Tản mạn:
Hautefeuille và Ngô Phụng Điển
Thái Trọng Lai
Đ
|
ọc sách VIỆT NAM SỬ LƯỢC của Trần Trọng Kim, ta bắt gặp một câu chuyện chua chát khó quên:
Khi vừa chiếm xong thành Hà Nội, có một
toán lính Pháp gồm sáu tên, cầm đầu là Hautefeuille
đi bộ lên thành Sơn Tây. Chúng vừa đi vừa bắn đùng đoàng khiến lính đóng trong
đồn Sơn Tây ngỡ là đại quân của Pháp mở cuộc tấn công nên mấy ngàn quân trú
đóng trong thành ào ào tháo chạy. Sáu tên lính Pháp vào tiếp quản dễ dàng ngôi
thành bỏ hoang. Xem ra quan quân triều đình bấy giờ hành động theo lý lẽ riêng
của họ. Thành Hà Nội có cả tượng binh gần 100 con mà còn thất thủ dễ dàng nên họ
tháo chạy để bảo toàn lực lượng mới thực là cần thiết nhất, bởi sau lưng họ còn
biết bao mẹ già vợ dại con thơ?
Đối trọng cho quan quân thành Sơn Tây là
một nhân vật có lẽ đáng coi là vết son trong trang sử chống Pháp buổi đầu. Nhân
vật đó là Ngô Phụng Điển (Trích dịch
sách Tự cổ ngã tính đa hào kiệt).
Ngô Phụng Điển được coi là mãnh tướng
trong đạo quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc. Quân Cờ Đen làm mưa làm gió miền Bắc
suốt mười năm trời, dân quê vô cùng điêu đứng. Hoàng Kế Viêm dụ hàng biến họ thành
toán lính đánh thuê khá lợi hại cho Triều đình. Cả hai viên tư lệnh quân viễn
chinh Pháp, lần đầu (1873) là đại uý Francis Garnier và lần sau (1884) là đại tá
Henri Rivière đều bị đích thân một tay ông đâm chết trong hai lần phục kích ở ô
Cầu Giấy cách nhau mười một năm.
Trong những lần chống ngoại xâm, chưa lần
nào Việt Sử có được những trang rực rỡ như vậy. Nhưng điều đáng tiếc là Ngô Phụng
Điển “chưa nhập quốc tịch.” Khi Tôn Thất Thuyết có ý đồ chống Pháp đã nhớ đến ông
tìm sang tận nhà Lưu Vĩnh Phúc ở Long Châu (Quảng Đông) để cầu viện. Đặc biệt bấy
giờ vua Bãi Sậy Nguyễn Thiện Thuật cũng còn nương nấu ở đấy nhưng cả Lưu lẫn
Nguyễn đều không hưởng ứng và Tôn Thất Thuyết đành bó tay chỉ còn biết ngày
ngày say bí tỉ để đóng vai... ông lão chém đá (Tả xẹt lũ).
Theo lôgich của sự kiện, tôi không mảy
may tin rằng Tôn Thất Thuyết coi những tảng đá bị chém là thực dân Pháp mà là món
mang đi dụ thầy trò Lưu Vĩnh Phúc.
(Trích tập truyện Tản Mạn của Thái Trọng Lai)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét