Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2016

Tản Mạn về Tài Mệnh Tương Đố - Thái Trọng Lai

  Tài Mệnh Tương Đố                          
  (Tài với Mệnh ghen ghét nhau)                                 



     TRUYỆN KIỀU KHI Ở THỜI  Minh thì đó chỉ là tác phẩm giải trí nhưng khi Nguyễn Du đưa vào văn học nước nhà thì nó được nâng lên tầm cao mới, trở nên một tác phẩm luận đề về xã hội loài người. Điều thuyết minh ở luận đề là con người được Tài thì mất Mệnh, được Mệnh thì mất Tài. Chẳng một ai hưởng đủ cả Tài lẫn Mệnh.



Ai cũng biết rằng Socrates (470-399 trCN) là ông tổ triết học cổ Hy Lạp được nhân loại thừa nhận thì vợ ông là bà Xanthippe lại nổi tiếng là ác phụ luôn luôn giở trò gây gỗ ngỗ nghịch không hề tỏ ra kính trọng một đại triết gia đương thời.




Ở phương Đông, cũng có một người gặp cảnh ngộ tương tự. Đấy là Khương Tử Nha (cũng gọi là Khương Thái Công, Lã Vọng, Khương Thượng) nổi danh là nhà chính trị hành động, dựng nên nề nếp một triều đại phong kiến nhà Chu lâu bền hơn tám trăm năm. Thế nhưng những câu chuyện suy diễn cũng có, bịa đặt cũng có, tường thuật cũng có đều tập trung vào bà vợ Kim Liên, nổi tiếng hiếp đáp chồng không chút nương tay trong hơn mấy chục năm trời.
Có lẽ những người khác thuộc hàng đại gia về tư tưởng cũng không thoát khỏi hệ lụy ấy. Số người biết quý trọng những ông chồng thông tuệ thường chiếm tỷ lệ không nhiều.
Tìm hiểu nhiều tiểu sử danh nhân, tình trạng trên có lẽ như là quy luật “tạo vật đố toàn” (Tạo hóa ghét sự hoàn toàn). Kẻ mù quáng thường không nhận ra quy luật ấy nên mới có chuyện Tô Tần, Bá Lý Hề,v.v...

Thái Trọng Lai
(Trích tập truyện Tản Mạn - Thái Trọng Lai)





Không có nhận xét nào: