hoặc căn cứ theo một nguồn tài liệu nào đó, dẫn đến rất nhiều sai sót. 


“xuất: khinh xuất. → không viết: suất.” 

(viết đúng = khinh suất).

(Hòang Tuấn Công)



Chữ và từ - 2

Trên văn đàn ngày nay nhiều người dùng "chữ" và "từ" lẫn lộn. Sự lẫn lộn này có nguyên nhân. Trước 1975 người miền Bắc và miền Nam cùng hiểu "chữ" như nhau nhưng hiểu "từ" khác nhau.

Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn Ngữ Học định nghĩa chữ và từ. 

Chữ có 2 nghĩa chính:

Ký hiệu bằng đường nét đặt ra để ghi tiếng nói.

Đơn vị ký hiệu trong một hệ thống chữ.

Từ : Đơn vị ngôn ngữ hoàn chỉnh và cấu tạo để đặt câu.


(Bùi Quý Chiến)



Góp nhặt làng văn xóm chữ 

Tưởng nhớ Nguyễn Đức Quỳnh - 1


Nói về văn nghệ miền Nam từ 1954 đến 1975, thời Việt Nam Cộng Hòa, các nhà nghiên cứu ít nói đến Nguyễn Đức Quỳnh.

 

(Nguyễn Đức Quỳnh-ảnh Trần Cao Lĩnh)


Nhà văn chỉ in một cuốn sách, không phải thơ cũng không là tiểu thuyết, ký một bút hiệu mới mà ông chỉ dùng một lần. Tên Nguyễn Đức Quỳnh xuất hiện trên những tác phẩm in trước năm 1945 ở Hà Nội. Cuốn sách duy nhất được xuất bản tại miền Nam trước năm 1975 là Ai Có Qua Cầu (Sài Gòn, Quan Điểm, 1957), ông ký tên Hoài Đồng Vọng. Người ta có thể phân tích ý nghĩa của các bút hiệu ông dùng, tất cả đều chứa đựng các ước vọng.


Nhưng Nguyễn Đức Quỳnh rất đáng tưởng nhớ. Vì ông ông ảnh hưởng trên rất nhiều nhà văn thuộc thế hệ sau, đặc biệt là những người từ miền Bắc di cư vào Sài Gòn, dù họ xác nhận hay phủ nhận. Trong khi đó ông vẫn giữ một thế đứng độc lập, ngay trong nhóm Quan Điểm mà ông được coi là một thành viên. 


Có thể kể nhóm Sáng Tạo, tạp chí Văn Nghệ do nhà văn Lý Hoàng Phong và Dương Nghiễm Mậu chủ trương, nhà xuất bản Quan Điểm, các tờ báo như Dân Chủ của Vũ Ngọc Các, Dân Việt do Đinh Hữu làm chủ bút, Tin Sáng của Lý Đại Nguyên, Sóng Thần của Uyên Thao, vân vân. Đinh Hữu, tức Lương Quân, là một sĩ quan đã tham dự trận Điện Biên Phủ trước khi bỏ cộng sản vào Nam, rất gần gũi với Nguyễn Đức Quỳnh. 


(Đỗ Quý Toàn)



Đừng Tưởng 

Đừng tưởng trong lưỡi có đường.. 

Nói lời ngon ngọt mười phương chết người

(Bùi Giáng)



Góp nhặt làng văn xóm chữ 

Tưởng nhớ Nguyễn Đức Quỳnh - 2


(hình Nguyễn Mạnh Đan chụp khi Đỗ Quang Em đang vẽ chân dung Nguyễn Đức Quỳnh)


Nhiều nhà văn gặp gỡ Nguyễn Đức Quỳnh rồi nghe theo các lời khuyên của ông, có người chống lại. Nhà thơ Kiêm Đạt gọi ông là Sao Bắc Đẩu. Thế Phong đã phê phán ông rất mạnh trong cả một cuốn sách. Nhiều người khác cũng gọi ông là “phù thủy văn nghệ.”  Trong đời sống văn học ở miền Nam Việt Nam suốt 20 năm chỉ có Nguyễn Đức Quỳnh mới gây nên những phản ứng mạnh và khác biệt như vậy. Ảnh hưởng của Nguyễn Đức Quỳnh thấy rõ sau khi ông qua đời năm 1974, qua lời chứng của nhiều nhà văn, nhà thơ thuộc thế hệ sau ông.


Trong tạp chí Văn Dương Nghiễm Mậu viết: "Lúc anh Quỳnh còn sống, đã có người viết về anh; sau này chắc sẽ còn có người viết về anh, nhưng tôi thấy, ai viết một tiểu sử về anh cũng hết sức khó khăn; cho dù đó là những người thân nhất. Một tiểu sử chính xác, đầy đủ về Nguyễn Đức Quỳnh là một điều tôi không hề trông đợi . Mỗi người, tôi nghĩ thế, có một tiểu sử Nguyễn Đức Quỳnh… Với tôi, tiểu sử Nguyễn Đức Quỳnh là một tiểu sử mơ hồ, huyền hoặc, như chính đời sống của ông”.


Cũng trong số báo trên, sau khi kể huyền thoại Nguyễn Đức Quỳnh qua sông Đáy nhiều lần, nhà văn Mai Thảo cũng nhận xét: “Sáu mươi năm sống đầy ắp của Nguyễn Đức Quỳnh, bằng một trăm năm của người khác, có những khoảng cách mịt mùng ấy là một số năm, số tháng trống bặt, vô hình tích, chỉ riêng ông biết.” 

(Đỗ Quý Toàn)



Nam nữ thọ thọ bất thân…

Với câu trên có người luận ra “thọ” là “sống lâu”, là “muôn đời”. “Nam nữ thọ thọ bất thân” hiểu nghĩa trai gái muôn đời không được thân với nhau.


Nhưng viết đúng ra là “Nam nữ thụ thụ bất thân”. Riêng phần viết chữ Hán hai chữ “thụ thụ” rất rõ nghĩa vì hai chữ này viết khác nhau: Chữ “thụ” trước là đưa. Chữ “thụ” sau là nhận. 

Như vậy “thụ thụ” là đưa và nhận.

Nghĩa đen khi trai gái khi đưa và nhận (đồ vật) không được đụng chạm người vào nhau. Nghĩa bóng là lúc giao tế, trai gái không được quá thân mật ngoài vòng lễ giáo.

(Duy Lý – báo Tự Do)



Bên lề chữ nghĩa

Hà Nội những điều nhỏ bé bạn nên làm khi…”quởn”

Bún Chả Hàng Quạt
(Nguồn: Tôi đi đâu)



Góp nhặt phố văn ngõ chữ 

Nguyễn Đình Thiều

Cuối năm 1965 Nguyễn Đình Thiều được thuyên chuyển về phụ trách nguyệt san Lý Tưởng (Không Quân) cùng một số nhà văn Không Quân tại Bộ Tư Lệnh Không Quân (Tân Sơn Nhứt).

Từ 1966 Nguyễn Đình Thiều bắt đầu công tác với các nhật báo: Tiền Tuyến, Sống, Và các tuần báo: Kịch Ảnh, Con Ong,  v.v...


Tác phẩm:

Đào kép giang hồ (Truyện dài, 1969)
Đồ chơi trong chiến tranh (Truyện dài, 1969)
Võ đạn cho con trai đầu lòng (Truyện dài, 1969)
Bay vào lửa đạn (Truyện dài, 1970)
Chém mướn (Truyện dài, 1971)

Chữ nghĩa làng văn

Nguyễn Bính nói tiếp về tập Ngôi Sao của Xuân Diệu:

“Bản thảo tập thơ Ngôi Sao đã đưa cho nhà xuất bản Văn Nghệ xem. Toàn thể anh em văn nghệ công tác ở nhà xuất bản đều thấy là dở quá (Tô Hoài, Kim Lân, Phùng Cung, Nguyễn Bính, v.v...), không đồng ý cho in; quyển đó cứ bỏ lay lắt mãi 4, 5 tháng. Nhưng cấp trên cứ giục phải in. Túng thế, anh em đành lựa một số bài không đến nỗi tồi lắm đưa sang nhà in Quốc Gia (lúc ấy còn coi cả việc phát hành sách báo) thì bên đó cũng không chịu in. Vì lẽ “thơ Xuân Diệu không có độc giả”. 


Xuân Diệu vận động mãi với cấp trên, sau bất đắc dĩ nhà in Quốc Gia nể quá mới in cho 1500 quyển. Khi in ra, tập Ngôi Sao đã bị dư luận chỉ trích rất nhiều. Ðiều đó thiết tưởng Thường Vụ Hội phải biết rõ hơn ai hết. Xin nói thêm rằng hồi cho in tập Ngôi Sao là hồi mà nhà xuất bản Văn Nghệ cùng đóng chung một căn nhà với Thường Vụ Hội, Thường Vụ Hội mặc dầu có bưng tai bịt mắt đến đâu chăng nữa chắc cũng phải nghe dư luận ở những anh em cùng chung một nhà ở, cùng chung một bàn ăn, đối với tập Ngôi Sao. Vậy mà đến lúc chấm giải vẫn cứ để cho nó được giải. Mà lại giải nhì! Như thế thì hiền như bụt cũng phải thắc mắc.


Tập thơ Việt Bắc được giải nhất thì không ai lấy làm lạ (như đã trình bày) chứ đến như tập Ngôi Sao mà đứng giải nhì thì anh em lấy làm lạ quá! Anh em lạ quá là vì anh em không thể tưởng tượng được rằng lại có một cuộc xâm phạm trắng trợn vào văn nghệ như thế? Anh em lạ quá là vì anh em không thể ngờ ban giám khảo lại có thể khinh thường văn nghệ, khinh thường anh em và quần chúng đến mức ấy. Anh em cho đó là một cái nhục. Nhục cho anh em. Nhục cho văn nghệ. Nhục cho cái Giải Thưởng Văn Học Toàn Quốc 1954-55. Anh em thắc mắc cao độ và thấy rằng cần phải đấu tranh. 


Hai ông Huy Cận và Hoài Thanh trong ban chung khảo tại sao lại “tích cực bênh vực cho tập Ngôi Sao”. Ông Hoài Thanh trước cách mạng đã biết chọn lọc các bài thơ hay của các thi sĩ để soạn thành quyển Thi Nhân Việt Nam, có phê phán. Ông Huy Cận, tuy bây giờ là Thứ Trưởng Bộ Văn Hóa, nhưng trước kia đã là một nhà thơ có tiếng tăm. Thế thì đối với một tập thơ dở như tập Ngôi Sao, tại sao hai ông lại tích cực bênh vực? Có phải tại ông Huy Cận và Xuân Diệu chỉ là một, còn ông Hoài Thanh Vụ Trưởng Vụ Nghệ Thuật thì lại là cấp dưới của ông Huy Cận hay không


Theo ý chúng tôi, chuyện đó là bè phái rõ ràng chứ không phải nể nang luộm thuộm. Chúng tôi kết luận rằng: ở bộ môn nào thì chưa biết chứ trong việc chấm giải thơ thì nhất định là có bè phái.”

(Nguyễn Bính và tuần báo Trăm Hoa - Lại Nguyên Ân)


Tướng Mặt

Mặt là bộ phận được nghiên cứu nhiều nhất trong nhân tướng học phương Đông. Chỉ cần nhìn qua người đối diện, bạn có thể biết cá tính, vận mệnh cả đời của người đó.


Khuôn mặt chữ Vương (王)

Đây là gương mặt dạng chữ nhật đặt nằm dọc nhưng hai gò má nẩy nở. Khó thành công cả danh và lợi, thường có tiếng mà không có miếng, đời vất vả. Nếu là kẻ có mưu trí cũng khó thành người phú quý. Những người này cả đời vất vả, bôn ba.



Góp nhặt làng văn xóm chữ

Đặng Trần Côn và làng Mọc - 1

Về quê ông ở Nhân Mục, hẳn mọi người dựa theo bài thơ của Phan Huy Ích, có câu mở đầu: Nhân Mục tiên sinh Chinh Phụ Ngâm. Cuốn Chinh Phụ Ngâm của ông Nhân Mục - ngày trước người Việt hay có lối lấy tên làng quê để gọi các cụ khoa bảng như cụ Nghè Lai Thạch (Nguyễn Huy Tự), cụ Cử Văn Ấp, v.v.

Ở ven đô Thăng Long, dọc bờ phải sông Tô Lịch có tới 7 làng Mọc, tên chữ là Nhân Mục. Theo văn bia đời Lê Nguyễn ở đây, đã có "Nhân Mục Xã" lại còn "Nhân Mục Cựu Xã". Tôi đã phải lần mò xuống tận Nhân Mục Cựu Xã, tên nôm là Mọc Thượng Đình, cũng là quê hương của cụ Tá Lan, thân sinh nhà văn Nguyễn Tuân, vì nghe nói ngôi mộ Đặng Trần Côn có kẻ làm nhà, đào đất làm lò gạch đã phạm phải. 


Quả thật đã có một ngôi mộ đã bị vi phạm. Bia mộ cũ có hay không thì không biết nhưng không thấy, chỉ thấy một tấm bia tương đối mới (đầu thế kỷ XX), với tên họ Đặng Trần Cônchức danh Tri Phủ. Khi chưa đến Kẻ Mọc, tôi đã thắc mắc: 

Thế con cháu Đặng Trần Côn đâu mà để người ta phạm đến mộ tổ như vậy? Khu đất này trước là bãi tha ma mộ địa, giờ đây người đông, đất chật, người ta lấn ra để làm nhà, vô tình phạm phải ngôi mộ Đặng Trần Côn tiên sinh. 


(Khuyết danh)



Tướng mạo con người qua ca dao, dân ca

Đàn bà yếu chân mềm tay
Làm ăn chẳng được lại hay nỏ mồm



Góp nhặt làng văn xóm chữ

Đặng Trần Côn và làng Mọc - 2

Tôi lại gặp một bất ngờ: làng Mọc Nhân Mục không có họ Đặng, không còn con cháu gì của Đặng Trần Côn. Dân làng hiện nay bảo: Ông Đặng là người nơi khác, không biết ở đâu đến làng Mọc ở ngụ cư. Làng Mọc là làng ven đô, vốn nổi danh giàu "Tiền làng Mọc, thóc làng Khoang" và sang "Quan Kẻ Mọc, thóc Mễ Trì".


Chắc Đặng Trần Côn là một hàn sĩ ở đâu đó đến làng Mọc ven đô ngồi dạy học và học thêm để thi Hội (và trượt). Cũng chắc rằng sau lời tỏ tình thất bại với Đoàn Thị Điểm, tức Hồng Hà Nữ Sĩ, thi nhân họ Đặng đã không xây dựng gia đình với ai khác, lại mất tương đối trẻ (35 tuổi) nên không có con cháu nối dõi tông đường, chăm lo hương hỏa và phần mộ tổ tiên...

Ở làng Mọc còn một gia đình, gốc nhà Nho, có gia phả, còn giữ lại được một vài câu đối và liễn, tương truyền là chữ của Đặng Trần Côn tiên sinh, viết tặng cũ tổ họ Nguyễn này, vốn là bạn của Đặng tiên sinh. Con cháu cũng được truyền lại là Đặng Trần Côn tiên sinh từ nơi khác đến Kẻ Mọc ngồi dạy học và là bạn thi tửu với cụ tổ Nguyễn nhà này...

(khuyết danh)



Tướng mạo con người qua ca dao, dân ca

Môi dày, miệng rộng cân phân
Nhơn trung sâu rộng, tánh chơn khoan hòa



193 Chữ nghĩa làng văn xóm chữ

Bài thơ Đi Hát Mất Ô đây, "nghe" rằng còn có sáu câu lục bát trả lời cho tám câu hỏi trên kia: 
Mưa thời mưa cũng có khi 
Nắng thời nắng cũng có kỳ mà thôi 
Ví dù anh có thương tôi 
Thì anh hãy cứ đội giời mà lên 
Ví dù anh bắt em đền 
Thì em đền cái hơn tiền bằng ba 


Sáu câu đây, hồi tôi còn nhỏ tuổi, ngồi hầu đóm hầu trà các bạn của cha tôi, nghe các cụ bảo là của Tú Xương. Lớn lên, những lúc đi hát ở một vài giáo phường, lại thấy các cụ nhà nho bảo ả đào ngâm sáu câu đó lên, và không hết lời khen Tú Xương đã khéo mượn lời chủ nhà hát mà trả lời ông khách thật tài. Như thế toàn bài Đi Hát Mất Ô có những mười bốn câu: tám câu vẫn đăng và sáu câu phát hiện kia, nó là hai vế của một cuộc đối thoại tình tứ. 


Sáu câu của người trả lời, thật là xứng đáng quá, ăn giọng quá với tám câu của người hỏi ô mất. Gần đây, ông bạn Chu Thiên, cho biết rằng ở Nam Định, cũng nhiều người nhắc đến sáu câu đó của Tú Xương. Thực hư ra sao, tôi chưa dám khẳng định, và chỉ xin ghi ra đây, để những bạn yêu thơ Tú Xương rộng thêm đường tham cứu. Riêng tôi, tôi cũng cho sáu câu đó rất có thể là của chính Tú Xương. Vẫn một hơi trữ tình đó, vẫn một giọng ỡm ờ dễ thương dễ luyến đó, vẫn cái phong cách cởi mở ra đó của một thứ thi nhơn hay đùa chữ mà cột người, ý tốt mà lời nhả. 

(Thời và thơ Tú Xương – Nguyễn Tuân)



Bên lề chữ nghĩa 

Hà Nội những điều nhỏ bé bạn nên làm khi…”quởn”

Ăn chả rươi 25 Gia Ngư

(Nguồn: Tôi Đi Đâu)



Văn hoá chửi

Chửi mất gà


“…Bố thằng chết đâm, cha con chết xỉa kia! Mày day tay mặt, mày đặt tay trái, nỡ ăn cắp của bà đây con gà. Này bà bảo cho mày biết: Thằng đứng chiếu ngang, thằng sang chiếu dọc, thằng đọc văn tế, thằng bế cái hài, thằng nhai thủ lợn. Con gà nó ở nhà bà là con gà. Nó bị bắt trộm về nhà mày thì thành con cú, con cáo, con nanh mỏ đỏ, nó sẽ mổ mắt, xé xác ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con cái nhà mày đấy! Cha tiên nhân ông nội, ông ngoại, ông dại, ông khôn, đồng môn chi rễ nhà mày nhá! Mày gian tham đã ăn trộm ăn cắp con gà mái nhà bà. 

Rồi ra, nhà chúng mày chết một đời cha, chết ba đời con, đẻ non, đẻ ngược, chân ra trước đầu bước ra sau, đẻ sót nhau, chết mau, chết sớm, chết trẻ, đẻ ngang nhá. Bốn thằng cầm cờ xanh đứng đầu ngõ, ba thằng cầm cờ đỏ đứng đầu làng, đưa đám tang cả nhà mày ra đồng làng chôn đấy. Mày có khôn hồn, mang trả ngay con gà cho bà, kẻo không bà đào mồ, quật mả cao tằng tổ khảo, cao tằng tổ tỉ, thúc, bá, đệ, huynh, cô, dì, tỷ, muội nhà mày…".



Những khuất lấp thời Hồng Bàng thị

Các sử gia sau với nước Văn Lang và vua Hùng đã quên lời dặn dò của Sử Thần Ngô Sĩ Liên: “Nước ta thiếu sử sách biên khảo, mà đều do truyền văn. Sao chép có phần quái đản, phiền tạp, chỉ làm lọan mắt”. Ngô Sĩ Liên có chép lời bàn ở cuối chương về thời Hồng Bàng, bày tỏ mối ngờ vực về truyền thuyết Âu Cơ: “Cái thuyết nói 50 con theo mẹ về núi, biết đâu không phải là thế”. Ông cho là: “Tin sách chẳng bằng không có sách, tạm thuật lại để truyền lại đời sau sự nghi ngờ thôi”.


Hai sự kiện các sử gia sau thường bị bỏ sót:


Thứ nhất: Các vương hiệu của Hùng Vương viết bằng chữ Hán: Hùng Huệ Vương, Hùng Tấn Vương,trước khi người Hán đến xứ đó trên dưới 2800 năm.


Thứ hai: Kinh Dương Vương hoàn toàn là một thứ tên hiệu tiếng Hán ròng, mang nghĩa vua của đất Kinh và Dương là hai châu chính của nước Sở thời Xuân Thu Chiến Quốc.



Thành ngữ tục ngữ 

Vén tay áo sô đốt nhà tang giấy

Áo sô là áo của người có đại tang (tang bố mẹ), nhà tang giấy là nhà làm bằng giấy có khung bằng nứa để đậy trên quan tài khi làm lễ tang. Khi ra đến huyệt, sau khi chôn cất xong, người ta thường đốt nhà tang giấy. Vén tay áo sô thì không khó gì vì áp sô bằng vải mỏng và rộng tay. Đốt nhà tang giấy cũng rất dễ. 


(Thời xưa, chỉ nhà giàu mới làm nhà tang giấy. Các nhà thường dân dùng chung nhà tang bằng gỗ của phe giáp).



Hàm Nghi: một nhà ái quốc - 1

Dưới đây là bài báo tường thuật “Đám Cưới của hoàng tử Annam” tại Toà Tổng Giám Mục Alger của phóng viên Gérard Dupeyrot vào năm 1094: “…Dans le cadre de notre grande enquête “Alger la jaune” Le Mariage du Prince d’Annam De notre envoyé sur place Gérald Dupeyrot, avec le précieux concours de Francois Ferrer-Laloe. Archevêché, novembre 1904…”


Đây có thể được xem như là một sự kiện lịch sử đối với cả người Pháp và người dân Algériens tại thủ đô Alger hồi đó cho nên dù không được mời vào dự lễ bên trong thánh đường, họ cũng đã kéo đến trước sân ngôi nhà đối diện nhà thờ để chờ được chiêm ngưỡng tân lang và tân giai nhân khi họ bước ra khỏi thánh đường. Đây là hình ảnh đám đông được chụp ảnh và về sau được phổ biến như là những tấm cartes postales.


 


Trong ngày lễ cưới, cô dâu Laloe mặc áo cưới màu trắng cổ truyền của Tây phương, còn chú rể thì đầu đội khăn đóng, mặc áo dài đen, đó là y phục cổ truyền của quê hương mà ông đã bị cưỡng bách rời bỏ cách đó 15 năm.


Bà Marcelle Laloe  theo đạo Thiên Chúa giáo còn vua Hàm Nghi thì vẫn giữ tôn giáo truyền thống của đất nước, tuy nhiên ông rất tôn trọng tín ngưỡng của bà, vào ngày Chủ Nhật vẫn thường đưa bà đi lễ ở nhà thờ Thánh Philippe tức là nhà thờ của toà Tổng Giám Mục Alger và cũng tại ngôi thánh đường này hôn lễ đã diễn ra dưới sự chủ lễ của vị Tổng Giám Mục Alger. Chính vị Tổng Giám Mục Alger đã ban phép lành cho vua Hàm Nghi và cô Marcelle Laloe, kể từ đó được gọi là “La Princesse d’Annam” tức là vương phi của nước Annam, vợ của hoàng tử Annam, vì theo truyền thống của nhà Nguyễn thời đó, vợ của vua không được gọi là hoàng hậu cho đến thời Bảo Đại thì mới bỏ luật này và Bảo Đại đã phong cho vợ là Nam Phương Hoàng Hậu.


(Trần Đông Phong) 


Câu đối dân gian

Vừa bằng hột đỗ đánh đổ ông sư

(bi thuốc lào)



Hàm Nghi: một nhà ái quốc - 2

Vua Hàm Nghi và bà Marcelle Laloe sống trong hạnh phúc cho đến ngày nhà vua từ giã cõi đời tại Alger vào năm 1944, hưởng thọ 73 tuổi.

(Chateau de Losse)


Bà Laloe về sau trở về sống với con gái là Công chúa Nhử Mây tại lâu đài Losse ở miền nam nước Pháp vốn là quê hương của bà và từ trần vào ngày 5 tháng 9 năm 1974, thọ 90 tuổi.

Hàm Nghi là vị vua thứ 8 của triều Nguyễn, ông là vị vua duy nhất chỉ có một đời vợ, không hề có phi tần mỹ nữ nào và cho đến năm 1944 lại là vị vua sống thọ nhất trong 12 đời vua nhà Nguyễn. 


Các con của vua Hàm Nghi

Vua Hàm Nghi và bà Laloe sinh được ba người con: Công Chúa Nhữ Mây sinh năm 1905, Công Chúa Như Lý sinh năm 1908 và Hoàng Tử Minh Đức sinh năm 1910. Trong một tài liệu bằng tiếng Pháp đăng kèm bài báo “Le mariage du Prince d’Annam” đề cập đến ở trên, người viết thấy tờ báo có nói rõ về các con của vua Hàm Nghi: “Cả ba người con của ông đều có mang tên “d’Annam”: Nhữ Mây, Như Lý, và Minh Đức…” (Ses trois enfants portent le nom “d’Annam ” : Như May, Nhu Ly et Minh Duc…)


Công chúa Nhữ Mây thi đậu vào trường Institut National d’Agronomie và tốt nghiệp thủ khoa trường này năm 1926, bà là kỹ sư về nông nghiệp. Hồi thập niên 1970, người viết có nghe được nhiều người VN ở Pháp nói rằng “Công Chúa Nhữ Mây là một trong những người đàn bà giàu có nhất nước Pháp”. Bà mất năm 1999, thọ 94 tuổi. Người con gái thứ hai là Công Chúa Như Lý, kết duyên với Bá Tước Francois Barthomivat de la Besse. Bà qua đời năm 2005, thọ 97 tuổi.


Hoàng Tử Minh Đức có lập gia đình nhưng không có hậu duệ. Ông vào học trường Võ Bị Saint-Cyr của Pháp và sau đó phục vụ trong quân đội và về hưu với cấp bậc Đại Tá. Năm 1946, người Pháp muốn gửi ông sang phục vụ tại Đông Dương nhưng ông từ chối. Đại Sứ Jean de Latour Dejean, một người bạn thân và đồng ngũ của Hoàng Tử Minh Đức kể lại cho biết khi được lệnh sang VN, Hoàng Tử Minh Đức đã tuyên bố như sau: “Tôi không thể cầm súng bắn lại đồng bào của tôi. Nếu chính phủ Pháp muốn đưa tôi ra trước toà án quân sự thì tôi phải chịu nhưng tôi  không thể về VN để đánh giặc cho người Pháp và chống lại người VN.”.


Người Pháp sau đó đưa ông sang Algérie phục vụ trong một đơn vị lính Lê Dương. Có một chi tiết đầy thú vị là khi Thiếu Tá Minh Đức chỉ huy một đơn vị Lê Dương tại Algérie thì cũng có một hoàng tử người VN đang phục vụ với tư cách là Trung Úy thiết giáp, đó là Hoàng Tử Bảo Long, con của Bảo Đại. Hoàng tử qua đời năm 1990, thọ 80 tuổi.


(Trần Đông Phong)



Khoa cử thời xưa

Đời Nguyễn (1802-1945)

Gia Long bỏ chữ Nôm trở về với Tống Nho như đời Lê. Vua cho mở trường Quốc Tử Giám ở Huế và các vị khoa mục thời hậu Lê được gọi vào giảng dậy. Năm 1807 cho mở khoa thi Hương đầu tiên và phép thi cũng giống như thời Hậu Lê.


Theo Dương Quảng Hàm, qua Việt Nam Văn Học Sử Yếu:

Đời Hậu Lê thi Hương lấy Tú Tài và Cử Nhân. Đời Gia Long vẫn giữ như vậy và chỉ đổi tên: thi Hương, trúng cả 3 trường được gọi là Sinh Đồ (ông Đồ), đỗ cả 4 trường gọi là Hương Cống (ông Cống). 


Đời Minh Mạng đổi lại là Tú Tài, Cử Nhân như đời Hậu Lê.



Giai thọai làng… vua xóm chữ

Vua Việt có vợ đầm
Lê Thần Tông là vị vua hiếm có trong lịch sử 108 vua chúa Việt Nam, có 6 vợ thì 4 bà là người ngoại quốc. Ngoài bà vợ đầu tiên là Trịnh Thị Ngọc Trúc, vua Lê Thần Tông có 5 phi tần nữa, mỗi bà thuộc một dân tộc: vợ thứ 2 là người Thái, vợ thứ 3 là người Mường, vợ thứ 4 là người Hán, vợ thứ 5 người Lào và vợ thứ 6 là` người Hoà Lan lai Triều Tiên tên Orona, bà là con gái của Phó Toàn Quyền Hoà Lan tại Đài Loan. Trong chuyến cùng thương đoàn Hoà Lan sang Việt Nam vào năm 1630, bà Orona được gặp vua Lê Thần Tông ở kinh thành Thăng Long.


(Những chuyện thú vị về các vị vua Việt Nam – Lê Thái Dũng)



Sống trên đời…

Các cụ ông Bách Việt ta ở thời đồ đồng, đồ đất xách giáo, mác vào rừng săn. Các cụ Bách Việt gặp một con vật có bốn chân, đuôi cong, mũi nhọn tục gọi là con cheo, con cáo, con cầy… Cầy là tên của một giống chồn vừa ngọt thịt vừa thơm. Trông thấy cũng vui mắt và ngon trông thấy, thế là các cụ hè nhau ra mang về ngả thịt đánh chén. 

Sau đến màn cây nhà lá vườn ngả qua con chấn bốn cho. Vì ngại các cụ bà mè nheo, nên các cụ cứ nhập nhằng với con chồn, cheo, cáo, nên nói chại đi là…”con cầy”.


Qua kinh thư, kinh điển khi Càn Long hành phương Nam. Ông vua họ Càn được nếm một món thịt lạ và ngon, vua gọi là “Vương nhục”, tức vua của các lòai thịt. Dân Quảng Đông sính nói chữ gọi là “xực tam lục”. Với đổ xí ngầu thì “tam, lục” cộng lại là“cửu”.

Từ mảng chữ ấy, người Nam ta gọi trại đi là“cẩu”.



Hủ tiếu Nam Vang

Hủ tiếu Nam Vang, thật ra không phải là sản phẩm của người Khmer mà là của người Tàu ở Nam Vang chế biến. Món ngon ấy đã từ Nam Vang truyền xuống Sài Gòn khá lâu rồi. Hủ tiếu Nam Vang có mùi vị độc đáo là do nêm vào một vài muỗng tỏi giã nhuyễn ngâm giấm thanh. Tỏi ngâm một vài ngày thì ăn, sớm quá bị cay nồng, muộn quá mất hương vị và mềm nhũn. Cho vào một muỗng tỏi ngâm, vắt vài giọt chanh, rải vài lát ớt, ngắt lá hẹ và giá sống… Nếu lấy tri thức dinh dưỡng hiện đại mà đánh giá thì tô hủ tiếu Nam Vang là một sự tổng hợp khá phong phú.

(Nguồn: Diệu Huyền)



“Ảo từ”, “ẩn từ” hay “biến từ” trong tiếng Việt

Thông thường, "đi" trong Việt ngữ là từ vựng chỉ hành động di chuyển, không phân biệt đi bộ, đi xe đạp, đi xe ôm, đi xe máy, đi xe đò, đi xe hơi, đi tàu bè hay đi bằng máy bay. Bất kể sử dụng phương tiện giao thông gì, dân Việt đều nói "đi" tuốt luốt.

Ca dao có câu:

"Ði đâu cho thiếp theo cùng. 
Đói no thiếp chịu, lạnh lùng thiếp cam."


"Đi đâu", ở đây, không nêu rõ đích đến của "đi", mà ngụ ý "dù bôn ba chân trời góc bể nào"… 

Trong bài thơ "Dạ khúc" của thi sĩ Thanh Tâm Tuyền được nhạc sĩ Phạm Ðình Chương soạn thành nhạc phẩm "DạTâm’ khúc":

"Ði đi chúng ta đến công viên. 
Nơi anh sẽ hôn em đắm đuối. 
Ôi môi em như mật đắng. 
Như móng sắc thương đau.

Ði đi anh đưa em vào quán rượu. 
Có một chút Paris. 
Ðể anh được làm thi sĩ. 
Hay nửa đêm Hà nội…"


Cũng chưa thấy gì "quan ngại" lắm! Chuyện đáng ngại chỉ xảy ra, khi "đi" cặp kè với "thôi". Còn gì đau lòng hơn, khi lời đề nghị (hẳn là sỗ sàng) của chàng bị nàng ngắn gọn phang cho hai chữ: "Thôi đi!" Trong tình huống này, kiểu nói, hay văn hoa bóng bẩy, phong cách diễn đạt của đối tượng nàng giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Nếu giọng nàng ngọt ngào, nũng nịu với một ngắt quãng giữa hai chữ thì chưa sao. Hy vọng còn tràn trề. Chỉ khi nào nàng đổi giọng cau có, thì hy vọng gần như tiêu tùng, liệu tìm lời năn nỉ thì hơn! Và từ "đi" bỗng hoá vô nghĩa, biến dạng thành một thứ gì rất… kỳ cục, người viết không biết phải giải thích sao cho ổn.

(Ngô Nguyên Dũng)



Tại sao gọi họ là người Tàu

Chỉ chừng này từ mà ta đã thấy "Học giả" An Chi sai te tua." Cái mà trong Nam gọi là tàu thì ngoài Bắc gọi là thuyền". Tại câu này, thuyền và tàu là hai khái niệm khác nhau. Thuyền không có động cơ tuy có thể lớn hơn bè và ghe bầu. Nhưng "tàu "thì luôn luôn có động cơ. Tiếp đến tại câu thứ hai này, "Rồi ngoài Bắc gọi là tàu hỏa thì trong Nam gọi là xe lửa. Thế là cái nghĩa "xe" đã thấp thoáng trong danh ngữ tàu hỏa ("Học giả" An Chi)


Ngày ấy, xe trong tiếng Tàu là xa [車] do các con vật kéo cọc cạch. Động lực kéo là sức con vật hay sức người. Xin mời bạn đọc bài "Vài nét Từ Nguyên Học là gì?" .Thủ pháp lý luận ngụy biện này được gọi là Thủ Pháp Nguỵ Biện Đánh Tráo Khái Niệm, áp đặt một thuộc tính vốn không có của từ, bởi nó "không tồn tại vào đúng với thời gian thật của nó". 


Tôi nghĩ là quá đủ. Bạn và tôi đâu có quởn. 


(Lai Quảng Nam)


Chữ nghĩa lơ mơ lỗ mỗ 

Những giải thích sai, hoặc không giải thích nghĩa đen, ghi sai, ghi nhầm, hiểu sai hoàn toàn ý nghĩa thành ngữ tục ngữ trong “Tự Điển Thành Ngữ Tục Ngữ Việt Nam ” của Nguyễn Lân.


Áo cứ chàng, làng cứ xã 

Xã là chức dịch trong làng. Nói tính ỷ lại của người đàn bà, cũng như tính ỷ lại của người dân trong thôn xóm, không thấy được vai trò làm chủ của mình.


GS chép sai chữ “tràng” thành chữ “chàng”. Đúng ra câu này là “Áo cứ tràng, làng cứ xã” . Tràng” là cái cổ áo (Từ Hán-Việt là y lĩnh). Cổ áo là bộ phận mấu chốt của cái áo. Muốn cầm cái áo, cứ nắm lấy phần cổ áo là chắc chắn gọn gàng nhất; cũng như gặp việc ở trong làng (phu phen, tạp dịch, bắt rượu lậu…) cứ nắm lấy người đứng đầu “xã” (trưởng) mà gõ xuống là xong. 


Có lẽ GS cho rằng “áo cứ chàng” nghĩa là: việc giặt giũ, vá may quần áo đáng lẽ người phụ nữ phải đảm đương, đằng này ỷ lại, “cứ” (để cho) “chàng” (chồng) phải lo, phải làm; còn công việc của làng “người dân trong thôn xóm” “cứ” (ỷ lại) cho ông xã trưởng mà “không thấy vai trò làm chủ của mình” ?)


(Hoàng Tuấn Công)



Gia Định Báo 

2.  Gia Định Báo với Ernest Potteaux (1865 - 1869) 

2.1. Ý tưởng ban đầu Pháp muốn xóa tiếng Việt

 
Trước khi Gia Định Báo (GĐB) ra đời, Pháp đã cho ra ba tờ báo bằng tiếng Pháp là Le Bulletin Officiel de l’Expedition de la Cochinchine (Nam Kỳ Viễn Chinh Công Báo), Le Bulletin des Communes (Xã Thôn Công Báo), và Le Courrier de Saigon (Sài Gòn Thư Tín).
Nhưng tiếng Pháp vẫn còn là một cách biệt lớn giữa chính quyền thực dân và dân chúng, vì vậy mà tờ báo tiếng Việt ra đời. Nó vừa là công cụ để chính quyền phổ biến thông tin, vừa là tài liệu để các viên thông ngôn, học trò trong các trường dùng để thực tập chữ Quốc ngữ.
(Tuổi Trẻ Online, “Bếp Núc” tờ Gia Định Báo Trần Nhật Vy)
Vậy ý tưởng ban đầu Pháp muốn xóa toàn bộ tiếng Việt và áp dụng tiếng Pháp cho toàn Đông Dương như Paris đã làm ở Châu Phi, nhưng họ đã thất bại sau khi ra báo tiếng Pháp.
 

2.2. Báo tiếng Pháp, tiếng Hoa thất bại      

Trong thời kỳ đầu tiên của chế độ thuộc địa Pháp tại Nam Kỳ, một trong những công cụ được sử dụng sớm nhất là báo chí. Đầu năm 1862, khi Hòa Ước Nhâm Tuất (5.6.1862) công nhận quyền thống trị của Pháp tại Sài Gòn và ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ chưa ra đời, họ đã phát hành tờ công báo bằng tiếng Pháp đầu tiên có tên Bulletin officiel de l’expédition de Cochinchine (Nam Kỳ Viễn Chinh Công Báo: BOEC). Trang đầu của tờ báo nêu rõ: ”Tờ Nam Kỳ Viễn Chinh Công Báo đăng những văn kiện chính của ông Tổng Tư Lệnh sẽ phát hành mỗi tuần một lần; nó bao gồm các nghị định, quyết định, và thông cáo có liên quan đến các giới chức dân sự và quân sự và cư dân nước ngoài thuộc lục địa Châu Á sống tại Nam Kỳ, trong những tỉnh đặt dưới thẩm quyền của nước Pháp. Các quảng cáo và lời rao thương mại được đăng ở một trang riêng kèm theo tờ công báo….”.


Cuối trang, chính quyền thực dân cũng thông báo cả việc phát hành song hành một tờ Bulletin des Communes (Tập San Hàng Xã) in bằng chữ Hoa, cũng với những mục đích tương tự.

(Nam Sơn Trần Văn Chi)


***


Phụ đính I


Tưởng nhớ người đã mất 

Khi bọn chúng đã làm nhục anh Nguyễn Mạnh Côn trước toàn thể tù nhân và công an trại giam xong, chúng đưa anh đến ở chung trong buồng giam hình sự, tức ở chung với bọn côn đồ, trộm cướp, hiếp dâm. Không cho anh trở về ở chung với chúng tôi nữa. Xin nhớ trong trại cải tạo, các buồng không được liên lạc với nhau, nếu bắt gặp sẽ bị kỷ luật, nhẹ thì cảnh cáo cắt thăm gặp, nặng thì cùm tay chân, cắt tiêu chuẩn ăn. Do vậy, chỉ biết anh Côn đang ở buồng đó, nhưng hoàn toàn biệt tin.

Cho đến một buổi sáng ngày 1 tháng 6 năm 1979 thì chúng tôi nhận được tin anh qua đời. Sáng hôm đó trời mưa, nên chúng tôi không phải đi lao động. Tôi nhìn qua song cửa, thấy mấy người tù hình sự chở quan tài của anh trên xe cải tiến, mang ra ngoài nghĩa địa ở bìa rừng để chôn. Trời có lẽ cũng khóc tiếc thương cho một nhân tài, một nhà văn đã vĩnh viễn ra đi.


Thưa anh Nguyễn Mạnh Côn định mệnh đã cho em có cơ hội quen biết anh, ở tù cùng phòng. Đã cùng đội, cùng buồng, nằm cạnh nhau ở trại giam Xuyên Mộc. Vĩnh biệt anh Một nhà văn, một tù nhân bất khuất, một kẻ sĩ thời đại. Trước vong linh. Em kính xin được khóc thắp nén nhang tiễn đưa anh về cõi vĩnh hằng.
(Đặng Hà - Philadelphia, ngày 23-7-2017)



Vũ Văn Sâm tức nhạc sĩ Thục Vũ - 1

Sau tháng Tư, 1975, anh cũng kẹt lại như tôi và cùng vào trại tù Long Giao rồi cùng đi chuyến tàu thuỷ “lịch sử” từ Nam ra Bắc, suốt 3 ngày đêm nằm dưới hầm tàu nơi dành để chuyên chở súc vật. Đúng là cảnh “cơm đưa xuống phân đưa lên” nói trắng ra là khi đến giờ cơm, bọn cai tù mắc rổ cơm vào chiếc dây thừng thòng xuống, chúng tôi đại tiểu tiện ngay tại chỗ nên lại phải thu gom phân vào bao đưa lên cho chúng mang đi đổ. Ra đến Vĩnh Phú, anh Phan Lạc Phúc nằm cùng phòng với tôi, cùng đi “nao động” phờ phạc và cùng ăn bo bo thay cơm. Những ngày Chủ Nhật nghỉ không được ăn sáng, chúng tôi đói meo, ngồi thừ nhìn nhau mãi cũng chán nên làm những quân bài mạt chược bằng gỗ đánh với nhau cho quên đói. 

Sau đó chúng tôi bị đày lên Sơn La cùng Vũ Văn Sâm tức nhạc sĩ Thục Vũ và Thục Vũ chết ở bệnh xá này, chính anh Phan Lạc Phúc báo tin đó cho tôi khi cùng làm ở vườn rau sát bên bệnh xá.


(Những chuyện xưa - Văn Quang Viết từ Sài Gòn)


Đám tang nhạc sĩ Thục Vũ - 2

Môt buổi chiều khi hoàng hôn gần xuống, đồi núi Sơn La bắt đầu có sương mù, chúng tôi cùng đứng lặng nhìn sang bên kia bờ ao có mấy anh lính vác súng AK đi đầu, theo sau là mấy anh tù khiêng chiếc quan tài đi trên con đường mòn vòng theo dẫy núi cao rồi mất hút sau khúc quanh con đường mòn nhỏ xíu. Đó là đám ma nhạc sĩ Thục Vũ. Nước mắt chảy dài, anh Phan Lạc Phúc quay mặt vào trong lấy tay áo sờn rách che giấu nỗi đau buồn tủi. 

Hôm sau chúng tôi mới biết phần mộ Thục Vũ nằm trên sườn đồi cô quạnh lối đi vào thị xã Sơn La.


(Những chuyện xưa - Văn Quang Viết từ Sài Gòn)

***


Phụ đính II


Họan quan

2*. Hoạn quan Trung Hoa
Các triều đại Trung Hoa xa xưa, từ đời nhà Tùy, nhà Đường, nhà Tống đã có những cơ cấu Nội Thị do hoạn quan đảm nhiệm, trông coi mọi việc trong cung đình. Hoạn quan nhà Tống có người thống lĩnh quân đội, đến đời nhà Thanh thì chức Tổng Quản Thái Giám đứng đầu các thái giám.

 

Hoạn quan Trung Hoa

(theo China.org - nguồn Hà Nguyên)


(Trúc Giang) 



Bác tôi là hoạn quan 

Ngày bác về, cả làng rùng rùng kéo nhau đi xem khiến cho con đường vào nhà chật cứng người. Họ đồn thổi, thêm thắt, vẽ chuyện, cứ như bác là một nhân vật xa lạ nào đó từ đâu tới, chứ không phải do bà tôi đã từng mang nặng đẻ đau. Rằng bác không dái không chim, giữa háng trơn tuột chỉ có mỗi cái vảy nhỏ như lưỡi mèo để thải nước tiểu mà thôi. Bác không đực, không cái, vô duyên và lảng xẹt như thế, không biết sinh ra để làm gì. Nhưng cũng từ miệng họ, trời đã sinh ra là ắt có chỗ dùng, nên bác không cần hoạn mà vẫn được vào cung để ngày đêm hầu hạ thiên tử và các quý nhân, một nơi mà ngoài đức vua và các hoàng tử ra, không một ai được phép có “cái đó”.


Chính từ nơi cung khuyết ấy trở về với bao nhiêu bí mật, bao nhiêu diệu vợi  bên cạnh các bậc mẫu nghi, các bà chúa, các công nương đã khiến bác trở thành một người quan trọng. Người ta muốn biết vua ăn ra sao, ngủ như thế nào và tò mò nhất là chuyện “ấy”. 


Bọn đàn ông trong làng kháo nhau, đêm đêm bác được vua sai bồng các cung nữ đã tắm rửa thơm phức lên cho ngài “ngự”, xong việc lại bồng về. Được kề cận, được hít thở mùi hương vương giả những ngần ấy năm (40 năm), ai mà không mơ ước.


(K.D.)








Không có nhận xét nào: