XUÂN VÀ TUỔI TÁC
Mỗi độ Xuân về, người Việt chúng ta trên xứ người vẫn nghe lại những bài nhạc quen thuộc như XUÂN VÀ TUỔI TRẺ của nhạc sĩ LA HỐI, ĐÓN XUÂN của PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG... mỗi âm giai nghe như sóng mùa Xuân là gây rung cảm cho mọi lứa tuổi .
Thực vậy, khi nhe bản nhạc LY RƯỢU MỪNG trong một buổi Văn Nghệ Mừng Xuân của Cộng Đồng Việt Nam ở Cali, Texas, Boston, Orlando, Vancouver, Toronto, Montreal...
nét mặt của các thanh thiếu niên cũng như của các bậc Seniors đều hớn hỡ. Phạm đình Chương là một nhạc sĩ có tài đã sáng tác hai khúc nhạc cho mùa Xuân rất giá trị, với Cung bậc, giai diệu diễn tả niềm phấn khởi rộn ràng của tâm hồn người khi Xuân về...
Qua mùa giá buốt, khi thấy hoa đào hoa mai nở, già trẻ ai cũng sống lại với ngày Xuân. Tôi ở vùng lạnh nên không biết rõ thời gian của hoa mai hoa đào nở. Vừa rồi, cô bạn ở Florida đã gởi hình mai vàng nở rộ vào cuối January; hôm qua tôi nhận được hình hoa đào nở rộ trong vườn nhà chị Thoa ở San Jose Cali. Còn vài ngày nữa là đến Tết... Đào Mai ở quê nhà chắc cũng nở lâu rồi. (Tôi không biết ngày âm lịch, tôi đoán
là năm Ất Mùi là năm nhuận.)
Hoa Lá nở thắm đẹp làn môi hồng.
Xuân đến rồi đây nào ai biết không...
Có lẽ dầu thập niên 60, những sinh viên du học không biết được ngày Tết.
Sau năm 75 thì phong tục Tết cổ truyền được người Việt tạo không khí khắp Bắc Mỹ, Úc, châu Âu... tuổi nhỏ sinh ra xứ người vui nhiều với Giáng Sinh và Tết Dương Lịch; ngày Tết âm lịch vẫn đi làm thường lệ, nên các em không mấy vui. Người lớn tuổi được hưởng niềm vui Tết hai lần... Đối với tuổi hưu trí thì họ vui nhiều hơn... Tết là dịp nghe lại các nhạc Xuân của thuở hai mươi... có cảm giác như sống trong thời điểm nghe pháo Tết nổ ngoài sân, mai vàng khắp nơi... làm lòng người
háo hức... Đó là thói quen,đó là niềm vui của hoài niệm.
Xuân đã về, Xuân đã về,
Kìa bao ánh Xuân về tràn lan...
Không có bản nhạc nào diễn tả niềm vui Xuân của tuổi vàng... Nhưng tuổi vàng quê người có thì giờ đón Xuân bắng bánh tét, bánh chưng, dưa món, thịt kho nước dừa, thịt đông dưa cải...
Mùa Xuân tượng trưng cho tuổi xanh,
Mùa Hạ, trung niên phải đua tranh
Mùa Thu, tuổi vàng còn thơ mộng
Mùa Đông, mong hoa thắm trên cành...
Ở xứ người, người ta mong tuổi hưu trí để du lịch...; một số người đã xin nghỉ hưu non để đi chơi, có thể thời gian hưởng thụ khi về hưu có chút nghĩa "hồi xuân." Khi còn tuổi đi làm, quá bận rộn để xây dựng nhà cửa, lo cho con cái học hành... Tuổi trung niên ở đây "tất bật," khi rảnh rang là lúc lớn tuổi mất rồi.
Theo trào lưu, tuổi hưu trí là tuổi "hưởng thụ." Có khi đi du lịch chung, vui trong những Trung tâm dành cho Seniors: dance, Bingo, mạc chược... Ở đây, đến khoảng tuổi sáu mươi, con cái ra trường, nếp sống riêng thì khi về hưu hai vợ chồng tìm niềm vui với nhau thôi. Cuộc sống "tự lập." Những ngày lễ lớn, con cái mới tụ họp. Đôi vợ chồng già dẫn nhau đi trong Mall nào đó là chuyện thường. So sánh với nếp sống cách dây thế kỷ, họ vẫn như vậy
Trở về với phong cách người mình, người mình cũng học theo phong cách ấy để cho con cái giữ hạnh phúc gia đình của con.
Mùa Xuân đem vui đến mọi người
Tuổi Vàng lại càng thấy thắm tươi,
Cho con tự do, niềm vui thú
Tiêu dao tìm thấy khắp nới nơi.
Phong tục chúng ta, khi Tết về là lúc tăng thêm một tuổi.
Ở đây, người ta "chúc thọ" nhau vào Birthday; người mình mừng tuổi vào dịp Tết. Ngày Mồng Một Tết, con cháu mừng tuổi thọ của Ông Bà, ông bà mừng tuổi các cháu kèm theo "bao lì xì" nên các cháu hăm hở đi chúc Tết Ôn Mệ. Khi cầm tiền mừng thì chạy đi mua pháo hay đi đánh bầu cua... Huế, Nha Trang, Đà Nẵng... ở đâu cũng tương tự.....
Không nói chi đến trẻ hay già,
Tết là niềm hân hoan gần xa
Hãy vui như nắng Xuân bừng dậy
Tuổi càng cao, càng yêu muôn hoa
Như bạn của tôi ở Orlando, San Jose... thích chăm sóc hoa; khi Mai, Đào nở cũng cảm thấy cả mùa Xuân, có vui không?
Bạn tôi đã chụp cành đào hồng thấm trong vườn làm tấm thiệp chúc Tết bạn bè; tôi nghĩ là "món quà tinh thần" đầy thực tiễn, trong tình thân
Tuổi đời đã bước qua mùa Thu
Thấy Mai Đào trong tiết sa mù
Khắp Thành nội, Kim Long, Vỹ Dạ...
Nét Xuân xưa, còn trong tâm tư...
Như Phương
Feb.5 2016
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét