Thứ Bảy, 7 tháng 7, 2018

Hỏi Chuyện Người Viết Đại Việt Sử Thi - Nguyễn Hạnh

HỎI CHUYỆN NGƯỜI VIẾT
ĐẠI VIỆT SỬ THI

Nguyễn Hạnh – Phó tổng biên tập báo Xưa Nay

Cuối năm 1998 bộ Đại Việt Sử Thi lưu hành trên internet đã gây ra không ít ngạc nhiên cho các cư dân mạng khi truy cập các đề tài về lịch sửViệt Nam, tác phẩm lịch sử viết bằng thơ này nhanh chóng được các website copy lại và đang tải trên các site của họ như là một cách quảng bá lịch sử Việt Nam cho cộng đồng người Việt  khắp nơi trên thế giới.
Nhận định về bộ sách lịch sử Việt Nam viết bằng thơ vào cuối thế kỷ thứ XX này tác giả được các website trân trọng giới thiệu như sau ư: “Mỗi một dân tộc đều có bộ môn Quốc Sử riêng xây dựng trên sự kiện lịch sử cụ thể. Lòng yêu nước của người dân được gìn giữ, tô bồi nhờ vào tinh hoa của truyền thống dựng nước và giữ nước qua các sự kiện lịch sử này. Bởi vậy không có một quốc gia nào mà không quan tâm tới việc giáo dục thế hệ trẻ biết rành rõi về lịch sử của dân tộc mình. Quan tâm là một chuyện, việc hiệu quả của sự giáo dục tuỳ thuộc vào nhiều điều kiện. Dân tộc ta có ưu điểm nhờ vào truyền thống văn học thơ phú mà đem được những bài học lịch sử đi vào tâm thức của người dân. Tác giả đã triển khai ưu điểm đó, đem lịch sử hơn bốn ngàn năm của dân tộc ta với Đại Vit S Thi bằng hình thức thơ phú. Đai Vit S Thi chia làm 30 quyển (mỗi quyển tập hợp một nhóm thời đại tiêu biểu), + 1 quyển chú thích với hơn một trăm ngàn chữ, mở đầu bằng Hồng Bàng và kết thúc ở thời đại trầm kha nhất của đất nước: thời chống Pháp với anh hùng Nguyễn Thái Học.
       Đọc một cuốn sử Việt dày chừng năm, sáu trăm trang dù viết hay cách mấy, qua thời gian trí nhớ con người có thể phôi phai, nhưng với hình thức thơ phú người đọc sẽ ghi lòng tạc dạ. Có lẽ đó là một trong những ý hướng tác giả đã dày công để xây dựng nên tác phẩm này. Xin giới thiệu Đại Vit S Thi với quý bạn đọc… Bộ sách gồm có 30 quyễn.”

Quyển 01: Thời đại Hồng Bàng (2879-257 TCN) đến Triệu Thị Trinh (248)
Quyển 02: Thời đại Bắc thuộc (227-540) đến Dương Đình Nghệ (938) 
Quyển 03: Ngô Quyền (938-944) đến Ngọa Triều (1009) 
Quyển 04: Lý Thái Tổ (1010-1028) đến Lý Thánh Tông - (1072) 
Quyển 05: Lý Nhân Tông (1072-1127) đến Lý Chiêu Hoàng (1225) 
Quyển 06: Trần Thái Tông (1226) đến Trần Thánh Tông (1278) 
Quyển 07: Trần Nhân Tông (1278-1293) & chống Nguyên-Mông lần ba (1287) 
Quyển 08: Trần Anh Tông (1293-1394) đến Trần Dụ Tông (1369) 
Quyển 09: từ Dương Nhật Lễ đến Trần Thiếu Đế (1369-1400) 
Quyển 10: từ Hồ Quí Ly đến Giản Định Đế (1400-1409)
Quyển 11: Lê Thái Tổ (1423-1433) 
Quyển 12: Lê Thái Tông (1433-1442) đến Lê Thánh Tông (1460-1497) 
Quyển 13: Lê Hiến Tông (1497) đến Mạc Phúc Nguyên (1546) 
Quyển 14: Lê Trung Tông (1548) đến Nguyễn Phúc Nguyên (1613) 
Quyển 15: Lê Thần Tông (1619-1643) đến Lê Dụ Tông (1705-1728) 
Quyển 16: Trịnh Cương (1709) đến Nguyễn Phúc Thuần (1765-1777) 
Quyển 17: Trung Ương hoàng đế (1778 – 1793) 
Quyển 18: Quang Trung hoàng đế (1788-1792) 
Quyển 19: Cảnh Thịnh hoàng đế (1792-1802) 
Quyển 20: Gia Long hoàng đế (1802-1820) 
Quyển 21: Minh Mạng hoàng đế (1820-1841) 
Quyển 22: Thiệu Trị hoàng đế (1841-1847) đến Tự Đức (1847-1885) 
Quyển 23: Pháp chiếm Gia Định (1859) và chiếm ba tỉnh miền Tây 
Quyển 24: Các cuộc kháng chiến của nghĩa quân miền Nam 
Quyển 25: Pháp chiếm Hà Nội (1882) đến Hòa ước Giáp Thân (1884) 
Quyển 26: Pháp lập Liên bang Đông dương – các phong trào bình Tây sát Tả
Quyển 27: Đồng Khánh (1885) – các phong trào sĩ phu yêu nước 
Quyển 28: Vua Thành Thái (1889-1907) và Duy Tân (1907-1916) 
Quyển 29: Trần Cao Vân (VNQPH) – các phong trào kháng chiến toàn quốc 
Quyển 30: Khải Định (1916-25) Bảo Đại (1925-45) – anh hùng Nguyễn Thái Học

       Các loại sách lịch sử viết bằng thơ trong kho tàng văn học nước ta quả thật là hiếm. Những tác phẩm loại này được nói đến trong lịch sử như Việt Giám Vịnh Sử thi tập của Dặng Minh Khiêm năm 1520, Thiên Nam Ngữ Luc thời vua Lê Thánh Tôn năm 1460-1497, Việt Sử Tứ Tự ca của Hồng Thiết - Hồng Nhung Việt Sử Tổng Vinh Thư của vua Tư Đức, Đại Nam Quốc Sử Diễn ca của Lê Ngô Cát – Phạm Đình Toái và Cận Đai Việt Sử Diển Ca của Huỳnh Thiên Kim
       Biên khảo một tác phẩm sử ký là rất khó, viết một quyển sách ghi chép lịch sử bắng thơ lại là chuyện khó hơn rất nhiều lần.
       Lịch sử là một khoa học, khoa học này có một ngôn ngữ và cách trình bày riêng, rất súc tích, biên chép không được thiếu mà chẳng được thừa một chữ đó là cái khó của người chép sử và cực kỳ khó hơn khi phải diễn tả nó bằng thơ vì phải tuân theo vần điệu kết cấu của thể thơ vì thế không thể thay đổi, biện minh, ép vận hay thay đổi sự kiện lịch sử để phù hợp với ngôn ngữ âm điệu mượt mà của thi ca.
Chọn tài liệu, sử cũ… khi biên khảo là một điều cẩn trọng của các sử thần ngày xưa và các sử gia bây giờ, phả cái hồn thơ vào trong các sự kiện lịch sử để biến nó thành ra sử thi là nhiệm vụ của kẻ viết sử bắng thơ.
       Không có đam mê không có trái tim mà chỉ có kỹ thuật thì không thể viết sử thi được- Có thể vì thế mà số sử thi rất hiếm hoi trong kho tàng văn học của nhiều quốc gia.
       Trong sách Đại Việt Sử Ký Tục biên có viết: “ Vì sao mà làm quốc sử? Vì sử chính là để ghi chép sự việc. Có chính trị của một đời tất phải có sử một đời, mà ngòi bút chép sử giữ nghị luận rất nghiêm… “
       Cái tâm và cái trí của người viết sử phải sáng suốt bình ổn trong khi sáng tác và biên khào.
       Tôi thật bất ngờ khi biết tác giả của bộ Đại Việt Sử Thi gồm 30 tập với hơn 12 ngàn câu thơ này  không phải là người xa lạ với báo Xưa & Nay, tác giả là người cộng tác từ lâu với với Xưa & Nay đó là Hồ Đắc Duy
Tôi hi HĐD ti sao anh mê s và li sáng tác mt tác phm “Vĩ đại“ như thế ?
Anh kể rằng: Năm tôi lên 15 tuổi, mẹ tôi dời nhà từ An Cựu - Huế vào ở trong Thành Nội gần Hồ Tịnh Tâm và Lầu Tảng Thơ nhà ở số 32/8 đường Lê Văn Hưu. Tôi không biết Lê văn Hưu là ai? Tò mò cả mấy tháng mới biết Lê văn Hưu là vị sử gia đầu tiên của nước ta (1230-1322) viết sách Đai Việt Sử Ký, hỏi sách này không ai biết. Họ chỉ biết Đại Việt Sử Ký Toàn Thư ca Ngô Sĩ Liên
Trong đầu óc non nớt về lịch sử của một đứa trẻ 15 tuổi tôi đã bị kích thích dữ dội và từ đó tôi tìm hiểu lịch sử ờ chung quanh tôi như hồTịnh Tâm có từ năm nào, ai xây lầu Tàng Thơ… Tình yêu tổ quốc hình như bắt nguồn từ đó.
Tôi hi HĐD anh sa sođể hoàn thành tác phm này trong thi gian bao nhiêu lâu?
Năm 1964 sau khi xong Tú tài II tôi bắt đầu thu thập các tài liêu, sách lịch sử… sau năm 1972 khi  tốt nghiệp xong BS Ykhoa là thời gian nghiền ngẫm chuẩn bị sửa soạn cho tác phẩm của mình và thực sự viết vào lúc 14 giờ ngày 24 tháng 5 năm 1996 và kết thúc lúc 22 giờ ngày 8 tháng 12 năm 1996
Anh có gp khó khăn trong khi sáng tác không?   
Chọn một thể thơ để viết lịch sử là một chuyện làm tôi phải suy nghĩ, đa số sử dụng thể thơ lục bát, thơ lục bát thích hợp cho những tác phẩm mượt mà, nhẹ nhàng bay bứơm trong khi lịch sử có khi thì đau thương êm đềm có khi thì hùng tráng bất khuất vì thế chọn để diễn tả lịch sử cần phải sử dụng vần trắc lẫn vần bằng mới mô tả hết cái hào khí của lịch sử. Thể thơ song thất lục bát có lẽ thích hợp trong trường hợp này. Làm thơ thì tương đối nhưng lựa chọn các sự kiện lịch sử để viết thì rất khó vì trách nhiệm của mình đối với tác phẩm qua sự truyền thông, ảnh hưởng của nó nếu có buộc mình phải đắn đo, cẩn trọng không để bị cái ngã tướng, tư kiến vướng vào trong tác phẩm.
Anh nghĩ gì khi viết tác phm này?
Thuở nhỏ tôi đã bị bối rối không biết Lê văn Hưu là ai, khi trưởng thành tôi lại càng khó chịu hơn khi tra cứu các sự kiện lịch sử trong sách vở. Vì thế, không lý do gì để các em vấp lại cái bối rối của tôi đã gặp. Tôi ước mong tất cả mọi công dân Việt Nam hay những người gốc Việt trên toàn thế giới phải biết lịch sừ Việt Nam- nhất là giới trẻ.
Anh có th nói rõ hơn không?
Vâng, sự kiện Khai Minh Vương hay Ngọa Triều Hoàng Đế , ngày lên ngôi của Lý Thái Tổ Hoàng Đế, về cái chết của Lê Lai, về Lê Quí Ly… mỗi quyển sử mô tả các sự kiện một cách khác nhau. (Xem và so sánh các sự kiện này trong các sách liệt kê sau đây: Đại Vit S Ký Toàn ThưKhâm ĐịnhVit S Thông Giám Cương McĐại Nam Nht Thng Chí, Vit Nam S Lược, Đại Vit Thông S, Lch Triu Hiến Chương Loi Chí, Vit S Tiêu Án, Ng Chế Vnh S Tng Lunsách Lch S lp 7...) Ti sao lại như vy, s tht nằm  đâu?
Nhng tác phm lch s nào làm căn bn cho sáng tác ca anh?
Nhng tác phm lch s chun mc chính thng được các nhà nghiên cu tha nhn cũng là nhng sách mà tôi da vào để ly tài liu. Còn các tác phm khác ch để tham kho thêm.
o   Đại Vit S Ký Toàn Thư
Do nhi
u s gia nhà Trn và nhà Lê son tho ra. Năm 1993, nhà XBKHXH n hành bn ch Quc Ng, dch t bn in năm Chính Hòa th 18 (1697).
Nhóm b
n Lê Bc, Công Đệ, Ngc Thy, Tuyết Mai, Hng Ty và Nguyn Quang Trung chuyn sang n bđin t năm 1999.
o   Khâm Định Vit S Thông Giám Cương Mc
Do Qu
c S Quán Triu Nguyn son tho khong năm 1856-1881. Vin S Hc dch sang ch Quc Ng vào năm 1960. Nhóm bn Lê Bc, Công Đệ, Ngc Thy, Tuyết Mai, Thanh Quyên chuyn sang n bđin t năm 2001.
o   Đại Vit S Ký Tin Biên và Vit S Tiêu Án
Do Ngô Th
i Sĩ son tho vào năm 1775. Hi Vit Nam Nghiên Cu Liên Lc Văn Hóa Á Châu dch sang ch Quc Ngữ vào năm 1960.
o    Đại Vit Thông S
Do Lê Quý 
Đôn son tho vào năm 1759. Lê Mnh Liêu dch sang ch Quc Ng vào năm 1973.
o   Đại Vit S Lược
Do m
t tác gi khuyết danh son tho vào khong thế k 14. Nguyn Gia Tường dch sang ch Quc Ng vào năm 1972.
o   Lam Sơn Thực Lục
Do Nguyễn Trãi soạn thảo, Lê Lợi đề tựa vào thế kỷ 15. Mạc Bảo Thần dịch sang chữ Quốc Ngữ vào năm 1944.
o   Thiền Uyển Tập Anh
Soạn thảo vào đời nhà Trần, khoảng thế kỷ 14. Sách viết về các thiền sư đời Lý, Trần, v.v... tuy nhiên lại cho biết rất nhiều dữ kiện lịch sử vào các thời kỳ đó. Lê Mạnh Thát dịch sang chữ Quốc Ngữ vào năm 1976.
o   An Nam Chí Lược
Do Lê Tắc soạn thảo vào khoảng thế kỷ 14, Ủy Ban Phiên Dịch Sử Liệu Việt Nam thuộc Viện Đại Học Huế dịch sang chữ Quốc Ngữ vào năm
o   Quốc Triều Chánh Biên Toát Yếu
Do Quốc Sử Quán Triều Nguyễn soạn thảo vào khoảng đầu thế kỷ 20.
Nhóm nghiên cứu sử địa dịch sang chữ Quốc Ngữ vào năm 1972.
o   Việt Nam Sử Lược
Do học giả Trần Trọng Kim soạn thảo vào năm 1919. Trung Tâm Học Liệu in lần thứ nhất vào năm 1971
o   Cận Đại Việt Sử Diễn Ca do tác giả Huỳnh Thiên Kim do nhà sách Dân Trí phát hành năm 1962 tại Saigòn
o   Và một số sách báo tài liệu khác….
Anh mun gửi gắm điều gì không- khi tác phm này ca anh được nhiều website đưa lên mng internet?
Trước hết cho tôi xin được cám ơn hai ông bạn vong niên của tôi là anh Tô Kiều Ngân người đã sừa lỗi chính tả và hiệu đính bản thảo, anh Nguyễn Bá Triệu ở Canada đã đánh máy lại, anh Nguyễn Văn Sa đã chép tay lại bản thảo, anh Ngô Nguyên Phi và Đoàn Thế Điềm hiệu đính, cô Bích Vân ở Đức đã sửa phần chú thích cho bộ Đại Việt Sử Thi này và một người bạn ở Philadelphia.
Tôi cũng xin cám ơn anh Trần Tiễn Tiến ở Hòa Lan, anh Trần Ngọc Hải và nhóm cựu học sinh Quốc Học 61-64 ở Hoa Kỳ và  các anh chị ở Pháp trong nhóm Chim Việt Cành Nam, trang web của Bộ Giáo Dục & Đào Tạo edu.net  và các Công cụ tìm kiếm Google đã đưa, giới thiệu tác phẩm này lên internet.
Độc giả có thể chọn đọc tác phẩm Đại Việt Sử Thi trên các website :http://www.google.com/search?sourceid=navclient&ie=UTF8&rlz=1T4GPEA_enVN295VN296&q=%c4%90%e1%ba%a0I+VI%e1%bb%86T+S%e1%bb%ac+THI
(Báo Xưa Nay, Số 277+278 tháng 2/2007 NĂM THỨ MƯỜI BỐN ISSN 868-331X).




Không có nhận xét nào: