Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2024

CÁC CẤP BẬC TRƯỜNG THỌ CỦA VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN - Biên soạn: Nguyễn Sơn Hùng

           CÁC CẤP BẬC TRƯỜNG THỌ

CỦA VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN

Biên soạn: Nguyễn Sơn Hùng


***

Việt Nam

Theo Hán Việt Từ Điển của Đào Duy Anh thì các cấp bậc của trường thọ như sau trong phần giải thích nghĩa của từ “hạ thọ”:

  • 60 tuổi: hạ thọ

  • 70 tuổi: trung thọ

  • 80 tuổi: thượng thọ

Có lẽ vào thời cụ ít người sống trên 90 tuổi nên không thấy tên gọi cho các cấp bậc trên 80 tuổi, chỉ thấy các từ như “Bách niên giai lão” khi chúc mừng hôn nhân; “Bách tuế chi hậu” nghĩa “sau khi chết rồi”; “Bách tuế vi kỳ” nghĩa “trăm năm là hạn, ý nói đời người ai cũng sống 100 năm là cùng.”

Chúng ta nghe từ “đáo tuế” để chỉ trường hợp trọn được 60 tuổi nhưng không thấy trong từ điển này.

Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức lại giải nghĩa như sau:

  • Đáo tuế 到歳: “Đến tuổi đóng góp hay hưởng quyền lợi gì trong làng. Thí dụ: Người đáo tuế phải đóng sưu.

Nghĩa là “đáo tuế” không có nghĩa “60 tuổi” như nhân gian thường nghĩ. 

Theo người viết, nghĩa trực tiếp của “đáo tuế” là “đến tuổi” nên không đủ để diễn tả việc tròn 60 tuổi. Từ “hoàn lịch” trong tiếng Nhật diễn tả rõ ý này hơn. 

Khoản 4, Điều 8, Thông tư số 06/2012/TT- BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định như sau:

  • Đủ 70 tuổi và đủ 75 tuổi: lễ mừng thọ;

  • Đủ 80 tuổi và đủ 85 tuổi: lễ mừng thượng thọ;

  • Đủ 90 tuổi, đủ 95 tuổi và 100 tuổi trở lên: lễ mừng thượng thượng thọ.


Nhật Bản

Ở Nhật Bản có rất nhiều cấp bậc để gọi do họ dùng chữ Hán, và có thể do các thương gia đặt ra nhiều thứ để buôn bán. Thí dụ gần đây họ đem cả những loại lễ của Âu Mỹ như Ngày Valentine, lễ Thanksgiving…vào Nhật Bản. Dưới đây người viết cũng giới thiệu màu sắc dùng để gói quà trong dịp chúc mừng của các loại lễ thọ.

  • Trọn 60 tuổi: hoàn lịch還暦kanreki, đỏ

  • 70 tuổi: cổ hy 古稀 koki, tím

  • 77 tuổi: hỷ thọ 喜寿 kiju, tím

  • 80 tuổi: tản thọ 傘寿sanju, tím hoặc vàng hoặc kim trà (trà sắc vàng)

  • 88 tuổi: mễ thọ米寿 beiju, kim trà, vàng, cam.

  • 90 tuổi: tốt thọ 卒寿sotsuju, trắng, tím

  • 99 tuổi: bạch thọ 白寿hakuju, trắng

  • 100 tuổi: bách thọ 百寿hyakuju, trắng, hồng đào

  • 108 tuổi: trà thọ 茶寿chaju, (chưa/không định màu sắc)

(Trừ hoàn lịch, các cấp bậc thọ khác không cần phải trọn tuổi.)

Ngoài ra còn có các cách gọi sau:

  • 66 tuổi: lục thọ緑寿 rokuju (mới đặt thêm vào năm 2002)

  • 81 tuổi: bán thọ半寿 hanju

  • 111 tuổi: hoàng thọ皇寿kôju

  • 120 tuổi: đại hoàn lịch大還暦daikanreki

Dưới đây sẽ giải thích xuất xứ (lý do) của các tên gọi này.

Hoàn lịch-kanreki

Mừng thọ tròn 60 tuổi. Như chúng ta biết âm lịch gồm có 10 can và 12 chi (thập can thập nhị chi). Can là giáp, ất, bính, đinh…; chi là tý, sửu, dần…Một vòng của can chi là 60 năm. (Lưu ý, một can chỉ đi chung với 6 chi chứ không phải hết 12 chi). “Hoàn” nghĩa là trở lại. “Hoàn lịch” nghĩa lịch trở lại. Do đó cần phải trọn 60 tuổi, bước vào tuổi 61 mới gọi là hoàn lịch. “Đại hoàn lịch” là hoàn lịch lần thứ 2. Từ “hoàn lịch” rõ nghĩa tròn 60 tuổi hơn từ “đáo tuế” (đến tuổi).

Màu đỏ mừng tròn 60 tuổi.

Cổ Hy-koki

Mừng thọ tuổi 70. Tên gọi này xuất xứ từ câu thơ thứ 4 trong bài thơ “Khúc Giang nhị kỳ (kỳ 2)” của Đỗ Phủ: “Nhân sinh thất thập cổ lai hy”, ý nói đời người hiếm sống được 70 tuổi. “Cổ Hy” nghĩa xưa nay hiếm được.

 Màu tím mừng tuổi 70.

Hỷ thọ - kiju

Mừng thọ tuổi 77. Chữ hỷ (mừng, tốt lành) viết theo lối thảo thư gồm có 3 chữ thất trông giống như 七十七 (thất thập thất=77). Màu mừng thọ cũng là màu tím giống như lễ Cổ Hy.

Chữ hỷ viết theo lối thảo thư (2 chữ bên trái)

Màu tím mừng tuổi 77.

Tản thọ-sanju

Mừng thọ tuổi 80. Chữ tản/tán 傘 (dù che) viết tắt nghĩa là chữ báttrên chữ thập, phân tách ra thành八+十 = 80. Màu mừng thọ là màu tím hoặc màu trà có sắc vàng hoặc màu vàng.

Màu trà sắc vàng mừng tuổi 80.

Mễ thọ - beiju

Mừng thọ tuổi 88. Chữ mễ (gạo) viết, phân tích thành 八+十+八 =80+8=88. Màu mừng thọ là màu trà có sắc vàng hoặc màu vàng hoặc màu cam. Hội Tiệm Tạp Hóa Nhật Bản gần đây đề nghị màu beige (tiếng Anh, nâu nhạt, tím nhạt?) bởi vì vì “beige” đọc gần giống “beiju”!

 Màu vàng mừng tuổi 88.

Tốt thọ - sotsuju

Mừng thọ tuổi 88. Chữ tốt (trọn, xong) viết tắt卆, nghĩa là 九+十=90. Màu mừng thọ là màu trắng hoặc tím. Bởi vì “tốt” có nghĩa sự việc đã xong, đã hết nên không tốt do đó có người không thích cách gọi này. Bàn cờ vây có 9 điểm gọi là tinh (ngôi sao) nên có cách gọi là tinh thọ seiju. Còn gọi cưu thọ鳩寿. Cưu là chim bồ câu viết bằng chữvới chữ điểu (chim). Màu tượng trưng là màu tím hoặc trắng.

         Vị trí 9 tinh trên bàn cờ vây


Bạch thọ - hakuju

Mừng thọ tuổi 99. Chữ bách (100) viết, có một gạch ngang ở trên đầu chữ. Do đótrừ đi = 100 - 1=99. Màu tượng trưng là màu trắng.

Bách thọ - hyakuju

Mừng thọ tuổi 100. Màu mừng thọ là màu trắng hoặc màu hồng đào. Trăm năm là 1 thế kỷ nên mừng thọ 100 tuổi còn gọi là kỷ thọ紀寿

Trà thọ - chaju

Mừng thọ tuổi 108. Phân tích chữ trà thành八+十+八và bộ thảo trên đầu chữ trà là 2 chữ, kết quả =八+十+八+十+十= 108.


Về các từ ít thông dụng như sau.

Lục thọ - rokuju

Mừng 66 tuổi, mới được đặt ra năm 2002, ít người biết. Màu tượng trưng là màu xanh lá cây chỉ sức sống cho thời đại con người sống 100 năm.

Bán thọ - hanju

Mừng thọ tuổi 81. Phân tích chữ bán (phân nửa) thành 八+十+一=80+1=81. Bàn cờ tướng gồm 9x9=81 ô nên còn gọi là bàn thọ 盤寿 banju. Màu mừng thọ giống như tản thọmễ thọ, màu trà sắc vàng.

Hoàng thọ - kôju

Mừng thọ tuổi 111. Phân tích chữ hoàng (vua, to lớn với tôn kính), phần trên là bạch (=99), phần dưới chữ vương一+十+一= 1+10+1, hợp lại thành 99+1+10+1=111.


Nếu quý độc giả biết chữ Hán và dành thời giờ tính toán theo phương pháp trên có thể đặt thêm các cấp bậc mới của trường thọ.


Viết xong ngày 12/10/2024

Nguyễn Sơn Hùng










Không có nhận xét nào: