Thứ Ba, 30 tháng 9, 2014

Tóm Tắt Luật thơ Đường - Khôi Nguyên

        Vài Hàng Tóm Tắt Về Thơ Đường Luật                                                                         

Sau 1,000 năm Bắc thuộc, nền văn hóa nước ta bị ảnh hưởng
nền văn hóa Trung Hoa một cách trầm trọng.
           Riêng về mặt thi phú, vào thời nhà Hán, Trung Hoa cũng đã tiến lắm rồi, nhưng phải đợi cho đến đời nhà Đường mới là thời cực thịnh và có thơ Đường Luật ra đời.
           Thơ Đường Luật có những luật lệ ràng buộc, đòi hỏi thi sĩ phải tuân hành nghiêm chỉnh. Nếu ai sai phạm hoặc không tuân thủ thì thơ của họ gọi là thơ cổ, thơ tự do hay Cổ Phong.
           Thơ Đường Luật thông dụng là thơ Thất Ngôn Bát Cú luât bằng vần bằng và thơ Thất Ngôn Bát Cú luật trắc vần bằng.           Thể thơ này gồm có 8 câu mỗi câu 7 chữ và 5 vần ở cuối câu 1-2-4-6-8
Tám câu phải diễn tả cho đủ nghĩa bài thơ giống như một bức tranh đã hoàn tất
           Tám câu đó được bố cục và gọi như sau:
-       Câu 1& 2 gọi là Đề (phá đề và thừa đề): mở bài.
-       Câu 3 & 4 gọi là Thực (trạng): giải thích thêm đề.
           Hai câu này phải đối nhau.
-       Câu 5 & 6 gọi là Luận: bàn rộng thêm đề.
           Hai câu này phải đối nhau.
-       Câu 7 & 8 gọi là Kết: kết thúc đề.
Khi làm xong bài thơ, ghép đề và kết lại, xem bài thơ có bị lạc đề không ? Như thế, một bài thơ Thất Ngôn Bát Cú có thể tách ra 4 bài thơ Thất Ngôn Tứ Tuyệt bằng cách ghép:
                      Đề và Thực.
                      Luận và Kết.
                      Thực và Luận.
                      Đề và Kết.

Nhiều đoạn Tứ Tuyệt ghép lại thành Thất Ngôn Trường Thiên..
Mỗi đoạn thơ Thất Ngôn Tứ Tuyệt  phải theo luật của của của bài Thất Ngôn Bát Cú, nhưng không cần đối, nếu có đối càng hay.
Một bài thơ Thất Ngôn Bát Cú gồm có 56 chữ Bằng, Trắc kết hợp nhau và được diễn tả bằng ký hiệu:
B: thanh bằng: chữ có dấu huyền hoặc không có dấu.
- T: thanh trắc: chữ có dấu sắc, dấu hỏi, dấu ngã, hoặc dấu nặng.
- V: một bài Thất Ngôn Bát Cú có 5 vần ở cuối câu 1-2-4-6-8 .
           
Sau đây hai bài thơ Đường Luật thông dụng để minh họa :
           
     Luật Bằng vần Bằng
            Anh Nói Khoác
Ta con ông Cống cháu ông Nghè           BBTTTBB ( V )
Nói có trên trời dưới đất nghe                TTBBTTB ( V )
Sức mạnh Hạng Vương cho một búng   TTBBBTT
Cờ cao Đế Thích chấp đôi xe                  BBTTTBB ( V )
Nhảy ùm xuống biển lôi tàu lại               BBTTBBT
Chạy tốc lên non cõng cọp về                 TTBBTTB ( V )
Độ nọ vào chơi trong nội phủ                 TTBBBTT
Ba ngàn công chúa phải lòng mê             BBTTTBB ( V )
           Khuyết danh
        Luật Trắc Vần Bằng
        Quốc Kêu Cảm Hứng

Khắc khoải sầu đưa giọng lửng lơ          TTBBTTB ( V )
Ấy hồn Thục Đế thác bao giờ?               BBTTTBB ( V )
Năm canh máu chảy đêm hè vắng,        BBTTBBT
Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ .       TTBBTTB ( V )
Có phải tiếc Xuân mà đứng gọi              TTBBBTT
Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ?              BBTTTBB ( V )
Thâu đêm ròng rã kêu ai đó                    BBTTBBT
Giục khách giang hồ dạ ngẩn ngơ .       TTBBTTB ( V )
           Nguyễn Khuyến

Luật Bằng Trắc cho phép  1-3-5 Bất Luận ,
Nhưng vì ảnh hưởng Âm Điệu của bài thơ,
Chữ thứ 5 trước các câu có vần (1-2-4-6-8) nên dùng T thì hơn. Còn chữ thứ 5 câu không có vần (3-5-7) B mà lỗi ra T thì bị phạm luật “Khổ Độc)
                                           2- 4- 6 Phân Minh

Niêm Luật

Những câu trong bài thơ Thất Ngôn Bát Cú Đường Luật mà có chữ thứ 2 giống nhau về Luật hoặc cùng Bằng hoặc cùng Trắc thì được gọi là “Những câu niêm với nhau.” Niêm là giữ cứng, nối chặt lại. Nếu tác giả làm bài thơ bị lỗi về niêm luật thì bài thơ được gọi là “Thất Niêm”
 Xin lưu ý Luật bài thơ Luật Bằng Vần Bằng dưới đây:

Câu 1 :           _B_T_B B
        2  :          _T_B_T B
        3:            _T_B_T T
        4:            _B_T_B B
        5:            _B_T_B T
        6 :           _T_B_T B

        7:            _T_B_T -T
        8:            _B_T_B B

  
Ta thấy câu 1 niêm với 8 (vì chữ thứ 2 cùng Bằng)
                     2   niêm với   3  (vì chữ thứ 2 cùng Trắc)
                     4   niêm với   5  (vì chữ thứ 2 cùng Bằng)
                     6   niêm với   7  (vì chữ thứ 2 cùng Trắc)
                         
 Luật Đối

Một bài thơ Thất Ngôn Bát Cú phải đối nhau ở câu 3 & 4, 5 & 6. Có 3 cách đối:
-       Đối thanh:  BT
-       Đối ý: Thuận, nghịch  hoặc khác ý với tác giả
-       Đối từ: danh từ, động từ, tĩnh từ, trạng từ… đối với nhau.
Đối ở Thực và Luận là tinh hoa của bài thơ,
Nó giúp đo lường trình độ làm thơ Đường
Luật của tác giả. Bài thơ thất đối, dù có nội
dung hay thế mấy cũng chỉ là bài thơ tự do
hay Cổ Phong.
 Luật Xướng Họa
        - Nếu bài Xướng theo Luật Trắc thì bài Họa thứ nhất phải
theo Luật Bằng và ngược lại. Những bài Họa thứ hai trở về sau được Bất Luận.  Kẹt lắm, bài Họa mới dùng cùng Luật với bài
Xướng, nhưng sẽ bị giảm giá đi.
         - Họa là vẽ hình của bài Xướng; vì vậy phải trung thực về ý cũng như về vần
         - 
Tránh dùng lại các chữ trong bài Xướng, ngoại trừ bất khả kháng.


          - Không được xài lại chữ thứ 6 của nhưng câu có vần của
bài Xướng (câu 1-2-4-6-8). Nếu dùng trùng thì phạm "
Khắc Lục."
          
 - Không được dùng Đồng Âm Dị Nghĩa 5 chữ Vần.
           - Bài Họa phải cùng tựa và cùng ý với bài Xướng. Họa sai ý
là không đạt.           - Thí dụ minh họa "Tôn Phu Nhân Qui Thục"

 
                  Xướng                                                  Họa

Cật ngựa, thanh gươm vẹn chữ tòng     Cài trâm sửa áo vẹn câu                                                                      tòng
Ngàn thu rạng tiết gái Giang Đông        Mặt ngả trời chiều biệt cõi                                                                   Đông.
Lìa Ngô  bịn rịn chòm mây bạc,             Khói (1) tỏa đồi Ngô ùn sắc                                                                 trắng,
Về Hán trau tria mảnh má hồng.             Duyên về đất Thục đượm                                                                    màu hồng.
Son phấn thà cam giầy gió bụi,               Hai vai tơ tóc bền son sắt,
                
Đá vàng chi để thẹn non sông                 Một gánh cương thương                                                                     nặng núi sông.
Ai về nhắn với Chu Công Cẩn                Anh hỡi Tôn Quyền! Anh                                                                    có biết?
Thà mất lòng anh, đặng bụng chồng.     Trai ngay thờ Chúa, gái                                                                        thờ chồng.

           (1) Có bài viết Ngút, Ngát (trạng từ)
              Tôn Thọ Tường                               Phan Văn Trị
            
 Điệu Thơ

           - Nhịp Điệu: Cách ngắt giọng 2-2-3 hoặc 4-3 khi đọc câu thơ.

- Âm Điệu:  Cách xếp âm theo luật B T để nghe êm tai.

- Vần Điệu: Gieo vần ở cuối các câu 1-2-4-6-8 chữ không dấu
   và chữ có dấu huyền xen nhau.
                          Khôi Nguyên Sưu Tầm và Biên Soạn

                      Kinh thưa quý Anh, quý Chị,
               Từ thời Chính Phủ Trần Trọng Kim, các Học Giả, Nhân Sĩ như Phan Khôi, Phạm Quỳnh, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Văn Vĩnh, Trần Dần ...v v xướng lên Phong Trào Thơ Mới và đã được Trí Thức ủng hộ rất đông.
                Tưởng thế là Thơ Đường sẽ bị xuống dốc và mai một. Nào ngờ thơ Đường vẫn tồn tại và mãi phát triển cho đến ngày hôm nay. Giờ này thơ Đường chẳng những được quý Cụ yêu thích mà các bạn trẻ cũng hưởng ứng Xướng Họa với nhau nữa. 
                  Phụ lực và để giải trí tuổi già, tôi xin được phép sưu tầm và tóm tắt một số nhỏ luật cơ bản hướng dẫn cách làm Thơ Đường để giúp các bạn Trẻ dễ dàng tham khảo.
                  Tôi đã gửi bản tóm tắt này đến quý Anh, quý Chị, nếu có thể được, xin cho lên Blog.  Xin chân thành đa tạ. Trân trọng kính chào!  

Khôi Nguyên 



Không có nhận xét nào: