Thứ Tư, 18 tháng 12, 2019

Chữ Nghĩa Làng Văn VI - Ngộ Không Phí Ngọc Hùng


Chữ Nghĩa Làng Văn VI

“Chữ nghĩa làng văn” đôi khi chỉ là một chữ, cụm từ, đoạn văn cô đọng, diễn nghĩa, diễn giải một áng thơ văn hoặc một thể tài nào đó. Những trích dẫn được góp nhặt qua sách vở, trên mạng lưới của nhiều tác giả thành danh hay khuyết danh, không ngoài góc nhìn tận tín thư bất như vô thư. Ấy là chưa kể nhiều từ ngữ, đề mục trong bộ sưu tập đang còn trong vòng nghi vấn, cần phải thẩm định lại nếu có thể được với những bậc thức giả văn kiến súc tích. Những phụ chú, dẫn chứng hay giai thoại do người viết kể lại, với chủ quan, khách quan chỉ cách nhau một sợi tóc. Vì vậy người sưu tầm không đặt ra “sai” hay “đúng”, vì cái sai hiện tại có thể là cái đúng ở một thời điểm nào khác. Xin chân thành cảm tạ và cáo lỗi những tác giả đã đóng góp bài vở trong sưu tập này, nhưng vì phương tiện eo hẹp nên người sưu tầm không thể thỉnh ý tác giả trước khi đăng tải – Ngộ Không Phi Ngọc Hùng.

***

* Giai thoại làng văn xóm chữ

Nhà thơ Xuân Diệu bình bài thơ Đề miếu Sầm Nghi Đống của Hồ Xuân Hương, đến câu “Ghé mắt trông lên thấy bảng treo cứ khăng khăng phải là “Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo”  mới đúng, mới thể hiện được khí phách quên mất rằng chữ “lên” đã rành rành trong bản thơ Nôm lưu trữ.

(Lá trúc che ngang mặt chữ điền - Nguyễn Cẩm Xuyên)


* Chữ Việt cổ

Từ cổ tiếng Việt trong "Đại Nam quốc âm tự vị" của Huỳnh Tịnh Paulus Của. Những cứ liệu khảo sát từ cổ rất đa dạng và phong phú, nhưng do điều kiện về thời gian, chúng tôi chỉ khảo sát những từ đã từng tồn tại là những từ bình thường, nhưng nay đã hoàn toàn biến mất trong từ vựng hiện đại

Cóc rác: không có chi hết

(Đại Nam quốc âm tự vị - Huỳnh Tịnh Paulus Của)



* Chữ nghĩa làng văn xóm chữ

Cách đây mấy ngàn năm, ngoài tiếng Tàu ra, ông bà ta còn dùng và xài không biết bao nhiêu là tiếng nước láng giềng mà ta cứ tưởng đâu là tiếng Việt của ta, không ngờ đó là tiếng nói của biết bao ngôn ngữ láng giềng, mà lại không phải là tiếng Tàu.

Hai tiếng Nôm na mà ai cũng cho là “Nôm” là Nam , vậy thì “na” là gì? Mọi người đều lờ đi! Thật ra, “Nôm và na”  đều có nghĩa gốc là xưa, cũ, lâu đờiđã có từ lâu.
[Các tiếng Lào Thái Khmer đều có ghi hai tiếng "nôm na" và đều giải thích như vậy]

Tiếng Nôm là tiếng nói xưa của người nước ta, đã nói như vậy từ lâu, truớc khi ông bà ta gặp người Tàu.

(Nguyễn Hy Vọng - sưu tầm & tản mạn)

 

* Nét “tục” trong tục ngữ phong dao

l. không cạp, l. méo làm ba
(“Tục Ngữ Phong Dao” - Nguyễn văn Ngọc)

 

* Không có chữ Việt cổ

Ít lâu nay có nhiều nhà biên khảo cho rằng chữ Việt cổ (chữ nòng nọc (*) có từ thời lập quốc). Qua tích thần thoại vua Hùng Vương mang quân đến núi Khả Lao, Thanh Hóa được thần báo mộng cho trống đồng thúc quân mà thắng trận. Sau khi thắng, vua ban sắc phong là Đồng cổ đại vương và lập đền thờ Đồng cổ thần từ.

Theo Lê Văn Siêu qua Việt Nam văn minh sử cương dẫn đoạn truyện cổ tích trên rồi chú thích:
“Xin lưu ý hồi này chữ Hán chưa truyền vào Giao Chỉ làm sao vua Hùng Vương có chữ để phong cho thần là Đồng cổ đại vương hay Áp Lãng chân nhân hoặc Đồng cổ thần từ
Việc mang quân đi đánh phương Nam theo truyền thuyết có thể là có thật. Nhưng đặt duệ hiệu theo những tiếng Nôm nào đó, còn sự phong tặng chỉ là thêm thắt của người đời sau”.

Như thế theo tác giả Lê Văn Siêu đã gián tiếp khẳng định nước ta chưa có chữ viết vào thời Hùng Vương.
(Văn Khảo - Trần Bích San)


* Thành Ô Ma

https://lh3.googleusercontent.com/-B__b_uP8p4g/V5BTkF4-XjI/AAAAAAACscI/zBHoffkNpyoj-zbHEg-Ce_DHaOEyi8kgw/s252-p/Th%25C3%25A0nh%2B%25C3%2594%2BMa%2Bc%25E1%25BB%25A7a%2B%25C4%2591%25E1%25BA%25A5t%2BS%25C3%25A0i%2BG%25C3%25B2n%2Bx%25C6%25B0a%2B-%2B3Thành Ô Ma là dân Nam Kỳ gọi có xuất xứ từ “Camp Aux Mares” hay “Camp des Mares” của Pháp.
Khu đất này ngày xưa có rất nhiều ao nước thiên nhiên, nơi đây có một ngôi đền-miếu có từ thời chúa Nguyễn Ánh gọi là đền Hiển Trung Từ hay miếu Công Thần mà nay đã không còn.

Miếu Công Thần được xây dựng năm 1795 để thờ các vị công thần của chúa Nguyễn Ánh,nơi nầy có cả thảy bài vị thờ tất cả 1015 tử sĩ liều mình vì nước trong các trận chống Tây Sơn, giữa đền có ba bàn thờ to nhứt thì 2 bàn là thờ Võ Tánh, Ngô Tùng Châu, có bài vị thờ ông Mạnh Hoè (Manuel) một võ tướng quốc tịch Pháp tử trận Thị Nại
Pháp qua thấy trước sân có ao nước nên ghi chú trong thư tịch gọi Hiển Trung Từ là “Chùa Ao”


* Bên hè phố sách

Con đường sách Sài Gòn
Tấm bảng hiệu uy nghi cao hơn đầu người với hàng chữ: “Không cần phải đốt sách để phá huỷ một nền văn hoá, Chỉ cần buộc người ta ngừng đọc mà thôi.” [sic].

Tác giả câu nói ấy được ghi là của Mahatma Gandhi. Tuy nhiên câu trích dẫn của Ray Bradbury: "You don't have to burn books to destroy a culture. Just get people to stop reading them." bên cạnh là chân dung tác giả. 
[nguồn: internet, sưu tầm Ngọc Dung]


H2-84https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhLfvtuU3AzxG80Thofn1NJF3InGIpX9jyn9jHCJY1ir3asD8vMstYIPYq7EeC-JuKlf7j1KzT__KsgVLXG12Twroc8mzG7dTzkjExwEvE1EBIBjy4HBQiu6aS7aw8r8Eq07PN6FIiE5Q/s400/13.jpg 



* Tục Ngữ Tàu

Thái dương đả tây xuất
(Mặt trời mọc đàng…tây)
Ý nói chuyện ngược đời

(Nguyễn Lập Sơn – Dư Phát Linh)


* Chữ và nghĩa

Tục ngữ là sản phẩm của quá khứ. Vì vậy, khi dạy tục ngữ, tất phải đối mặt với những từ ngữ cổ hết sức xa lạ. Và khó lòng có thể né tránh được những từ ngữ “hiểm hóc”, đến độ từng gây lúng túng cho không ít các nhà học giả. Chúng tôi xin đưa ra một vài dẫn chứng những trở ngại về từ ngữ cổ. 

Trong câu Thứ nhất thả cá, thứ nhì gá bạc là “thả cá xuống ao đầm để nuôi”, một nhà giáo tên tuổi đã diễn giải câu này là: "Việc thả cá có lợi là đúng và cần khuyến khích, còn gá bạc thì ngày nay là một tội phạm, vì đó là một việc làm ăn bất chính" (Nguyễn Lân. Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam). 

Thực ra,
thả cá là từ cổ còn có một nghĩa nữa thách cá”, như nhiều từ điển đã ghi nhận.

(Tạp chí Ngôn ngữ  – Nguyễn Đức Dương)


* Chữ nghĩa làng văn xóm chữ

Có người hỏi cụ Nguyễn Tuân làm thế nào để viết ký cho hay, không nhạt.
Cụ cho rằng phải có vốn văn hoá, vốn kiến thức. Kiến thức lịch sử, địa lý. Cũng như ký, viết sử không phải cứ có tài liệu nhiều mà đủ. Phải viết có hồn. Có tài liệu và có hồn. Hay nói khác đi hãy để cái hồn vào bài viết.


* Tên Nôm tên Tự

ten nômSự hình thành tên Nôm đình làng “Đình Bảng” Đình Bảng, cách Hà Nội chừng 20km, vượt qua sông Hồng và sông Đuống, hay một con đường liên tỉnh từ Sơn Tây. Tham khảo nhà văn Nguyễn Khôi để biết dân gian lưu truyền tên Đình Bảng thế nào đồng thời học không ít các kiến giải về nguồn gốc của nó. Các giáo sư sử học Trần Quốc Vượng, Chu Quang Trứ cho cái nhìn  toàn diện, và có căn cứ về Đình Bảng mặc dù nhiều điểm không thể khẳng định.

Đình Bảng, Hán tự viết là 亭榜 được nhắc tới trong thư tịch như “Đồng Khánh dư địa chí” năm 1886, và trong một tác phẩm khác là “Việt sử địa dư” của Phan Đình Phùng năm. Tên Nôm không những của Đình Bảng mà hết thảy các địa phương khác về địa dư viết thời vua Đồng Khánh không có chỗ cho một tên nôm, tục danh, tục hiệu những tên gọi rất ư gần gũi và ưa dùng trong dân gian. Mặc dù đương thời đã có chữ Nôm-một dạng chữ Hán vay mượn để ghi âm ngôn ngữ địa phương đã tồn tại, tên nôm bị loại bỏ khỏi thư tịch, văn bản.

Tên nôm của làng là “Kẻ Báng”, không ngạc nhiên khi thấy rằng chữ “kẻ báng” không được nhắc tới trong các thư tịch. Khi triều đại xưa kia không thể ghi nhận tên Nôm thì tên Hán tự phải tạo ra bằng cách này hay cách khác. Xâu chuỗi nhiều sự kiện lịch sử và cả huyền sử, các tên Đình Báng theo đó Đình là tiếng Việt mang nghĩa to lớn, Báng là các từ thuần Việt.

Chữ “đình” là chữ đồng âm với một số chữ Hán được tìm thấy trong các thành ngữ như “tày đình”, “cái nồi đình”. Từ đây tên nôm “Đình Báng” chịu thêm một lần cải biến ngữ nghĩa để “Đình Báng” trở thành “Đình Bảng” 亭榜.

Cây Báng và cả rừng báng đã bị tuyệt giống ở địa phương, cũng như chữ viết của tổ tiên đã bị vùi dập trong lớp lớp thế hệ thì nay cây Báng đã được dân làng chọn giống mang về trồng như một sự hồi sinh quá khứ, gợi nhớ tiếng nói của tổ tiên.

(David Phùng – Sự hình thành tên Nôm một số kiến trúc tôn giáo)


* Phe

Phe : khe khẽ lay đi lay lại
(cầm quạt phe phẩy)

(Tự điển tiếng Việt cổ - Nguyễn Ngọc San, Đinh Văn Thiện)


* 112 Chữ nghĩa làng văn xóm chữ

Trưa hôm đó về đến trại, tôi nghe loáng thoáng người này rỉ tai người kia là anh Côn "tuyệt thực" phản đối. Họ chỉ căn buồng trong đó giam anh Côn, cửa ngoài khóa, có một vệ binh đeo súng AK canh gác, thường xuyên đi vòng quanh kiểm soát bên ngoài. Chúng tôi bị cấm không được lại gần.
Như ngày lại qua ngày, sinh hoạt trong trại vẫn bình thường như không có gì xảy ra. Chỉ có buổi chiều đi lao động về, được một giờ tự do ở ngoài buồng để ăn uống trước khi cán bộ trại vào điểm danh rồi nhốt lại trong buồng ngủ, nhiều anh em đã cố chăm chú nhìn sang phía cái buồng đang giam anh Côn để xem có động tĩnh gì không, nhưng qua khung cửa có chấn song, bên trong chỉ toàn một màu đen ngòm.
(…)
Qua được 4, 5 ngày buổi chiều đi lao động về, tôi nghe nói anh Côn đã được thả ra rồi và bây giờ phải ở cách ly chung trong buồng của những người tù hình sự và bị mấy người tù hình sự làm trật tự kiểm soát. Anh rất yếu mệt, đứng ngồi không nổi, chỉ nằm. Sau đó, anh Côn không còn chịu đựng nổi với đói và nhất là khát, anh đã cố gắng bò lết ra cửa sổ, hai tay bám víu vào chấn song thều thào kêu lên: "Cơm, cơm! Nước, nước!..." Tên cán bộ đi vào quẳng cho anh một xấp giấy và cây bút nói anh muốn ăn cơm lại thì làm "đơn xin" và viết "bản tự kiểm".
Anh Côn quá mệt không còn biết viết thế nào nữa, trên mấy tờ giấy chỉ nguệch ngoạc được những chữ "Cơm, nước".

(Nguyễn Mạnh Côn: Tranh đấu và chết trong tù – Lê Thanh Sơn)


* Quách Tấn

Sinh ngày 23 tháng 11 năm Kỷ Dậu (24 tháng giêng 1910) ở làng Trường Định, huyện Bình Khê (Bình Định). Hiện làm phán sự toà sứ Nha Trang. Ông thân là người Tây học, bà thân là người Hán học. Bắt đầu học chữ Hán, năm mười một tuổi mới học chữ Quốc ngữ. Học trường Qui Nhơn. Có bằng thành chung. Đã xuất bản: Một tấm lòng (1939), Mùa cổ điển (1941). (tiểu sử Hòai Thanh viết năm 1941)

Đêm đã khuya, tôi ngồi một mình xem thơ Quách Tấn. Ngoài kia có lẽ trăng sáng lắm. Nhưng trời về thu, khí trời lạnh lạnh, cửa sổ bên bàn viết đóng kín. Ngọn nến trên bàn toả ra một bầu ánh sáng chỉ đủ sáng chỗ tôi ngồi. Chung quanh tối cả. Tối và im. Một thứ im lặng dày đặc. Trong ấy có muôn ngàn thứ tiếng ta không nghe. Lúc này chính là lúc xem thơ xưa. Tôi lắng lòng tôi để đón một sứ giả đời Đường, đời Tống. Đời Đường có lẽ đúng hơn. Đời Đường mới có cái âm u ấy. Thơ Tống dầu xem được ít tôi nhớ hình như quang đãng và bình yên, không như thế.

Theo gót nhà thơ, tôi đi dần vào một thế giới huyền diệu. Ở đây người ta nói rất khẽ, bước rất êm. Những tiếng khóc rộn ràng, người lời reo vui vẻ đều kiêng. Một sức mạnh vô hình, rất mềm mại nhưng rất chắc chắn nặng đè lên hết thẩy. Tình cảnh ở đây không còn là người tình cảnh ta vẫn thường quen biết. Tình cảnh ở đây đã biến thành một thứ hương mầu nhiệm. Nó quyện lấy mình ta và chân ta tự nhiên bước theo một điệu nhịp nhàng dìu dặt. Ta không thấy gì, ta không nghe gì. Nhưng ta biết thế giới này giầu sang lắm. Chốc chốc một cảnh rực rỡ vụt hiện ra trước mắt ta rồi vụt biến đi:
Trời bến Phong Kiều sương thấp thoáng,
Thu sông Xích Bích nguyệt mơ màng.
Bồn chồn thương kẻ nương song bạc
Lạnh lẽo sầu ai rụng giếng vàng
 


Ta có thể lơ đãng không thấy rõ sương trên bến Phong Kiều, trăng trên dòng Xích Bích. Không thấy cả cái giếng sầu rụng. Nhưng sắc vàng kia! Cái sắc vàng trong giây phút chiếu sáng cả trời thơ! 
Rồi tất cả lại trở lại trong mờ mờ. Hương thiêng vẫn quấn quít bên mình ta, ta đã xa lắm những vui buồn lộn xộn, rộn rịp của cuộc đời; nhưng sao thỉnh thoảng giữa im lặng ta nghe như có tim ai thổn thức. Đây là lời than của một người mồ côi:
Cảnh có núi sông nhiều thú lạ,
Đời không cha mẹ ít khi vui. 


Đây tiếng rên rỉ thấy mình bơ vơ trơ trọi:
Sầu mong theo lệ khôn rơi lệ.
Nhớ gửi vào thơ nghĩ tội thơ! 


Tiếng khóc âm thầm của con người dè dặt, kín đáo ấy, nó mới não lòng làm sao! Quách Tấn đã tìm được những lời thơ rung cảm chúng ta một cách thấm thía. Người đã thoát hẳn cái lối chơi chữ nó vẫn là môn sở trường của nhiều người trong làng thơ cũ. 

Tháng 10 – 1941
(Thi Nhân Việt Nam - Hoài Thanh/Hoài Chân)


* Giai thoại làng văn xóm chữ

Trong dịp đi dạo phố ở kinh đô Thăng Long với bạn, nhân gặp một đám ma đi ngang, người bạn đố Lê Qúy Đôn làm câu đối khóc người không quen.  Lê Qúy Đôn ứng khẩu đọc ngay…

Thấy xe thiên cổ xịch đưa ra, không thân thích lẽ đâu mà khóc mướn?
Tưởng sự bách niên dừng nghĩ lại, não can tràng cho nên phải thương vay!
            

* Tiếng Việt dễ và…dễ thương

Hỏi: Có ai biết cái đù đì  là cái gì không?
Vì mình thường nghe người ta nói cái đù đì, chẳng hạn khi mình hỏi thằng bạn "mày làm cái gì đó?" nó trả lời "làm cái đù đì" mà tui không biết… cái đù đì là cái gì.
- Chắc là đ... đi wá.... hông biết có đúng hôn....
- Trau dồi Việt Ngữ kiểu này chắc tiêu quá.

Đáp: Hồi nhỏ , cái hồi già còn nằm xuống để bà ngoại già xoa lưng dỗ giấc ngủ, già đã được nghe bà ngoại già nói (cái đù đì ông sư) rồi, vì hồi dó già thường thắc mắc, hỏi han lung tung ví dụ như: ai đẻ ra con? ai đẻ ra mẹ? ai đẻ ra bà? ai đẻ ra cố…
Rồi... cứ thế mà hỏi tới ông trời luôn, nhưng khi già hỏi đến ai đẻ ra ông trời thì già mới biết là:
- Cái đù đì ông sư đẻ ra ông trời.

Vậy đó: Cái đù đì hay đù dì ông sư chỉ là câu nói để lấp liếm cái mà người ta chưa biết hay chưa rõ về một cái gì hay chuyện gì.

(Nguồn ĐatViet.com)


* Nét “tục” trong tục ngữ phong dao

L. tốt vì lụa, lúa tốt vì phân

(“Tục Ngữ Phong Dao” - Nguyễn văn Ngọc)


* Chữ nghĩa lơ mơ lỗ mỗ

Những sai lầm tai hại trong hai quyển Từ điển từ và ngữ Việt NamTừ điển từ và ngữ Hán Việt của Nguyễn Lân.

Lâm tẩu 林藪

Soạn giả giải thích: lâm = rừng; tẩu = nơi đồng nội, và, lâm tẩu là nơi ở ẩn trong rừng núi, rồi đưa ra một câu ví dụ: Kẻ thành thị, kẻ vui miền lâm tẩu (Cao Bá Quát).

Thực ra, ông không hề biết nghĩa của chữ “tẩu” và nghĩa của từ “lâm tẩu”, mà đã dựa vào câu thơ của Cao Bá Quát để đoán mò. Tẩu  nghĩa là nơi ao đầm có cỏ cây rậm rạp chứ không phải là nơi đồng nội.

Từ “lâm tẩu” có hai nghĩa: a) nơi hoang vu rậm rạp; b) nơi tụ tập.

(Lê Mạnh Chiến & H.H.Phúc)


* Thành Hoàng

Còn ở trong văn học Việt, theo các nhà nghiên cứu, thì việc thờ Thần Hoàng được đề cập lần đầu tiên ở bài Chuyện thần Tô Lịch trong sách Việt điện u linh. Sách này chép:
Thời Đường Mục Tông, niên hiệu Trường Khánh thứ 2 (năm 822) tên Đô hộ Lý Nguyên Hỷ thấy ngoài cửa bắc thành Long Biên có một dòng nước chảy ngược mà địa thế khả quan, mới tìm khắp, chọn một nơi cao ráo tốt, để có dời phủ lỵ đến đó... Nhân dịp ấy, y mới giết trâu đặt rượu, mời khắp các vị kỳ lão hương thôn đến dùng và thuật rõ là muốn tâu vua Tàu xin phụng Vương (ý nói đến thần sông Tô Lịch) làm Thành Hoàng. Khi Cao Biền đắp thành Đại La, nghe đủ sự linh dị, thì lập tức sắm lễ điện tế, dâng cho hiệu là Đô Phủ Thành Hoàng Thần Quân.

Đời Lý Thái Tổ lúc dời đô, thường mộng thấy một cụ đầu bạc, phảng phất trước bệ rồng... (Sau khi hỏi rõ lai lịch) nhà vua liền khiến quan lo việc cầu đảo phúc lành đưa rượu chè đến tế, phong làm Quốc Đô Thăng Long Thành Hoàng Đại Vương.

(Thần Thành Hoàng - Bùi Thụy Đào Nguyên)


*Bên hè phố sách

Con đường sách Sài Gòn

Vậy là người bạn trẻ Ngọc Dung đã giải được nghi vấn ai là tác giả câu nói được gán cho Gandhi tại giữa “Đường sách Sài Gòn."  Gọi là đường sách mà trương lên một câu “nói không có sách, mách không có chứng”, đó là một sự lạ của Việt Nam.
Từ sáng tới giờ tôi cứ thắc mắc trong lòng, tại sao lại có hiện tượng này. Câu nói của Ray Bradbury thì cũng không phải là một danh ngôn lừng lẫy gì lắm và ra đời cũng chưa lâu, hẳn giới sách vở ở Việt Nam lấy làm thích ý tưởng đó nên đem dịch ra và mang trương lên. Dĩ nhiên họ biết tác giả câu nói đó là ai, vậy tại sao họ không ghi đúng tên tác giả là Ray Bradbury, mà lại bịa ra tên giả Mahatma Gandhi? Quả thật tôi nghĩ không ra. Mong các bạn góp ý kiến giải thích hiện tượng này.

Với tôi, đường sách là một khoảng xanh tĩnh lặng, một gạch nối giữa quá khứ và hiện tại mà đã hơn một lần muốn trở lại và cả rất yêu mến. Nhưng cũng mong sao, mọi người cố giữ cho nơi đây vẫn là một khoảng không gian xanh tinh khiết, không có những cơn gió độc mang tới những hạt giống xấu, để mãi mãi nơi đây là thửa vườn gieo trồng những hạt giống tốt của tâm hồn.

(Con đường sách Sài Gòn và chuyện đốt sách – Ngô Thế Vinh)


* Chữ nghĩa lơ mơ lỗ mỗ

Theo “Tự điển tiếng Viêt dành cho học sinh” ở Hà Nội (Vũ Chất):

Thơ ngây: ngây thơ
. 
Địa danh Cochinchina gây nhiều hiểu lầm

Địa danh đa âm Cochinchina nguyên từ 4 tiếng độc âm Giao Chỉ Chi Na mà thành. Về ngữ đọc có vẻ đơn giản, nhưng trong sự cấu tạo và lịch sử địa danh này hình thành từ ngoại nhân đã gây nhiều ngộ nhận từ 500 năm nay.

Chúng ta thử phân tích.
Đại Việt sử ký tiền biên chép rằng: “Sử thời Thần Nông viết phía nam vỗ về đất Giao Chỉ, thì vốn đã tự thành một nước”

Tên đất nước ta xưa nhất viết bằng hai chữ Hán mà ta đọc là Giao Chỉ, người Hoa phổ thông dọc là Kiao Tche, người Quảng Đông đọc là KwaCi, người Nhật đọc là CoCi, người Mã Lai phát âm lại là Kuchi. Người Hoa, người Việt, người Nhật cùng theo Hán văn, nên biết nguyên ngữ hai chữ Giao Chỉ nghĩa là gì và là tên gọi đất nước ta thời cổ đại, dẫu tuy cách phát âm khác nhau.

Có hai giả thuyết cắt nghĩa địa danh Giao Chỉ:
1/ Tên xứ sở của “những người có ngón chân cái giao chụm vào nhau”.
2/ Xứ sở có “nhiều loài giao long” tức rồng đất to lớn đã tuyệt chủng.

Các dân tộc không dùng chữ Hán, mà ghi âm cách đọc hai tiếng Giao Chỉ theo ngôn ngữ riêng thì các âm KawCi, CoCi, Kuchi, Kuching, Cochin… chẳng có ý nghĩa gì, song chỉ là biệt âm để gọi tên đất nước ta. Có lẽ người Bồ Đào Nha là người Âu Châu đầu tiên sang Á đông để giao thương và truyền bá Kito giáo. Họ vẽ bản đồ và viết sách mô tả nước ta.
http://www.namkyluctinh.com/PICTURE/BaiViet/VietNam%201754.jpg

Bản đồ Việt Nam vào năm 1754 (Jacob van der Schley – “Histoire Générale des Voyages”).

Từ năm 1512 đến 1515. Tpmé Pires viết sách Suma Oriental, trong có đoạn viết tóm tắt như sau: “Vương quốc Cauchy Chyna) nằm giữa nước Champa và Trung Hoa. Người Hoa gọi nước này là Cachò (Giao Chỉ) còn người Xiêm và Mã Lai gọi là Cochinchina (Giao Chỉ phía Trung Hoa) để phân biệt với xứ Cochy bên Malabar (Ấn Độ) 

Tuy nhiên sau vẫn còn một số tư dạng từ Giao Chỉ. Như atlas của Fernand Vaz Dourado vẽ đất nước ta thời 1568 -1580 còn ghi vịnh biển emsseada de Cochi, Quochim, Cauchi. Trong sơ đồ thủ bút hồi 1511 - 1512, Francisco Rodrigues ghi trên thềm lục địa phía bắc biển Đông địa danh Cochin da China (Giao Chỉ gần Trung Hoa) và từ đây trở thành địa danh Cochinchina.

Đương thời địa danh này dùng để chỉ Đại Việt.
(Nguyễn Đình Đầu)


* Thành Ô Ma
https://lh3.googleusercontent.com/-c36YducF1Is/V5BTkKDsQ9I/AAAAAAACscI/7r532XOWkO85llL2m0_5UIFy-WcRVCgow/s252-p/Th%25C3%25A0nh%2B%25C3%2594%2BMa%2Bc%25E1%25BB%25A7a%2B%25C4%2591%25E1%25BA%25A5t%2BS%25C3%25A0i%2BG%25C3%25B2n%2Bx%25C6%25B0a%2B-%2B2
Người Pháp trước tiên lập trại nuôi ngựa giống và một trại lính trên khu đất nầy và gọi là Thành Ô Ma (Camp aux Mares). Năm 1861 tướng Charner ký nghị định thành lập 4 trung đoàn lính Việt phục vụ cho Pháp gọi là lính Tập (Tirailleurs). Trung Đoàn bộ binh số 11 đóng ở trong thành Ô Ma, tại nơi đây Pháp xây dựng một khu nhà ăn cho lính Tập
Thành Ô Ma biến thành nơi huấn luyện các lính Tập và sau này trở thành Bộ Tổng Hành Dinh Quân Đội Liên Hiệp Pháp tại thành Ô Ma Sài Gon


* Góp nhặt sỏi đá

Một triết lý của Phật giáo Thiền tông: 
Khi chưa học Thiền ta nhìn núi là núi, ta nhìn sông là sông. Khi đang học Thiền ta thấy núi không còn là núi, sông không là sông. Nhưng sau khi đã chứng ngộ Thiền, ta lại nhìn ra giản dị: Núi là Núi, Sông là Sông.


* Lính khố xanh

Ngoài lính khố đỏ còn có “Lính khố xanh” (milicien à ceinture bluegarde provincial) đồn trú tại các tỉnh, canh gác ở các phủ và huyện.  Riêng “Lính khố vàng” (milicien à ceinture jaune, garde royal à Hué) đóng ở kinh đô Huế, bảo vệ triều đình và hoàng tộc nhà Nguyễn.

Người Pháp cũng thành lập các đội kỵ binh có nhiệm vụ bảo vệ dinh thự và các quan chức thuộc địa cũng như xuất hiện trong các cuộc diễn hành nhân ngày lễ lớn như ngày Quốc khánh Pháp 14 tháng 7.


* Không đề

Hôm nay dưới bến xuôi đò
Thương nhau qua cửa tò vò nhìn nhau.
Anh đi đấy, anh về đâu?
Cánh buồm nâu, cánh buồm nâu, cánh buồm...

Thơ Nguyễn Bính. Tựa “Không đề”. Chỉ có bốn câu. Theo tôi, đây là một trong những bài thơ hay nhất, hoàn chỉnh nhất của Nguyễn Bính. Bài thơ có hai nhân vật, một người con trai và một người con gái. Người con trai ở dưới bến chờ xuôi đò. Người con gái ở trong nhà, qua khung cửa sổ, thẫn thờ ngó ra.

Nguyễn Bính nói họ “thương nhau”. Chắc chỉ là thương thầm. Nên không có tiễn đưa. Nên người con gái mới băn khoăn tự hỏi “Anh đi đấy, anh về đâu?” Sáu chữ mà bời bời hai tâm sự ngổn ngang. “Anh đi đấy” là câu hỏi thảng thốt. Ðau nhói. “Anh về đâu?” là câu hỏi ngậm ngùi. Buồn tênh. Người con gái ngạc nhiên, rồi bàng hoàng, rồi ngẩn ngơ. Chiếc thuyền rời bến, từ từ đi xa. Hình ảnh người con trai mất hút. Chỉ còn chiếc thuyền. Rồi chiếc thuyền cũng khuất. Chỉ còn cánh buồm vươn cao, vươn cao, chới với, chập chờn, lung linh, xa xăm:
Cánh buồm nâu, cánh buồm nâu, cánh buồm...

Người con gái vẫn còn đứng đó, bên thành cửa sổ, vời vợi nhìn theo. Câu thơ ngắt thành ba nhịp (Cánh buồm nâu / cánh buồm nâu / cánh buồm...), tưởng như mỗi nhịp ngắt là một làn sóng đột nhiên trào lên, che khuất cánh buồm. Bao nhiêu lần khuất rồi hiện. Lần cuối cùng, đã xa lơ xa lắc, người con gái chỉ còn nhìn thấy, mờ thật mờ, hình ảnh cánh buồm thấp thoáng, nhoà đi trong khói song bập bềnh. Không còn thấy màu sắc nữa: chữ “nâu” ở nhịp cuối biến mất.

(Thu Tứ - Gocgio.net)


* Thành Ô Ma

Thành Ô Ma nằm trong khu đất bao quanh bởi các con đường sau :
Phía bắc là đường Rue Chasseloup Laubat ( Hồng Thập Tự-)
Phía Tây là đường Rue de Nancy ( Cộng Hòa)
Phía Nam là đường Rue Frère Louis (Võ Tánh-Nguyễn Trãi)
Phía Đông là đường Rue d’Arras (Cống Quỳnh)

Thời xưa hai thành phố Sài Gòn và Chợ Lớn riêng biệt nhau, cách nhau là rừng chồi. Từ SG về Chợ Lớn có 3 con đường là đường 3 Tháng 2 xưa gọi đường trên, Nguyễn Trãi gọi đường dưới và một đường mé sông là bến Hàm Tử. Đường Võ Tánh-Nguyễn Trãi là con đường thiên lý giống như tỉnh lộ, thành Ô Ma nằm giữa 2 thành phố này




































Không có nhận xét nào: