Thứ Hai, 22 tháng 5, 2023

Xao Xuyến Chiều Xuân (Nguyễn Trãi) & Lời bình: Ngân Triều

Xao Xuyến Chiều Xuân (Nguyễn Trãi)                  

                  Lời bình: Ngân Triều

    

                                  
Di ảnh của Nguyễn Trãi (1380-1442)                        

           Thời gian! Cánh thời gian sao nhanh quá! [1] Mới đây mà một năm sắp hết! Chợt liên tưởng đến mấy câu thơ của Lý Bạch, mà lòng luống những bồi hồi:

                  Hựu Bất Kiến, [2]

     Cao đường minh kính bi bạch phát,

     Triêu như thanh ti, mộ thành tuyết.

                    Tương Tiến Tửu – Lý Bạch.

            Trăm năm của kiếp nhân sinh chỉ dài trong gang tấc; ngắn ngủi như kiếp hoa Phù Dung sớm nở tối tàn. Một thoáng ngẫm nghĩ sự đời… sự đời đã vậy; buồn lặng mà chi cho lòng nặng mối vương.

     Vậy thì, nhân dịp Mùa Xuân sắp đến, đọc lại Mộ Xuân Tức Sự của Nguyễn Trãi (1380-1442) như nhớ một chút hương trong gió, chan hòa trong những hương sắc bát ngát của trời Xuân:

       Mộ Xuân [3] Tức Sự (4)

 Nhàn trung[5] tận nhật [6] bế thư trai, [7]                 Môn ngoại toàn vô [8] tục khách lai. [9]               

 Đỗ Vũ [10] thanh trung Xuân hướng lão, [11]          Nhất đình [12] sơ vũ luyện hoa khai. [13]                   

                 Ức Trai Thi Tập, Nguyễn Trãi

               Nguyên tác chữ Hán

 

                    

                                

                                 

                                                                                                                                                                                                                                            薦.           

           Dịch nghĩa:

          Cảm tác nhân nghe thấy những sự việc trước mắt trong buổi chiều Xuân.

          (Bây giờ), trong cánh cửa thư phòng, ta nhàn nhã cả ngày, chỉ có công việc đơn điệu, (đọc sách?) và một mình khép mở cửa phòng văn. Câu (1).

          Bên ngoài cửa vắng ngắt, tuyệt nhiên không có một bóng khách quen nào đến thăm. Câu (2).

          (Khi ấy), vẳng nghe tiếng chim Cuốc khắc khoải, sầu đưa, lửng lơ, ta mới biết rằng mùa Xuân nầy sắp hết. Câu (3)

          Trước sân, màn trời giăng đầy mưa bụi, (qua đó, chỉ còn thấy), những chùm hoa Xoan nở, trong màu hoa trắng thuần khiết, thanh cao; pha chút tím ngát ngoạn mục, nhớ mong, trong một buổi chiều xuân trống vắng, lạnh lùng. Câu (4).

 

                                

            Hoa Xoan, ảnh minh họa Google,                                  

                    Xuất xứ:

          Bài thơ nầy trích trong tập thơ chữ Hán, Ức Trai Thi Tập của Nguyễn Trãi và được cảm tác vào một buổi chiều Xuân, có thể lúc ông đã về trí sĩ nơi quê ngoại ở Côn Sơn, nay là Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc là một trong 62 di tích quốc gia đặc biệt quan trọng của Việt Nam. Quần thể di tích này thuộc địa bàn thị xã Chí Linh, Tỉnh Hải Dương[14]

            1/- Thân thế Nguyễn Trãi: 

  Nguyễn Trãi , (1380 – 19/9/1442), Hiệu là Ức  Trai抑齋.

-Quê gốc ở làng Chi Ngại, (Làng Ngái), huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, sau dời đến làng Nhị Khê, huyện Thượng Phúc, tỉnh Hà Đông, nay thuộc  Thủ đô Hà Nội.

   -Cha là Nguyễn Phi Khanh, hiệu Ứng Long, đỗ Thái Học Sinh năm 1734, đời Trần Duệ Tông, làm quan đời Nhà Hồ, có tác phẩm Nhị Khê Thi Tập.

 -Mẹ là Trần Thị Thái, dòng dõi quý tộc, con gái Tể Tướng Trần Nguyên Đán (1320-1390), cuối đời Trần; ông có tập thơ Băng Hồ Ngọc Hác.

 -Năm 6 tuổi, mẹ mất; năm 10 tuổi, Ông ngoại mất; phải về sống với cha đang dạy học ở Nhị Khê.

 -Năm 20 tuổi, đỗ Thái Học Sinh tức Tiến sĩ, hai cha con đều làm quan trong triều đại Nhà Hồ.

 -Năm 1407, giặc Minh sang cướp nước ta, Nguyễn Phi Khanh bị đày chung thân khổ sai sang Tàu. Nguyễn Trãi bị giam lỏng trong 10 năm rồi trốn thoát.

-10 năm làm quân sư kiệt xuất cho Lê lợi, kháng chiến chống giặc Minh thành công vào năm 1428. Cũng năm nầy, sau đó, Ông bị bắt giam, bị cách chức rồi thả ra, chẳng được tin cậy như trước.

-Năm 1440, được giao nhiều việc quan trọng.

-Năm 1442, Vụ án Lệ Chi Viên, Ông bị tru di tam tộc, đầy oan ức. Vụ án thi hành một cách gấp rút, uẩn khúc, chỉ có 10 ngày! Toàn bộ những trước tác có giá trị nhiều mặt của ông đều bị thiêu hủy.    

-Mãi đến năm 1464, Vua Lê Thánh Tông mới xuống chiếu giải oan cho ông và cho sưu tầm, chép lại những tác phẩm đã mất qua trí nhớ của các Nhà Nho, các quan lại và trong dân gian. (Chắc là tam sao thất bổn, sao bằng được nguyên tác!).

          2/-Sự nghiệp văn chương:

                   -Tác phẩm bằng chữ Hán: Quân Trung Từ Mệnh Tập, Đại Cáo Bình Ngô, Các loại văn thư ngoại giao, chiếu, chế, biểu… Nổi tiếng là Bài Bình Ngô Đại Cáo, rực sáng tinh thần yêu nước, chống ngoại xâm, tư tưởng Nhân Nghĩa cao cả của dân tộc ta.

                   -Tập thơ Ức Trai Thi Tập (Hán) và Tập thơ Quốc Âm Thi Tập (Nôm) với chủ đề ca ngợi cuộc sống thanh đạm, dân dã, vì nước, vì dân.

                  -Vua Lê Thánh Tông, trong bài Quân Minh Thần Lương 君明臣良nghĩa là Vua sáng, tôi hiền có ca ngợi Nguyễn Trãi trong câu thơ (1) dưới đây:

               Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo [15]

              Vũ Mục hung trung liệt giáp binh[16] 

                             

                             

          Nghĩa là:

          Lòng Ức Trai (trong văn chương), đã tỏa sáng đến văn chương của ta, (của Trẫm).

         Bụng Vũ Mục chứa đầy binh giáp

        Nổi bật nhất là văn phong chính luận hào sảng, tuyệt vời của ông. Tiêu biểu là  bài Bình Ngô Đại Cáo được viết ra sau khi quét sạch giặc Minh ra khỏi bờ cõi: bút thần đanh thép, thỏa lòng; nội dung tâm phục, khẩu phục mà khoan nhượng; quyết chiến, quyết thắng mà bao dung; sang sảng căm thù tố cáo tội ác của giặc mà nhân hậu; sừng sững như một bản Tuyên Ngôn Độc Lập toàn bích lần thứ hai, như một áng thiên cổ hùng văn, sáng ngời tinh thần yêu nước, quật khởi chống ngoại xâm; chất ngất tư tưởng Nhân Nghĩa cao cả, trí tuệ, bản lĩnh, khí phách, truyền thống hào hùng của dân tộc ta.

          Quả thật, Nguyễn Trãi xứng đáng là một vị anh hùng dân tộc, một nhà văn, nhà thơ xuất chúng; một thiên tài nhiều mặt, và là danh nhân văn hóa, có công đóng góp lớn lao cho sự phát triển văn học và tư tưởng Việt Nam.

          3/- Đại ý bài thơ:

          Cảm tác và nỗi niềm của tác giả, trong một buổi chiều Xuân.

          4/- Lời bình, Ngân Triều:

                   a/- Hai câu đầu: bao gồm những sự viêc ở trong và ngoài cánh cửa thư phòng:

                   Nhàn trung tận nhật bế thư trai,                

                   Môn ngoại toàn vô tục khách lai.               

                                              

                                              

          Trong cánh cửa thư phòng là công việc! Một công việc đơn điệu, nhàm chán. Một công việc có thể không đáng gọi đó là công việc. Một công việc của cảnh nhàn nhã, không có tính cách rộn ràng, cấp tập như của công việc nước non; mà chỉ có công việc thường nhật nhẹ nhàng cả ngày như đi vào, đi ra, khép mở phòng văn(Sao buồn cười cho ta quá vậy! Phải nhàn thôi! Ta đã nghỉ hưu rồi mà!)

          Ngoài cánh cửa thư phòng là một nỗi niềm. Khi công việc suốt ngày đã nhàm chán, nỗi niềm chạnh lòng tâm sự là đương nhiên. Nỗi niềm ở đây chính là tấm lòng mong ngóng người quen. Người quen còn chẳng có ai đến thăm, huống chi là bạn bè thân thiết. Tuyệt nhiên không có người quen, không có bạn bè thì nỗi niềm cô đơn, trống vắng, buồn lặng cứ đến xâm chiếm tâm hồn. Trong cô đơn, thường thì nỗi nhớ mong rất da diết. Cho dẫu biết rằng ngoài trời thời tiết chiều mưa lưa thưa lạnh, (mưa phùn), có mấy ai già yếu mà lui tới thăm nhau, chia sẻ vui buồn trong cuộc trà dư tửu hậu. Cho hay, nhàn nhã, cô đơn, hiu quạnh mà không có bạn, cũng buồn.

          b/-Hai câu kết: là những chi tiết về âm thanh và hình ảnh:

                      Đỗ Vũ thanh trung Xuân hướng lão,         

                      Nhất đình sơ vũ luyện hoa khai.                          

                                                  

                                                  

          Con chim Cuốc ở đâu mà tiếng kêu của nó nghe rất bi thương! Phải chăng âm thanh đó như tiếng réo gọi của nước non nhắc ta công việc? Mùa Xuân nầy hầu như sắp hết, cũng như đời ta, nay đã qui khứ điền viên, tuổi về quê an dưỡng cảnh già. Việc nước non, hãy giao lại cho lớp hậu sinh khả úy, rường cột nước nhà, dâng hết tài trí và tấm lòng, làm cho núi sông xán lạn, hoành tráng, vẻ vang.

          (Chuyện hão! Có phải ta đã lẩn thẩn rồi không? Mưa ướt lạnh, sao còn mong bạn tới? Cảm tiếng cuốc kêu, ta mong có việc cho mình(?). Ai biết rằng, ta đã già yếu rồi, tuổi Xuân như đã hết, tuổi hưu thì đành bất cập, lực bất tòng tâm).

          Những sự việc trước mắt đó, quả đã gợi cho ta nhiều nỗi bâng khuâng để ta thấu hiểu lẽ đời. Ô! Thật ấm lòng biết bao! Khi ta chợt thấy: Trước sân, màn trời giăng đầy mưa bụi phơn phớt; qua đó, chỉ có những chùm hoa xoan tươi cười, đu đưa khoe mình trong mưa gió, nõn nà màu trắng thuần khiết, thanh cao; đượm chút tím ngát ngoạn mục, nhớ mong. Kìa trông! Những chùm hoa xoan ấy, hồn nhiên, thanh thản trong mưa bụi ướt, như tỏ rõ một phong cách cao khiết, khả ái, thân thương đã đến chia sẻ nỗi niềm với ta, trong một buổi chiều Xuân, mưa phùn phơn phớt lạnh, lòng buồn dạt dào trong mấy nỗi cô liêu.

          Tóm lại, qua bài thơ tuyệt cú Đường luật nêu trên, tuy bó rọ trong khuôn khổ âm-thanh-vần-nhịp-niêm-luật… nhưng ý tại ngôn ngoại của hồn thơ, đã nói lên được nhiều điều: Tác giả đã minh họa một bức tranh về cuộc sống trí sĩ đơn điệu của một bậc đại thần bấy giờ; một công việc nhàn nhã, se lòng; một bản tình ca không tên, ngùi nhớ những người quen biết cũ, những bằng hữu ngày xưa; một giai điệu u ẩn, tỏ lòng cao cả với nước non và tâm hồn của một nhà thơ kiệt xuất, thanh đạm, trong sáng, thanh cao.

          5/-Diễn thơ:

                        Cuối Xuân Tức Sự 

                  (Sgk lớp 10, nxb Giáo Dục, năm 2002)

                   Suốt ngày nhàn nhã khép phòng văn.

                   Khách tục không ai bén mảng gần.

                  Trong tiếng cuốc kêu Xuân đã muộn.

                  Đầy sân, mưa bụi, nở Hoa Xoan                                                       

                                 *

                          Cuối Xuân Cảm Tác 

                 Chiều tà nhàn khép phòng văn,

                Người quen chẳng đến, tình thân ngỡ ngàng!

                Cuốc kêu xao xuyến, Xuân tàn,

                Mưa thưa, duy chỉ Hoa Xoan vẫy chào.

                                  Ngân Triều dịch 

֎



[1]  Đời người trăm năm, vậy mà như chỉ có một thoáng mà thôi.

Trang Tử trong thiên Tri Bắc Du: "Nhân sinh thiên địa chi gian, nhược bạch câu chi qúa khích, hốt nhiên nhi dĩ". 

  /             隙,忽   .

 "Con người sống trong trời đất, giống như bóng con ngựa câu trắng phi vụt qua khe cửa, chỉ trong chốc lát mà thôi."

[2]                             

                                

                                

                                       -      

                           Lại chng thấy,

                          Gương tỏ rạng,

                           Mẹ cha

                          Buồn tóc trắng:

                          Mới sáng óng xanh tơ,

                         Mà chiều đổi bạc phơ!

                                    Ngân Triều dịch

[3] Mộ Xuân : Buổi chiều ngày Xuân.

[4] Tức sự : cảm tác về sự vật ở trước mắt.

[5] Nhàn: Cửa hai cánh; ban ngày thong thả, rảnh rang. (Cửa một cánh là hộ: ; cửa 2 cánh là môn: ; hình hai cánh cửa ra vào, dùng để ngăn cách bên ngoài có cây cối mộc với bên trong, là chữ nhàn tức là cánh cửa. Đồng nghĩa với chữ: nhànngắm ánh trăngnguyệt  soi trước cửa nhà mình, môn , cũng là nhàn,  ban đêm, thong thả, rảnh rang)

Nhàn trung:   , trong cảnh nhàn hạ, rảnh rỗi ban ngày.

Cụ Nguyễn Công Trứ cũng đã có 2 câu thơ chơi chữ, trong bài hát nói Chữ Nhàn, xin ghi lại:

                        Thị tại môn tiền náo

                        Nguyệt lai môn hạ nhàn

                        巿    

                            

               “Chợ trước cửa nhà mình, thì ồn ào. (Chữ thị 巿, ở chỗ chữ môn 門 là chữ náo : ồn ào, lộn xộn).

              Ngắm ánh trăng soi xuống trước cửa nhà mình, là nhàn. (Chữ nguyệt 月 dưới chữ môn , là chữ nhàn , ban đêm thong thả, rảnh rỗi”.

[6] Tận nhật  , ngày hết, trời đã về chiều.

[7] Bế thư trai:    khép cửa phòng đọc sách, phòng làm việc tại gia của nhà nho hoặc thư sinh khá giả ngày xưa.

[8] Toàn vô:  , hoàn toàn, tuyệt nhiên không có.

[9] Tục khách lai:   , khách quen đến.

[10] Đỗ Vũ: 杜 宇) hay Đỗ Quyên: 杜 ) là tên của loài chim Cuốc, ngoài ra nó còn có tên gọi khác là Tử Quy. Giống chim này đầu mỏ hơi cong, miệng to, đuôi dài, lông lưng màu tro, bụng trắng có một đường đen thẳng ngang. Nó thường sống chui lủi trong bụi rậm, hồ nước hoặc ao chuôm. Đến thời điểm đầu mùa Hạ cuối mùa Xuân thì loài chim này bắt đầu kêu, chủ yếu vào những đêm trăng mờ tĩnh mịch, giọng kêu nghe thảm thiết,  bi ai,  gợi cho lữ khách tha phương động  lòng  nhớ  về quê cũ, nơi in đậm những kỷ niệm của một thời thơ ấu không bao giờ quên:

         Cụ Tam Nguyên Yên Đỗ, đã cảm tác về tiếng kêu con Cuốc, cả 8 câu thơ dưới đây, không có chữ cuốc nào, nhưng mỗi câu đều khơi gợi hình ảnh và cuộc đời con chim cuốc đáng thương. Bài thơ mở đầu là tiếng kêu khắc khoải, lửng lơ, như cao-thấp, xa-gần, như tỉnh-như mơ; kết thúc bài thơ là một tâm trạng thắc thỏm, vang vọng ở hai chữ “ngẩn ngơ”, sâu lắng; (khắc khoải là có tâm trạng bồn chồn, lo lắng không yên, kéo dài một cách day dứt; “ngẩn ngơ” là ở trạng thái như không còn chú ý gì đến xung quanh, vì tâm trí đang để ở đâu đâu); qua đó, bài thơ như gieo vào lòng người đọc một tình cảm chạnh lòng, réo rắt những hoài niệm tha thiết, miên man. Thật tuyệt vời:

              Khắc khoải đưa sầu giọng lửng lơ,
              Ấy hồn Thục Đế thác bao giờ?
              Năm canh máu chảy đêm hè vắng,
              Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ.
              Có phải tiếc Xuân mà đứng gọi,
              Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ?
              Thâu đêm ròng rã kêu ai đó?
              Giục khách giang hồ dạ ngẩn ngơ

                     Cuốc Kêu Cảm Hứng, Nguyễn Khuyến

        Theo sách Sưu Thần Ký thì Đỗ Vũ là tên một vị vua nước Thục thời Chiến Quốc, xưng đế hiệu Thục Vọng Đế (蜀 望 帝), vua thông dâm với phu nhân của vị tướng quốc bấy giờ là Biết Linh (鳖 灵). Khi bị lộ, vua cả thẹn, bèn nhường ngôi cho vị tướng quốc này. Tuy nhiên sau khi nắm quyền lực trong tay thì Biết Linh ngược đãi Đỗ Vũ, khiến vua phải bực tức, buồn rầu, bỏ nước ra đi, chẳng bao lâu thì chết.  Theo giai thoại dân gian, hồn vua hóa thành một loài chim, suốt ngày chỉ kêu "quốc, quốc". Người ta bảo đấy là tiếng kêu của Thục Đế tiếc thương nước cũ.  Do đó, dân gian mới đặt tên cho giống chim đó là chim Cuốc.

            Trong văn học cổ điển người ta thường dùng tích Đỗ Vũ (hoặc Đỗ Quyên) để nói lên nỗi lòng thương nhớ quê hương, khi bôn ba, phiêu bạt nơi đất khách quê người:

                        Khúc đâu êm ái xuân tình,

                  Ấy hồn Thục Đế hay mình Đỗ Quyên.

                                  ĐTTT, Nguyễn Du, câu 3201-3202

                                            (Nguồn: Theo Wikipedia)

[11] Xuân hướng lão  , Xuân sắp hết, hay bấy giờ, sắp đến mùa Hạ.

[12] Nhất đình:  , một sân, hay dịch thoát, ngoài sân.

[13] Sơ vũ: 疏 雨, mưa thưa, mưa bụi, có thể là bấy giờ trời còn mưa phùn.

   Luyện hoa khai  , hoa xoan n. (Luyện hoa: hoa xoan).

 [14] Hải Dương là một tỉnh nằm ở đồng bằng sông Hồng, thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Bắc BộViệt Nam. Trung tâm hành chính của tỉnh  là thành phố Hải Dương  nằm cách thủ đô Hà Nội 57 km về phía Đông, cách thành phố Hải Phòng 45 km về phía Tâyphía Tây-Bắc giáp tỉnh Bắc Ninhphía Bắc giáp tỉnh Bắc Giangphía Đông-Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Đông giáp thành phố Hải Phòngphía Nam giáp tỉnh Thái Bình và phía Tây giáp tỉnh Hưng Yên. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hải Dương là đô thị loại 2, theo quy hoạch năm 2007, Hải Dương  nằm trong Vùng Thủ Đô với vai trò là một trung tâm công nghiệp của toàn vùng. Theo Wikipedia.

[15] Khuê  là ánh sao Khuê chỉ văn chương; tảo  là rong biển có màu sắc óng ánh; Khuê tảo 奎 藻 văn chương và thư họa của bậc Đế Vương, ở đây Khuê tảo chỉ văn chương của Vua Lê Thánh Tông.

        Tấm lòng Ức Trai sáng như sao Khuê, (bỏ qua chữ tảo).

Thật ra sao Khuê chỉ văn chương mà không sáng.

[16] Vũ Mục: Tư Mã Lê Khôi, thuỵ là Vũ Mục, cháu gọi Thái Tổ Cao Hoàng Đế bằng chú, thâm trầm hùng dũng, tài lược hơn người, đánh quân Minh tới đâu được đấy, trấn thủ thành Thuận Hoá, người Chiêm Thành khiếp sợ.









Không có nhận xét nào: