Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2020

Ẩm Thực và Tôi - An Hoàng

                           Ẩm Thực và Tôi

Nói cho văn vẻ với hai chữ "ẩm thực" của lũ VẸM, thật ra chỉ 
là ăn uống! Đã ngu nhưng lại hay dùng chữ để lòe thiên hạ,
 cũng như đám Mỹ đen Black Lives Matter đòi quyền sống! 
Có ai lấy mất cái quyền làm người ấy đâu, mà đòi... Hãy nhìn 
lại mình xem mình có đủ tư cách, trình độ, học vấn bằng dân 
da trắng không? Tôi nói tổng quát chứ không đi vào những 
trường hợp mang tính đặc thù là vẫn có những người da đen 
xuất chúng, giỏi hơn người da trắng... nhưng so về tỷ lệ thì 
thua xa. Bạn vào một bệnh viện, xem được mấy MD hay 
NURSE da đen, trong quân đội thì cũng tướng 3 sao, 4 sao, 
nhưng có là mấy!
Đấy, tôi đang đi lạc! Xin trở về một chữ ĂN, tuy chỉ có hai vần 
nhưng là cả một trời đất mênh mông, không có ăn, con người 
chết tức khắc.
Người xưa quan niệm chữ ăn thanh tao, ngay cả trong chữ 
nghĩa: "dĩ thực vi tiên" (cái ăn hàng đầu) hay "có thực mới vực được đạo", càng về sau, chữ ăn biến hóa theo thời, hoàn 
cảnh cuộc sống mà kẻ hậu sinh óc ngắn, "no bụng đói con mắt"
 nên đã gói ghém thành bốn chữ thô tục:  ĂN, NGỦ...

Tôi chỉ viết hai chữ đầu, còn hai chữ cuối thô tục, tôi không muốn 
viết ra đây, nhưng các bác đều biết cả! Họ gọi đó là TỨ KHOÁI.
Kể ra con người mà mất bốn thứ đó cũng mất thăng bằng và cân 
đối, thiếu âm dương ngũ hành, có khi nguy hiểm đến tính mạng 
nữa là khác! Kẻ viết không hù dọa các bác đâu mà c'est la vérité. 
Các bác giầu mà không tiêu xài (như một bố già trong khu tôi ở, 
có vài "tê" dollars, tuổi gần 100 mà ăn uống khem khổ, tính ôm 
tiền xuống huyệt hay sao! My God!), thật đúng với hai câu thơ:
          TIỀN VÔ NHƯ NƯỚC SÔNG ĐÀ 
       TIỀN RA NHỎ GIỌT NHƯ CÀ PHÊ PHIN

Còn nghèo như tôi: tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống, muối 
bỏ bể, mưa không thấm đất!  
NGUYỄN TUÂN, tác giả Vang Bóng Một Thời, một nhà văn tên 
tuổi thời Tiền Chiến, nổi tiếng với những truyện Chém Treo 
Ngành và bàit viết về PHỞ mà thiên hạ cho là hay nhất, cũng vì "miếng đỉnh chung" (nôm na là miếng ăn), đã phát biểu một câu 
rất hèn: "Sở dĩ tôi còn sống đến hôm nay là vì tôi biết sợ!", không 
dám tham gia với Nhân Văn Giai Phẩm vì sợ đi "mò tôm"! Hay 
một Tô Hải, ba bốn chục tuổi Đảng, cuối đời sắp xuống lỗ , mới 
dám viết cuốn TÔI LÀ MỘT THẰNG HÈN.
Với Nguyễn Tuân, miếng ăn là miếng tồi tàn! phàm phu tục tử,
 kẻ chết vì ăn, miếng ăn là miếng nhục! Kẻ SỐNG ĐỂ ĂN (Vivre
 pour manger), khác với những người xem nhẹ chữ ăn là ĂN 
ĐỂ SỐNG (Manger pour vivre)
Nhớ lại những ngày trong lao t0ù Cộng Sản ở miền Bắc, bọn 
khốn nạn đã bỏ đói, biến chúng ta thành những con vật ăn bẩn 
ăn thỉu để tự giết mình. Ai chưa tù Cộng Sản, khó mà hình dung
 ra cái đói ghê hồn khiếp vía đó, chả có ngòi bút nào tả hết được.
Đói còn hơn chuột trong nhà thờ, church mouse!
Ngày nay, chúng ta đã vào tuổi Bát Tuần (Thượng thọ), ăn có 
được là bao, nửa cái bánh khúc hay nửa cái croissant với ly cà 
phê sáng là thấy ứ hự rồi! Con cái có mời đến nhà ăn, cứ phải 
dặn "Làm ít thôi, bố mẹ không ăn được nhiều đâu!"
Chúng có mời đi tiệm, cũng phải giao hẹn: "Ăn đâu cũng được, 
NO BUFFET!"
Tôi sợ vào những nơi đó lắm! Chưa ăn thấy đã no tới cần cổ khi
 nhìn những đồ ăn bầy ra mấy hàng ngang, dọc...
 Tôi cứ phải nhắc bà chủ tôi: "Kho, nấu chỉ ăn hai ngày thôi, bà 
nhé!" Cứ mỗi lần nhắc bả thì lại nghe câu "Biết rồi , khổ lắm, 
nói mãi!" Cô con gái thì chỉ ăn trong ngày, dư là đổ thùng rác! 
Thật đúng "con nhà lính tính nhà quan", chưa đậu ông nghè đã 
đe hàng tổng! 
Bao tử hôm nay như một chiếc bình đầy, có đổ thêm vào thì cũng
 chỉ trào ra, nay thêm Đại Dịch Vũ Hán, cái thú NGỒI QUÁN 
không còn thích thú và đam mê: sờ đâu, ăn gì cũng chỉ sợ bị lây
 nhiễm, mất cả ngon!
Thời các cụ, ăn uống còn có màn CHIẾU TRÊN, CHIẾU DƯỚI...
ngồi không đúng chỗ là bị đuổi, có khi bị bẻ đũa! Ăn cứ phải 
nhìn trước, nhìn sau rồi mới dám gắp. Ngày cưới, cô dâu mới, 
sợ không dám gắp, An tôi gắp cho nàng miếng thịt gà luộc, tối 
bà kế mẫu kêu tôi lên phòng mát mẻ: "Có thương vợ thì để đến 
tối, nhớ chưa!"  Tôi chỉ biết cúi đầu mà không dám cãi! Nhưng 
ngoài cái nghiêm khắc của "Hà Nội 36 phố phường", bà thương
 tôi còn hơn con ruột. Sau đám cười bà cho hai vợ chồng 50 cây 
vàng! Thời ấy, đầu 1960, số tiền đó to lắm.
Nay bà đã khuất, tôi viết đến đây mà nghẹn ngào, không cầm 
được nước mắt, tôi thương bà còn hơn cả mẹ ruột (xa từ thuở 
lên 5, nào có biết gì!)
Cái triết lý phàm phu của tôi thời trai trẻ là: thèm ăn cái gì, 
kiếm bằng được dù đường có xa, trời mưa hay trời nắng cũng 
GO AHEAD, MAKE MY DAY... nghĩa là TỚI LUÔN BÁC TÀI!
Chỉ một món "chân vịt rút xương" xào đậu Hòa Lan, lũ trời 
đánh chúng tôi phải chạy xuống tận đường Phùng Hưng Chợ 
Lớn, tiện ghé Diamond ăn bò xào cải bẹ xanh trên đường Trần
 Hưng Đạo, hoặc lại quán Lầu Cây (con hẻm gần Sân Vận Động
 Cộng Hòa do chúng tôi đặt tên) ăn cá bống mú đen chưng 
tương hột do dân Triều Châu làm, cơm thố canh đậu hũ do 
người Hẹ nấu, tuyệt cú mèo!
 Với cụ Thượng Trứ  (ông Tổ của Khóa chúg tôi) thì:

            NGHỀ CHƠI CŨNG LẮM CÔNG PHU

Còn với chúng tôi thời ấy:

            NGHỀ ĂN CŨNG THẾ, PHẢI ĐI MÀ TÌM !

Tuần rồi con gái mua cho tô phở 99, nước nhạt như nước ốc, đen
 như kinh chợ Cầu Ông Lãnh! Ăn vào muốn ói... bỗng nhớ tới 
TÔ PHỞ GIA TRUYỀN của bác Liêm Hoàng ở Sacramento ngày
 nào, tô phở CHUYÊN NGHIỆP của ông bà Tín Trần ở Santa 
Ana và nhất là phở tại gia của chị Lưu Trần cho ăn tại nhà, ngon 
hết biết! Chỉ một chữ PHỞ, nhưng không phải ai cũng nấu được 
phở!
Bàn chuyện ăn uống để quên đi cái sợ Cúm Tầu, âu cũng là một 
niềm vui như Trịnh Công Sơn:
                   Mỗi ngày, tôi chọn một niềm vui
                   Chọn những bông hoa và những nụ cười 
                   Tôi nhặt gió trời, mời em giữ lấy  
                   Để  mắt em cười tựa lá bay...
          ĐK:
                   Và như thế, tôi sống vui từng ngày 
                   Và như thế tôi đến trong cuộc đời
                   Đã yêu cuộc đời này bằng trái tim của tôi... 

Chúc các bạn bình an, thân tâm thường an lạc.
                                      
                                                    AN HOÀNG         




                                                                                                                                    

Không có nhận xét nào: