Nguồn Gốc
Của Họa Phước
P
|
HẬT
THÍCH CA QUAN NIỆM rằng “chúng sinh vô
minh, tự thân tác Nghiệp” (loài người mù quáng, tự mình tạo nên nghiệp báo) tức
là hành động không suy nghĩ để gánh lấy họa về sau. Cố Thủ tướng Ấn Độ Jawaharlal
Nerhu (1889-1964) cũng đồng quan niệm ấy khi phát biểu “ngoài ta ra không ai hại
ta được”.
Khi có người đến xem bói dịch, hỏi đường
họa phước, nhà Dịch học trứ danh đời Tống là Thiệu Ung (1011-1077) bảo: “Ta hại
người là họa, Người hại ta là phúc” câu trả lời xem ra cực kỳ vô lý, chả tìm ra
tí chút logic nào cả. Thật khó mà thuyết phục được ai. Tuy nhiên đấy lại là lời
nghiệm đúng thật huyền bí. Lịch sử Trung Quốc đã lưu lại bằng chứng sáng giá về
Nhạc Phi và Tần Cối dưới thời Tống Cao Tông.
Nhạc Phi (1103-1141) là một viên tướng
trẻ vô cùng dũng cảm trong cuộc phản công chống quân xâm lăng là rợ Kim. Ông
đang chiến thắng như chẻ tre, vua Kim vội vã sai người đút lót để Tần Cối cấp tốc
triệt quân rồi bắt Nhạc Phi chém đầu. Ba quân thắc mắc hỏi Nhạc Phi phạm tội gì
thì Tần Cối trả lời gọn lỏn: “không cần phải có” (mạc tu hữu) ba tiếng đó hàng
nghìn năm nay thành câu đầu lưỡi của những kẻ gian thần lộng quyền.
Câu chuyện nọ đã để lại một hậu quả rất
sắc nét về họa phước.
Viên tướng 38 tuổi là Nhạc Phi nếu chết ở
chiến trường thì sử sách chẳng mấy quan tâm gây rùm beng khó mà phong tặng quá
tước Hầu nhưng vì bị hãm hại bởi tay Tần Cối nên về sau được truy phong là Ngạc
Vương, lại được thờ ở võ miếu, được coi là Thánh Nhân, gần tương đương với Khổng
Tử ở văn miếu. Phải coi là Nhạc Phi hưởng phước vô bờ bến trong lịch sử.
Về phía Tần Cối tuy hống hách lộng quyền,
nham hiểm tàn ác rốt cuộc lại bị dư luận phỉ nhổ, tương truyền người đời còn
đúc hai tượng đồng vợ chồng y quỳ trước mộ Nhạc Phi, bên cạnh có chiếc chày vồ
bằng đồng, dành cho khách thập phương hâm mộ người anh hùng được quyền dung
chày ấy nện lên đầu vợ chồng Tần Cối cho hả giận. Người đời sau lại khâm phục
gương trung dũng hiếm có của Nhạc Phi nên dân chúng biểu lộ căm hận quá nhiều
đôi pho tượng đồng nọ của vợ chồng Tần Cối có lẽ ngày nay không còn dấu vết
cũng nên. Người ta còn mở rộng lòng căm thù gian thần Tần Cối bằng cách tạo món
ăn bằng bột mì chiên giòn hình nhỉnh hơn hai ngón tay ghép liền nhau. Món ấy có
tên là Giò cháo quẩy, đọc theo âm Quảng
đông ba tiếng Tần Cối quỉ (con quỷ Tần Cối) để môi buổi sáng ngủ dậy nhiều
người dùng kèm bữa điểm tâm mì phở, tha hồ nhai rau ráu món ăn tượng trưng cho
vợ chồng Tần Cối. Nhai như thế mới là trả thù cho Ngạc Vương Nhạc Phi bị hãm hại
hồi 874 năm trước (2015-1141). (Điều thú vị là mọi người đều được trả thù thoải
mái từ kẻ chưa mọc răng đến kẻ không còn răng!)
Tương truyền mãi đến đời Thanh (ngót 7,8
trăm năm sau) giới nghệ thuật diễn kịch có người đóng vai Tần Cối, còn bất ngờ
bị chết oan bởi diễn xuất quá đạt. Tần Cối quả là kẻ hại người gặp họa tầm cỡ
nhất.
Với hai điển hình trên,
chửng tỏ nhân loại đã tìm ra chìa khóa của họa phước từ thời Thiệu Ung, có điều
người đời lại cố tình chìm đắm trong vô minh cho đỡ mệt nhọc trí tuệ!Thái Trọng Lai
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét