Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2020

Ẩm Thực và Tôi - An Hoàng

                           Ẩm Thực và Tôi

Nói cho văn vẻ với hai chữ "ẩm thực" của lũ VẸM, thật ra chỉ 
là ăn uống! Đã ngu nhưng lại hay dùng chữ để lòe thiên hạ,
 cũng như đám Mỹ đen Black Lives Matter đòi quyền sống! 
Có ai lấy mất cái quyền làm người ấy đâu, mà đòi... Hãy nhìn 
lại mình xem mình có đủ tư cách, trình độ, học vấn bằng dân 
da trắng không? Tôi nói tổng quát chứ không đi vào những 
trường hợp mang tính đặc thù là vẫn có những người da đen 
xuất chúng, giỏi hơn người da trắng... nhưng so về tỷ lệ thì 
thua xa. Bạn vào một bệnh viện, xem được mấy MD hay 
NURSE da đen, trong quân đội thì cũng tướng 3 sao, 4 sao, 
nhưng có là mấy!
Đấy, tôi đang đi lạc! Xin trở về một chữ ĂN, tuy chỉ có hai vần 
nhưng là cả một trời đất mênh mông, không có ăn, con người 
chết tức khắc.
Người xưa quan niệm chữ ăn thanh tao, ngay cả trong chữ 
nghĩa: "dĩ thực vi tiên" (cái ăn hàng đầu) hay "có thực mới vực được đạo", càng về sau, chữ ăn biến hóa theo thời, hoàn 
cảnh cuộc sống mà kẻ hậu sinh óc ngắn, "no bụng đói con mắt"
 nên đã gói ghém thành bốn chữ thô tục:  ĂN, NGỦ...

Tôi chỉ viết hai chữ đầu, còn hai chữ cuối thô tục, tôi không muốn 
viết ra đây, nhưng các bác đều biết cả! Họ gọi đó là TỨ KHOÁI.
Kể ra con người mà mất bốn thứ đó cũng mất thăng bằng và cân 
đối, thiếu âm dương ngũ hành, có khi nguy hiểm đến tính mạng 
nữa là khác! Kẻ viết không hù dọa các bác đâu mà c'est la vérité. 
Các bác giầu mà không tiêu xài (như một bố già trong khu tôi ở, 
có vài "tê" dollars, tuổi gần 100 mà ăn uống khem khổ, tính ôm 
tiền xuống huyệt hay sao! My God!), thật đúng với hai câu thơ:
          TIỀN VÔ NHƯ NƯỚC SÔNG ĐÀ 
       TIỀN RA NHỎ GIỌT NHƯ CÀ PHÊ PHIN

Còn nghèo như tôi: tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống, muối 
bỏ bể, mưa không thấm đất!  
NGUYỄN TUÂN, tác giả Vang Bóng Một Thời, một nhà văn tên 
tuổi thời Tiền Chiến, nổi tiếng với những truyện Chém Treo 
Ngành và bàit viết về PHỞ mà thiên hạ cho là hay nhất, cũng vì "miếng đỉnh chung" (nôm na là miếng ăn), đã phát biểu một câu 
rất hèn: "Sở dĩ tôi còn sống đến hôm nay là vì tôi biết sợ!", không 
dám tham gia với Nhân Văn Giai Phẩm vì sợ đi "mò tôm"! Hay 
một Tô Hải, ba bốn chục tuổi Đảng, cuối đời sắp xuống lỗ , mới 
dám viết cuốn TÔI LÀ MỘT THẰNG HÈN.
Với Nguyễn Tuân, miếng ăn là miếng tồi tàn! phàm phu tục tử,
 kẻ chết vì ăn, miếng ăn là miếng nhục! Kẻ SỐNG ĐỂ ĂN (Vivre
 pour manger), khác với những người xem nhẹ chữ ăn là ĂN 
ĐỂ SỐNG (Manger pour vivre)
Nhớ lại những ngày trong lao t0ù Cộng Sản ở miền Bắc, bọn 
khốn nạn đã bỏ đói, biến chúng ta thành những con vật ăn bẩn 
ăn thỉu để tự giết mình. Ai chưa tù Cộng Sản, khó mà hình dung
 ra cái đói ghê hồn khiếp vía đó, chả có ngòi bút nào tả hết được.
Đói còn hơn chuột trong nhà thờ, church mouse!
Ngày nay, chúng ta đã vào tuổi Bát Tuần (Thượng thọ), ăn có 
được là bao, nửa cái bánh khúc hay nửa cái croissant với ly cà 
phê sáng là thấy ứ hự rồi! Con cái có mời đến nhà ăn, cứ phải 
dặn "Làm ít thôi, bố mẹ không ăn được nhiều đâu!"
Chúng có mời đi tiệm, cũng phải giao hẹn: "Ăn đâu cũng được, 
NO BUFFET!"
Tôi sợ vào những nơi đó lắm! Chưa ăn thấy đã no tới cần cổ khi
 nhìn những đồ ăn bầy ra mấy hàng ngang, dọc...
 Tôi cứ phải nhắc bà chủ tôi: "Kho, nấu chỉ ăn hai ngày thôi, bà 
nhé!" Cứ mỗi lần nhắc bả thì lại nghe câu "Biết rồi , khổ lắm, 
nói mãi!" Cô con gái thì chỉ ăn trong ngày, dư là đổ thùng rác! 
Thật đúng "con nhà lính tính nhà quan", chưa đậu ông nghè đã 
đe hàng tổng! 
Bao tử hôm nay như một chiếc bình đầy, có đổ thêm vào thì cũng
 chỉ trào ra, nay thêm Đại Dịch Vũ Hán, cái thú NGỒI QUÁN 
không còn thích thú và đam mê: sờ đâu, ăn gì cũng chỉ sợ bị lây
 nhiễm, mất cả ngon!
Thời các cụ, ăn uống còn có màn CHIẾU TRÊN, CHIẾU DƯỚI...
ngồi không đúng chỗ là bị đuổi, có khi bị bẻ đũa! Ăn cứ phải 
nhìn trước, nhìn sau rồi mới dám gắp. Ngày cưới, cô dâu mới, 
sợ không dám gắp, An tôi gắp cho nàng miếng thịt gà luộc, tối 
bà kế mẫu kêu tôi lên phòng mát mẻ: "Có thương vợ thì để đến 
tối, nhớ chưa!"  Tôi chỉ biết cúi đầu mà không dám cãi! Nhưng 
ngoài cái nghiêm khắc của "Hà Nội 36 phố phường", bà thương
 tôi còn hơn con ruột. Sau đám cười bà cho hai vợ chồng 50 cây 
vàng! Thời ấy, đầu 1960, số tiền đó to lắm.
Nay bà đã khuất, tôi viết đến đây mà nghẹn ngào, không cầm 
được nước mắt, tôi thương bà còn hơn cả mẹ ruột (xa từ thuở 
lên 5, nào có biết gì!)
Cái triết lý phàm phu của tôi thời trai trẻ là: thèm ăn cái gì, 
kiếm bằng được dù đường có xa, trời mưa hay trời nắng cũng 
GO AHEAD, MAKE MY DAY... nghĩa là TỚI LUÔN BÁC TÀI!
Chỉ một món "chân vịt rút xương" xào đậu Hòa Lan, lũ trời 
đánh chúng tôi phải chạy xuống tận đường Phùng Hưng Chợ 
Lớn, tiện ghé Diamond ăn bò xào cải bẹ xanh trên đường Trần
 Hưng Đạo, hoặc lại quán Lầu Cây (con hẻm gần Sân Vận Động
 Cộng Hòa do chúng tôi đặt tên) ăn cá bống mú đen chưng 
tương hột do dân Triều Châu làm, cơm thố canh đậu hũ do 
người Hẹ nấu, tuyệt cú mèo!
 Với cụ Thượng Trứ  (ông Tổ của Khóa chúg tôi) thì:

            NGHỀ CHƠI CŨNG LẮM CÔNG PHU

Còn với chúng tôi thời ấy:

            NGHỀ ĂN CŨNG THẾ, PHẢI ĐI MÀ TÌM !

Tuần rồi con gái mua cho tô phở 99, nước nhạt như nước ốc, đen
 như kinh chợ Cầu Ông Lãnh! Ăn vào muốn ói... bỗng nhớ tới 
TÔ PHỞ GIA TRUYỀN của bác Liêm Hoàng ở Sacramento ngày
 nào, tô phở CHUYÊN NGHIỆP của ông bà Tín Trần ở Santa 
Ana và nhất là phở tại gia của chị Lưu Trần cho ăn tại nhà, ngon 
hết biết! Chỉ một chữ PHỞ, nhưng không phải ai cũng nấu được 
phở!
Bàn chuyện ăn uống để quên đi cái sợ Cúm Tầu, âu cũng là một 
niềm vui như Trịnh Công Sơn:
                   Mỗi ngày, tôi chọn một niềm vui
                   Chọn những bông hoa và những nụ cười 
                   Tôi nhặt gió trời, mời em giữ lấy  
                   Để  mắt em cười tựa lá bay...
          ĐK:
                   Và như thế, tôi sống vui từng ngày 
                   Và như thế tôi đến trong cuộc đời
                   Đã yêu cuộc đời này bằng trái tim của tôi... 

Chúc các bạn bình an, thân tâm thường an lạc.
                                      
                                                    AN HOÀNG         




                                                                                                                                    

Thơ Xướng-họa/ Chủ đề: Hè Về / Các thi hữu: Thiền Sư Xóm Núi, Chu Hà, Trần Như Tùng, Mai Xuân Thanh, Cao Mỵ Nhân, Mailoc, Liêu Xuyên, Nông Gia Hai Lúa, Người Nay

                   

Bài xướng:       
          CHIỀU HẠ

Một đôi bướm trắng lượn ngoài hiên
Mây hạ lang thang nắng dịu hiền
Khóm hướng dương vàng khoe nhụy thắm
Hàng thiên lý lục tỏa hương quen
Lũ chim ríu rít vòm cây rợp
Chú sóc tung tăng bãi cỏ mềm
Bút cọ mãi quên chiều xuống thấp
Bàn bên còn nửa tách trà sen 
Thiền Sư Xóm Núi

Kính họa:
           Nhớ Nhà
Se sẻ gọi bầy dưới mái hiên
Ngồi thương rau đắng tận quê hiền
Tìm trong ký ức nhiều năm cũ
Thả mộng hoà theo những lối quen
Chớp bể mưa nguồn mong nhớ bạn
Chim bay về núi ngại thân mềm
Heo may sợ cánh chuồn bay lả
Tháng Bảy mong Nhà rực ngát sen
     Chu Hà


   CHIỀU HẠ NAY
Chiều về xóm núi dưới vòm hiên
Cây bút nơi tay nắng hạ hiền
Trái nhãn bên vườn nây vị ngọt
Hoa nhài trước cửa thoảng mùi quen
Ghi niềm cảm xúc câu vần luyến
Thả dáng hào hoa áo vải mềm
Thanh thản tâm hồn người lánh thế
Nâng li trà mộc hướng tòa sen.
          Trần Như Tùng


Họa : 
   Nghỉ Hè Về Thăm Quê Hương
( Qua thơ "Chiều Hạ" - Thiền Sư Xóm Núi )

Hạ nóng nên nằm ngủ dưới hiên
Gió nồm mát mẻ bé ngoan hiền
Đờn cò hát xướng bài ca lạ
Gõ nhịp hò khoan điệu nhạc quen
Nhớ bậu môi son da trắng đẹp
Thương em dáng liễu tóc tơ mềm
Quanh hồ bán nguyệt nhìn thơ mộng
Rót chén trà thơm nhấp ngắm sen !...
        Mai Xuân Thanh
        Ngày 22/07/2020

Họa vận : 
           Hè Về
Qua thơ Chiều Hạ  của thi sĩ Thiền Sư Xóm Núi

Kẽo kẹt võng đưa ở mái hiên
Con thơ nách mẹ ngủ ngon hiền
Hướng dương dưới nắng hè đây lạ
Phượng vỹ trên cành hạ đó quen
Cánh sải chim âu trời tít tắp
Cá bơi sóng nước bột tung mềm
Trà thơm Bảo Lộc mời tri kỷ
Bán nguyệt mùi thơm ngát đóa sen
         Mai Xuân Thanh
          Ngày 21/07/2020


  ĐÊM TRĂNG HẠ
Trăng rớt nguyên vầng xuống mái hiên
Chiều vương chút nắng nguội song hiền
Đêm hè ai thả bài tiêu lạ
Trời nóng người quên giấc ngủ quen
Cây đứng im chờ làn gió mát
Lòng buồn bã chải tóc mây mềm
Trà thơm đã chế mời anh Cuội 
Uống thử hương tình ngát tách sen...
     Hawthorne  21 - 7 - 2020
            CAO MỴ NHÂN

                            

     HOÀNG HÔN
  • Thơ thẩn một mình dưới mái hiên
  • Hoàng hôn lặng lẽ gió ru hiền.
  • Trên cành ríu rít bầy chim lạ
  • Trong xóm u trầm khúc nhạc quen.
  • Lờ lững chân mây chiều ráng đẹp
  • Mông lung bãi cát nắng tơ mềm.
  • Thuyền ai len lỏi hồ xanh biếc?
  • Khuấy nước chân ngà gái sen.
  •         MaiLoc 

                                  

        HẠ CHIỀU
Đọc Xuôi :
Tươi ngát hoa đầy phủ mái hiên,
Hạ chiều mây lượn gió êm hiền.
Trời xanh nhạn trắng tô mầu thắm, 
Rán đỏ rừng lam điểm sắc quen.
Cười nói luyến lưu tình nữ đẹp,
Trổi đàn ca hát tiếng nhung mềm.       
Vơi đầy cốc rượu bên hồ biếc…
Vui khoái cảm nhìn xinh búp sen !

Đọc Ngược :
Sen búp xinh nhìn cảm khoái vui,
Biếc hồ bên… rượu cốc đầy vơi.
Mềm nhung tiếng hát ca đàn trổi,
Đẹp nữ tình lưu luyến nói cười.
Quen sắc điểm lam rừng đỏ rán,
Thắm mầu tô trắng nhạn xanh trời.
Hiền êm gió lượn mây chiều hạ…
Hiên mái phủ đầy hoa ngát tươi !
   Liêu Xuyên

          HẠ XƯA
(Nương vận thơ Thiền Sư Xóm Núi)

Thấp thoáng ai chờ kế mé hiên
Đợi nàng thong thả dáng ngoan hiền
Cầm tay sánh bước lòng không ngại
Chớp mắt thay lời dạ thật quen
Cách biệt quê nhà mơ hạ nóng
Ngăn chia viễn xứ ước môi mềm
Tình xưa thuở ấy luôn ghi nhớ 
Sẽ mãi tinh tuyền tựa cánh sen 

Nông gia hai lúa NJ
Hạ lưu vong năm 2020



SAIGON NẮNG HẠ
Saigon nắng hạ rãi hàng hiênQuán cốc chiều nay thiếu bạn hiềnNhớ chiếc cặp da thời trẻ dạiThương tà áo lụa thuở thân quenTrường xưa còn đó hàng me cũGác cũ đâu rồi dáng liễu mềmKý ức tràn về, thêm giá lạnhCuối đời trơ trọi tựa đài senNgười Nay
Saigon 26/7/2020









Thứ Năm, 30 tháng 7, 2020

Giai Thoại Văn Chương: Thi Cuồng Hạ Tri Chương (Đỗ Chiêu Đức)

Giai Thoại Văn Chương:

              Thi Cuồng HẠ TRI CHƯƠNG

                 
                                            
                                HẠ TRI CHƯƠNG ( 659-744 )

        HẠ TRI CHƯƠNG 賀 知 章 tự là Quí Chân 季 真, về già tự xưng hiệu là "Tứ Minh Cuồng Khách 四 明 狂 客", là thi nhân lại vừa là nhà Thư Pháp nổi tiếng đời Thịnh Đường. Ông người đất Vĩnh Hưng thuộc Việt Châu (Huyện Tiêu Sơn, tỉnh Chiết Giang hiện nay), đậu Trạng Nguyên khoa Ất Mùi (695), được phong là Quốc Tử Tứ Môn Bác Sĩ, Thiên Thái Thường Bác Sĩ. Ông tuần tự giữ các chức vụ Lễ Bộ Thị Lang, Bí Thư Giám, Thái Tử Tân Khách... Ông tính tình khoáng đạt, phóng túng, không thích gò bó, vì xưng hiệu là Tứ Minh Cuồng Khách, nên người đời gọi ông là THI CUỒNG 詩 狂, cùng với Lý Bạch 李 白, Trương Húc 张 旭, Lý Thích Chi 李 适 之, Tiêu Toại 焦 遂, Lý Tấn 李 琎, Thôi Tông Chi 崔 宗 之 và Tô Tấn 苏 晋, xưng là "ẨM TRUNG BÁT TIÊN 飲 中 八 仙" (Tám ông tiên trong rượu). Đến 86 tuổi HẠ TRI CHƯƠNG mới cáo lão về quê, rồi mất ở quê cùng năm. Tác phẩm phần nhiều thất tán, chỉ còn lưu lại khoảng 20 bài thơ mà thôi.

        Trong "Ẩm Trung Bát Tiên Ca 飲 中 八 仙 歌" Đỗ Phủ đã viết về ông như sau:

  知 章 騎 馬 似 乘 船,Tri Chương kỵ mã tự thừa thuyền,
  眼 花 落 井 水 底 眠.   Nhãn hoa lạc tỉnh thủy để miên.
    Có nghĩa :
                        Tri Chương cưởi ngựa tựa đi thuyền,
                        Lắc lư té giếng vẫn ngủ yên.
               
                 
                         Ẩm trung bát tiên : Tám ông tiên trong rượu

   ... cho thấy tính tình phóng túng không thích gò bó của ông, mặc dù là quan lớn, ông vẫn thích kết giao với bạn thơ rượu và uống rượu với những người tao nhã phong lưu. Ông nổi tiếng với giai thoại "Kim Quy Hoán Tửu 金 龜 換 酒" sau đây:

       Năm Thiên Bảo nguyên niên đời Đường (742), Lý Bạch cô thân chiếc bóng đến đất Tràng An, không một ai quen biết. Một hôm, ông đến Tử Khách Đạo Quan (chùa dành cho đạo sĩ tu tiên) để tham quan, tình cờ gặp được Ha Tri Chương cũng đến nơi đó. Đọc thơ và nghe tiếng Bạch đã lâu, Hạ rất ngưỡng mộ tài hoa của Lý, bây giờ gặp mặt, thấy Lý là người tao nhã, dáng vẻ thanh cao như tiên thượng giới, nên mặc dù lớn hơn Lý Bạch đến hơn 40 tuổi vẫn kết bạn vong niên, và cùng đàm đạo với nhau vô cùng tương đắc. Đến khi đọc bài thơ Thục Đạo Nan 蜀 道 難 của Lý Bạch vừa làm xong đến các câu như: 
  但 見 悲 鳥 號 古 木,  Đản kiến bi điểu hiệu cổ mộc,
  雄 飛 雌 從 繞 林 間。  Hùng phi thử tòng nhiểu lâm gian.
  又 聞 子 規 啼 夜 月,  Hựu văn tử quy đề dạ nguyệt,
  愁 空 山...                        Sầu không san...
      Có nghĩa :
                     Chim sầu nhớn nhác cành khô,
                     Trống mái lượn lờ đường núi thâm u.
                     Tử quy trăng lạnh kêu thu,
                     Rừng núi vắng mịt mù !...

  ... Hạ Tri Chương đã kinh ngạc nói với Lý Bạch rằng: "Bạn quả là thi tiên từ thượng giới!" Do đó mà mọi người đều gọi Lý bạch là Lý Trích Tiên 李 謫 仙. Chiều hôm đó, Hạ bèn mời Lý vào quán rượu định uống một bửa cho thỏa thích. Không ngờ khi vừa ngồi xuống ghế, Hạ mới nhớ ra rằng trên mình đã gần hết tiền. Không do dự gì cả, Hạ bèn cởi ngay giải túi Kim Quy Đới có thêu hình kim quy của vua ban cho các quan ở hàng tứ phẩm trở lên đeo mỗi khi vào chầu, để trừ tiền rượu. Lý trông thấy cả kinh bảo: "Đây là vật báu của vua ban sao có thể đem đổi rượu mà uống được chứ?" Hạ cả cười đáp: "Có gì đâu, hôm nay gặp được bạn tiên, không uống với nhau cho say còn đợi đến chừng nào?" Sau bửa rượu đêm đó, sáng hôm sau vào chầu, Hạ Tri Chương còn tiến cử Lý Bạch với nhà vua, vua cũng đã nghe tiếng Lý từ lâu, bèn triệu kiến và phong cho chức Hàn Lâm Học Sĩ.

                                                               
                            Hạ Tri Chương lấy giải Kim Quy đổi rượu

        Hạ Tri Chương về già tự xưng là Tứ Minh Cuồng Khách 四 明 狂 客, vì mỗi lần uống rượu say thì ông sẽ phóng bút làm thơ mà không cần phải cân nhắc chọn từ gì cả, nên mới được hiệu là THI CUỒNG 詩 狂, và cũng vì thế mà lời thơ của ông rất dung dị bình dân dễ đi vào lòng người. Ta hãy đọc bài "Vịnh Liễu 詠 柳" của ông sau đây sẽ rõ:

  碧 玉 妝 成 一 樹 高,Bích ngọc trang thành nhất thọ cao,
  萬 條 垂 下 綠 絲 絛。Vạn điều thùy hạ lục ty thao.
  不 知 細 葉 誰 裁 出,Bất tri tế diệp thùy tài xuất,
  二 月 春 風  剪 刀。Nhị nguyệt xuân phong tự tiễn đao !
     Có nghĩa :
                          Tạo thành ngọc bích một cây cành,
                          Trông tựa muôn ngàn sợi lụa xanh.
                          Lá nhỏ vươn dài ai khéo cắt,
                          Tháng hai gió tựa kéo qua nhanh !
                        


       Thật nghệ thuật, thật bình dân mà gợi hình một cách tự nhiên: Cây liễu xanh biếc trong mùa xuân như được làm bằng ngọc bích. Ai đã khéo cắt nên những lá nhỏ vươn dài như những dãy lụa xanh rũ xuống một cách thật đều đặn đẹp đẽ kia. Không ai cả, chính do làn gió xuân ấm áp của tháng hai như những nhát kéo của thiên nhiên tạo nên nét đẹp của những lá liễu xanh biếc vươn dài kia! Cả bài thơ cũng không có nhắc đến một chữ liễu nào cả; bình dân, gợi hình và nghệ thuật biết bao nhiêu!         
       Đọc 2 câu cuối của bài thơ trên lại làm cho ta nhớ đến 2 câu thơ trong bài "Xuân Về" của thi sĩ Nguyễn Bính thời Tiền Chiến:
                         Lá nõn nhành non ai tráng bạc,
                         Gió về từng trận gió bay đi!

      Ai đã "tráng bạc" lá nõn nhành non? Không ai cả, chính là "Gió xuân" đó! Chính là thiên nhiên khi mùa xuân về đã đem lại sức sống cho cây lá đâm chồi nẩy lộc!
       
       Năm Đường Thiên Bảo thứ ba (744), Hạ Tri Chương mới cáo lão từ quan về quê khi đã 86 tuổi đời, là Thái Tử Tân Khách, là Thầy dạy học cho đương kim Hoàng Thượng khi còn là Thái tử. Ông được nhà vua và bá quan văn võ đưa tiễn rất linh đình trọng hậu, nhưng khi về đến Vĩnh Hưng Việt Châu (thuộc Tiêu Sơn Chiết Giang hiện nay) ông lại cảm thấy như bị trêu chọc ngỡ ngàng với lũ trẻ, vì chúng ngỡ ông là khách từ phương xa đến. Sau hơn 50 năm xa quê, người đã già, tóc đã bạc, đã trải qua biết bao là tang thương biến đổi, may mà giọng nói của quê hương vẫn còn nguyên đó. Ông rất cảm khái mà làm nên hai bài "Hồi Hương Ngẫu Thư 回 鄉 偶 書" sau đây:

                            其一                                       Kỳ Nhất

  少 小 離 家 老 大 回, Thiếu tiểu ly gia lão đại hồi,
  鄉 音 無 改 鬢 毛 衰。 Hương âm vô cải mấn mao suy.
  兒 童 相 見 不 相 識, Nhi đồng tương kiến bất tương thức
  笑 問 客 從 何 處 來?   Tiếu vấn khách tòng hà xứ lai?  
     Có nghĩa :
                       Trẻ nhỏ xa nhà, già trở lại,
                       Giọng quê còn đó, tóc như mây.
                       Nhi đồng gặp gỡ không quen biết,
                       Cười hỏi nơi nào khách đến đây ?
                   
              

       Thật mỉa mai và cảm khái biết bao! Qủa là lở khóc lở cười khi chợt nghĩ rằng, ta là người về thăm lại quê hương hay ta là Khách của quê hương đây?! Mời đọc tiếp bài 2 mà rất ít người biết đến:

                            其二                                           Kỳ Nhị

  離 別 家 鄉 歲 月 多,   Ly biệt gia hương tuế nguyệt đa,
  近 來 人 事 半 消 磨。   Cận lai nhân sự bán tiêu ma.
  唯 有 門 前 鏡 湖 水,   Duy hữu môn tiền kính hồ thủy,
  春 風 不 改 就 時 波。   Xuân phong bất cải cựu thời ba!
      Có nghĩa :
                      Cách biệt quê nhà mấy nắng mưa,
                      Đổi thay thế thái nói sao vừa !
                      Duy chỉ như gương hồ trước ngõ,
                      Gió xuân vẫn gợn sóng ngày xưa!
         

         

        

       Nhân sự thì đã tiêu ma thay đổi cả rồi, cũng may là những gợn sóng lăn tăn trước hồ vẫn còn "lăn tăn như cũ", "Xuân phong bất cải cựu thời ba" mà! Nhân sự đổi thay nhưng thiên nhiên thì vẫn còn đó, làm ta nhớ lại đoản văn của Thanh Tịnh:"... Nắng ở đây vẫn là nắng ngày xưa và tâm hồn tôi vẫn là tâm hồn tôi năm trước..." Và cũng chính vì thế mà dù cho có cách trở muôn dặm quan san, dù cho quê hương có thay đổi muôn hình dạng trạng thì người lữ khách, lữ thứ tha hương vẫn muốn tìm về với quê hương cố thổ, vẫn muốn tìm về với nơi chôn nhau cắt rún của ngày xưa!
                                       
          Cũng trong năm cáo lão về quê  với sự ngỡ ngàng của kẻ tha hương lâu năm tìm về quê cũ, Hạ Tri Chương đã nằm xuống mảnh đất Việt Châu quê nhà với tuổi 86... là tuổi Thượng Thượng Thọ lúc bấy giờ! 

           Hẹn bài viết tới:
                                    Thi Nô GIẢ ĐẢO

                                               杜 紹 德
                                            Đỗ Chiêu Đức