Chữ Nghĩa Làng Văn V
“Chữ
nghĩa làng văn” đôi khi chỉ là một chữ, cụm từ, đoạn văn cô đọng, diễn nghĩa,
diễn giải một áng thơ văn hoặc một thể tài nào đó. Những trích dẫn được góp
nhặt qua sách vở, trên mạng lưới của nhiều tác giả thành danh hay khuyết danh,
không ngoài góc nhìn tận tín thư bất như vô thư. Ấy là chưa kể nhiều từ ngữ, đề
mục trong bộ sưu tập đang còn trong vòng nghi vấn, cần phải thẩm định lại nếu
có thể được với những bậc thức giả văn kiến súc tích. Những phụ chú, dẫn chứng
hay giai thoại do người viết kể lại, với chủ quan, khách quan chỉ cách nhau một
sợi tóc. Vì vậy người sưu tầm không đặt ra “sai” hay “đúng”, vì cái sai hiện
tại có thể là cái đúng ở một thời điểm nào khác. Xin chân thành cảm tạ và cáo
lỗi những tác giả đã đóng góp bài vở trong sưu tập này, nhưng vì phương tiện eo
hẹp nên người sưu tầm không thể thỉnh ý tác giả trước khi đăng tải –
Ngộ Không Phí Ngọc Hùng.
***
Làng
văn xóm chữ
Chuyện Ta chuyện Tàu
Qua
lãnh vực đạo Phật, gặp các vị thầy tụng thuộc kinh làu làu, hỏi gốc đạo truyền
qua Việt Nam từ đâu, phần đông nói truyền từ bên Tàu. Thật ra truyền từ Giao
Châu qua do thiền
sư Khương Tăng Hội hồi đầu thế kỷ thứ 3 thời Tam Quốc lúc đó
nước ta thuộc Đông Ngô.
Cha
thầy từ Ấn Độ qua Giao Châu mua bán bằng đường biển lấy mẹ thầy là người Giao
Châu (Việt Nam) ở Bắc Ninh lúc đó gọi là Luy Lâu, lúc đó dân ta học tiếng Tàu
nên thầy rành chữ Hán lại biết chữ Ấn Độ nữa nên thầy viết kinh sách, giáo đoàn
có hơn 500 người. Tôn Quyền nghe người đạo hạnh nên mời qua giảng kinh, rồi lập
chùa chiền vì do đức tin.
Đến
thời con là Tôn Hạo lên ngôi cho là mê tín phá chùa, đàn áp những người theo
đạo, gởi người tài giỏi đến hạch sách thầy Tăng. Hỏi đủ điều, điều gì thầy cũng
trả lời rành mạch suôn sẻ, sứ giả trở về thuật chuyện, Tôn Hạo mời thầy đến
đàm đạo, từ đó Tôn Hạo xây chùa. Vậy là trung tâm Phật giáo Luy Lâu có trước
rồi tới Bành Thành rồi tới Lạc Dương…
(Chuyện Ta chuyện Tàu – Trần Khánh)
Chữ Việt cổ
Những
cứ liệu khảo sát từ cổ rất đa dạng và phong phú, nhưng do điều kiện về thời
gian, chúng tôi chỉ khảo sát những từ đã từng tồn tại là những từ bình thường,
nhưng nay đã hoàn toàn biến mất trong từ vựng hiện đại
Kỳ cổ: kỳ dị, lạ đời
(Đại
Nam quốc âm tự vị - Huỳnh Tịnh Paulus Của)
Phan Khôi –
Tản Đà
Phan Khôi
công kích "Cái cười của con rồng cháu tiên"
Nhân đọc cuốn tiểu thuyết "Cay đắng
mùi đời" của nhà văn Hồ Biểu Chánh, Phan Khôi đã viết một bài đại luận về
cái cười thường khi rất bỉ ổi, tàn nhẫn của người Việt Nam mình.
Bài đó ông đề nó là "Cái cười của
con rồng cháu tiên" (P.N.T.V. số 84, 28-5-1931). Phan Khôi đã vạch ra cái
khéo léo, tài tình của ngòi bút tả chân Hồ Biểu Chánh trong việc vẽ ra cái cười
man rợ, khả ố, đê tiện của cái nòi giống tự xưng là "Con rồng cháu tiên".
Tản Đà khai
chiến với Phan Khôi
Hai bài của Phan Khôi viết
ra, một bài vào tháng 5, một bài vào tháng 8 năm 1931, sẽ phải tiếp nhận những
nhát búa nặng nề của Tản Đà bắt đầu từ tháng giêng năm 1932.
Trên An Nam Tạp Chí, bắt
đầu từ số 26, 23-1-1932, Tản Đà bắt đầu khai chiến dữ dội. Ta không còn thấy
Tản Đà nhà thơ lãng mạn, đôn hậu, mơ màng nữa, mà ta thấy ông khi thì là một
quan toà, khi thì là một đao phủ nữa. Chính vì vậy, mà ta thấy ngay ở phần mở
bài thứ nhất trong loạt bài được chọn bằng một tiêu đề rất đặc biệt "Một
cái tai nạn lưu hành ở Nam Kỳ: Phan Khôi".
(Phê bình văn
học thế hệ 1932 –
Thanh Lãng)
Chữ và Nghĩa
Người Nam thường bảo trẻ con
đi chỗ khác chơi, không được láng cháng trước mặt. Nhưng trong từ điển của
Huỳnh Tịnh Của đã nói ở trên ghi loán choán. Như vậy từ gốc là “choán”, yếu tố láy là
loán
và nghĩa gốc của láng
cháng là… “choán chỗ”.
Ðây là hiện tượng biến âm.
(Vài hiện tượng thú vị trong tiếng Việt – Lê Trung Hà)
(Vài hiện tượng thú vị trong tiếng Việt – Lê Trung Hà)
Tản Ðà - Phan
Khôi
Tản Đà mở đầu cuộc chiến
của ông như thế này :
"Cứ những lời của ông
Khôi viết ở trong tờ Tân Văn có nhiều những tính chất tầm bậy. (như bài "Cái cười của Con Rồng Cháu Tiên); mà hại cho phụ nữ về phần nhiều (như lời bài
kích Tống Nho về câu " ngạ tử sự thậm tiểu, thất tiết sự thậm đại").
Sự hại đó, không phải là
ông Khôi có định chí làm hại; chỉ là ông quá dụng sức về nhẽ "ăn cây nào
rào cây ấy" viết bài cho Tân Văn Phụ Nữ thời chiều theo tâm chí của phần nhiều phụ nữ đó mà thôi. Phần nhiều phụ
nữ tân thời nay muốn tự do, muốn giải phóng, ông Khôi phun giải phóng, phun tự
do. Đối với các độc giả có được lòng thời tờ Tân Văn mới phát đạt; tờ Tân Văn
có phát đạt thời giá mua bán bài mới cao. Tờ Tân Văn được lòng độc giả vì ai,
thời giá bài người ấy tất phải đắt. Ngoài chiều ý người mua báo, trong chiều ý
người mua bài, ông Phan Khôi mới hết sức viết những lời tầm bậy. Lời tầm bậy đã
in lên báo, thời chiều ai mà tức thị hại ai. Đó là do tâm tình mà những lời
viết báo của ông Khôi thành ra làm hại cho phụ nữ lưu vậy."
(An Nam Tạp Chí 1-1932).
(Phê bình văn
học thế hệ 1932 –
Thanh Lãng)
Bên Hè Phố Sách
Con
đường sách Sài Gòn
Nhà sử học Nguyễn Duy Chính từ Mỹ về
cũng ra mắt ký tặng bộ sách nghiên cứu về thời Tây Sơn và quan hệ với triều đại
nhà Thanh tại Quán sách Nxb Văn Hoá Văn Nghệ trên đường sách.
Nhà văn Nguyễn Thị Thuỵ Vũ sau ngót nửa
thế kỷ sống ẩn dật, nay ở tuổi 80 đã có mặt trên đường sách 19.03.2017 để ra
mắt một loạt 10 tác phẩm của bà mới được Nxb Phương Nam tái bản.
Tác phẩm điêu khắc
“Cô gái bên trang sách”
nơi cuối đường sách, tiếp
giáp với đường Hai Bà Trưng.
(Con đường sách Sài Gòn và chuyện đốt sách Ngô Thế
Vinh)
Nét “tục” trong tục
ngữ phong dao
Kim
đâm vào thịt thì đau,
Thịt
đâm vào thịt, nhớ nhau cả đời
(“Tục
Ngữ Phong Dao” - Nguyễn văn Ngọc)
Tên Nôm tên Tự
Sự hình thành tên “đền Tú
Uyên”
Đền Quán Thánh do vua chúa
tạo dựng, trùng tu nên tên chữ được hình thành trước. Từ đó dân gian có thể
sáng tạo tên nôm qua quá trình chuyển ngữ. Cụ thể như sau: Quá trình đảo
trật tự ta có tên “Quán Trấn Vũ”. Xu hướng bổ sung thành “Quán thánh Trấn Vũ”,
rút gọn thành “Quán Thánh” với “quán” trong tiếng Hoa đã được
thay thế bằng “đền” là từ thuần Việt.
Để chứng minh cho việc dân
gian đã từ chối hấp thu chữ “quán” có thể lấy đền Tú Uyên làm ví dụ. Đền
Tú Uyên ở số 14 phố Cát Linh – Hà Nội còn có tên là đền Bích Câu là nơi thờ
Trần Tú Uyên và tiên Giáng Kiều. Nghi môn của đền có chữ Bích Câu Đạo Quán trong
đó chữ quán là
quán xá.
Phân biệt hai chữ (đạo quán
nơi thờ cúng sinh đạo
giáo) và (quán xá là nhà trọ) được sử dụng ở đền Trấn Vũ và đền Tú
Uyên.
(David Phùng – Sự hình thành tên Nôm một số kiến trúc tôn giáo)
Cửa Ô Hà Nội
Trích theo bản đồ Hà Nội năm Minh Mạng 12 (1831) thì
Hà Nội có 16 cửa ô, đặt tên theo làng theo tổng. Mỗi cửa ô thời ấy có lẽ là một
chiếc cổng ngày mở đêm đóng bởi mỗi phường như một làng, khép kín, có cây có
rào, có tuần đinh canh phòng để ngăn ngừa đạo chích và dè chừng hoả hoạn. Cho đến đầu thế kỷ Hà Nội vẫn còn năm
cửa ô. Đó là Ô Cầu Giấy, Ô Cầu Dền, Ô Chợ Dừa, Ô Đống Mác và Ô Quan Chưởng.
..
Bốn cửa ô kia đã bặt tăm bóng dáng. Chỉ còn một Ô Quan
Chưởng ở cạnh chợ Đồng Xuân, một cửa ô duy nhất còn lại
cái cổng ba cửa như cổng thành, có vọng lầu, bằng gạch vồ nâu đỏ, có cả tấm bia
đá của Tổng đốc Hoàng Diệu cho dựng năm 1882 cấm ngặt binh lính quan nha không
được sách nhiễu người dân qua lại đây vào thành. Cổng ô được xây dựng năm 1749,
hơn hai trăm năm rồi, là chứng nhân của lịch sử và tấm bia đá kia trăm năm chưa
mòn.
Tôi đã nhiều lần đi lại dưới vòm cổng Ô Quan Chưởng, có lúc ngắm cổng từ Hàng Buồm, Hàng Chiếu là ngắm từ phía tả, xế về Hàng Buồm, thuở còn nhà cửa lúp xúp, là nhìn từ phía hữu, tuy có bị che chắn nhưng cũng thấy được cái vòm cổng xa xa... nhất là khi ráng chiều đổ xuống, vương vàng trên tán cây thì cái dáng Ô Quan Chưởng vừa oai, lại có một chút gì bùi ngùi, vương vấn...
Tôi đã nhiều lần đi lại dưới vòm cổng Ô Quan Chưởng, có lúc ngắm cổng từ Hàng Buồm, Hàng Chiếu là ngắm từ phía tả, xế về Hàng Buồm, thuở còn nhà cửa lúp xúp, là nhìn từ phía hữu, tuy có bị che chắn nhưng cũng thấy được cái vòm cổng xa xa... nhất là khi ráng chiều đổ xuống, vương vàng trên tán cây thì cái dáng Ô Quan Chưởng vừa oai, lại có một chút gì bùi ngùi, vương vấn...
(Nguồn: Kiều Minh)
Quán Sứ
Chùa Quán Sứ nằm ở số 73 phố Quán Sứ. Tại
đây Trần Dụ Tông dựng năm 1369 như “quán trọ” gọi là Quán Sứ để tiếp đón sứ
thần các nước Trung Hoa, Ai Lao, Chiêm Thành khi họ tới Thăng Long. Vì họ đều
theo đạo Phật nên một ngôi chùa được xây dựng cạnh Quán Sứ để tiện cho các sứ
thần có thể tụng niệm cúng dâng. Về sau nhà Quán Sứ bỏ đi nhưng ngôi chùa được
giữ lại. Hiện nay, trong chùa có nhiều bia đá, đáng chú ý là bia soạn năm 1842
có đoạn ghi: "Chùa ở thôn An Tập, huyện Thọ Xương, tiền đường thờ Phật,
hậu đường thờ Lý Quốc Sư tức Nguyễn Minh Không một nhà sư uyên bác sống khoảng
1100-1141, đồng thời được coi là ông tổ nghề đúc đồng.
Đoàn
Phú Tứ
Đoàn Phú Tứ (1910-1989)
sinh ở Hà Nội, học ở Hà Nội, có bằng tú tài Tây, viết văn từ năm 1925, lúc còn học lớp nhất. Những
bài văn đầu tiên là những bài từ khúc đăng báo Đông Pháp. Sau này thỉnh thoảng
viết giúp Phong Hoá, Ngày nay. Năm 1937, chủ trương tờ Tinh hoa, chuyên viết
kịch, làm thơ rất ít.
Ông được biết đến là một nhà thơ (bút danh Ngộ Không), nhà soạn kịch, dịch giả, v…v… Ông là một người nghệ sĩ đa tài. Bên cạnh việc sáng tác thơ, Đoàn Phú Tứ được biết đến như một trong những người tiên phong trong phong trào sáng tác cũng như trình diễn kịch nói. Song song đó, về các tác phẩm thơ của ông đều rất đa dạng, hội tụ đầy đủ những mĩ từ đẹp đẽ, tạo được sức gợi, sự sinh động cho các tác phẩm. Có thể nói, tài năng của Đoàn Phú Tứ được nhiều người công nhận và ngưỡng mộ.
Ông được biết đến là một nhà thơ (bút danh Ngộ Không), nhà soạn kịch, dịch giả, v…v… Ông là một người nghệ sĩ đa tài. Bên cạnh việc sáng tác thơ, Đoàn Phú Tứ được biết đến như một trong những người tiên phong trong phong trào sáng tác cũng như trình diễn kịch nói. Song song đó, về các tác phẩm thơ của ông đều rất đa dạng, hội tụ đầy đủ những mĩ từ đẹp đẽ, tạo được sức gợi, sự sinh động cho các tác phẩm. Có thể nói, tài năng của Đoàn Phú Tứ được nhiều người công nhận và ngưỡng mộ.
Màu
thời gian không xanh
Màu thời gian tím ngát
Hương thời gian không nồng
Màu thời gian tím ngát
Hương thời gian không nồng
Hương
thời gian thanh thanh
(Màu Thời Gian)
(Màu Thời Gian)
Một số tác phẩm nổi tiếng: Màu thời gian, Ánh trăng, Tủi...
Hẳn có kẻ
sĩ sẽ ngạc nhiên thấy Đoàn Phú Tứ trong quyển này. Người ta vẫn nghĩ Đoàn Phú
Tứ chỉ có tài viết kịch và diễn kịch. Nhưng thơ hay không cần nhiều. Đoàn Phú
Tứ chỉ làm thơ có dăm bảy bài mà hầu hết là những bài đặc sắc. Ấy là một lối
thơ rất tinh tế và rất kín đáo. Thi nhân ghi lại bằng những nét mong manh những
cảm giác rất nhẹ nhàng. Người xem thơ cũng biết rằng đây là hình ảnh một đôi
mẩu đời, nhưng hình ảnh mờ quá không thể đoán những mẩu đời kia như thế nào. Có
khi cả ý nghĩa bài thơ cũng không hiểu rõ.
Nhiều người khi làm thơ chỉ biết có mình, không giấu giếm gì hết; thơ làm ra in lên báo lên sách thì được, nhưng không thể đưa đọc trước người khác vì quá sỗ sàng. Đoàn Phú Tứ không thể. Tôi tưởng Đoàn Phú Tứ có thể đọc thơ mình trước mọi người mà không sợ ngượng.
Tháng 5-1941
Nhiều người khi làm thơ chỉ biết có mình, không giấu giếm gì hết; thơ làm ra in lên báo lên sách thì được, nhưng không thể đưa đọc trước người khác vì quá sỗ sàng. Đoàn Phú Tứ không thể. Tôi tưởng Đoàn Phú Tứ có thể đọc thơ mình trước mọi người mà không sợ ngượng.
Tháng 5-1941
(Thi Nhân
Việt Nam - Hoài Thanh/Hoài Chân)
Phần
Phần: mồ ma
(Đoái trông muôn vạn tử phần)
(Tự điển tiếng Việt cổ - Nguyễn Ngọc San, Đinh Văn
Thiện)
111 Chữ nghĩa làng văn xóm chữ
Hôm Nguyễn Mạnh Côn nhập trại Xuyên Mộc,
một tên cán bộ văn hóa nó mỉa mai hỏi anh:
- Mày là Đằng Vân Hầu, có tài cưỡi mây,
sao không cưỡi mây trốn đi?
Anh không thèm trả lời. Tên cán búa nọ
nổi giận, nó gầm lên:
- Chạy hả? Mày có chạy đi đằng trời cũng
không thoát khỏi tay chúng ông đâu.
Dứt câu, nó hất hàm cho tên quản giáo
đứng gần đó. Tên này bèn gọi một thằng trừng giới vào, cho anh nếm đòn phủ đầu.
Rồi anh bị tống vào kiên giam. Tại đây, cứ hai tù nhân một cặp đâu lưng vào
nhau mà quỳ trên hai ô vuông gạch bông. Quỳ mà động não, suy nghĩ. Quỳ xong là
viết kiểm điểm. Viết xong lại quỳ.
Một tên quản giáo nó hỏi anh:
- Mày viết phản động đến như vậy mà còn
cho là không có tội? Vậy mày có biết rằng cách mạng chỉ giam giữ mày một thời
gian nào đó thôi, rồi tha cho mày về hay không? Chứ giữ mày ở lại làm cái gì
cho tốn cơm, tốn gạo.
Y nói xong là bỏ đi.
(…)
- Tôi yêu cầu trại thả tôi ra ngay vì đã
quá thời hạn mấy ngày rồi!
Tên cán bộ trực trại sau khi nói to, bắt tất cả giữ yên lặng, hắn bảo anh Côn:
- Thôi được, anh Côn đứng riêng ra, ở lại trại để gặp ban chỉ huy làm việc. Còn tất cả các đội báo số đi lao động.
Thế là anh Côn được dẫn vào một căn buồng còn bỏ trống, đang chờ tiếp nhận thêm tù sẽ được chuyển về thêm nữa. Chúng bảo anh bước vào trong rồi khóa trái cửa lại. Trên người anh chỉ có cái khăn mặt quàng ở cổ, và tay xách một lon bằng nhôm, thứ đựng sữa bột Guigoz, đựng nước uống để đi lao động.
Tên cán bộ trực trại sau khi nói to, bắt tất cả giữ yên lặng, hắn bảo anh Côn:
- Thôi được, anh Côn đứng riêng ra, ở lại trại để gặp ban chỉ huy làm việc. Còn tất cả các đội báo số đi lao động.
Thế là anh Côn được dẫn vào một căn buồng còn bỏ trống, đang chờ tiếp nhận thêm tù sẽ được chuyển về thêm nữa. Chúng bảo anh bước vào trong rồi khóa trái cửa lại. Trên người anh chỉ có cái khăn mặt quàng ở cổ, và tay xách một lon bằng nhôm, thứ đựng sữa bột Guigoz, đựng nước uống để đi lao động.
(Kỷ
niệm về Nguyễn Mạnh Côn – Nguyễn Triệu Nam)
Nợ Như Tổ Đỉa
Tổ đỉa: không phải tổ con đỉa mà là một loại cây mọc
cạnh bờ ao, lá xơ xác. Người ta ví câu này với người nghèo nên mang nợ.
(Việt Chương - Thành ngữ, tục ngữ, ca dao VN)
Văn hóa ẩm thực
Tạp pín lù
“Tạp pín lù, âm Hán Việt là đả biên lô, tức là món ăn nấu chín gần bên lò lửa. Cũng như ăn sán lẩu là ăn thịt sống nhúng vào nước sôi bắt trên lò lửa nóng. Số là người Tây (Tàu?) bày ra một từ khí bằng chì, thiếc, vật kim khí có chân cao giữa khoét lỗ đặt vài cục than cháy, chung quanh là nồi chứa nước thịt ngọt, khách ăn tự lựa từng món ngon: mề gà, lòng heo, ruột già, ruột non, dồi trường, tự gắp bằng đũa và nhúng vào nước thịt đang sôi, rồi tự gắp qua chén và, không cần biết món nhúng đã chín hay còn sống sượng”.
“Tạp pín lù, âm Hán Việt là đả biên lô, tức là món ăn nấu chín gần bên lò lửa. Cũng như ăn sán lẩu là ăn thịt sống nhúng vào nước sôi bắt trên lò lửa nóng. Số là người Tây (Tàu?) bày ra một từ khí bằng chì, thiếc, vật kim khí có chân cao giữa khoét lỗ đặt vài cục than cháy, chung quanh là nồi chứa nước thịt ngọt, khách ăn tự lựa từng món ngon: mề gà, lòng heo, ruột già, ruột non, dồi trường, tự gắp bằng đũa và nhúng vào nước thịt đang sôi, rồi tự gắp qua chén và, không cần biết món nhúng đã chín hay còn sống sượng”.
(Vương Hồng Sển - Sài Gòn
tạp pín lù).
- Tạp pín lù và sán lẩu (sanh lô) là món ăn cầu kỳ, đắt tiền. Thức ăn toàn là đồ tươi chứ không phải đồ ăn còn thừa như lâm vố.
- Tạp pín lù và sán lẩu (sanh lô) là món ăn cầu kỳ, đắt tiền. Thức ăn toàn là đồ tươi chứ không phải đồ ăn còn thừa như lâm vố.
Tô Hoài nhầm cái váy thời trang được cắt may, lắp ghép bằng nhiều miếng vải
với cái váy đụp, đầy mụn vá
của mấy bà nhà quê.
- Lâm vố là tổng hợp các đồ ăn thừa của lính Pháp, được xuất trại tái sinh thành cơm vỉa hè bình dân. Sà bần, hẩu lốn, được nấu bằng đồ ăn còn lại của gia đình.
- Lâm vố là tổng hợp các đồ ăn thừa của lính Pháp, được xuất trại tái sinh thành cơm vỉa hè bình dân. Sà bần, hẩu lốn, được nấu bằng đồ ăn còn lại của gia đình.
(Nguyễn Dư -
“Cao lầu, hẩu lốn, loạn... sà bần”)
Chữ nghiã lơ ngơ láo ngáo
Bạn có thể là “anh hùng” nếu bạn tên là Hùng và có một đứa em.
Bạn có thể
là “bác” sĩ nếu bạn tên Sĩ và có một đứa cháu.
Bên hè phố sách
Con
đường sách Sài Gòn
Kế ngay bên bức tượng Cô gái bên trang sách, là một tấm bảng hiệu cao hơn đầu người, với một câu
trích dẫn mà tác giả được ghi là Mahatma Gandhi [sic].
Tôi thắc mắc về tên tuổi của Gandhi trên
tấm bảng hiệu. Gandhi là một trong những thần tượng thời sinh viên tuổi trẻ của
tôi, một con người suốt đời tranh đấu theo con đường bất bạo động,
được tôn xưng như một vị thánh; vậy sao ông lại có một ý tưởng rất bạo động
là “đốt sách”. Tuy chưa biết tác giả của câu trích dẫn trên là ai,
nhưng trực giác cho tôi biết chắc chắn không phải của Gandhi.
Vẫn bị ám ảnh về những vụ đốt sách sau
30.04.1975, không thể đợi tới ngày về Mỹ, tôi thấy cần truy nguyên ra ai là tác
giả của câu nói ấy. Vì đang lưu lại trong một khách sạn ở Sài Gòn, không tiện
cho một tìm kiếm rộng rãi trên mạng, và qua iPhone, tôi liên lạc qua eMail người
bạn trẻ hiện ở California như sau:
Vũ Nguyễn ơi
Nhờ Vũ search, là có hay không một original quote như
trên của M.G. Thanks
(Con đường sách Sài Gòn và chuyện đốt sách – Ngô Thế
Vinh)
Văn hóa ẩm thực
Tạp pín lù
Tạp pín lù, sán lẩu trong Nam, cù lao lửa (Vũ Bằng gọi là Cù lao hổ) ngoài Bắc, là đặc sản của một số hiệu ăn sang. Đồ ăn tươi được nấu ngay trên bàn ăn.
- Cù lao lửa ban đầu là tên cái xoong dùng để nấu món ăn. Xoong hình máng, viền tròn xung quanh lò than. Toàn bộ trông như một cù lao nằm trên lò lửa. Cái xoong cù lao lửa còn có tên gọi khác là cái hoả thực.
- Lù (tạp pín lù), lẩu (sán lẩu), lốn (hẩu lốn) là ba cách phát âm khác nhau của từ Hán Việt lô, nghĩa là cái lò, cái bếp lửa. Do đó, đòi hỏi tối thiểu của món lẩu, bất cứ là lẩu gì, là phải có cái lò lửa để đun nước dùng, nhúng đồ ăn, đặt trước mặt thực khách.
Bây giờ, người ta sẽ hoa mắt vì... lẩu. Thôi thì đủ thứ! Lẩu bò, lẩu heo, lẩu dê, lẩu đà điểu, lẩu cá, lẩu gà, lẩu ba ba, lẩu chó v.v. Có sách dạy nấu 101 món ăn lẩu Trung Hoa (nxb Phụ Nữ, 1997). Thật ra, chả cần phải tìm kiếm đâu xa, chỉ việc đặt cái lò trên bàn ăn, bắc xoong nước lên, để bó rau, xóc cua, rổ ốc... bên cạnh là ba miền nước ta cũng có cả mấy chục thứ lẩu. Lẩu rau muống, lẩu rau cần, lẩu cua, lẩu ốc... Xoong nước dùng đặt trên lò, nhúng rau vào, gắp ra ăn... là lẩu rau, lẩu chay đấy.
Tạp pín lù, sán lẩu trong Nam, cù lao lửa (Vũ Bằng gọi là Cù lao hổ) ngoài Bắc, là đặc sản của một số hiệu ăn sang. Đồ ăn tươi được nấu ngay trên bàn ăn.
- Cù lao lửa ban đầu là tên cái xoong dùng để nấu món ăn. Xoong hình máng, viền tròn xung quanh lò than. Toàn bộ trông như một cù lao nằm trên lò lửa. Cái xoong cù lao lửa còn có tên gọi khác là cái hoả thực.
- Lù (tạp pín lù), lẩu (sán lẩu), lốn (hẩu lốn) là ba cách phát âm khác nhau của từ Hán Việt lô, nghĩa là cái lò, cái bếp lửa. Do đó, đòi hỏi tối thiểu của món lẩu, bất cứ là lẩu gì, là phải có cái lò lửa để đun nước dùng, nhúng đồ ăn, đặt trước mặt thực khách.
Bây giờ, người ta sẽ hoa mắt vì... lẩu. Thôi thì đủ thứ! Lẩu bò, lẩu heo, lẩu dê, lẩu đà điểu, lẩu cá, lẩu gà, lẩu ba ba, lẩu chó v.v. Có sách dạy nấu 101 món ăn lẩu Trung Hoa (nxb Phụ Nữ, 1997). Thật ra, chả cần phải tìm kiếm đâu xa, chỉ việc đặt cái lò trên bàn ăn, bắc xoong nước lên, để bó rau, xóc cua, rổ ốc... bên cạnh là ba miền nước ta cũng có cả mấy chục thứ lẩu. Lẩu rau muống, lẩu rau cần, lẩu cua, lẩu ốc... Xoong nước dùng đặt trên lò, nhúng rau vào, gắp ra ăn... là lẩu rau, lẩu chay đấy.
(Nguyễn Dư -
“Cao lầu, hẩu lốn, loạn... sà bần” )
Nét “tục” trong tục
ngữ phong dao
L.
tù, c. lính
Lo
co đầu gối, lo rối lông l.
(“Tục
Ngữ Phong Dao” - Nguyễn văn Ngọc)
Tìm hiểu lính thú thời xưa
Ba năm trấn thủ lưu đồn
Ngày thì canh điếm, tối dồn việc quan.
Chém tre, đẵn gỗ trên ngàn
Hữu thân hữu khổ, phàn nàn cùng ai.
Miệng ăn măng trúc, măng mai
Những dang cùng nứa, lấy ai bạn cùng…
Chân dung
lính thú ngày xưa cũng được thể hiện qua những giòng đặc tả một thanh niên với
quân trang, quân dụng đầy mình nhưng cũng không dấu được những tình cảm ủy mị
với nước mắt:
Ngang lưng thì thắt bao vàng
Ðầu đội nón dấu vai mang súng dài
Một tay thì cắp hỏa mai
Một tay cắp giáo, quan sai xuống thuyền
Thùng thùng trống đánh ngủ liên
Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa
Chữ nghĩa lơ mơ lỗ mỗ
Những sai lầm tai hại trong
hai quyển Từ điển từ và ngữ Việt Nam và Từ điển từ và ngữ Hán Việt
của Nguyễn Lân.
khước
từ 卻辭
Từ tức là từ chối, nhưng, bảo rằng khước là co lại thì quả là lạ. Vì thấy lạ quá nên chúng tôi phải tra một quyển từ điển khá to, có ghi chú bằng tiếng Anh, và được biết rằng, chữ khước 卻 có những nghĩa sau đây: 1) lùi bước, rút lui (step back, retreat, withdraw; 2) trừ khử (get rid of); 3) tránh (avoid); 4) cự tuyệt (refuse).
Từ tức là từ chối, nhưng, bảo rằng khước là co lại thì quả là lạ. Vì thấy lạ quá nên chúng tôi phải tra một quyển từ điển khá to, có ghi chú bằng tiếng Anh, và được biết rằng, chữ khước 卻 có những nghĩa sau đây: 1) lùi bước, rút lui (step back, retreat, withdraw; 2) trừ khử (get rid of); 3) tránh (avoid); 4) cự tuyệt (refuse).
Hoàn
toàn không có nghĩa nào là "co lại". Hơn nữa, những nghĩa vừa nêu
cũng quá đủ để cắt nghĩa từ khước từ rồi, trong khi nghĩa "co
lại" thì cũng chẳng ăn nhập gì ở đây cả.
(Lê Mạnh
Chiến & H.H.Phúc)
Chữ nghĩa lơ mơ lỗ mỗ
Theo tự điển tiếng Viêt ở Hà
Nội (Văn Tân Nguyễn văn Đạm):
Lai rai: là cơn mưa, nhỏ và ngắn
Tìm hiểu lính thú thời xưa
Lính khố xanh & Khố đỏ
Trong thời
Pháp thuộc, danh từ “lính tập” (tirailleurs) được sử dụng để chỉ những người
lính Việt do người Pháp huấn luyện. Ngoài ra, còn có các từ ngữ “Lính khố xanh”
và “Lính khố đỏ” để chỉ hai loại lính thú trong thời kỳ Việt Nam chịu thuộc
quyền đô hộ của chính quyền Đông Dương (Indochine).
Lính khố
xanh Lính khố đỏ
Chữ và Nghĩa
Tục ngữ là sản phẩm của quá
khứ. Vì vậy, khi dạy tục ngữ, tất phải đối mặt với những từ ngữ cổ hết sức xa
lạ. Giới biên soạn sách giáo khoa e dè, vì khó lòng có thể né tránh được những
từ ngữ “hiểm hóc”, đến độ từng gây lúng túng cho không ít các nhà học giả danh
tiếng. Ðể dễ hình dung
những gì vừa nêu đó, chúng tôi xin đưa ra một vài dẫn chứng những trở ngại về từ ngữ cổ.
Chắc vì chưa rõ rán
là gì trong câu Ðại hàn trâu
nằm “rán”,
người ngồi bếp, các soạn giả Ðại từ điển tiếng Việt đành chép chữ ấy thành “giàn”, rồi diễn giải: “Trời quá lạnh phải ngừng mọi công
việc để tránh rét” .
Giá chịu khó tra cứu, họ sẽ
thấy rán là từ hiện còn thông dụng
tại một số địa phương, như Từ
điển tiếng Việt với nghĩa: “chuồng
[nhốt trâu bò]”, và chắc hẳn họ cũng sẽ tự
thấy phải chia tay ngay với cách diễn giải “nông nổi” vừa nhắc để bằng lòng với
lời diễn giải sau: “Vào ngày đại hàn giá lạnh thì hãy để trâu nằm lại
trong chuồng [chứ
đừng lùa nó ra đồng (vì trâu yếu chịu rét)], còn
người thì hãy đưa nhau xuống bếp mà ngồi [cho
ấm].”
Vì
vậy rán là từ cổ có nghĩa là chuồng.
(Tạp chí Ngôn ngữ – Nguyễn Đức Dương)
Đền Ngọc Sơn
Nguyễn Siêu, nhà thơ
và nhà văn hóa của Thăng Long đã tạo dựng đền Ngọc Sơn nằm giữa Hồ Gươm năm 1865. Ông cho xây dựng Trấn Ba Đình, để nối bờ với đảo. Nguyễn Siêu đã cho làm cầu và đặt
tên là Thê Húc (có nghĩa là
giọt ánh sáng đậu lại). Cầu gồm 15 nhịp, có 32 chân cột gỗ tròn xếp thành 16
đôi, mặt cầu lát ván, thành sơn màu đỏ sẫm, chữ Thê Húc được thếp vàng.
Trên bờ ông cho xây tháp
đá ngoài cổng cao 9 m ,
đỉnh tháp là ngọn bút lông gọi là Tháp Bút, trên thân tháp có tạc ba chữ
"Tả thanh thiên" (viết lên trời xanh) và một đài Nghiên, là một cửa
cuốn trên có đặt một cái nghiên bằng đá, tạc theo hình nửa quả đào. Qua Đài
Nghiên là đến cầu Thê Húc, đầu cầu bên kia là Đắc Nguyệt Lâu (lầu được trăng)
tức cũng là cổng đền Ngọc Sơn. Đền là nơi thờ Văn Xương, Quan Vũ và Trần Hưng
Đạo.
Năm 1882, sau khi cầu vào
đền Ngọc Sơn bị đốt, người ta sửa chữa, lát ván dọc theo cầu để cho dân chúng
vào lễ. Trong cuốn Hà Nội và
những vùng phụ cận của
Claudius Madrolle xuất bản năm 1892, tác giả viết: "Cầu Thê Húc được trùng
tu vào năm 1888 để thay thế chiếc cầu ọp ẹp. Nó được thay bằng một chiếc cầu gỗ
duyên dáng có tính mỹ thuật, được sơn màu đỏ có dáng uốn cong như cầu
vồng".
Tết 1952, người dân đi lễ
đền quá đông và cầu Thê Húc bị sập. Rất may nước hồ Gươm năm đó cạn nên những
đứa trẻ rơi xuống hồ không bị chết đuối. Thị trưởng Hà Nội lúc đó là Thẩm Hoàng
Tín đã cho phá bỏ cầu cũ, xây cầu mới. Để có thiết kế đẹp, ông tổ chức cuộc thi
thiết kế mẫu và trong hơn ba chục mẫu của các kiến trúc sư cả Pháp lẫn Việt
tham gia, thì thiết kế của kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Diệm được lựa chọn. Nguyễn
Ngọc Diệm giữ nguyên 16 hàng cọc tròn, nhưng các đầu trụ được vuốt nhọn hơn.
Dầm ngang và dầm dọc của Thê Húc đúc bằng bê tông để kéo dài tuổi thọ, tuy
nhiên mặt và thành cầu, ông thiết kế bằng gỗ. Kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Diệm (1908 –1999) tốt nghiệp Trường Mỹ thuật
Đông Dương năm 1939.
(Phạm Vũ - Hà Nội 36 phố phường)
Ba mươi năm: vượt qua khỏang cách và dấu nối
Trần Nhuệ Tâm: Trong cuộc “thống nhất” của nền văn học bằng tiếng
Việt ấy đóng góp chính của mỗi bên (trong/ngoài) là gì?
Nguyễn Trọng Tạo: Còn riêng về sự "thống nhất" văn học trong và ngoài
nước theo tôi có lẽ chỉ cần một chữ "hay" là đủ. Tôi không dám chắc trong hay ngoài
nước viết về chuyện nào ấy hay hơn nhưng rõ ràng nó phụ thuộc vào những quan
niệm mang tính văn hoá. Ngay cả tính phản kháng vốn là bản chất của văn học kể
cả phản kháng cái đẹp đã lỗi thời cũng có những cung bậc khác nhau. Nhưng nói
cho cùng thì không có nhà văn nào giống nhà văn nào và nhờ sự khác nhau đó mà
văn học mới trở nên phong phú và đa dạng như chúng ta đã thấy.
Ở trong nước người ta hay nhấn mạnh giá trị văn chương bằng chữ hay. Điều đó không sai nhưng xem xét sự xuất hiện của
tác phẩm văn chương phải bắt đầu bằng sự nhận diện cái mới. Những giá trị mới là điều vô
cùng quan trọng đối với người sáng tạo. Mới có thể chưa hay thậm chí không hay
nhưng trong hay bao giờ cũng chứa đựng những giá trị mới. Có tạo ra những cái hay-mới thì mới phân biệt được với những cái hay-cũ. Tôi kính nể những người dấn thân tìm kiếm cái mới cho văn chương và tôi kính phục
Trần Nhuệ Tâm: Với những thi sĩ/văn sĩ hải ngoại ông muốn cho họ thấy
điều gì quí nhất trên trán ông và trong túi ông?
Nguyễn Trọng Tạo: Tôi muốn các nhà văn hải ngoại nhìn thấy trong túi tôi có rượu và trên trán tôi đôi mắt kính được nâng lên.
(Trần Nhuệ
Tâm thực hiện 2005)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét