Thứ Tư, 29 tháng 1, 2020

Tạp Ghi và Phiếm Luận: Chiến Tranh Chính Trị - Đỗ Chiêu Đức















 
             


                    Chiến Tranh Chính Trị    


                 Inline image           

        Trước 1975 của thế kỷ trước, tôi là Chuyên viên Điện ảnh
 của Sư Đoàn 3 Không quân Biên Hòa, Phòng Điện Ảnh của 
Tham Mưu Phó Chiến Tranh Chính Trị, thuộc loại lính Thành
 phố. Trong Không Quân có lệ, gọi thượng cấp là Ông Thầy, 
nhất là các loại lính nghề, lính kỹ thuật như chúng tôi... Các 
Trung sĩ, Thượng sĩ, nhất là các Chuẩn úy già... đều là " Ông 
Thầy" cả! Đặc biệt, chỉ có anh Binh Nhất Đỗ Chiêu Đức, mặc 
dù là lính, nhưng vẫn được mọi người gọi bằng Ông Thầy! Tại 
sao?! Xin thưa: Có 3 lý do như sau: Thứ nhất, là vì mọi người 
đều biết anh ta là thầy giáo xuất thân, là thanh niên nhưng 
trông đạo mạo như một ông cụ non, tác phong nghiêm chỉnh, 
chửng chạc. Thứ hai, là mọi người đều biết anh ta rất giỏi chữ 
Nho và văn chương, có gì thắc mắc về mặt chữ Nho chữ Hán, 
cứ tìm anh ta là xong ngay. Thứ ba, là lý do quan trọng nhất, 
vì anh ta là... Chuyên viên Phòng Tối... Chuyên rửa, rọi và 
tráng phim ảnh. Hễ anh em nào, kể cả cấp chỉ huy, sĩ quan... nhà 
có đám ma, đám cưới... thì sau đó đều phải kiếm anh ta để... rửa 
dùm vài cuồn phim, nên câu mà anh ta thường nghe nói nhất là: 
"Ông Thầy... giúp rửa dùm vài cuồn phim nhen!"
     Lúc bấy giờ, lính Mỹ đã rút hết, giao toàn bộ cơ sở vật chất đã
 xây dựng lại cho quân đội Việt Nam Cộng Hòa tiếp nhận, trong 
đó có Phòng Điện ảnh với đầy đủ thiết bị máy móc tráng, rọi và 
rửa phim ảnh, kể cả máy xấy hình và một lô giấy KODAK khổng 
lồ gần hết DATE, nên ông Trung Tá Tham Mưu Phó Chiến Tranh Chính Trị cho sử dụng thoải mái, và vì anh ta là lính trẻ, độc thân,
 nên ở luôn tại phần sở Tham Mưu Phó của mình, vì thế mà ban 
đêm, thức tráng phim, rửa hình thoải mái, hễ cứ phim đưa ngày 
hôm nay thì sáng hôm sau đã có hình rồi! Mau hơn ngoài tiệm 
nhiều mà lại... khỏi tốn tiền nữa, nên kêu một tiếng "Ông Thầy" 
không ai tiếc cả! 
                          Inline image
        Sau Hiệp Định Ba Lê năm 1973, mọi người đều đinh ninh là...
Bình sắp đến, ai cũng mong chờ và hy vọng, nhưng sau những đợt 
trao trả tù binh... súng vẫn còn nổ lai rai hoài, thấy mà phát rầu, 
riêng Tham Mưu Phó CTCT của Sư Đoàn thì lại rộn rịp hẵn lên, 
cấp trên chỉ thị xuống là thời gian sắp tới đấu tranh Chính Trị là 
chính trong Hòa Hợp Hòa Giải dân tộc, rồi Tổng Tuyển Cử v.v...
 và v. v.... Nhưng, đợi mãi, vẫn không thấy gì, 1973 đi qua, rồi 1974
 cũng đi... tuốt, nên Tết đầu năm 1975, anh lính trẻ có làm 2 bài 
thơ Thất ngôn Tứ tuyệt để gởi đăng báo như sau:

         長望和平             TRƯỜNG VỌNG HÒA BÌNH 
     機場野草炎黃色     Cơ trường dã thảo viêm hoàng sắc
     
難使春風吹又生     Nan sử xuân phong xuy hựu sanh
     
不見梅花和燕子     Bất kiến mai hoa hòa yến tử
     年來未覺有何更!   Niên lai vị giác hữu hà canh !

     年來未覺又何新?   Niên lai vị giác hựu hà tân,?
     
烽火猶愁軍與民     Phong hỏa do sầu quân dữ dân
     
長望和平長不到     Trường vọng hòa bình trường bất đáo
     
不求春至又逢春!   Bất cầu xuân chí hựu phùng xuân !

Chú thích :
       * "Xuân phong xuy hựu sanh" là lấy ý ở 2 câu thơ của nhà

 thơ Bạch Cư Dị là "Dã hỏa thiêu bất tận, xuân phong xuy
 hựu sanh , 野火燒不盡,春風吹又生". Có nghĩa: Sức sống 
của cỏ ngay cả "Lửa dại đốt cũng không thể chết được, vì khi 
gió xuân thổi là tất cả cỏ dại sẽ xanh tốt trở lại ngay!" 
       * " Cơ trường": là Phi trường. Ta gọi Phi trường nghĩa là
 Sân bay, Sân để cho máy bay cất cánh bay đi. Còn người Hoa 
gọi là Cơ Trường, là Sân để cho máy bay đậu. Đây gọi là tập 
quán ngôn ngữ và là cái khác nhau giữa tiếng Việt và tiếng 
Hoa. Một ví dụ nữa như: Ta gọi Người Xem là Khán Giả 看者, 
còn người Hoa gọi là Quan Chúng 觀眾...

        Inline image Inline image      
        Chuẩn Tướng Huỳnh Bá Tính Tư lện Sư đoàn 3 Không quân Biên Hòa

Dịch nghĩa :

       Cỏ trong phi trường vàng úa như bị cháy xém, khó có thể 
nào gió xuân thổi mà có thể xanh tốt trở lại được. Cũng chẳng 
thấy có hoa mai nở và chim én bay lượn, mùa xuân đã đến rồi 
mà lại chẳng thấy có gì thay đổi cho có vẻ xuân cả!

       Chẳng có gì đổi mới cho có vẻ xuân thì xuân đến mà chi?
 Chiến tranh vẫn còn làm cho quân và dân lo rầu buồn bã. Dài 
cả cổ trông ngóng Hòa Bình, mà hòa bình nào có tới cho đâu, 
chẳng cầu mùa Xuân đến thì lại vẫn phải đón Xuân như 
thường!

Diễn nôm :

      Phi trường cỏ dại vàng như cháy,
      Gió xuân khó khiến lại xanh um.
     Cũng chẳng hoa mai, chim én lượn,
     Xuân sang chẳng thấy có gì Xuân.
               
     Chẳng có gì Xuân sao gọi Xuân?
     Chiến tranh sầu muộn cả quân dân
     
Trông ngóng hòa bình trông chẳng thấy
     Chẳng cầu Xuân đến lại mừng Xuân!

     Hai câu cuối của bài Tứ Tuyệt sau là nhại ý của hai câu thơ
 của nhà thơ Xuân Diệu thời Tiền Chiến:

       Tôi có chờ đâu có đợi đâu
      Mang chi Xuân đến gợi thêm sầu !

       Được phép của Ngài Trung Tá Tham Mưu Phó CTCT
 Phạm Kim Lân, anh ta viết luôn một đôi liễn Tết dán ở phía 
trước Văn Phòng chánh của TMP CTCT như sau:

   戰征 難阻春風至    CHIẾN TRANH nan trở xuân phong chí,
   
政治 猶期勝利來    CHÍNH TRỊ do kỳ thắng lợi lai.

Dịch nghĩa :

   Chiến tranh cũng khó mà cản trở được gió xuân thổi đến ,
   (chiến tranh thì chiến tranh, mùa xuân đến thì vẫn cứ đến).
  Chính trị thì còn đang kỳ vọng vào thắng lợi sắp đến!

        Câu đối trên còn hay ở chỗ dùng được 4 chữ CHIẾN 
TRANH CHÍNH TRỊ để mở đầu 2 câu đối và nêu được cái 
nhiệm vụ chính yếu của CTCT trong thời gian sắp tới!
        Rất tình cờ, thằng bạn Nguyễn Hoàng Hưng cũng là 
Chuyên Viên Điện Ảnh ở Sư Đoàn 4 Không Quân, phi trường 
Trà Nóc, Thành phố Cần Thơ, gọi điện xin đôi câu đối để dự 
thi cho Đặc San hay Giai Phẩm Xuân gì đó của TMP CTCT 
Sư Đoàn 4 KQ, tôi bèn gởi ngay 2 câu đối trên cho anh ta với 
đầy đủ giải thích, rồi quên luôn... Hai ba tuần sau, Hưng vui 
mừng gọi điện cho tôi báo tin là đã trúng Giải Nhất và được 
đăng trên Giai Phẩm Xuân của đơn vị. Rất tiếc là tình hình 
thời sự... lu bu của lúc ấy, nên tôi cũng không có nhận được
 báo do Hưng gởi tặng... 

                               Đỗ Chiêu Đức






Không có nhận xét nào: