Thứ Tư, 1 tháng 9, 2021

TĂNG QUẢNG HIỀN VĂN 33 & 34 (Đỗ Chiêu Đức sưu tầm và diễn dịch)


           TĂNG QUẢNG HIỀN VĂN 33
 


                        
             Nhất tự nhập công môn, Cửu ngưu đà bất xuất.


   NGHĨA CÂU :
       Khi một chữ đã vào đến công đường rồi, thì đến 9 con trâu cũng không thể nào kéo ra cho được.
       Ngày xưa là Công môn, ngày nay là tòa án. Một lời nói lở, nói sai ở những nơi pháp lý nầy thì tai hại vô cùng, muốn lấy lại cũng không thể nào được. Trong Tiếng Việt ta có câu: "Bút sa gà chết" là vậy đó!

 

 

                     
             Nha môn bát tự khai, Hữu lý vô tiền mạc tấn lai.


   NGHĨA CÂU :
       Cửa nha môn mở rộng như hình chữ bát, ai có lý mà không có tiền thì đừng có đi vào.
       Đây là câu nói lẫy, than phiền cho thế giới kim tiền làm tổn thương đạo lý. Đọc câu nầy làm ta nhớ đến hai câu thơ kết của cụ nguyễn Khuyến khi vịnh Kiều :
                    Có tiền việc ấy mà xong nhỉ,
                    Ngày trước làm quan cũng thế a?! 

 

 

                          .
             Phú tòng thăng hợp khởi, Bần nhân bất toán lai.


       NGHĨA CÂU :
       Giàu là do chắt mót từ lon từ chút mà nên, Nghèo là tại không biết tính toán (tiện tặn) mà ra.

        Ông bà ta cũng từng dạy: "Đại phú do thiên, còn Tiểu phú là do cần" mà! Biết siêng năng cần kiệm thì không làm giàu to, chứ cũng thuộc hạng giàu nhỏ, không đến nổi đói khổ thiếu thốn.

 


                       
                 Gia trung vô tài tử, Quan tòng hà xứ lai ?


    NGHĨA CÂU :
      Trong nhà không có tài tử giỏi giang, thì quan quyền từ đâu mà có được?!
       Quan cũng từ dân mà ra, nếu trong dân chúng không có người tài giỏi, thì lấy đâu ra nhân tài để làm quan?

 

 

                
      Vạn sự bất do nhân kế giảo, Nhất sinh đô thị mệnh an bài. 


  NGHĨA CÂU :
        Muôn việc đều không phải do người tính toán mà được, Số mạng của cuộc đời nầy đã được an bày sắp xếp cả rồi!

 

       Nguyễn Du cũng đã luận rằng :
                   ... Trời kia đã bắt làm người có thân.
                       Bắt phong trần phải phong trần,
                       Cho thanh cao mới được phần thanh cao...

 

 

                       !
           Cấp hành mạn hành, Tiền trình chỉ hữu đa thiểu lộ !

 

 CHÚ THÍCH :
     CẤP HÀNH : là Đi một cách gấp rút.
     MẠN HÀNH : là Đi tà tà, Đi từ từ.
     ĐA THIỂU : là Nhiều ít. Có nghĩa là: Bao Nhiêu? (Với dấu chấm hỏi "?"). Còn với dấu Chấm Than "!" thì có nghĩa: Bấy nhiêu đó thôi!


   NGHĨA CÂU :
        Đi nhanh hay đi chậm gì, thì con đường trước mắt cũng chỉ có bấy nhiêu đó thôi!
        Bôn ba, bương chải cho lắm, đến ngày rồi cũng nhắm mắt xuôi tay. Tà tà hưởng lạc, tiêu dao ngày tháng chẳng thú vị hơn hay sao?!

 

       Ông bà ta nói: "Bôn ba không qua thời vận" mà!

 

 

                          
                  Nhân gian tư ngữ, Thiên văn nhược lôi. 
                         
                  Ám thất khuy tâm, Thần mục như điện. 


   CHÚ THÍCH :
     TƯ NGỮ : Những lời nói riêng tư, bao gồm cả những lời nói lén ai đó.
     VĂN : Chữ nầy gồm có bộ NHĨ là TAI, viết bên trong chữ MÔN là CỬA, là chữ ghép theo Hội Ý có nghĩa: Chỏ cái lổ tai ra cửa để nghe ngóng, nên VĂN là NGHE, nghĩa rộng VĂN là TIN TỨC. Ta còn nhớ Tờ báo đầu tiên của NAM KỲ là tờ LỤC TỈNH TÂN VĂN không? Có nghĩa là: Những tin tức mới nhất về Lục Tỉnh.
     KHUY TÂM: Khuy là Khuyết, là Mẻ. Tâm là Lòng dạ. Khuy Tâm là: Trái với lương tâm, làm chuyện mờ ám.


   NGHĨA CÂU :
         Những lời nói riêng tư của nhân gian thì Trời nghe rõ như là tiếng sấm sét vậy. Những việc làm mờ ám trái lương tâm trong phòng kín tối tăm thì con mắt của thần thánh đều nhìn rõ như khi có điện chớp vậy!
        Đừng tưởng nói lén, nói xấu để chạy tội hoặc để hại người mà không ai hay biết: Trời nghe biết cả! Rừng có mạch vách có tai mà! Đừng tưởng làm chuyện bậy bạ trong phòng kín, làm chuyện đồi bại trong phòng tối chẳng ai hay: Con mắt của Thần linh đều thấy cả!


       Trời và Thần Thánh ở đây, chính là LƯƠNG TÂM của ta đó, nếu ta làm chuyện mờ ám, sái quấy để hại người thì chính lương tâm của ta sẽ dằn vật ta suốt đời không sao sống yên ổn được!

 

 

                        
                  Nhất hào chi ác, Khuyến nhân mạc tác.
                         便
                   Nhất hào chi thiện, Dữ nhân phương tiện.


  CHÚ THÍCH :
     PHƯƠNG TIỆN : là Tiện lợi, Thuận lợi (Hình dung từ), là Công Cụ (nếu là Danh từ). Ví dụ :
     * "Giao thông phương tiện"có nghĩa: Giao thông rất tiện lợi.
     * "Phương tiện giao thông" có nghĩa : Công cụ dùng để giao thông , như Xe Cộ , Tàu Bè...
     Ở đây, DỮ NHÂN PHƯƠNG TIỆN có nghĩa: Tạo sự thuận lợi cho người khác để làm việc gì đó... Cũng có thể hiểu là: Dễ dãi để cho người ta làm việc.


   NGHĨA CÂU :
         Một chút xíu việc ác (việc ác thật nhỏ), cũng nên khuyên người ta đừng làm.
         Việc thiện mặc dù rất nhỏ, cũng nên tạo điều kiện thuận lợi để cho người ta làm việc thiện đó 

 

  ******

 

            TĂNG QUẢNG HIỀN VĂN 34    

    
                           
                    Khi nhân thị họa, Nhiêu nhân thị phúc.
                            
                   Thiên nhỡn khôi khôi, Báo ứng thậm tốc. 


   CHÚ THÍCH :
     KHI : Ngoài nghĩa Khinh Khi, Khi Dễ ra, KHI còn có nghĩa là HIẾP ĐÁP, Ăn Hiếp người khác.
     NHIÊU : là Nhiêu Dung, Nhiêu Thứ, là Bao Dung Tha Thứ, Xí Xóa, Buông Tha.


   NGHĨA CÂU :

        Hiếp đáp người khác là gây họa về sau, biết bao dung tha thứ cho người khác là tạo phúc cho tương lai đó.
        Con mắt của Trời mặc dù nhìn rất rộng rãi, nhưng sự báo ứng sẽ xảy ra rất nhanh đó nhé!
        Đọc câu nầy làm ta nhớ câu :
               Thiên võng khôi khôi,          ,
               Sơ nhi bất lậu.                   

    (Lưới Trời lồng lộng, tuy thưa mà không để lọt việc gì cả!)

 

 

                     
            Thánh hiền ngôn ngữ, Thần khâm qủy phục.


   NGHĨA CÂU :
        Lời nói của các bậc Thánh hiền, Quỷ Thần cũng phải khâm phục.

       Không nhất thiết phải là lời nói của Thánh hiền, những lời nói đúng đắn, hợp với đạo nghĩa ở đời, hợp với luân thường đạo lý... thì không những thần khâm qủy phục, mà tất cả mọi người đều phải tuân phục mà thôi!

 

 

                       
               Nhân các hữu tâm, Tâm các hữu kiến.


  NGHĨA CÂU :
        Mỗi người đều có một tấm lòng, mỗi lòng đều có sở kiến riêng của mình.
        Không ai bắt ai phải theo ai được cả! Mỗi người đều có Ý kiến riêng của mình, mỗi người đều có cái nhìn riêng của mình, nên tôn trọng cách nhìn của người khác, không thể áp đặt cái nhìn của mình mà buộc người khác phải... nhìn theo.

 

 

               
   Khẩu thuyết bất như thân phùng, Nhĩ văn bất như mục kiến.


  NGHĨA CÂU :
        Chỉ nghe cái miệng của người ta nói thôi thì không bằng đích thân mình găp phải. Tai nghe thì không bằng mắt thấy.
        Tam sao thì Thất bản. Chép lại ba lần thì đã bị sai với bản gốc rồi, huống hồ nghe qua tới ba cái miệng đồn đoán, thêm thắt đủ điều thì... còn đâu là sự thật của lúc ban đầu nữa!

 

 

                        
                Dưỡng quân thiên nhật, dụng tại nhất triêu.


  CHÚ THÍCH :
     TRIÊU : Chữ nầy vừa là Danh từ, vừa là Động từ.
    *  Danh từ : 1. Đọc là TRIÊU thì có nghĩa là BUỔI, là BUỔI SÁNG : như Triêu Mộ là : Sáng Tối.
                       2. Đọc là TRIỀU thì có nghĩa là Triều Đại, như Đường Triều là : Triều đại nhà Đường.
    *  Động từ : Triều có nghĩa là Chầu (Vua Chúa, Thần Thánh...) như : Triều Kiến, Triều Bái, Bãi Triều...


   NGHĨA CÂU :
        Nuôi quân ngàn ngày, dùng trong một buổi.
        Nhưng nếu không nuôi quân một ngàn ngày, thì khi có việc, lấy đâu ra người để dùng trong một buổi đây?!

 

 

                        
               Quốc thanh tài tử quí, Gia phú tiểu nhi kiêu.


   NGHĨA CÂU :
        Nước thanh bình thì tài tử mới được quí trọng. Nhà giàu có thì trẻ nhỏ đâm ra kiêu căng.
        Thực tế vô cùng! Khi đất nước loạn lạc chiến tranh thì người ta chỉ trọng võ tướng, và bận bịu với việc đánh nhau, đối phó với đối phương, chứ đâu có ai chú trọng đến văn học nghệ thuật, cho nên giới tài tử bị lãng quên. Đất nước có thanh bình rồi thì tài tử mới được lên ngôi.
        Nhà giàu có, dù có khéo giáo dục cách mấy thì con nít ở trong nhà vẫn tỏ ra kiêu ngạo hơn là con nít bình thường. Tại sao? Vì vật chất đầy đủ, người hầu kẻ hạ xung quanh cung phụng chăm sóc từng chút môt, không tỏ ra kiêu căng mới là lạ!

 

 

                  
         Lợi đao cát thể ngân dị hợp, Ác ngữ thương nhân hận bất tiêu.


   CHÚ THÍCH :
      LỢI : Ngoài nghĩa Lợi Lộc, còn có nghĩa là BÉN. LỢI ĐAO là: Con Dao bén.
      NGÂN : là Dấu, Vết, là Cái Thẹo.


   NGHĨA CÂU :
        Dùng dao bén cắt vào thân thể người ta, tuy chảy máu đau đớn, nhưng vết thương cũng dễ lành lại. Chớ dùng những lời độc ác làm tổn thương người khác trước mặt đông người, thì cái hận thù sẽ không thể tiêu trừ được.
        Ông Bà ta dạy: "Lời nói không mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau" mà! Những lời nói hiễm độc, hạ nhục người khác trước đám đông thì còn ác đức hơn là chém cho họ một dao nữa!

 

 

                    
   Công đạo thế gian duy bạch phát, Quí nhân đầu thượng bất tằng nhiêu.


   NGHĨA CÂU :
        Cái công đạo, lẽ công bằng trên đời nầy duy chỉ có đầu bạc mà thôi, ngay cả trên đầu những quí nhân hiển đạt nó cũng chưa từng tha thứ cho ai cả!
        Đầu bạc: Giai đoạn ai cũng phải kinh qua, chỉ sớm hoặc muộn mà thôi. Đầu bạc còn chỉ thời gian sắp tới, tất yếu và rất công bằng với mọi người bất luận sang hèn quí tiện, nó không từng tha thứ cho người nào cả! Ai rồi cũng phải có lúc đầu bạc mà thôi!

 

 

                       
              Hữu tiền kham xuất chúng, Vô y lãn xuất môn.

 

   CHÚ THÍCH :
      KHAM : là Có thể, là Nên, là Được.
      LÃN : là Lười Biếng, là Biếng Nhác. Hải Thượng Lãn Ông là chữ LÃN nầy. Ông Tổ thuốc Nam của Việt Nam tự xưng một cách khiêm tốn là: Ông già Lười Biếng ở trên biển.


   NGHĨA CÂU :
        Có tiền, giàu có thì mới nên đến chỗ đông người, tham gia cộng đồng, hoạt động xã hội... mới không bị người ta coi rẻ. Không có cái áo coi cho được, tức nghèo khó không có dư tiền rủng rỉnh trong túi, thì cũng lười biếng ra khỏi cửa 

 

            Còn tiếp


Đỗ Chiêu Đức







 


Không có nhận xét nào: