Cụ Võ Như Nguyện
Cụ Võ Như Nguyện, Cựu Giám Đốc Viện Hán
Học Huế
Một vị Thầy thương yêu học sinh như con
ruột
Mới qua đời tại Pháp, hưởng đại thọ 103
tuổi (1916-2018)
Bài của Nguyễn Lý-Tưởng
Cựu
sinh viên khóa I Viện Hán học Huế (1959-1964)
Viết
về một vị Thầy nhân được tin cụ mới qua đời tại Pháp ngày 3 tháng 9 năm 2018
Hưởng
đại thọ 103 tuổi (1916-2018)
Chúng tôi vừa nhận được tin buồn: cụ Võ
Như Nguyện, Cựu Giám Đốc Viện Hán Học Huế, vừa qua đời tại Pháp lúc 9 giờ sáng
ngày 3 tháng 9 năm 2018 nhằm ngày 24 tháng 7 năm Mậu Tuất, hưởng đại thọ 103 tuổi.
Trước tin buồn này, toàn thể anh chị em cựu sinh viên Viện Hán học Huế tại Việt
Nam cũng như Hải ngoại, vô cùng xúc động, thương tiếc một vị Thầy thương yêu học
trò như con ruột… Xin gửi đến con cháu cùng đại tang quyến lời THÀNH KÍNH PHÂN
ƯU, tưởng nhớ một vị Thầy đã có công xây dựng Viện Hán Học Huế từ khi mới thành
lập 1959 dưới thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
Cụ Võ Như Nguyện sinh ngày 13 tháng 4
năm 1916 (11 tháng 3 Bính Thìn) trên giấy khai sinh ghi sinh ngày 15-5-1915… trong
một gia đình Nho học, khoa bảng, cách mạng… Thân sinh là cụ Võ Bá Hạp và thân mẫu
là cụ bà Nguyễn Thị Cân. Nguyên ông nội là cụ Vũ Văn Giáp, người làng Phong
Lâm, huyện Gia Lộc, phủ Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương (Bắc Việt) thời Tự Đức được triều
đình mời vào Huế phụ trách công việc thuộc da và làm hia hài phục vụ cho hoàng
gia và các quan chức của triều đình vì cụ Giáp là người giỏi về nghề này. Cụ Võ
Bá Hạp sinh năm Bính Tý (1876) khi vào Huế phải xin nhập làng Dương Xuân, huyện
Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên để có đủ điều kiện về lý lịch nộp đơn ứng thí. Từ
đó, tên của cụ theo giọng Huế đọc là Võ Bá Hạp (thay vì Vũ Bá Hợp đọc theo giọng
Bắc). Võ Bá Hạp đậu Cử Nhân khoa Canh Tý (1900) niên hiệu Thành Thái thứ 12,
khi mới 24 tuổi. Khoa thi này có Phan Bội Châu đỗ đầu trường Nghệ An và Huỳnh
Thúc Kháng đỗ đầu tại Huế (sau đó, cụ Huỳnh đỗ đầu Tiến Sĩ tại Huế).
Ba vị tân khoa: Phan Bội Châu, Huỳnh
Thúc Kháng, Võ Bá Hạp cùng kết nghĩa anh em đồng chí, chủ trương không ra làm
quan và dành trọn cuộc đời dấn thân làm cách mạng, giải phóng dân tộc khỏi ách
nô lệ thực dân Pháp. Trong ba người thì Võ Bá Hạp và Huỳnh Thúc Kháng cùng tuổi,
riêng Phan Bội Châu lớn hơn hai bạn đến mười tuổi. Cụ Phan đã từng vào Huế, ở tại
nhà cụ Vũ Văn Giáp, mở trường dạy học chờ khoa thi. Do đó, tình thân giữa Phan
Bội Châu và Võ Bá Hạp như anh em ruột. Sau khi thành lập Duy Tân Hội vào
năm 1904, Phan Bội Châu theo Tăng Bạt Hổ qua Tàu, qua Nhật… Huỳnh Thúc Kháng và
Võ Bá Hạp ở lại hoạt động trong nước. Võ Bá Hạp bị Pháp bắt và đày lên Lao Bảo
10 năm. Huỳnh Thúc Kháng cũng bị bắt, đày ra Côn Đảo nhân vụ kháng thuế ở Miền
Trung. Mãn hạn tù, Võ Bá Hạp trở về Huế, làm nghề đông y để sinh sống. Năm
1925, Phan Bội Châu bị Pháp bắt tại Trung Hoa, đưa về Hà Nội, bị án tử hình… Nhờ
toàn dân từ Nam chí Bắc biểu tình xin giảm án và nhờ Nguyễn Hữu Bài, Thượng Thư
Bộ Lại, ngầm giúp vận động với Pháp nên Phan Bội Châu được thoát khỏi án tử
hình và được đưa về an trí tại Bến Ngự Huế. Sau khi ra tù, cụ Võ Bá Hạp tiếp tục
làm nghề đông y, có tiệm thuốc bắc tại Bao Vinh, hai vợ chồng Võ Bá Hạp-Nguyễn Thị Cân sinh được cậu con
trai đầu lòng đặt tên là Võ Như Nguyện (1916)… Khoảng 10 tuổi thì cậu Võ Như
Nguyện được cụ Phan Bội Châu nhận làm học trò, học chữ Hán và hầu trà nước cho
cụ Phan.
Lúc bấy giờ hai anh em Ngô Đình Khôi,
Ngô Đình Diệm thường lui tới nhà cụ Phan Bội Châu nên biết rõ cậu học trò của cụ
Phan… Từ đó, Võ Như Nguyện trở thành người tin cậy của ông Ngô Đình Khôi (Tổng đốc
Quảng Nam hưu trí)… Võ Như Nguyện được ông Ngô Đình Khôi cho vô Saigon liên lạc
với các nhà yêu nước trong Nam… và đã bị Pháp bắt giam tại Quảng Ngãi… Do tình
hình chính trị, Pháp yếu thế trước sự hiện diện của Nhật tại Đông Dương (thế
chiến thứ II từ 1939-1945) nên Pháp cho Võ Như Nguyện ra khỏi tù, trở về làm việc
như cũ. Năm 1945, Nhật đảo chính Pháp tại Đông Dương, Chính phủ Trần Trọng Kim
ra đời, BS Trần Đình Nam ở Đà Nẵng được mời tham gia tân nội các, giữ chức vụ Tổng
Trưởng Bộ Nội Vụ. BS Nam đưa Võ Như Nguyện vào làm Chánh Văn Phòng Bộ Nội Vụ.
Sau ngày Việt Minh cướp chính quyền tại Hà Nội, Võ Như Nguyện đang ngồi ăn cơm
với ông Ngô Đỉnh Khôi thì Việt Minh cho người đến mời ông Khôi đi họp… Ngồ Đình
Huân chạy theo cha nên cả hai cha con đều bị bắt đi thủ tiêu cùng một ngày với
ông Pham Quỳnh (Cựu Thượng Thư Bộ Lại). Võ Như Nguyện trở về nhà thì hôm sau bị
Việt Minh bắt giam tại Hương Trà. Nhà cửa của cụ Võ Bá Hạp bị niêm phong.
Tình cờ Nguyễn Sinh Khiêm, anh của Nguyễn
Sinh Cung (tức Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh) đến thăm, biết chuyện Võ
Như Nguyện bị bắt liền đi tìm Trần Hữu Dực (Chủ Tịch Trung bộ của Việt Minh)
lúc đó đang ở Huế để can thiệp cho Võ Như Nguyện… Nguyên sau khi Phó Bảng Nguyễn
Sinh Sắc (Nguyễn Sinh Huy) là cha của Khiêm và Thành, bị tội, mất chức Tri huyện
rồi vợ chết, mấy anh em Khiêm, Thành, Kim
Liên (Nguyễn Thị Thanh) cùng đường, đã đến nhà cụ Vũ Văn Giáp (ông nội của Võ
Như Nguyện) xin giúp đỡ… Ba anh em họ Nguyễn có mang ơn nhà họ Võ… chính vì vậy
Nguyễn Sinh Khiêm mới tìm cách cứu Võ Như Nguyện…
Kháng chiến chống Pháp bùng nổ vào cuối
năm 1946, Võ Như Nguyện bị bắt buộc phải tham gia Kháng chiến, làm phóng viên
cho Việt Minh tại chiến khu Nam Đông (Thừa Thiên)… Nghe tin quân Pháp đến Huế và
cụ Trần Văn Lý được mời ra làm Chủ Tịch Hội Đồng Chấp Chánh Lâm Thời Trung Kỳ… Võ
Như Nguyện trốn về Huế và dạy học tại trường Quốc Học mấy năm. Thủ Hiến Phan Văn Giáo bắt buộc Võ Như Nguyện
phải ra hợp tác, với chức vụ Giám Đốc Công An Trung Việt của chính quyền Quốc
gia… Năm 1954, ông Ngô Đình Diệm về nước làm Thủ Tướng, Võ Như Nguyện được bổ
nhiệm làm Tỉnh trưởng Bình Định, nhưng bất đồng với chính sách của ông Ngô Đình
Cẩn tại Miền Trung, nên Võ Như Nguyện đã từ chức và ra ứng cử Dân Biểu tại
Hương Trà, Thừa Thiên. Tại Quốc Hội, ông Võ Như Nguyện là Chủ Tịch Ủy Ban Nội Vụ
và thường xuyên được TT Ngô Đình Diệm mời vào Dinh Độc Lập tham khảo ý kiến.
Năm 1959, TT Ngô Đình Diệm ban hành Nghị
Định thành lập Viện Hán Học Huế, lúc đó ông Võ Như Nguyện là đương kim Dân Biểu
Quốc Hội được kiệm nhiệm Chủ sự Hành Chánh tại Viện Hán Học… Tháng 8/1963, ông
đã ký tên vào kháng thư gửi TT Ngô Đình Diệm, phản đối vụ đàn áp, lục xét chùa
chiền… Ông bị bắt giam một thời gian. Sau ngày 1 tháng 11/1963, Tổng thống Ngô
Đình Diệm bị lật đổ. Võ Như Nguyện được ra khỏi tù, trở lại làm Giám Đốc Viện
Hán Học… Đại Tá Đỗ Mậu mới được lên Thiếu Tướng cùng với Trung Tướng Tôn Thất
Đình mời ông Võ Như Nguyện vô Saigon đề nghị hợp tác với chính quyền mới… Nhưng
ông từ chối… Từ đó, ông không còn giữ chức vụ gì trong chế độ đệ II Việt Nam Cộng
Hòa cho đến sau ngày 30/4/1975, ông vượt biên qua Pháp… Ông qua đời lúc 9 giờ
sang ngày 3 tháng 9 năm 2018 hưởng đại thọ 103 tuổi.
Nguyễn Lý Tưởng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét