Bài thơ VÔ ĐỀ nổi tiếng nhất của Lý Thương Ẩn
無題 VÔ ĐỀ
相見時難別亦難 Tương kiến thời nan biệt diệc nan,
東風無力百花殘 Đông phong vô lực bách hoa tàn.
春蠶到死絲方盡 Xuân tầm đáo tử ty phương tận,
蠟炬成灰淚始乾 Lạp cự thành hôi lệ thủy can.
曉鏡但愁雲鬢改 Hiểu kính đản sầu vân mấn cải,
夜吟應覺月光寒 Dạ ngâm ưng giác nguyệt quang hàn.
蓬萊此去無多路 Bồng lai thử khứ vô đa lộ,
青鳥殷勤為探看 Thanh điểu ân cần vị thám khan.
李商隱 Lý Thương Ẩn
相見時難別亦難 Tương kiến thời nan biệt diệc nan,
東風無力百花殘 Đông phong vô lực bách hoa tàn.
春蠶到死絲方盡 Xuân tầm đáo tử ty phương tận,
蠟炬成灰淚始乾 Lạp cự thành hôi lệ thủy can.
曉鏡但愁雲鬢改 Hiểu kính đản sầu vân mấn cải,
夜吟應覺月光寒 Dạ ngâm ưng giác nguyệt quang hàn.
蓬萊此去無多路 Bồng lai thử khứ vô đa lộ,
青鳥殷勤為探看 Thanh điểu ân cần vị thám khan.
李商隱 Lý Thương Ẩn
Dịch nghĩa:
Khi gặp được nhau đã khó rồi, chia tay nhau lại càng khó hơn.
Gió xuân bất lực không đủ sức, để trăm hoa phải tàn héo.
Con tằm xuân đến chết mới nhả hết tơ lòng.
Ngọn nến tàn thành tro mới khô hết những giọt lệ nến.
Sáng sớm soi gương, mới buồn là tóc mai đã đổi trắng như mây.
Ban đêm ngâm nga mới chợt thấy ánh trăng sao mà lạnh lẽo.
Từ đây không có nhiều lối để đến được Bồng Lai. Nên...
mới ân cần nhờ chim xanh dọ hỏi dùm đường đi nước bước.
Bây giờ thì xin được Diễn Nôm như sau đây:
VÔ ĐỀ
Khó gặp được nhau khó cách xa,
Gió xuân bất lực héo ngàn hoa.
Tầm kia đến thác tơ còn vướng,
Nến nọ tàn canh lệ chửa nhòa.
Trước kính sầu sao làn tóc trắng,
Thâu đêm ngâm mãi ánh trăng lòa.
Bồng Lai chẳng phải đường La Mã,
Nhờ cánh chim xanh dọ lối qua.
Đỗ Chiêu Đức
Chú Thích :
Lý Thương Ẩn (812-858), tự là Nghĩa Sơn, nên thường đựơc gọi thân mật là Lý Nghĩa Sơn. Ông sống vào thời Vãn Đường (836-907), nhà Đường xuống dốc và sụp đổ nhanh chóng. Nông dân bị bóc lột, sưu cao thuế nặng, quan lại hà hiếp, sự xa hoa trụy lạc của bọn quí tộc quan liêu. Lời hịch khởi nghĩa truyền nhau đã dẫn dắt đến nhiều cuộc nổi dậy để đòi quyền sống, đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa của Hoàng Sào. Trong cảnh xã hội nhiễu nhương, đất nước loạn ly phân tán, nền văn học Trung Hoa cũng đột nhiên chuyển biến mang tính chất lãng mạn, phóng khoáng, hiện thực, trữ tình, đem tình yêu nam nữ vào thi ca, và những nhà thơ nổi tiếng trong thời kỳ nầy có thể nói là Lý Thương Ẩn, Đỗ Mục, Tào Đường, Ôn Đình Quân, Đỗ Tuân Hạc…
Lý Thương Ẩn nổi tiếng qua những bài thơ VÔ ĐỀ vì có ẩn tình riêng. Cuộc đời tình ái của ông vô cùng lãng mạn như thanh niên nam nữa hiện nay, ông yêu cả 2 chị em nữ đạo sĩ Tống Hoa Dương, yêu cả người Thị thiếp của Lệnh Hồ Sở là Cẩm Sắc, yêu cả một Thiên kim tiểu thơ tên Liễu Chi....nên thơ của ông như tình của ông dàn trãi mênh mông, cuồng nhiệt, say mê đắm đuối mà... mơ hồ không rõ đối tượng, vì thế mà có tựa là VÔ ĐỀ, trong khi mọi người đều làm thơ HỮU ĐỀ, và ông lại nổi tiếng nhờ vào những bài thơ Vô Đề đó cho mãi đến hiện nay, và... Mọi người đều tôn xưng ông là ông Tổ của thơ VÔ ĐỀ.
Bài thơ trên là một trong những bài VÔ ĐỀ nổi tiếng nhứt của ông đã ảnh hưởng rất nhiều đến văn học Việt Nam ta, như câu :
Xuân tầm đáo tử ty phương tận,
Lý Thương Ẩn (812-858), tự là Nghĩa Sơn, nên thường đựơc gọi thân mật là Lý Nghĩa Sơn. Ông sống vào thời Vãn Đường (836-907), nhà Đường xuống dốc và sụp đổ nhanh chóng. Nông dân bị bóc lột, sưu cao thuế nặng, quan lại hà hiếp, sự xa hoa trụy lạc của bọn quí tộc quan liêu. Lời hịch khởi nghĩa truyền nhau đã dẫn dắt đến nhiều cuộc nổi dậy để đòi quyền sống, đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa của Hoàng Sào. Trong cảnh xã hội nhiễu nhương, đất nước loạn ly phân tán, nền văn học Trung Hoa cũng đột nhiên chuyển biến mang tính chất lãng mạn, phóng khoáng, hiện thực, trữ tình, đem tình yêu nam nữ vào thi ca, và những nhà thơ nổi tiếng trong thời kỳ nầy có thể nói là Lý Thương Ẩn, Đỗ Mục, Tào Đường, Ôn Đình Quân, Đỗ Tuân Hạc…
Lý Thương Ẩn nổi tiếng qua những bài thơ VÔ ĐỀ vì có ẩn tình riêng. Cuộc đời tình ái của ông vô cùng lãng mạn như thanh niên nam nữa hiện nay, ông yêu cả 2 chị em nữ đạo sĩ Tống Hoa Dương, yêu cả người Thị thiếp của Lệnh Hồ Sở là Cẩm Sắc, yêu cả một Thiên kim tiểu thơ tên Liễu Chi....nên thơ của ông như tình của ông dàn trãi mênh mông, cuồng nhiệt, say mê đắm đuối mà... mơ hồ không rõ đối tượng, vì thế mà có tựa là VÔ ĐỀ, trong khi mọi người đều làm thơ HỮU ĐỀ, và ông lại nổi tiếng nhờ vào những bài thơ Vô Đề đó cho mãi đến hiện nay, và... Mọi người đều tôn xưng ông là ông Tổ của thơ VÔ ĐỀ.
Bài thơ trên là một trong những bài VÔ ĐỀ nổi tiếng nhứt của ông đã ảnh hưởng rất nhiều đến văn học Việt Nam ta, như câu :
Xuân tầm đáo tử ty phương tận,
Cụ Nguyễn Du đã mượn ý câu trên cho lời của Thúc Sinh nói với Kiều là:
Dù cho sông cạn đá mòn,
CON TẦM ĐẾN THÁC VẪN CÒN VƯƠNG TƠ !
và hình ảnh của con chim xanh chuyên dọ đường và đưa thơ của bà Tây Vương Mẫu...
Thanh điểu ân cần vị thám khan
mà Cụ Nguyễn Du đã vận dụng rất tài tình vào lúc chàng Kim đi dò la chỗ của cô Kiều ở:
Thâm nghiêm kín cổng cao tường,
Cạn dòng lá thắm DỨT ĐƯỜNG CHIM XANH!
Cũng như câu :
Lạp cự thành hôi lệ thủy can,
...mà Ngân Giang Nữ Sĩ (thơ Tiền Chiến) đã mượn ý cho câu:
Đêm nay lệ nến rơi thành chữ!
MẠN ĐÀM CUỐI TUẦN
Nhân bản dịch Bài thơ VÔ ĐỀ nổi tiếng nhất của LÝ Thương Ẩn như sau:
VÔ ĐỀ.
Khó gặp được nhau khó cách xa,
Gió xuân bất lực héo ngàn hoa.
Tầm kia đến thác tơ còn vướng,
Nến nọ tàn canh lệ chửa nhòa.
Trước kính sầu sao làn tóc trắng,
Thâu đêm ngâm mãi ánh trăng lòa.
Bồng Lai chẳng phải đường La Mã,
Nhờ cánh chim xanh dọ lối qua.
VÔ ĐỀ.
Khó gặp được nhau khó cách xa,
Gió xuân bất lực héo ngàn hoa.
Tầm kia đến thác tơ còn vướng,
Nến nọ tàn canh lệ chửa nhòa.
Trước kính sầu sao làn tóc trắng,
Thâu đêm ngâm mãi ánh trăng lòa.
Bồng Lai chẳng phải đường La Mã,
Nhờ cánh chim xanh dọ lối qua.
Đỗ Chiêu Đức
Có anh bạn thắc mắc, góp Ý với ĐCĐ là: "Trong thơ Đường sao lại có "Đường LA MÃ" vậy?! Làm cho người đọc thấy bở ngở, vì cứ nghĩ LA MÃ là của Thiên Chúa Giáo ở Châu Âu, rất xa lạ với Bồng Lai và Chim Xanh của văn học đời Đường!!!"
Sự thật là khi hạ câu: "Bồng Lai chẳng phải đường La Mã" tôi chỉ muốn diễn cái Ý "Bồng Lai thử khứ vô đa lộ" (Từ đây đi đến Bồng Lai chẳng có nhiều đường đâu!) không phải như câu "Đường nào cũng về LA MÃ cả!" để diễn cái Ý hiếm hoi của "Đường đến Bồng Lai" cho MỚI LẠ một chút mà thôi! Chớ không có Ý kéo Thiên Chúa Giáo vào Bồng Lai gì cả! Sự thật thì Đông Tây cũng khó mà Gặp gỡ và Hòa hợp với nhau cho được, nhất lại là trong Quá Khứ! Tôi chỉ muốn đưa cái Ý Mới Lạ để "Thay đổi không khí" mà thôi, chớ không có Ý đề cập đến tôn giáo gì cả!
Thôi thì, của Đông sẽ trở về với Đông, tôi sẽ mượn Ý của 2 câu thơ trong Tăng Quảng Hiền Văn để dịch 2 câu thơ cuối nầy vậy...
但有綠楊堪繫馬,處處有路透長安。
"Đản hữu lục dương kham hệ mã,
Xứ xứ hữu lộ thấu Tràng An!"
Có nghĩa :
Chỉ cần có dương liễu xanh để buộc ngựa khi nghỉ ngơi và nhánh liễu mền để làm roi ngựa, thì nơi nào cũng có đường đưa đến Trường An cả!
Chỉ cần có dương liễu xanh để buộc ngựa khi nghỉ ngơi và nhánh liễu mền để làm roi ngựa, thì nơi nào cũng có đường đưa đến Trường An cả!
Hai câu thơ chót của bài thơ VÔ ĐỀ sẽ được dịch như sau :
Bồng Lai nào phải Trường An lộ,
Nhờ cánh chim xanh dọ lối qua!
Cũng trong bài thơ VÔ ĐỀ nổi tiếng nầy, còn có một câu Bất Hủ với thời gian và với Văn học Việt Hoa, đó là câu:
春 蠶 到 死 絲 方 盡 , Xuân tàm đáo tử ti phương tận
là: "Con tằm đến chết mới hết nhả tơ" mà...
Thúc Sinh đã mượn NÓ để than vản với Thúy Kiều khi Hoạn Thư... "phải buổi vấn an lại nhà" là:
" Dù cho sông cạn đá mòn,
Con tằm đến thác vẫn còn vương tơ!"
Trong văn học Việt Nam, ngoài TƠ TẰM, ta còn có TƠ NHỆN như:
Buồn trông con nhện giăng tơ,
Nhện ơi, nhện hỡi, nhện chờ mối ai?!
Nhưng...
Tằm vương tơ nhện cũng vương tơ,
Mấy đời tơ nhện được như tơ tằm?!
Còn một thứ tơ nổi tiếng trong tình yêu nữa, đó là TƠ LÒNG... Trong Lòng NÀO có TƠ? Thưa, trong lòng của củ Sen, Cọng Sen, và Ngó Sen. Khi ta bẻ, mặc dù cọng sen đã gãy đôi, nhưng trong LÒNG của 2 đầu cọng sen vẫn còn vướng mấy sợi TƠ chưa có dứt hẵn. Trong Văn học Cổ có thành ngữ: NGẪU ĐOẠN TY LIÊN 藕斷絲連. NGẪU là Củ Sen, ĐOẠN là đứt, TY là Tơ, LIÊN là dính liền, chỉ Củ sen mặc dù đã đứt, nhưng những sợi tơ trong đó vẫn còn dính liền. Thường dùng để chỉ cặp đôi yêu nhau khi đã chia tay, hoặc vợ chồng mặc dù đã ly dị, nhưng vẫn còn vương vấn, dan díu nhau, như Cô Kiều khi đã về với Từ Hải rồi, nhưng trong thâm tâm vẫn còn nhớ tới Kim Trọng, Cụ Nguyễn Du đã hạ 2 câu thật hay là:
Tiếc thay chút nghĩa cũ càng,
Dẫu lìa NGÓ Ý còn vương TƠ LÒNG!
Còn trong Văn học Mới thì TƠ LÒNG là Tiếng Tơ Lòng, là Tiếng đàn phát xuất từ sự rung động của con tim như Nhạc Sĩ NGUYỄN VĂN TÝ đã viết lời ca rất hay cho bản nhạc DƯ ÂM rất nổi tiếng của ông là:
"Đêm qua mơ dáng em đang ôm đàn dìu muôn tiếng tơ..."
Trong Văn học VN là thế, còn đối với Văn học Trung Hoa thì Bài thơ VÔ ĐỀ nầy còn một câu nổi tiếng không thua câu "Xuân tàm đáo tử ti phương tận" chút nào cả, đó chính là câu:
相 見 時 難 別 亦 難
Tương kiến thời nan biệt diệc nan,
(Gặp nhau đã khó rồi, chia tay nhau lại càng khó hơn).
...để tả cảnh nam nữ ngày xưa cũng như ngày nay, có duyên gặp được nhau đã khó khan lắm rồi, đến lúc phải chia tay lại càng lưu luyến khó nổi rời xa nhau hơn!...
Trong phim "TÂY DU KÝ" (1986) nổi tiếng của Trung Quốc, khi diễn tả cảnh nàng nữ vương của Nữ Nhi Quốc 女兒國 lưu luyến bịn rịn khi phải tiễn Đường Tam Tạng lên đường tiếp tục đi thỉnh kinh, đạo diễn Dương Khiết đã cho phát bản nhạc nền có câu hát đầu tiên là:
... 相見難…別亦難... Tương kiến nan… biệt diệc nan... tình tứ và xúc động biết bao nhiêu!!!
Đỗ Chiêu Đức
******
Cảm tác
******
Cảm tác
Gặp nhau đã khó nói chi xaTuyệt vọng xuân phong vẫn héo hoaĐến thác tơ tằm còn vướng lạiĐi đời ngọn nến lệ dư nhoàSoi gương sầu thảm đầu đà bạcNgắm nguyệt ưu tư bóng xế tàTiên cảnh bồng lai đâu lục lộChim xanh ơi biết lối nào qua ?Mai Xuân ThanhNgày 06/09/2018
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét