Thứ Tư, 7 tháng 12, 2022

Chữ Nghĩa Làng Văn - Ngộ Không Phí Ngọc Hùng

          Chữ Nghĩa Làng Văn

                                  Ngộ Không Phí Ngọc Hùng


“Chữ nghĩa làng văn” đôi khi chỉ là một chữ, cụm từ, đoạn văn cô đọng, diễn nghĩa, diễn giải một áng thơ văn hoặc một thể tài nào đó. Những trích dẫn được góp nhặt qua sách vở, trên mạng lưới của nhiều tác giả thành danh hay khuyết danh, không ngoài góc nhìn tận tín thư bất như vô thư. Ấy là chưa kể nhiều từ ngữ, đề mục trong bộ sưu tập đang còn trong vòng nghi vấn, cần phải

thẩm định lại nếu có thể được với những bậc thức giả văn kiến

súc tích. Những phụ chú, dẫn chứng hay giai thoại do người viết

kể lại, với chủ quan, khách quan chỉ cách nhau một sợi tóc. Vì vậy người sưu tầm không đặt ra “sai” hay “đúng”, vì cái sai hiện tại có thể là cái đúng ở một thời điểm nào khác. Xin chân thành cảm tạ và cáo lỗi những tác giả đã đóng góp bài vở trong sưu tập này, nhưng vì phương tiện eo hẹp nên người sưu tầm không thể thỉnh ý tác giả trước khi đăng tải – Ngộ Không Phi Ngọc Hùng.

***

Xuê

Xuể : làm nổi việc gì

(làm không xuể - nói chẳng xuê)

(Tự điển tiếng Việt cổ - Nguyễn Ngọc San, Đinh Văn Thiện)


Tiếng lóng của dân bụi Hà Nội sau 75

Uống đi ông anh, em kêu dăm lít nữa ta cùng lên tiên. Ấy ấy, em

phải “găm”  (14)  chỗ tiền này cho bõ”  đã… hì hì… đ.mẹ đời.

(14). Cất bớt              

       (Thế Giang)


Từ điển chính tả sai lỗi… chính tả

“sử: sử nữ. → không viết: xử”. (Nguyễn Văn Khang)

Viết ‘xử”  mới đúng, vì “xử nữ” 處 女 mới có nghĩa là “người con

gái còn ở nhà với bố mẹ, chưa đi lấy chồng.” (Việt Nam tự điển-

Hội Khai trí Tiến đức).

            (Hòang Tuấn Công)


Chữ Việt cổ

Do điều kiện về thời gian, chúng tôi chỉ khảo sát những từ đã từng tồn tại là những từ bình thường, nhưng nay đã hoàn toàn biến mất trong từ vựng hiện đại…

Lép đép: lâu đời lắm

(Đại Nam quốc âm tự vị - Huỳnh Tịnh Paulus Của)


Từ điển chính tả sai lỗi… chính tả

“sử: sử tử. → không viết: xử”. (Gs Nguyễn Văn Khang)

Viết “xử” 處 mới đúng. Vì “xử tử” 處 死 nghĩa là xử tội chết, thi

hành án tử hình. Hán ngữ đại từ điển: “xử tử: xử tử hình.

(Hòang Tuấn Công)


Cấu tạo câu đố

Thơ bốn chữ với câu đố bốn chữ vần với nhau. Thường chữ cuối

câu trên vần với chữ thứ hai câu dưới.

- Không sơn mà đỏ (mặt trời)

- Không gõ mà kêu (sấm)

- Không khều mà rụng (mưa)

(Câu đố - Thanh Lãng)


Từ điển chính tả sai lỗi… chính tả

“sử: tình sử, xét sử. → không viết: xử”. (Gs Nguyễn Văn Khang)

Phải viết “xử” trong “xét xử” mới đúng. Trong tiếng Việt không có khái niệm “xét sử”.

(Hòang Tuấn Công)


Sống trên đời…

Nguồn câu thành ngữ “sống trên đời ăn miếng dồi chó,

chết xuống âm phủ còn có hay không” từ câu ca dao:

Sống được miếng dồi chó

Chết được bó vàng tâm

Sống không ăn miếng dồi chó

Chết xuống âm phủ không có mà ăn

(Khải-Chính Phạm Kim-Thư - báo Tự Do)


Kẻ

Người Việt cổ sống nhờ nông nghiệp, săn bắn, hái lượm. Sau đó

đưa sản phẩm đến một mảnh đất, chỗ có người ở để trao đổi.

Gọi theo tiếng Hán là “Kỳ”.

Sau gọi là Kẻ, có nghĩa là làng. Như kẻ Mọc (làng Mọc), kẻ Noi

(làng Cổ Nhuế), kẻ Mơ (làng Hoàng Mai, Thanh Mai, Bạch Mai).

Từ “kẻ” thường chỉ dùng trong ngôn ngữ dân gian, khi đặt tên, các làng này thường được phiên âm bằng từ Hán: Cổ, Khả (Kẻ Lủ = Cổ Loa, Kẻ Lao = Khả Lao, Kẻ Bôn = Cổ Bôn).

Sau này có tiền tệ, “kẻ” trở thành nơi mua bán, và dần dà được

gọi là “chợ”. Theo thời gian tồn tại phát triển được gọi là “phường” rồi đến “phố”.

Từ kẻ được mở rộng phạm vi, dùng để chỉ một địa bàn rộng hơn.

Ví dụ: Kẻ Quảng (chỉ Quảng Nam, Quảng Ngãi), Kẻ Vĩnh (chỉ

thành phố Vinh). Do vậy ở miền Bắc có tên xưa cũ Kẻ Chợ (chỉ

Thăng Long) để phân biệt với Kẻ Sặt, Kẻ Lủ ở vùng quê


Thuở mơ làm văn sĩ

Thời gian này tôi quen và thích đọc những truyện ngắn của Duyên Anh, nhất là những truyện viết về tuổi thơ, không biết có phải phản ảnh chính tuổi thơ của Duyên Anh hay không ? Sao nó bất hạnh và gian truân và mộng mơ đến thế: Dưới giàn hoa thiên lý ; Con sáo của em tôi.

Duyên Anh đã có vợ và con, vợ anh là con nhà đại dịa chủ ở Long

Xuyên. Anh là Bắc Kỳ di cư, người xứ Thái Bình. Tôi thấy trong

truyện của anh nhắc đến cầu Bo ở Thái Bình hơi nhiều và trận

chết đói năm Ất Dậu 1945, người xứ anh là nạn nhân chính trong

vụ chết đói ấy. Anh tuổi hợi, nghĩa là hơn tôi ba tuổi, nhưng cũng

dễ thông cảm nhau. Anh hay đến nhà in Nguuyễn Đình Vượng in

sách báo gì đó trong bộ quần áo xanh cán bộ TNCH trên chiếc

Vespa Italic. Con người lúc náo cũng bảnh bao, mặt trắng và chải

tóc mướt. Chúng tôi dễ thân nhau và cũng dễ mày tao chi tớ loạn

cào cào những lúc ngồi với nhau uống ly cà phê. Khi anh mua cho tôi khúc bánh mì thât dài thật to:

- Mày phải ăn thế này mới đủ được, thằng du đãng Trâu Nước.

- Nhưng....

- Không nhưng nhị gì hết, mày biết tao có vợ giầu mà, ở nhà vợ

tao xào cho tao nguyên một chảo tim gan phèo phổi, ngày nào

cũng vậy, tao ngán lên tận cổ, trong khi chúng mày lại thiếu thốn

cả miếng ăn no bụng....

Con người Duyên Anh Vũ Mộng Long như vậy, pha chất kiêu, tếu khi nói chuyện, nên rất bị ngộ nhận. Điều đó tồn tại mãi trong anh cho đến khi anh qua đời. Cái tính huênh hoang không thay đổi và bất cần cải chính có lẽ vì thế đã hại anh. Tìm môt con người đích thực ở Duuyên Anh là chuyện khó chứ không phải dễ. Nhưng mấy ai có thân tình và thì giờ để ngồi phân tích một con người.

Tôi còn nhớ hai mươi mấy năm sau, sau khi đi học tập cải tạo về.

Vợ con anh sau đó được bảo lãnh ra nước ngoài đi trước. Duyên

Anh gặp tôi ngồi ăn với nhau một bữa ban đêm ở chợ Thái Bình,

trước nhà in Nguyễn Đình Vượng xưa. Lần đó là lần cuối cùng tôi gặp Duuyên Anh, cho đến lúc anh qua đời, qua tin trên đài phát thanh ngoại quốc. Thế là tôi lại mất thêm một người bạn nữa ở nơi xa xôi... Tôi thắp cho anh một nén nhangsau khi nghe tin, hôm đó là một ngày giáp Tết Nguyên Đán.

     (Nguyễn Thụy Long)


Tục ngữ hiện đại, thành ngữ hiện thực

Học đi đôi với hành, hành đi đôi với tỏi


Sách cũ miền Nam 1954 -1975

Và cái người bất hạnh nhất, tiêu biểu nhất có lẽ là nhà văn

Nguyễn Thụy Long mà người ta quen gọi là nhà văn *Loan mắt

nhung*. Sau 1975, ông lê kiếp số phận nhà văn như một  con

chó đói, một loài chuột chui nhúc để kiếm sống.

Hãy nghe ông kể:

“Tôi về sống với mẹ già ở Ấp Đông Ba Gia Định sau ngày “giải

phóng“, bên này Cầu Bông, sau khi bị phía nhà vợ thuộc gia

đình cách mạng đuổi ra khỏi nhà... Tôi ngậm đắng nuốt cay

bước ra khỏi nhà sau khi bị vu bao nhiêu là thứ tội, kể cả tội ăn

cắp tài sản của chính mình, suốt nhiều năm cầm bút tạo thành...

Mất nhà, mất vợ chẳng nói làm gì, vì đã cạn tầu ráo máng rồi,

nhưng mất con tôi mới đau“.

Sau này, theo Trần Ngọc Ninh viết lại trên tờ Khởi Hành, tháng

9-2005, ông từ chối không cho nhà xuất bản sửa dù một chữ

những tác phẩm của ông: “Tôi còn gì để mất ngoài liêm sỉ, thà

chết đói chứ tôi không sửa văn tôi viết trước kia được“.

Chính ông cũng kể lại về trường hợp có nhà xuất bản cho người

đến đề nghị in lại cuốn Kinh Nước Đen với điều kiện nó phải

được sửa chữa lại. Ông đã từ chối không chịu. Nay thì tờ Khởi

Hành đang tiến hành giải văn chương năm nay dành cho ông.

Thực tế trước mắt là ông sẽ nhận được một số tiền để sinh sống

ra khỏi kiếp chó đọa đầy.

(Nguyễn Văn Lục)


184 Chữ nghĩa làng văn xóm chữ

Đúng là tôi có duyên với Văn, và qua đó, với Trần Phong Giao!

Với truyện ngắn Dấu Tích Đời, tôi bắt đầu được anh xếp vào hàng ngũ “Những cây bút trẻ”, nhóm từ mà cho đến bây giờ nghe lại, vẫn cảm thấy nao lòng, vì nó nhắc nhở đến những buồn vui thời tuổi trẻ. Nếu không có sự quan tâm của anh, có lẽ nó sẽ không được đăng. Sau đó, thì hầu như truyện nào tôi gửi cho Văn cũng được “qua cầu”. Và (tôi nghĩ, biết đâu) nhờ có mặt trên Văn, truyện và các bài viết khác của tôi cũng đã dễ dàng xuất hiện trên một số báo văn học khác như Vấn Đề, Bách Khoa, Khởi Hành và cả tạp chí Đối Diện. Tóm lại, Dấu tích đời, hiểu theo một nghĩa nào đó, thì như một cái vé vào cửa “văn giới” đối với tôi.

Năm 1969, trong thời gian đi học và đi làm ở Sài Gòn, ở trọ trên

đường Phát Diệm – cách tòa soạn Văn không xa, khoảng chừng

hơn cây số, lại nằm trên đường đi về hàng ngày, tôi nhiều lần ghé

thăm Trần Phong Giao. Như nhiều bạn văn đã đề cập, kinh

nghiệm lần đầu gặp ông thư ký tòa soạn này là một kinh nghiệm

khó quên: một con người khô khan, lạnh lùng, nếu không nói là… bất lịch sự, trái hẳn với những lời nhắn tin đầy “tình thân” trên Văn hay trong những lá thư gửi riêng cho người viết.

Bước vào tòa soạn – thực ra, chỉ là một cái phòng nhỏ nằm sát lề

đường, bề bộn giấy tờ, sách báo -tôi gặp một người đàn ông đang

chăm chú nhìn lên cái bàn máy chữ nhỏ, gõ lọc cọc. Nghe tiếng

tôi chào, người đàn ông vẫn cắm cúi làm việc, dường như chẳng

hề biết có người đang đứng sát bên. Khi nghe tôi hỏi xin được

gặp ông thư ký tòa soạn, thì người đàn ông đáp, trong lúc vẫn

không rời bàn máy chữ “Cậu cần gặp có việc gì?”  Tôi nói tên,

tưởng là ông sẽ ngừng đánh máy, quay đầu lui, chào hỏi, nhưng

không, ông chỉ nói: “Thế à!” một cách dửng dưng và… vẫn tiếp tục làm việc. Chán nản và bối rối, tôi chào ra về. Lúc này, ông ta mới ngẩng mặt lên nói: “Khi nào rảnh, nhớ ghé chơi”.

Bực thì bực, nhưng vẫn ghé. Dần dà rồi cũng quen thân. Biết tính

anh, tôi chỉ ghé khi nào thật cần và thường là vào buổi chiều khi

anh sắp nghỉ việc. Thỉnh thoảng, ít việc, anh rủ tôi ra chợ Thái

Bình uống nước, chuyện gẫu. Có lần anh rủ tôi về căn nhà nhỏ ở

dưới chân cầu Kiệu, đường Hai Bà Trưng để uống rượu.

Tóm lại, một Trần Phong Giao hoàn toàn khác.

(Một chút Trần Phong Giao – Trần Hữu Thục)


Tục ngữ hiện đại, thành ngữ hiện thực

Đau đầu vì tiền,… điên đầu vì tình.


Người viết và truyện ngắn

Nguyễn Xuân Hoàng khẳng định: “Truyện ngắn phải là một truyện ngắn, không phải là một đoạn nào đó trong một truyện dài.”.

Thanh Nam cụ thể hơn khi cho rằng truyện ngắn “không thể là

một thứ truyện dài rút gọn hoặc một thứ lấy ra từ những đoạn rời của một truyện dài.”. Nguyễn Thị Hoàng nhấn mạnh thêm:

“Truyện ngắn là một thứ truyện không phải bị rút ngắn từ một

truyện đáng lẽ phải dài và ngược lại cũng không thể, muốn trở

thành một truyện dài, cứ viết kéo dài hay triển khai thêm.”  Mặt

khác, theo Nguyễn Thụy Long: “Truyện dài và truyện ngắn thuộc hai lãnh vực khác hẳn nhau. Mỗi loại có nghệ thuật riêng của nó.”

So sánh giữa hai thể loại, Nguyễn Đức Sơn đưa ra một ví von:

“Nếu truyện dài là một chuỗi ngọc thì truyện ngắn ít ra cũng phải là một hạt minh châu.”  Dương Nghiễm Mậu và Nguyễn Tất Nhiên đều cho rằng một truyện ngắn không bao giờ là trích đoạn của một truyện dài thành công. Trong lúc đó, Du Tử Lê đưa ra một hình ảnh cụ thể khi so sánh truyện dài và truyện ngắn. Theo ông, nếu xem truyện dài là toàn thể một khuôn mặt, thì “Truyện ngắn là cái phần tiêu biểu đặc sắc nhất của khuôn mặt đó.”.

Thanh Tâm Tuyền phát biểu dứt khoát và cô đọng: “Truyện ngắn là truyện không thể nào viết dài.” Mặc dù cách nói của nhà thơ này có vẻ như “huề vốn,” nhưng nó lại nói lên yếu tính của truyện ngắn. Một truyện ngắn hay đúng nghĩa phải là một truyện ngắn mà tác giả có muốn viết dài hơn cũng không được. Ngắn, nhưng là một chỉnh thể: không thể thêm, không thể bớt.

(Trần Doãn Nho)


Mạn đàm về người Man Di Hiện Đại

Sau cái chết của Người Man Di Hiện Đại –  Nguyễn Văn Vĩnh,

chưa phải hết chuyện!

Nguyễn Văn Vĩnh có biệt hiệu là Tân Nam Tử, tự gọi mình là “Người Man Di Hiện Đại”.

Ông sinh ngày 15/6/1882 tại làng Phượng Vũ, phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông. Mất ngày 2/5/1936, gần Tchépone, ở bên Lào.

Vì theo tác giả Nguyễn thị Minh Thái viết dưới đây thì:

Nguyễn Văn Vĩnh là tác giả của nhiều bài báo viết về các vấn đềvăn hóa và lịch sử VN, ông cũng đóng góp tích cực công tác

truyền bá văn hóa Pháp vào VN thông qua việc dịch nhiều kiệt tác của các tác giả Pháp như Molière, Victor Hugo, Balzac, Alexandre Dumas và La Fontaine. Thông qua các bài báo và công trình dịch thuật của mình... Để được nhìn nhận như ngày nay, Nguyễn Văn Vĩnh và gia đình trong vài chục năm đã chịu không ít bi kịch bị hiểu lầm và đánh giá sai lệch. Gia đình ông đau buồn, tủi hổ vì bị người đời coi khinh, là con cháu của Nguyễn Văn Vĩnh, bồi bút, tay sai thực dân Pháp.

Giáo sư sử học Phan Huy Lê cũng đồng tình Người Man Di Hiện

Đại –  Nguyễn Văn Vĩnh là một trong những nhà tư tưởng khai

sáng ở Việt Nam gắn liền với văn học, văn hóa, báo chí, chữ quốc

ngữ... Chưa vội tính đến những đóng góp của Nguyễn Văn Vĩnh

trên lĩnh vực báo chí, dịch thuật, văn học, chỉ cần thấy những nỗ

lực truyền bá học chữ quốc ngữ, lý ra một người học xong tiểu

học hôm nay cũng đã phải biết Nguyễn Văn Vĩnh là ai. 

Ấy vậy mà, vì nhiều lý do, tên tuổi và sự nghiệp của Nguyễn Văn

Vĩnh chưa được nhìn nhận, đánh giá một cách xứng đáng. Dĩ

nhiên, không cứ biết đã là hiểu, là nhận chân được các giá trị

mà Nguyễn Văn Vĩnh để lại.

(Nguyễn thị Minh Thái)


Tướng mạo con người qua ca dao, dân ca

Mặt dài tuy nhỏ: vui chơi

Tai to mặt ngắn: chịu lời đắng cay


Giai thoại làng văn

Khoảng năm 1972, Lãng Nhân Phùng Tất Ðắc đã viết một bài dài về nghề làm báo thời tiền chiến: “Sở dĩ tôi ham làm báo là vì từ trước vẫn nghe nói chuyện về những thiên tài Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh và đức cần cù của Trần Trọng Kim, nên muốn được học hỏi nơi các “thần tượng” ấy.

Nguyễn Văn Vĩnh thật có thiên tài… hồi ông dịch tiểu thuyết Pháp, buổi trưa sau bữa cơm, ông nằm trên ghế dài, hai bên hai người ngồi chép, ông dịch một lúc hai bộ tiểu thuyết, cứ đọc một câu cho bên phải lại quay đọc một câu cho bên trái.

(Viết văn làm báo thời xa xưa - Phùng Tất Ðắc)


Góp nhặt làng văn xóm chữ

Lan Khai - Nghệ sĩ tài năng bị lãng quên?

Lan Khai (24/6 năm 1906 – 1945) tên thật: Nguyễn Đình Khải, là

một nhà văn thời tiền chiến. Trong lịch sử văn học hiện đại trước

năm 1945, ông được xem là một cây bút sung mãn, một nhà văn

đường rừng sáng giá. Dù ở thể loại nào ngòi bút của ông vẫn

thuyết phục được cảm tình và lý tính của độc giả. Đặc sắc nhất

vẫn là ở lĩnh vực sáng tác hiện thực về đời sống miền núi.

Lan Khai sinh tại xã Vĩnh Lộc, châu Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. Thuở nhỏ, Lan Khai sống gần gũi với các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Cao Lan, Hà Nhì... Năm 12 tuổi (1918), ông bắt đầu tập làm thơ, viết văn và sớm bộc lộ năng khiếu hội họa. Năm 18

tuổi (1924), ông về Hà Nội theo học trường Bưởi, nhưng học chưa hết hai năm, ông trở lại Tuyên Quang, dạy học, dịch sách và viết văn. Năm 1938, ông bắt đầu viết cho Tiểu Thuyết Thứ Bảy và sau đó ông cùng với Lê Văn Trương, trở thành hai cây bút cột trụ của nhà xuất bản Tân Dân.

Năm 1939, ông làm tổng thư ký tạp chí Tao Đàn của nhà xuất bản Tân Dân, đồng thời, còn cộng tác với các báo: Loa, Ngọ Báo,

Đông Tây, Tiểu Thuyết Thứ Bảy, Phổ Thông Bán Nguyệt San... Bút danh “Lan Khai” này là do ông thích hoa lan, nhất là trong khi nở. Bút danh này cũng đã ám vào thân phận ông. Ngắn ngủi, ẩn dật, không xô bồ nhưng tinh khiết và đẹp đẽ đến vô ngần.

Trong một ngày gần cuối năm 1945, Lan Khai bị một nhóm người khác phe phái thủ tiêu tại Tuyên Quang.

            (Phạm Vũ)


Đừng Tưởng

Đừng tưởng vua là anh minh..

Nhiều thằng khốn nạn, dân tình lầm than.

   (Bùi Giáng)


Vài nét về nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân

Trong hơn 40 năm hoạt động văn học, Lại Nguyên Ân nổi lên

trong tư cách nhà nghiên cứu, phê bình văn học, biên dịch chuyên nghiệp. Ông cầm bút viết phê bình, tiểu luận

Tên thật cũng là bút danh: Lại Nguyên Ân, sinh ngày 18-1-1945,

quê làng Phú Đạm, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Tốt nghiệp

khoa Ngữ văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Sau đó dậy học

ở Ba Vì, Hà Tây rồi chuyển về Hà Nội làm biên tập viên Lý luận

Phê bình văn học cho đến khi nghỉ hưu.

Các tập tiểu luận phê bình của ông được xuất bản: Văn học

và phê bình (1984); Sống với văn học cùng thời (1998); Đọc lại

người trước, đọc lại người xưa (1998); Mênh mông chật chội

(2009)… Gắn bó với đời sống văn học đương thời, ông xông xáo

nhập cuộc, có tiếng nói kịp thời góp bàn từ góc độ học thuật và

thực tiễn về một số vấn đề lý luận văn học đang đặt ra cho sáng

tác văn xuôi và thơ trong và sau chiến tranh.

Ông hào hứng phê bình những tác phẩm mới xuất bản của các

nhà văn, nhà nghiên cứu phê bình thành danh trước đây cần

được đánh giá lại dưới góc nhìn đổi mới. Xa lạ với kiểu viết tư

biện, kinh viện, ham trích dẫn sách vở này nọ, ông có lối viết

thoáng hoạt, tự nhiên, bàn thẳng vào vấn đề đặt ra, gợi mở sự đối

thoại cùng đồng nghiệp trong làng văn.

(Nguyễn Ngọc Thiện)


Tục ngữ hiện đại, thành ngữ hiện thực

Thú vui tao nhã, giặt tã cho con.


Chữ nghĩa làng văn

Theo hồi ức của Tô Hoài: “không biết ai đã giúp tiền cho Nguyễn

Bính ra những số báo Trăm Hoa đầu tiên”, thế rồi “cấp trên” của

Tô Hoài “có sáng kiến lấy giấy và tiền nhà xuất bản giúp Trăm

Hoa” (khi đó Tô Hoài làm việc ở Nhà xuất bản Văn Nghệ), và

chính Tô Hoài được giao nhiệm vụ “thuyết phục một tờ báo tư

nhân nhưng có tiếng nói chống những luận điệu ngang ngược

của báo Nhân Văn”. Theo Tô Hoài, do sự can thiệp này, “tờ Trăm Hoa rõ ra một vẻ khác. Không về bè với Nhân Văn, như chẳng đi với ai”. Cấp trên của Tô Hoài nhận xét từng số từng bài, “cho là chưa đủ hơi sức hỗ trợ cần thiết”.

Tô Hoài đem nhận xét ấy bàn lại với Nguyễn Bính. Nguyễn Bính

bảo Tô Hoài: “Trăm Hoa phải thế mới là báo của Nguyễn Bính

chứ. Nếu không thì mày làm quách cho xong!”  Sáng kiến “đầu tư” cho Trăm Hoa kết thúc ở đấy. Một buổi tối, Nguyễn Bính rủ Tô Hoài đến ăn ở nhà hàng Lục Quốc. Nguyễn Bính bảo: “Hôm nay ăn cỗ đám ma Trăm Hoa!” (Tô Hoài, Cát bụi chân ai, Hà Nội: Nxb Hội Nhà Văn, 1992, tr.56).

Phải chăng sự việc Nguyễn Bính với tờ Trăm Hoa như trên đã

dẫn tới những sự việc tiếp theo:

Do “không về bè với Nhân Văn” nên Nguyễn Bính đã không trở

thành đối tượng phê phán trong vụ Nhân Văn-Giai Phẩm; tuy vậy, do tỏ ra “chưa đủ hơi sức hỗ trợ cần thiết” trước yêu cầu “chống những luận điệu ngang ngược của báo Nhân Văn” nên tựu trung Nguyễn Bính vẫn bị đẩy khỏi Hà Nội, tức là vẫn bị trừng phạt, nhưng hình thức trừng phạt nhẹ hơn?

Tô Hoài cho rằng chỉ là giai thoại (lời đồn đại chứ không phải sự

thật) những chuyện “Nguyễn Bính bị đầy phải xuống xin việc dưới quê, Nguyễn Bính chỉ được biên tập ca dao hò vè”.

Theo Tô Hoài thì giản dị là “Nguyễn Bính về Nam Ðịnh rồi quyết

định ở hẳn dưới ấy chỉ vì Nguyễn Bính đã sắp nên vợ nên chồng

với cô hàng cà phê thành Nam. Nguyễn Bính đã bỏ không ở nhà

xuất bản Hội Nhà Văn với tôi (tức Tô Hoài) để xin ra làm báo

Trăm Hoa. Khi Trăm Hoa hết tiền phải đình bản, Nguyễn Bính

không còn ở biên chế nào thì Hội Nhà Văn đã giới thiệu Nguyễn

Bính về Nam Ðịnh”; “thời kỳ ở Nam Ðịnh, Nguyễn Bính đã in

nhiều sách trên nhà xuất bản Phổ Thông ở Hà Nội. Trường ca

Tiếng trống đêm xuân, lại vở chèo Cô Son đương công diễn.

Mỗi lần lên lấy nhuận bút kha khá, tôi được Nguyễn Bính và Trúc Ðường rủ đi đánh chén” (Tô Hoài, Chiều Chiều, Hà Nội: Nxb Hội Nhà Văn, 1999, tr.228).

(Nguyễn Bính và tuần báo Trăm Hoa - Lại Nguyên Ân)


Lá diêu bông - 1

Ảo thanh?

Theo Hòang Cầm: “Đặc biệt, riêng có bài thơ Lá Diêu Bông, duy

nhất một bài này là những lời văng vẳng bên tai, từ đầu chí cuối,

quá nửa đêm mùa rét 1959, trên giường ngủ, trong ánh sáng lờ

mờ của ngọn đèn ngủ 6 oát, bên cạnh người vợ đang ngủ ngon

và các con những giường bên đang ngủ say (...).

Giọng nữ vẫn đọc, không vội vàng mà cũng không quá chậm, và

tôi ghi lia lịa trong bóng tối mờ.

Đến lúc giọng nữ im hẳn, lòng tôi nhẹ bẫng, tôi ngủ thiếp đi. Sớm

hôm sau nhìn lại thì có chỗ rõ, đọc được, nhiều chỗ dòng nọ đè

lên dòng kia, chữ nọ như xoá mất chữ khác. Phải mất gần nửa

tiếng đồng hồ, tôi mới tách được ra theo thứ tự đúng như những

lời người nữ kỳ diệu nào đó đã đọc cho tôi viết nửa đêm qua”.

       (Phanxipăng)


Tục ngữ hiện đại, thành ngữ hiện thực

Em ơi buồn làm chi.

Anh đưa em về sông Đuống.

Ngày xưa cát trắng phẳng lỳ.

Giờ đây cát trắng đen xì em ơi.


Lá diêu bông - 2

Ảo thanh?

Ở những trường hợp ấy, tôi không hề cấu tứ, nghĩ ngợi gì về câu,

chữ, không theo một luật nào của thi pháp về thanh điệu, ngữ

điệu gì gì hết. Tôi chỉ tuân theo nhịp rung động của toàn thân, cả

tâm hồn và thể chất, khí chất.

Bài Lá diêu bông ra đời như vậy, nói có người không tin, nhưng tôi nghĩ bây giờ khoa tâm thần học, vô thức luận, tâm linh học có thể lý giải được hiện tượng đó một cách rất khoa học.

Vậy nên, cái lá diêu bông là cái lá gì, ở đâu, nào tôi có biết. Thần

linh đọc diêu bông, tôi chép diêu bông, thế thôi.

      (Phanxipăng)


Câu đối đề nhà học

Trước khi khởi nghĩa, Cao Bá Quát được triều đình nhà Nguyễn

đưa đi làm giáo thụ ở Quốc Oai, vùng đất thuộc Sơn Tây, xa chốn

kinh đô, thành thị. Học trò ít, cảnh sinh hoạt tiêu điều. Ông đã viết đôi câu đối dán ngoài nhà học:

Nhà trống năm ba gian, một thầy, một cô, một chó cái

Học trò dăm bảy đứa, nửa người, nửa ngợm, nửa đười ươi (*)

(*) Câu đối này có người cho là của Ông ích Khiêm.


Một số truyền thuyết sai lầm về Cao Bá Quát

Tên tự và tên hiệu

Cụ thân sinh ra hai ông tên là Cao văn Chiếu (Chiến ?) vốn là một cụ đồ nho, đã đặt tên các con theo một điển tích trong Luận Ngữ :  Lúc triều đại nhà Chu mới lập, có nhiều hiền tài giúp. Như Bá Đạt- Bá Quát, v…v.... Cụ Đồ Cao đặt tên hai con là Bá Đạt, Bá Quát ngụ ý mong cả hai sau này cùng thành những bậc hiền tài, giúp vua trị nước. Tên Chu Thần (bầy tôi nhà Chu) của Cao Bá Quát cùng chung một ý ấy.

Ông có tới ba tên khác nhau vừa là tên tự vừa là tên hiệu: Chu

Thần, Mẫn Hiên, và Cúc Đường, song có sách nói Chu Thần là tự

của ông, sách khác lại cho đấy là hiệu của ông. Căn cứ vào một

số sách và từ điển thì Hiệu là Danh hiệu, Bút hiệu do đương sự

tự đặt lấy, gói ghém ý nguyện ở trong; Tự là tên chữ Hán, qua tên tự người ta liên tưởng được tên chính. Chu Thần với nghĩa bầy tôi nhà Chu đúng là tên tự của Cao Bá Quát. Thơ văn Cao Bá Quát, Danh nhân lịch sử Việt Nam đều chép tự của ông là Chu Thần, hiệu Cúc Đường, bút hiệu Mẫn Hiên.

       (Nguyễn Thị Chân Quỳnh)


Về cái chết của Nguyễn Du

Mùa đông năm 1919, Gia Long băng hà, Minh Mệnh nối ngôi.

(1820), triều đình cần thực hiện một nghi thức ngoại giao là cử sứ

thần sang Tàu cầu phong cho vua mới.

Rủi thay, khi ông chuẩn bị lên đường cũng là khi nạn đại dịch

(dịch tả) đang hoành hành từ Nam chí Bắc. Lan qua Huế, ôn thần dịch lệ đã kịp chép tên ông vào sổ các nạn nhân! Đây là những thông tin “lạnh lùng” có được từ Đại Nam Chính Biên Liệt Truyện:

“Đến khi bệnh kịch, không chịu uống thuốc, sai người nhà mở

duỗi chân tay, nói đã lạnh cả, Du bảo rằng “tốt”, nói xong thì chết, không nói một câu nào đến việc sau khi chết”. (Sđd, t.2, Nxb Thuận Hóa, Huế, 1997, tr.357). Gia phả và các tài liệu khác, về cái chết của Nguyễn Du, đều chép đại để như vậy.

(Về cái chết của Nguyễn Du – Trần Ngọc Vượng)


Mộ phần Hồ Xuân Hương ở Hồ Tây? - 1

Trong một lần công tác, tôi về Quỳnh Đôi (Quỳnh Lưu, Nghệ An) mảnh đất địa đầu xứ Nghệ xưa nay nức tiếng là làng khoa bảng, khi có câu “Bắc Hà - Hành Thiện, Hoan Diễn - Quỳnh Đôi”. Nằm trên quốc lộ 1A có biển chỉ dẫn “Bia, mộ nữ sĩ Hồ Xuân Huơng” khiến tôi băn khăn, phải chăng người ta đã tìm được mộ phần của “Bà chúa thơ Nôm” về quê nhà?

Từ đường quốc lộ 1A, đi vào con đường liên xã chừng 5 – 6 km,

tôi đến xã Quỳnh Đôi, bên tay phải có nhà bia ghi dòng chữ “bia

nữ sĩ Hồ Xuân Hương (1772-1822)”- thì ra đây chỉ là…”bia”, chứ

không phải… mộ bà. Hai bên đường dẫn vào nhà bia, là hàng xà

cừ cổ thụ, và bao quanh là cánh đồng lúa xanh rì…

Hỏi chuyện cụ Hồ Xuân Quế, trưởng tộc họ Hồ Quỳnh Đôi, thì cụ cho biết: “Tôi cũng không biết mộ bà ở mô, người ta nghi mộ bà ở Vĩnh Phúc, hay ở ven Hồ Tây chi đó…”.

***

Bên cạnh Hồ Tây lộng gió, Hồ Xuân Hương lập ra Cổ Nguyệt

Đường là cái quán nơi đàm đạo thơ văn, thu hút nhiều văn nhân - bạn bè lui tới, như Chiêu Hổ, Trần Hầu, Tốn Phong Thị, Phạm Quí Thích, Nguyễn Huy Tự, Mai Sơn Phủ, Cư Đình, Trần Quang Tĩnh, Trần Phúc Hiển, và có cả… Nguyễn Du nữa.

      (Nguyễn Quang Thành)


Đối mặt cùng ly rượu

Lúc còn sống chẳng uống cạn chén rượu trong bầu

Mai sau khi chết nào ai rưới rượu trên mồ

(Nguyễn Du)


Mộ phần Hồ Xuân Hương ở Hồ Tây? - 2

Tôi đã tìm gặp nhà nghiên cứu Hồ Bá Hiền, là trưởng ban Sử và

cũng là ban liên lạc họ Hồ Việt Nam. Ông Hiền nói: chứng tích rõ nhất là ở bài thơ “Long Biên trúc chi từ” của Tùng Thiện Vương (Miên Thẩm), khi năm 1842 nhà thơ hộ giá vua anh là Thiệu Trị (1840- 1847) ra Bắc tiếp sứ thần Trung Hoa. Miên Thẩm cảm hòai: 

“Đầy hồ rực rỡ hoa sen/ 

Sai người xuống hái để lên cúng đàn/ 

Chớ trèo lên mộ Xuân Hương/

Suối vàng còn giận tơ vương lỡ làng/

 Sen tàn phấn rữa mồ hoang/

 Xuân Hương đã khuất bên đàng cỏ xanh/ 

U hồn say khướt làm thinh/

 Gió xuân mấy độ thổi tình ai hay”

(GS. Hoàng Xuân Hãn dịch). 

Nơi “cúng đàn”, phải chăng là chùa Kim Liên, nay vẫn còn, mộ

phần của Hồ Xuân Hương cạnh nghĩa địa Đồng Táo, cách xa

chùa không quá 300 m. Cần nói thêm là, trước kia Hồ Tây nhỏ

hơn bây giờ, khi bị vỡ đê, nước đã nhấn chìm nhiều nghĩa địa,

trong đó có nghĩa địa Đồng Táo.

Sách “Tây Hồ chí” có đóng dấu của Viện Viễn Đông Bác Cổ, ký

hiệu A3192/1-2 đoạn viết về hình thế hồ có câu: “Thôn Lạc Chính

(tên cũ là Ngũ Xã) ở giữa hồ gồm hai bãi bồi lớn, nhỏ hình con lân. Bãi lớn rộng vài trăm mẫu là khu dân cư, bãi nhỏ khoảng ba bốn chục mẫu có nhiều phần mộ”.

Bài thơ cùng nhiều tài liệu khác, ông Hồ Bá Hiền nghi mộ bà ở

một trong 3 nơi: nghĩa địa Lạc Chính (gần Trúc Bạch), nghĩa địa

Đồng Táo (ở Nghi Tàm) và gò Thất Tinh (giữa Thụy Khuê và làng Hồ Khẩu). 

       (Nguyễn Quang Thành)


Tiến sĩ vinh quy

Thông thường ông tiến sĩ cưỡi ngựa (như định lệ cho phép) hay

ngồi võng. Nhưng, Nguyễn Thị Chân Quỳnh lại cho biết trường

hợp một ông tiến sĩ cưỡi voi: 

Lúc đầu Tân khoa vinh quy cưỡi ngựa trạm, Phạm Quý Thích

cưỡi voi nhưng không rõ từ bao giờ tân khoa lại ngồi võng (1). 

Năm 1780, tháng Ba, vua Lê ra văn sách cho những người dự

trúng kỳ thi hội khoa Kỷ hợi (1779) ở điện nhà vua. Qua ngày hôm sau chúa Tĩnh Vương thân đến ngự tại phủ đường, lại cho họ thi bài văn sách nữa (...).

Phạm Quý Thích, người Hoa Đường, huyện Đường An, nhà ở

phường Báo Thiên, huyện Thọ Xương, 20 tuổi, do nho sinh trúng

thức, đỗ thứ hai kỳ thi hội (2). 

Phạm Quý Thích đỗ đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân. Không có

gì đặc biệt hơn các tiến sĩ khác. Theo định lệ của nhà Lê thì Phạm Quý Thích được cưỡi ngựa vinh quy. Không biết sách nào chép ông được cưỡi voi?

(1) Nguyễn Thị Chân Quỳnh, Văn Miếu Thăng Long-Hà Nội,.

(2). Ngô Cao Lãng, Lịch triều tạp kỷ, tập 2, KHXH, 1975, tr. 197.

        (Nguyễn Dư)


Văn hoá ẩm thực

Hủ tiếu Mỹ Tho

Hủ tiếu Mỹ Tho có lẽ là món còn giữ được gần với món hủ tiếu khi mới ra đời. Nước dùng nấu bằng xương ống, mực khô nướng

thơm, khi ăn có trụng một ít cải xanh xắt nhỏ. Một số nơi  thêm

miếng sườn heo, hoặc quả trứng cút vào tô hủ tiếu.

Ở Vĩnh Long cách nêm gia vị lạ lùng là khi tô hủ tiếu múc ra người ta nêm vào muỗng đường cát. Hủ tiếu là món ăn cùng tuổi với vùng đất miền Nam. Nó chưa vươn ra khỏi địa bàn đã sinh ra

nhưng đã giành được khẩu vị của người dân của một thành phố

đông dân và sầm uất vào bậc nhất, góp phần làm phong phú

thêm bản thực đơn miền Nam vốn đã rất phong phú.

        (Nguồn: Diệu Huyền)


Tiếng Tàu chữ Việt

Kê dậu

Hai chữ Hán Việt này là chữ đồng âm và đồng nghĩa, đều chỉ con

gà trống. Theo giáp cốt văn và kim văn, “kê” là chữ thuộc loại

tượng hình tự. Tự hình của chữ này rất giống hình một con gà

trống, trên có mào.

Dậu không phải là… gà.

Người ta thường nói: Tôi tuổi Dậu, để nói rằng năm sinh của

người đó thuộc năm gà, vì thế, đôi khi đưa đến sự lầm lẫn cho

rằng dậu… có nghĩa là gà.

Thật ra, chữ dậu là chữ thuộc loại độc thể tự. Tự hình, là hình vẽ

một cái bình đựng đầy rượu, nghĩa gốc của dậu. Ngày xưa là

rượu, nên chữ tửu 酒 mới đầu viết là dậu.

Về sau, theo cách giả tá, dậu mới biểu thị danh xưng của chi thứ

mười trong mười hai địa chi: tý, sửu, dần, mão, thìn, tỵ, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi.

(Phạm Xuân Hy)

***

Phụ đính I

Chân dung hay chân tướng nhà văn

Rồi thì thây kệ “chị Cốc” cứ “mổ” la liệt các “chàng Dế Choắt”:

Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Cầm, Phùng Quán… đuổi đi đào đất,

vác than. Chàng Dế Mèn chui tọt ngay vào cái hang “đề tài miền

núi” viết toàn chuyện “quan thống lý Pá Tra” đàn áp, bóc lột “vợ

chồng A Phủ” tức “người Mèo ta khi chưa có đảng”, tránh xa mọi chuyện hiểm nguy nơi phố thị, tha hồ cho “chị Cốc” hoành hành, chàng cứ ung dung “toạ hưởng kỳ thành”, vắt chân chữ ngũ lâu lâu lại “cưỡi con dế mền ” bay đi tham quan nước bạn. 

Thành công đó là nhờ Tô Hoài đã rút “kinh nghiệm” của chú Dế

Mèn ngày xưa: “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà

không biết nghĩ, sớm muộn gì cũng mang vạ vào thân”. Cái đám

Nhân Văn Giai Phẩm kia đúng là “hung hăng bậy bạ”, “có óc mà

không biết nghĩ”, “Ôi thôi, chú mày ơi. Chú mày có lớn mà chẳng có khôn” (lời Dế Mèn dậy Dế Choắt) thì bị đảng cho ăn đòn còn oan nỗi gì? Phải khôn ranh, láu cá thì mới giữ được thân, hưởng lộc dài dài, chẳng thế mà hiền lành như nhà văn Bùi Hiển cũng phải than: ”Tôi lại có cảm giác là anh (Tồ Hoài) có khuynh hướng hơi e ngại, hơi dè chừng…”.

Giống như chú Dế Mèn trong suốt cuộc phiêu lưu, chẳng thấy “hành hiệp giang hồ”, đánh kẻ mạnh cứu kẻ yếu, toàn đi “chọi“ với Cào Cào, Châu Chấu… mà cứ hễ thua là bỏ chạy. Tô Hoài cũng vậy, suốt cả mấy thập kỷ ngồi ghế “lãnh đạo văn nghệ” (hết Hội nhà văn Trung ương lại tới Hội nhà văn Hà Nội), bao nhiêu nhà văn Hà Nội bị “Cốc mổ” như Nguyễn Xuân Khánh, Châu Diên, VũBão, Lê Bầu… mà chưa lần nào thấy ông Dế Mèn lên tiếng bênh vực đàn em, chưa kể có khi còn xúi “chị Cốc” mổ thêm cho chết.

Hoá ra “triết lý con lươn” của Nguyễn Khải – cứ gặp rắc rối là tiết chất nhờn lủi mất, còn thua xa bí kíp “chui tọt xuống hang” của bác Dế Mèn. Cứ chữ “thọ” đeo sau lưng, Nhân văn – Giai Phẩm lủi lên Tây Bắc, Mỹ đánh bom Hà Nội, chuồn lên rừng… cứ thế làm gì bác chẳng “hễ đi nước ngoài là có ông ngay”.

    (Nhật Tuấn)


Tác giả: Nhà văn Nhật Tuấn tên thật là Bùi Nhật

Tuấn, sinh ra tại Hà Nội. Ông là hội viên Hội Nhà

văn. Truyện ngắn và tiểu thuyết là hai thể loại nổi

bật trong sự nghiệp văn học của ông. Nhà văn

Nhật Tuấn qua đời ngày 6-10-2015 tại Bệnh viện

Thống Nhất, Sài Gòn, hưởng thọ 74 tuổi.

Tác phẩm: Con chim biết chọn hạt

Đi về nơi hoang dã (tiểu thuyết, 1988)

Quê nhà Quê người (chung với Nhật Tiến, 1994)

Một cái chết thong thả (tập truyện, 1995)

(Nhà văn Nhật Tuấn là em nhà văn Nhật Tiến)

***

Phụ đính II

Chữ nghĩa làng văn

Chẳng bút nào tả xiết nỗi cay đắng của nhà văn, nhà thơ nạn

nhân trong nhóm Nhân văn Giai Phẩm. Phùng Quán đi câu cá

trộm. Hữu Loan chở đá rách vai. Nguyên Hồng trở lại Thái

Nguyên với núi rừng bạc mầu.

Riêng Nguyễn Hữu Đang bị đày lên trại Cổng Giời, ông là một

trong 11 người sống sót của trại tù khắc nghiệt này. Được tha, về

Thái Bình, sống ở căn lều trong chuồng lợn, ông phải chắt bóp

từng bao thuốc lá để đổi những con cóc.

(Chân Diện Mục)


Chữ nghĩa làng văn

Nhà văn Nguyễn Công Hoan kể chuyện hòi bé khoảng 9, 10 tuổi

có thời gian sống gần nhà thơ Tản Đà, thỉnh thoảng được ông sai

vặt. Khi thì nhờ mua vài tệp giấy, lúc khác mấy tháp bút.

Ông khen bé Hoan nhanh nhẹn ý tứ, ông cho xem thơ của ông

thấy sáng dạ, ông bảo thằng bé Hoan này tương lai sẽ làm nên.

Về sau quả Tản Đà tiên tri đúng. 

Nguyễn Công Hoan còn kể trong số nhà văn trẻ, lớp con cháu, chỉ Nguyễn Tuân được Tản Đà xem như bạn, vì ngoài tài năng

Nguyễn Tuân còn có thể chịu chiếu với nhà thơ Núi Tản Sông Đà

từ sáng tới tối.


Chữ nghĩa làng văn

Nhà thơ Quang Dũng tác giả “Tây Tiến” một trong số ít bài thơ hay nhất, năm 1957 phải đi chỉnh huấn trong vụ Nhân văn Giai phẩm, từ đó ông sống rất nghèo, lặng lẽ trong cương vị biên tập báo Văn Nghệ, sau là NXB Văn Học. Năm 1978, tôi cùng ăn cơm với ông tại nhà ăn tập thể NXB Văn Học, ông cao to nên ăn rất khỏe lâu lâu lại thấy ông đứng lên đi xin thêm cơm. Bà Gái cấp dưỡng lúc đầu còn cho thêm cơm, sau chỉ cho… miếng cháy.

   (Nhật Tuấn)


Chữ nghĩa làng văn

Ban chấp hành Hội Nhà văn xuất bản “Nhà văn Việt Nam hiện

đại”, dày 1200 trang khổ lớn, tập hợp chân dung trên một ngàn

nhà văn các thế hệ, từ các cụ Ngô Tất Tố, Phan Khôi đến lớp nhà

văn vừa được kết nạp…

Điều quan trọng cuốn sách đã mang một cái tên không xứng hợp.

Vì rõ ràng là khiếm khuyết, khi cuốn sách mang tên “Nhà văn Việt Nam hiện đại” mà lại không có Vũ Trọng Phụng, Khái Hưng, Phạm Duy Tốn, Hồ Biểu Chánh…




Không có nhận xét nào: