TUẦN BÁO LẬP TRƯỜNG TẠI HUẾ NĂM 1964
& HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỨU QUỐC,
MỘT KHẢO LUẬN SỬ HỌC (Tiếp theo)
Nguyễn Đức Cung
IV. SUY GẪM LẠI BÀI HỌC LỊCH SỬ
Cicero, một chính khách và nhà hùng biện cổ La Mã đã cho chúng ta một câu nói để đời: “Historia magistra vitae” (Lịch sử là thầy dạy của cuộc đời. Qua thiên khảo cứu mang tính sử học về Tuần báo Lập Trường và tổ chức chính trị Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc, là một nhà nghiên cứu sử học chúng tôi phải nói lên nguyên tắc bất di bất dịch của Phương Pháp Sử Học đã được học dưới mái trường Văn Khoa Viện Đại Học Huế cách đây hơn nửa thế kỷ đó là khi muốn viết về một biến cố lịch sử cần phải để biến cố đó lắng đọng sau một thời gian ít nhất là năm mươi năm, và phải viết nó theo tinh thần tuyệt đối tôn trọng sự thật bởi vì mới tạo nên lịch sử mà lịch sử chính là thầy dạy của cuộc đời (Nguyễn Phương, Phương Pháp Sử Học, Phòng nghiên cứu Sử, Viện Đại Học Huế, 1964, trang 37). Nhìn lại, tuần báo này và tổ chức chính trị vừa được phân tích dù bằng những nét khái quát, tất cả đều đã xảy ra cách đây 57 năm, tưởng rằng quá đủ và quá chín muồi để viết lại chúng, phân tích rõ hầu rút ra kinh nghiệm được bao nhiêu hay bấy nhiêu.
Tuần báo Lập Trường ra được bao nhiêu số tôi nghĩ cũng chẳng cần tìm hiểu nhưng chỉ biết thời gian tuổi thọ của nó vỏn vẹn tám tháng (tháng 3-10, 1964) tuy nhiên, nhờ ảnh hưởng của cơ quan ngôn luận này, các ông Lê Khắc Quyến và Tôn Thất Hanh cũng đã được đưa vào Thượng Hội Đồng thành lập ngày 8 tháng 9-1964 gồm 16 người. Khoảnh đời chính trị của các ông Lê Khắc Quyến, Tôn Thất Hanh, Lê Tuyên cũng không có gì sáng sủa lắm cuối năm 1964. Trong cuốn hồi ký Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi, Đỗ Mậu có lúc cho biết ông Lê Tuyên với bút danh Minh Tâm đã dùng tờ báo Công Luận của Lý Đại Nguyên và Hà Thế Ruyệt để tấn công liên tiếp trong 10 ngày trong khi Đỗ Mậu cho biết vẫn lặng thinh không muốn nói gì cả. Sách của Đỗ Mậu cũng cho biết BS Lê Khắc Quyến cũng bị đem đi an trí ở Pleiku ngày 20-12-1964.
Một tổ chức muốn sinh hoạt hữu hiệu phải có kỷ luật và tinh thần đoàn kết. Khi tờ báo Lập Trường và tổ chức Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc xuất hiện tại Viện Đại Học Huế, LM Cao Văn Luận đã nhìn thấy sự rạn nứt trong hàng ngũ những người lãnh tụ của sinh viên Phật Giáo trong cơ sở giáo dục lớn lao này. Cha Luận viết: “Hầu hết những lãnh tụ sinh viên Phật tử, từng nắm giữ vai trò quan trọng trong công cuộc lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm, có vẻ bơ vơ, dường như họ bị thời cuộc mới bỏ quên hoặc có nhớ tới họ chăng nữa cũng chỉ dùng họ vào những vai trò đánh bóng quá trớn cho luồng khí mới…” (trang 433)…Những cuộc mét ting tập trung dân chúng địa phương kéo dài hàng tháng. Những sinh viên, lãnh tụ Phật Giáo được sử dụng trong vai trò thuyết trình viên, họ hô hào cách mạng vùng lên, tàn tích của chế độ Diệm phải được triệt hạ. Tuy nhiên các lãnh tụ sinh viên tranh đấu chân chính, oái oăm thay, lại kín miệng cẩn trọng và khi xuất hiện nói chuyện giữa đám đông, chỉ có những sinh viên lãnh tụ lạ hoắc.” (trang 436). Những “sinh viên lãnh tụ lạ hoắc” này là ai ? thuộc nhóm nào ? mà đến cả Linh Mục Viện Trưởng quanh năm lo việc phân bố giáo dục, vận động tài chánh, tìm tòi nhân sự cũng dễ dàng phát hiện ra, nếu không phải là những người từ “trên núi” vừa xuống, “răng đen mã tấu”?
Những kẻ chủ trương cuộc đảo chính ngày 1/11/1963 ở Sài Gòn cũng như các vị giáo sư viết trong tuần báo Lập Trường tại Huế đều có những mối tương quan “sư sinh” đậm nhạt với Tổng Thống Ngô Đình Diệm hay với LM Cao Văn Luận, thì xin hãy đọc vào những dòng sau đây của tác giả cuốn hồi ký “Bên Giòng Lịch Sử” : “Tôi là kẻ tin vào những uy lực thiêng liêng, nên tôi cho rằng không một việc làm nào dựa trên cái chết của kẻ khác, nhất là cái chết của chủ mình, thầy mình mà có thể tốt đẹp được. Dân chúng VN lên án nặng nề những kẻ phản vua, phản thầy. Hay những kẻ dự phần vào cuộc đảo chánh cũng sẽ mang nặng cái mặc cảm đó, và sẽ lúng túng trước những nỗ lực để chạy tội mà không làm được gì khá. Họ sẽ mất tự tin, bị giằn vặt bởi những hối hận, những mặc cảm tội lỗi…” (trang 417).
Trong cuốn Nẻo Về Của Ý của Thiền sư Nhất Hạnh ở trang 15 có đoạn: “Tổ chức Phật Giáo thủ cựu, chia rẽ…” và ở trang 196 có đoạn: “Những người tăng sĩ Phật Giáo, choáng ngợp bởi thái độ khâm phục và mến chuộng của quần chúng đối với đạo Phật đã trở nên tự thị, tự mãn đáng ghét. Thật là một hiểm họa cho đạo Phật. Một cuộc Pháp Nạn thứ hai đang khởi đầu mà ít ai hay biết đến. Người trí thức, người thanh niên sau khi khám phá ra tiềm lực đạo Phật trong quần chúng, đã tìm tới những vị tăng sĩ và đã thất vọng… Một số đông đảo những người có tham vọng, những người theo cơ hội chủ nghĩa, đã đến tràn ngập tự viện và bao quanh những nhà lãnh đạo Phật Giáo. Sự có mặt của họ chung quanh các thầy đã khiến những người trí thức và những người có lòng đặt câu hỏi…” (Hà Thúc Ký, Sống Còn Với Dân Tộc, Hồi ký chính trị, Phương Nghi ấn hành, 2009, trang 283). Một vị Thiền sư mang nặng tư tưởng Cộng Sản như Thích Nhất Hạnh mà cũng còn bình tĩnh để nhận ra được tình hình Phật Giáo lúc bấy giờ là như vậy thì một là ông ghen tức với “Thầy tôi”, hai là ông quả có lòng với tiền đồ của Phật Giáo?
Nhận định về tờ Lập Trường, nhóm Đỗ Mậu viết: “Nếu tôi có muốn nói thì nói đến những trí thức, những cây bút sắc bén của tờ Lập Trường, cơ quan ngôn luận của nhóm Cứu Quốc tại Huế độ nào. Những bài báo nẩy lửa của họ thật sự đã gây xúc động cho thanh niên sinh viên dấn thân vào cuộc đấu tranh cách mạng. Tiếc thay, họ không có ý thức chính trị, không nắm vững tình hình thời cuộc, không xây dựng nổi một tổ chức đấu tranh, cho nên họ đã xuất hiện như những chàng hiệp sĩ nhưng khi rút về thì hiện nguyên hình thành những nho sinh mặt trắng mà thôi.” (trang 740).
Ở trang 703, nhóm Đỗ Mậu nhận xét: “Tiếc thay những sai lầm lãnh đạo của cấp lãnh đạo Phật Giáo và thái độ quá khích, manh động của Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc và sinh viên Huế đã làm cho Phật Giáo thất bại trong giai đoạn xáo trộn thứ nhất, giai đoạn từ khi Khánh chỉnh lý cho đến khi Thiệu-Kỳ thành lập Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia… Trước hết là vì Thượng Tọa Trí Quang không nắm vững việc lãnh đạo nhóm đấu tranh để cho họ trở thành một lực lượng ô hợp, thiếu lãnh đạo, nhất là lãnh đạo để đấu tranh cách mạng. Hai là vì danh từ “Cứu Quốc” làm cho những người quốc gia liên tưởng đến những đoàn thể “cứu quốc” của Cộng Sản, từ đó người ta nghi ngờ “Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc” là khí cụ ngụy trang của Cộng Sản… Tinh thần “độc tôn cách mạng”của Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc và hành động kỳ thị đối với hai đảng Đại Việt và Việt Quốc ở miền Trung càng đốt thêm ngọn lửa chia rẽ giữa Phật Giáo và các đoàn thể trên, đóng góp thêm vào sự sứt mẻ uy tín của Phật Giáo.”
Trong hồi ký Thác Lũ Mưa Nguồn, tác giả Nguyễn Lý Tưởng có ghi lại mẩu chuyện nhỏ sau đây:
“Trung Úy Lê Cảnh Thâm, thuộc Phòng Nhì Sư Đoàn I ở Huế (là cha của “Thánh tử đạo” Lê Cảnh Thái) được đưa ra Quảng Trị làm Trưởng Ty Cảnh Sát. Khi bắt được Nguyễn Khắc Ủy, em ruột Nguyễn Khắc Từ là thành phần lãnh đạo quan trọng của Phật Tử Tranh Đấu năm 1966, Lê Cảnh Thâm đã nói với Ủy:
-Mi có biết tau là ai không? Tau là cha của Thánh Tử Đạo đây!
(Lê Cảnh Thâm có con trai là Lê Cảnh Thái chết tại Đài Phát Thanh Huế đêm 8 tháng 5/1963 thời TT Ngô Đình Diệm, được ghi tên vào danh sách thánh tử đạo) (trang 419).
Được biết ông Lê Cảnh Thâm là một cán bộ trung kiên của Đại Việt Cách Mạng Đảng ở Miền Trung, tuy là một Phật tử nhưng chống Cộng quyết liệt.
Nhà văn Nguyễn Văn Lục khi viết bài Nhìn lại một số tạp chí từ 1964-1972 trong Hồ sơ về tờ Lập Trường, Hành Trình và Đất Nước đã bình thản nhận định rằng: “Các tờ báo ra đời do tình thế, hoàn cảnh chính trị lúc bấy giờ. Không có hoàn cảnh sau 11/1963, chưa chắc đã có các tờ báo đó. Tất cả là con đẻ của thời cuộc. Chẳng hạn, tình hình như thế, sôi động và như nước lũ dâng, khí thế đang lên thì tờ Lập Trường phải có mặt… Tờ Lập Trường nói cho đúng chỉ gây ảnh hưởng chung quanh mấy tỉnh thành miền Trung và dừng lại ở đó. Nó không phản ảnh đầy đủ tâm tình cũng như thái độ chung của giới trí thức miền Nam nói chung.” (Trang mạng Đàn Chim Việt, 11/12/2007).
Trong hồi ký của Lê Công Cơ có viết: “…Từ 5-9 đến 13-9-1964. Chín ngày thành phố không có ngụy quyền, ngụy quân. Chín ngày Đà Nẵng như một vùng giải phóng. Chỉ có lực lượng tranh đấu có mặt khắp nơi. Suốt ngày đêm các loa phóng thanh từ các tụ điểm tranh đấu, các chùa chiền, khuôn hội Phật Giáo, Tòa Thị Chính, trường học, bến xe, chợ Hàn, chợ Cồn, chợ Mới… đâu đâu cũng kêu gọi tranh đấu chống quân cướp nước và bán nước”. Có thể nói “Đây là thành công của đợt tập dượt đầu tiên, nổi dậy kết hợp giữa thành phố và nông thôn tại Đà Nẵng.” (Lê Cung, Sách đã dẫn, trang 260). Đọc qua đoạn văn này, dĩ nhiên cũng cần phải loại bỏ luận điệu láo toét của những tên cán bộ Cộng Sản như Lê Cung, Lê Công Cơ, vì rất nhiều nhân chứng ở Đà Nẵng còn sống sờ sờ ở khắp nơi, người ta thấy hết, biết hết, nhưng cũng có những sự thật đau lòng đó là các chùa chiền, khuôn hội đã bị bọn cán bộ Cộng Sản khống chế, xâm nhập, cũng như cuộc biểu tình của Phật Giáo Đà Nẵng ngày 25-8-1964 đã bị cán bộ Cộng Sản hướng dẫn điều động theo chương trình của chúng gây nên thảm cảnh đốt phá Thanh Bồ Đức Lợi để lại lời phê phán đến tận ngày nay.
Trong bài viết có tên “Mấy ý kiến về các xu hướng gọi là ‘cách mạng xã hội không Cộng Sản’ ở Việt Nam”, Lữ Phương nhận xét: “Tờ Lập Trường thật ra không phải là một tờ báo thuần về suy tưởng mà là cơ quan chính trị của lực lượng Phật Giáo Tranh Đấu do Thích Trí Quang lãnh đạo. Cùng với Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc, nó chỉ hoạt động trong năm 1964 rồi tự đình bản, nhưng phong trào Phật Giáo thì kéo dài mãi đến năm 1966. Quan điểm của phong trào Phật Giáo này là một thể thống nhất gồm những chủ trương đối với cộng sản, đối với các chính quyền Sài Gòn và đối với Mỹ. Đối với cộng sản, quan điểm của phong trào này không có gì khác với tất cả những thế lực phản động khác ở miền Nam, thù địch với cộng sản, dứt khoát ngăn chặn sự thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản.( Đó là quan điểm, lập trường của Thích Trí Quang khi trả lời phỏng vấn, trích lại theo Jarrold Schecter, Bộ mặt mới của nhà Phật). Nhưng đối với các chính quyền Sài Gòn, những người chủ xướng phong trào này đã có quan điểm khác với nhiều chính khách chống Cộng khác. Họ không chấp nhận một chế độ độc tài, kỳ thị Phật Giáo kiểu Ngô Đình Diệm, họ cũng không chấp nhận chế độ quân phiệt hay phát xít kiểu Nguyễn Khánh hay Nguyễn Cao Kỳ, do đó đã vận động quần chúng chống lại. Họ đã đề xuất một chế độ đại nghị có đông đảo các đảng phái tham gia, hy vọng qua đó chiếm được vị trí có ảnh hưởng trong chính quyền. Đối với Mỹ, họ không đòi Mỹ chấm dứt chiến tranh xâm lược, không chống lại chủ trương đưa chiến tranh ra Bắc, nhưng chỉ chống lại một số biện pháp thực hiện của Mỹ thôi” (Trích từ bài Hồ sơ về tờ Lập Trường, Hành Trình và Đất Nước, của Nguyễn Văn Lục, Trang Web đã dẫn).
Mới đây trên trang Web Viet-Studies của Trần Hữu Dũng và trên Bauxite-Vietnam có bài “Từ Việt Nam hôm nay nghĩ về Việt Nam ngày mai”của Trần Văn Thọ và Nguyễn Xuân Xanh có viết khá dài về Cao Huy Thuần, nhận định về tuần báo Lập Trường, trích lời nhà văn Nguyên Ngọc nhân cuộc lễ trao huy chương Phan Chu Trinh cho Cao Huy Thuần, viết rằng: “…Ông thuộc thế hệ những nhà trí thức hoạt động văn hóa xuất hiện ở miền Nam đầu những năm 1960, đã tham gia cuộc vận động chống áp bức, đòi hòa bình, phát huy văn hóa dân tộc trong hoàn cảnh chiến tranh khắt nghiệt thời bấy giờ. Năm 1964, khi là giảng viên Viện Đại Học Huế, ông chủ trương tuần báo Lập Trường, tiếng nói đấu tranh chống độc tài, hướng tới một đất nước thống nhất, tự do và dân chủ.” (Web Bauxite-Vietnam ngày 10-4-2021). Đọc qua những lời này, tôi thấy tội nghiệp cho nhà văn Nguyên Ngọc cùng những vị khoa bảng như Trần Văn Thọ, Nguyễn Xuân Xanh bởi vì họ ở xa quá, ngăn cách quá, nên không hiểu rõ được cục diện miền Nam nhất là tình trạng ở Huế sau ngày Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị Hoa Kỳ lật đổ. Nếu biết rõ chắc bây giờ họ đã không viết như thế.
Trong bài viết của Cao Huy Thuần nhân ngày “thị tịch” của HT Thích Trí Quang, tác giả luôn luôn nói rằng “Thầy tôi” là “vô úy”, là “không sợ”, “không cầu chết cũng không sợ chết”. Còn người khác thì sao, bài của Cao Huy Thuần cho biết “Người ta nể Thầy, sợ Thầy, phe nào cũng sợ Thầy.” Ông giáo sư Thuần viết chắc như đinh đóng cột. Trong chữ “sợ” cũng bao hàm nhiều ý nghĩa, kính sợ thì khác với kinh sợ. Tôi cũng mong TT Thích Trí Quang có tinh thần “vô úy” và cũng là “không sợ”. Tuy nhiên lịch sử và tư liệu lịch sử lại không chịu chiều theo ý ông Thuần. Sau cuộc lật đổ TT Ngô Đình Diệm, báo chí Hoa Kỳ tha hồ “bốc” TT Trí Quang lên tận mây xanh, như là một người làm rung rinh cả nước Mỹ khiến ông trở thành kiêu ngạo, mục hạ vô nhân, độc đoán, tự phụ, cực đoan và luôn tính chuyện mưu bá đồ vương. Trong cuộc biểu tình ngày 21.5.1966, người ta thấy một loại truyền đơn thăm dò được tung ra ở Huế, Đà Nẵng, và Sài gòn đòi đưa TT Trí Quang lên làm Quốc Trưởng và Trần Quang Thuận làm Thủ Tướng (Lữ Giang, Sđd, trang129). Báo chí Hoa Kỳ tiếp tục “đẩy cây” mà GS Cao Huy Thuần không hay biết. Thật ra thì không có phe nào sợ thầy cả, thí dụ các đảng phái quốc gia như Đại Việt, Việt Quốc ở Miền Trung và các chính khách khác như Chủ Tịch ĐVCM Hà Thúc Ký, như Nghị Sĩ Nguyễn Văn Chức v.v… Các tôn giáo như Công Giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hòa Hảo và một số hệ phái Phật Giáo khác không bao giờ chấp nhận các việc làm của Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc và tờ báo Lập Trường của nhóm này và nhất là lãnh tụ của họ. Họ kính nhi viễn chi !
Trở lại vấn đề sợ, tôi nghĩ rằng ít nhất trong cuộc đời của HT Trí Quang cũng có hai lần biết sợ: Lần thứ nhất đó là,
“Sau tiếng nổ, cảnh tượng trước Đài Phát Thanh hỗn loạn đến kinh hoàng. Đồng bào xô đẩy đạp lên nhau mà chạy về mọi ngã đường để thoát thân giữa tiếng la khóc của đàn bà và trẻ con, giống như cảnh tượng của một đàn ông vỡ tổ. Trên hiện trường còn đầy giày, dép, guốc và xe đạp bỏ lại… Thiếu Tá Đặng Sĩ nhảy ra khỏi xe, xem các tử thi nằm ngay ở cửa ra vào của Đài Phát Thanh, rồi chạy vào bên trong để tìm gặp Thượng Tọa Thích trí Quang. Theo Thiếu Tá Đặng Sĩ lúc đó Thượng Tọa run cầm cập vì quá sợ hãi. Ông nói với Thượng Tọa Trí Quang: Thầy phải chịu mọi trách nhiệm về biến cố đêm nay. Bây giờ tôi xin mời Thầy về Bộ Chỉ Huy của tôi để thẩm vấn. Tuy nhiên, sau đó ông Tỉnh Trưởng Nguyễn Văn Đẳng đứng ra bảo lãnh cho Thượng Tọa và đưa Thượng Tọa về Chùa Từ Đàm”. (Ts. Phạm Văn Lưu, Lịch Sử Chính Trị Cận Đại Việt Nam, Quyển 1: Ngô Đình Diệm & Bang Giao Việt-Mỹ, Centre For Vietnamese Studies Melbourne-Paris- Los Angeles, Tái bản lần thứ nhất, Hiệu đính & Bổ sung, 2016, trang 257).
Và lần thứ hai : Trong cuộc hành quân lục soát chùa chiền ở Sài Gòn vì tình nghi chứa chấp các thành phần CS, ngày 20/8/1963, vì sao TT Trí Quang được Hoa Kỳ đưa ra khỏi chùa Xá Lợi mà vào trú ẩn tại Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ, nếu không phải vì TT Trí Quang sợ bị bắt ? Việc này được ghi lại trong tất cả các tư liệu ở VN và trên thế giới. Nếu TTTrí Quang có tinh thần “vô úy” sao không ở lại chùa Xá Lợi những ngày đó để bị bắt như TT Tâm Châu, HT Tịnh Khiết, TT Thiện Minh mà lại “nhanh chân thoát được” vào Tòa đại sứ Hoa Kỳ?
Tôi thiết nghĩ Cao Huy Thuần nên đọc lại Krisnamurti để biết thêm về cái sợ chứ nói một cách quả đoán thì không có tác dụng gì. Vả lại người muốn kẻ khác phải sợ và nể phục tất nhiên đòi hỏi có chiều sâu, có thực học mà “Thầy tôi” của Cao Huy Thuần lại không có những tiêu chuẩn khả dĩ người khác nhìn vào khiến tâm phục.
Nói về tinh thần “vô úy” nơi các nhà lãnh đạo chính trị, ta không thể nhắc tới trường hợp của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, vì chính Người đã bày tỏ tinh thần “vô úy” đó (mặc dù là Công Giáo) trước kẻ thù, một là trước Hồ Chí Minh tháng 2 năm 1946 tại Hà Nội và hai là trước bọn tướng lãnh côn đồ do Hoa Kỳ thuê để làm cuộc đảo chính sáng ngày 2/11//1963, ngày Lễ Các Đẳng Linh Hồn tại Sài Gòn.
“Tháng 2 năm 1946, Hồ Chí Minh trải qua một cơn khủng hoảng lớn, bị kẹt cả với Lư Hán, cả với d’Argenlieu. Hơn bao giờ hết, ông cần một người quốc gia chân chính, chẳng những để làm bình phong cho ông trước mặt quốc tế, mà còn để có thể hô hào nhân dân trong nước ủng hộ. Nhìn quanh với cặp mắt tinh đời của ông, ông vẫn không tìm được ai hơn cụ Ngô Đình Diệm, kẻ đã bị cán bộ ông bắt giam ở mạn ngược, nhưng lúc đó đang được đem về khám Hà Nội để điều trị bệnh sốt rét. Ở Phủ Chủ Tịch Nhà Nước, khi đối diện Hồ Chí Minh và nghe ông này đề nghị tham chính, cụ Diệm đã không ngần ngại nói:
“-Không thể được, Ông có chính sách cứu nước của ông, và tôi có chính sách của tôi. Ông có cam đoan được rằng ông sẽ bỏ thuyết chuyên chính vô sản không? Khắp nơi, cán bộ ông đang thi hành thuyết đó. Họ giết hết các nhà quốc gia chân chính. Họ giết cả anh em tôi.”
Đến đây Hồ Chí Minh cảm thấy phải chữa mình. Ông nói: “Vậy mà tôi không hay biết gì cả. Nước đang lâm cảnh loạn ly. Xin ông ở lại với tôi để cùng nhau chống Pháp.
Dường như cả hai người đều hiểu rằng chỉ có vì sợ cụ Diệm mới chấp nhận. Cụ lên tiếng: “Ông biết tôi là ai không? Tôi không phải hạng hèn nhát”. Hồ Chí Minh vội vàng nói đỡ: “Không, ông không hề hèn nhát”. Cụ Diệm tiếp: “Vậy thì để cho tôi đi.” Và Hồ Chí Minh để cụ Diệm ra đi.
Hồ Chí Minh bỗng nhiên tha cụ Diệm thật là một sự kiện đáng lưu ý. Hỏi tại sao một kẻ trong năm 1925, đã phản bội cụ Phan Bội Châu, một nhà quốc gia cách mạng, kẻ đã giết Tạ Thu Thâu, cũng là cộng sản như ông, chỉ vì sợ họ đối lập với ông, lại có thể trả tự do cho cụ Diệm, đang khi cụ ở dưới quyền sinh sát của ông? Tại sao cụ Diệm, một tù nhân lại có thể lên án Cộng Sản trước mặt Hồ Chí Minh, một tên trùm Cộng Sản, mà ông không trừ cụ đi để ngừa nhiều khó khăn về sau? Phải chăng vì kính nể cụ Diệm, vì mong rằng Cụ có thể cứu nước, trong khi chính mình ông đang bị kẹt nhiều đàng…” (Nguyễn Phương, Sơ lược về thân thế & Sự nghiệp của Cố T.T. Ngô Đình Diệm, Tuần báo Văn Nghệ Tiền Phong, số 118 Virginia, Hoa Kỳ, 1988.
Trong cuốn sách A parade of American Puppets [A story of South Vietnam from 1954 to 1975] còn trong dạng bản thảo, 1978, Linh mục Nguyễn Phương trích dẫn lời của hai nhà viết sử Bernard Fall (The Two Vietnams, p. 150) và Marguerite Higgins (Our Vietnam Nightmare, p. 157) như sau:
“To turn to Diem in this condition was already an embarrassment to Ho. But Ho ‘s overture to his enemy, emaciated by hunger and still trembling with fever, was even more startling:
-I am ready to offer you a high post in my government. I invite you to come to stay with me in my palace. Said Ho.
-It looks impossible to me, replied Diem. You and I have different plans to save our country. Can you guarantee that you wil abandon your dictatorship of the proletariat? Your agents are applying it in towns and villages. They terrorized the population. They killed the nationalists. They assassinated my brother.
Slightly on the defensive, Ho explained: “I knew nothing about your brother. The nation is in confusion. Please stay with me… We have to fight against the French”. As if both men were aware that Diem would never accept Ho’s offer except from fear, Diem declared, “Do you know who I am? I am not a man who fears”. Ho replied: “No, you are not”. “Well, I will go”, said Diem. (Nguyen Phuong, Op.cit, page 17).
Cuối cùng, cái chết của TT Ngô Đình Diệm và bào đệ Ngô Đình Nhu chính là cái chết có tính toán như lời ghi nhận của sử gia Nguyễn Phương trong đó bao hàm rất rõ ràng việc các ngài chấp nhận ra hàng nhóm tướng lãnh làm cuộc đảo chánh, nghĩa là không sợ chết, và như lời TT Ngô Đình Diệm đã trả lời Trung Tá Nguyễn Hữu Duệ “Chết thì đã sao” khi anh em trong Liên binh Phòng vệ Phủ Tổng Thống xin đem quân lên đánh thẳng vào Bộ Tổng Tham Mưu ở phía Tân Sơn Nhất. (Minh Võ, Ngô Đình Diệm và chính nghĩa dân tộc, Hồng Đức xb. 2008, trang 286).
Trong cuốn A parade of American puppets, Linh Mục sử gia Nguyễn Phương nhận định rằng: “He refused to ask asylum in a foreign country. He did not want to confide his fate into the hands of another, whosoever he could be. Lodge had tried hard to bring him to safety. The American ambassador had even asked the Apostolic Delegation to intervene for Diem to change his mind. But in vain. Diem kept his own counsel, until death and in spite of death, because by this gesture he meant to keep alive the sovereignty of his nation. That’s why he was assassinated in South Vietnam on November 2, 1963.” (Ông ta từ chối xin một chỗ tị nạn ở một nước ngoài. Ông không muốn giao phó số mệnh của mình vào tay người khác dù bất cứ là ai. Lodge đã cố thử để đem ông tới chỗ an toàn, kể cả việc viên Đại Sứ Mỹ này đã xin Tòa Khâm Mạng Tòa Thánh can thiệp để ông Diệm thay đổi ý kiến nhưng vô hiệu. Ông Diệm vẫn giữ ý định của mình cho đến chết và bất chấp cái chết, bởi vì với phong thái đó ông muốn giữ cho chủ quyền quốc gia của ông được sống. Đó chính là lý do vì sao ông bị ám sát chết ở Nam Việt Nam vào ngày 2 tháng 11, 1963.”46 (Nguyễn Phương, A parade of American puppets, trang 149).
Sau đoạn văn nêu trên, chúng ta có dịp đọc vào chú thích số 46 dẫn lời chú của sử gia Marguerite Higgins tác giả cuốn Our Vietnam Nightmare ( New York, Harper and Row, 1965) về một quan điểm có liên hệ đến vấn đề chủ quyền và cái chết của TT Ngô Đình Diệm: “Marguerite Higgins quoted a Vietnamese philosophy professor as saying about the reason why President Ngo Dinh Diem opted to be killed. “If Diem had sought help of a foreign power, he would have undermined everything he stood for. It would have destroyed the faith of the people in his integrity and character. It would have been craven and cowardly for Diem to seek help from the Americans; more so, because they had betrayed him. He kept faith with his principles concerning Vietnam’s national sovereignty. He surrended to the Vietnamese generals, not foreigners. History will applaud this. It may be that the Americans would have treated Diem more gently than the generals. But as a Vietnamese, it would have been wrong for Diem to put his trust publicly in outsiders. As a Vietnamese, he surrended to Vietnamese. The generals killed him and the onus is on them.” (Marguerite Higgins trích dẫn lời của một giáo sư triết học khi nói về lý do tại sao Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã chọn việc sẽ bị giết. “Nếu ông Diệm tìm sự giúp đỡ của một cường quốc bên ngoài thì như thế ông đã đạp đổ hết mọi cái mà ông từng tranh đấu. Điều đó cũng phá hủy niềm tin mà người dân đặt vào sự chính trực và cá tính của ông. Điều đó cũng nói lên sự hèn nhát của ông Diệm khi ông tìm sự giúp đỡ nơi người Mỹ, hơn nữa vì họ đã phản bội ông. Ông giữ vững sự tin tưởng vào những nguyên tắc của ông liên quan đến chủ quyền dân tộc Việt Nam. Ông đã đầu hàng các tướng lãnh Việt Nam chứ không đầu hàng người ngoại quốc. Lịch sử sẽ ca tụng điều đó. Cũng có thể rằng người Mỹ sẽ đối xử với ông nhã nhặn hơn các tướng lãnh. Nhưng là một người Việt Nam, ông Diệm cho rằng sẽ là một sai lầm khi đặt hết niềm tin vào người ngoại quốc một cách công khai. Là người Việt Nam, ông đầu hàng người Việt Nam. Các tướng lãnh đã giết ông và trách nhiệm lớn cho điều sai lầm trầm trọng này sẽ đổ xuống trên đầu họ.” (Nguyễn Phương, A parade of American puppets, trang 372).
Đây là lời giải đáp cho thắc mắc của cá nhân kẻ viết bài này vốn canh cánh từ lâu, và có lẽ cũng cho nhiều người khi có những bậc vĩ nhân, như TT Ngô Đình Diệm đã xem cái chết nhẹ tựa lông hồng vì trong con mắt họ lý tưởng ôm ấp mới là điều cao cả nhất, và bài học chủ quyền của đất nước cần phải là bài học suy tư, nghiền ngẫm đối với tất cả mọi người, nhất là những người nắm nhiệm vụ trọng yếu là lãnh đạo đất nước.
Hơn nữa, sự xuất hiện dần dần của tầng lớp sinh viên quốc gia tại Viện Đại Học Huế qua các cuộc tranh cử vào Tổng Hội Sinh Viên như sinh viên Trịnh Giảo Kim, Cao Thân, Dương Thanh Xuân, Ngô Văn Vinh… cũng ngăn trở và chận đứng được phần nào thái độ lộng hành của nhóm sinh viên Phật tử quá khích như Hoàng Văn Giàu, Vĩnh Kha, Nguyễn Đắc Xuân v.v…
Trong thời gian xảy ra vụ Phật Giáo ở Huế, anh Trịnh Giảo Kim, ngụ tại Cư Xá Xavie của Linh Mục De Leff kế cận lò bánh mì Chaffangeon, là một sinh viên Công Giáo làm Chủ Tịch Tổng Hội Sinh Viên Viện Đại học Huế. Sinh Viên Huế dựa thế Phật Giáo lật đổ Trịnh Giảo Kim và đưa Vĩnh Kha lên thay. Trong một bài viết có tên “Cao Thân và Liên danh ứng cử Tổng Hội Sinh Viên Huế (1964), tác giả NLT cho biết: “Năm 1964, có cuộc bầu cử Ban Chấp Hành Tổng Hội Sinh Viên Huế. Anh chị em chúng tôi thuộc Đặc Khu Trương Tử Anh I (Đại Việt) tại Huế bàn với nhau chuẩn bị một liên danh ra ứng cử Tổng Hội Sinh Viên Đại Học Huế. ĐC Trần Đông Hoài (bí danh Duy Tân), Giáo Sư Trung Học tại Huế được Trung Ương Đảng trao cho trách nhiệm Bí Thư Đặc Khu Trương Tử Anh I tức bộ phận sinh viên, thanh niên, học sinh Đại Việt tại Huế năm 1964. Riêng cá nhân tôi là cán bộ Trung Ương đặc trách liên lạc Miền Trung, phải vào Saigon trình với Anh Cả (tức ĐC Hà Thúc Ký) tất cả mọi chi tiết của kế hoạch này.
Về mặt chiến lược:
-Lợi dụng cuộc vận động tranh cử Tổng Hội để khuyến khích anh chị em đồng chí hăng say mở rộng công tác ngoại giao, tiếp xúc tuyên truyền trong giới sinh viên, thuyết phục họ ủng hộ lập trường của chúng tôi là xây dựng một tổng hội sinh viên lớn mạnh về mọi phương diện nhất là chống lại các cuộc bãi khóa, bạo động mang tính đối lập do bạn cán bộ CS nằm vùng giật dây mà lúc bấy giờ sinh viên Huế đã thấy rõ ai đứng đàng sau vụ này. Trong khi tham gia vận động, anh chị em đồng chí cũng có thêm bạn bè và cảm tình viên để mời họ tham gia sinh hoạt với Đặc Khu Trương Tử Anh trong tương lai.
-Những thuận lợi mà chúng tôi có được: Chủ Tịch Ban Đại Diện Sinh Viên Văn Khoa, Trưởng Ban Tổ Chức Bầu Cử là anh Lê Đình Cai - người của Đặc Khu, một sinh viên nổi tiếng thời bấy giờ với tài hùng biện và có biệt danh là sinh viên chính khách. Ngoài ra chúng tôi cũng có người đóng vai trò quan trọng tại các phân khoa khác đặc biệt là Luật Khoa, Khoa Học, và Viện Hán Học.
-Thành phần ứng cử viên mà chúng tôi chọn cũng được tôi mật trình lên Trung Ương:
+Sinh viên Cao Thân, hiện đang học năm Thứ 3 Sư Phạm Ban Toán, là người trong Ban Chấp Hành Đặc Khu, một người vừa học giỏi vừa can trường trong đấu tranh và trung thành với Đại Việt. Anh Cao Thân được chọn lam Chủ Tịch Liên Danh.
+Sinh viên Dương Thanh Xuân, một đảng viên đã từng tham gia Đại Việt trong thời gian hoạt động bí mật cùng với chúng tôi trong một chi bộ. Anh Xuân có Tú Tài chương trình Pháp và đang dạy môn sinh ngữ tại các tư thục. Anh Dương Thanh Xuân là nhân vật thứ hai trong liên danh (Phó Chủ Tịch).
+Sinh viên Ngô Văn Vinh, trẻ tuổi nhất, đang học năm thứ tư Đại Học Luật Khoa, là người có tài lý luận và rất thông minh, sẽ là Tổng Thư Ký của Liên Danh. Trường Luật ai mà không biết tên tuổi của Ngô Văn Vinh... Các ứng viên Ban Chấp Hành Tổng Hội là thành phần mặt nổi, mặt chìm có Lê Đình Cai, Phạm Lương Hào, Mai Đức Thọ, Trần Vinh Anh, Nguyễn Đức Cung, Nguyễn Văn Kim, Hồ Kim Quý, Huỳnh Hữu Hiền… Có một lần, anh Ngô Văn Vinh, mời được nhóm sinh viên gọi là Sinh Viên Đoàn Độc Lập gồm có Mai Gia Lập, Nguyễn Văn An... Lúc đó nhóm này rất nổi bên trường Luật”. (Tạp chí Xuân Đại Việt, Tân Sửu 2021, trang 88).
Trong bài viết nêu trên, Cao Huy Thuần cho biết: “Thầy tôi mang đủ thứ tiếng. Có người nói Thầy thân Cộng. Có người nói Thầy thân Mỹ. Có lúc Thầy được đội cả hai thứ mũ một lần. Lẳng lặng, Thầy nói với người thân: “Càng nhiều mũ càng tỏ ra thật không có mũ nào. Trái lại, càng nhiều mũ càng tốt: càng làm cao lên, và rõ ra, cái tư thế đặc biệt của Phật Giáo, nên Phật Giáo không cần tránh mà còn cần đến cái tác dụng nghịch lý ấy.”
Dư luận nói TT Trí Quang thân Cộng gồm cả báo chí Hoa Kỳ, giới làm chính trị quốc gia, lãnh tụ các tôn giáo, các chính khách Miền Nam v.v… nhưng ở đây chúng tôi xin trưng dẫn ngôn từ của một người phụ trách cơ quan an ninh của một thành phố thuộc vùng lãnh thổ lúc bấy giờ gọi là Quốc Gia Việt Nam, đó là Linh Mục Nguyễn Phương từ năm 1947, từng thẩm vấn và xác nhận TT Trí Quang là một cán bộ Cộng Sản, trích đoạn như sau:
“First, the choice of a leader. It is stunning that the CIA had selected a Communist for this job, Thích Trí Quang. To tell the truth, Trí Quang was a Communist of long standing. Way back in 1947, when this writer was still an acting Security Chief of Quang binh province, a young Buddist monk was arrested in Trung quán village and brought to him. The interrogation revealed that he was a Communist and had a brother, Thích Trí Độ, also a monk, working for the Viet minh in the North. While the papers testifying to the Communist affiliation of Trí Quang remained in the archives of the Security Department of Hue until 1965, the fact that this monk was a Communist was repeatedly denied by the American reporters and politicians. If, by any chance, a South Vietnamese officer or soldier went across some document uncovering the underground activities of Trí Quang in favor of North Vietnam, the American press jumped in chorus to denounce that these documents were forged by Diem government.” (Nguyễn Phương, Sách đã dẫn, trang 113.) Tạm dịch: “Trước tiên vấn đề là chọn một người lãnh đạo. Nói cho ngay, Trí Quang là một cán bộ Cộng Sản trường kỳ mai phục. Trở lại với năm 1947, khi người viết này còn là một Trưởng Ty Công An của tỉnh Quảng Bình, một nhà sư trẻ bị bắt tại làng Trung Quán và mang về trình diện ông. Cuộc thẩm vấn cho biết anh ta là một tên Cộng sản và có một người anh, Thích Trí Độ cũng là một tăng sĩ đang làm việc cho Việt Minh ở miền Bắc. Trong khi nhiều hồ sơ minh chứng sự liên hệ của Trí Quang với Cộng Sản đang còn nằm trong các văn khố thuộc Cơ quan An ninh Huế cho đến năm 1965 thì sự kiện nhà sư này là một tên Cộng Sản vẫn luôn luôn bị phủ nhận bởi các nhà báo Hoa Kỳ và bởi các chính trị gia. Nếu do bất cứ một may mắn nào mà một viên chức hành chánh hay quân sự miền Nam Việt Nam đâu đó chợt có được một vài tài liệu bộc lộ các hoạt động của Trí Quang có lợi cho phía Bắc Việt Nam, giới truyền thông Mỹ sẽ đồng loạt tố giác rằng các tài liệu đó là do chế độ Diệm ngụy tạo”. Làng Trung-quán là một làng thuộc huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, là một giáo xứ trong 59 giáo xứ nhỏ rải rác từ các huyện phía nam Quảng Bình ra cho tới nam sông Gianh. Làng Trung Quán có một vị thánh tử đạo Công Giáo là Thánh Tô-ma Trần Văn Thiện, chủng sinh, bị thắt cổ chết ngày 21/9/1838 cùng với Thừa sai Jaccard (Cố Phan) tại Nhan Biều, Quảng Trị thời vua Minh Mạng. (Nguyễn Đức Cung, Quảng Bình chín trăm năm nhìn lại, 1075-1975, Nhà xb. Nhật Lệ, Philadelphia, 2006, trang 540).
Nói cho công bằng, có hai tác giả trong nhiều người Hoa Kỳ đã đưa ra những nhận xét về hành tung bộc lộ chân tướng Cộng Sản của TT Trí Quang cùng tuần báo Lập Trường, nhưng không viết rõ tên tờ báo này. Trong cuốn sách có tên The lost revolution, ký giả lão thành Robert Shaplen đã viết: “ Tri Quang’s real motives were the source of much speculation, among both Vietnamese and Americans. While he formally eschewed politics, his methods and strategy, as he had first demonstrated them so successfully in Hué in 1963, revealed a keen political sense and bore considerable resemblance to those of the Communists, especially in such matters as manipulating crowds and dispersing propaganda. At one time, Tri Quang had been in the Vietminh movement, but he had broken with it in the early fifties and had since expressed staunch anti-Communist and more guarded anti-neutralist views. “The Buddhists are simply citizens of Vietnam, and we should not involve ourselves in politics”, he told me, “but we must take better moral and judicious of our talents, and it is our responsibility to serve the nation in a positive and concrete way, because the defense of Buddhism and the defense of the nation go together.” A revivified Buddhism in the villages, with Buddhist cadres helping to create social as well as religious consciousness among the people, could certainly have become a positive factor in the war effort. Tri Quang and his followers, however, who started a weekly magazine in Hué in the spring of 1964, tended, like the Catholics, to be increasingly critical of the Khanh government and of America’s unrestrained support of Khanh. Despite their anti-Communist posture, there were increasing intimidations that, under certain circumstances, they might make an accommodation with neutralism. It was significant that Tri Quang’s younger brother, a Buddhist monk in North Vietnam, paid a secret visit to him in Saigon in May, 1964, reportedly accompanied by one of the political spokesmen of the Vietcong’s southern political arm, the National Liberation Front. If one wished to assume that Tri Quang meant what he said having no political ambitions – Buddhist precepts actually forbid it – it seemed increasingly apparent that he might play the role of a Vietnamese éminence grise.” (Robert Shaplen, The Lost Revolution, The U.S. in Vietnam 1946-1966, Harper Colophon Books, 1966, pages 247-248). Tạm dịch: “Các hành động thực tiễn của Trí Quang là nguồn gốc của nhiều suy luận của các giới chức Việt Mỹ. Trong khi ông tránh dính vào chính trị thì phương pháp và chiến lược của ông như lần đầu tiên ông thi triển và đã rất thành công ở Huế lại tiết lộ rõ ràng ông có một cảm thức chính trị rất sắc bén và rất giống với cái của người Cộng Sản đặc biệt trong lãnh vực vận động quần chúng và chuyển tải thông tin. Đã có một thời Trí Quang ở trong phong trào Việt Minh nhưng rồi ông cắt đứt với tổ chức này từ những thập niên 50 và cũng từ khi ông tỏ ra trung thành với quan điểm chống Cộng và gắn bó với quan điểm chống trung lập. “Người Phật tử đơn giản là công dân Việt Nam, và chúng tôi phải để không vướng vào các vấn đề chính trị, có lần ông đã bảo với tôi như thế, “nhưng chúng tôi phải biết vận dụng tài năng của mình một cách đúng theo luân lý và pháp luật và đó là trách nhiệm của chúng tôi để phụng sự quốc gia một cách tương đối cụ thể bởi lẽ việc bảo vệ đạo pháp và bảo vệ dân tộc luôn đi đôi với nhau. Một Phật Giáo sinh động trong các làng xã, với người cán bộ Phật Giáo trong khi nhằm xây dựng ý thức xã hội và tôn giáo giữa nhân dân chắc chắn có thể trở thành một yếu tố tương đối trong nỗ lực chiến tranh. Trí Quang và các người cộng sự của ông đã thực hiện một tờ tuần báo ở Huế trong mùa xuân 1964, và cũng giống như những người Công Giáo, nhằm công kích chính quyền của Khánh và sự hỗ trợ của Hoa Kỳ không giới hạn cho Khánh. Mặc dầu lập trường của họ là chống Cộng Sản, dần dần đã có những ngầm ý, qua một vài trường hợp, rằng họ muốn thỏa hiệp với chế độ trung lập. Một điều có ý nghĩa là em ruột của Trí Quang, một tăng sĩ Phật Giáo ở miền Bắc đã bí mật đến thăm ông ở Sài Gòn và tháng Năm, 1964 đi theo một người phát ngôn của Việt Cộng ở phía nam tức Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Có người muốn nói rằng Trí Quang cho rằng ông không có tham vọng chính trị bởi vì giáo lý Phật Giáo ngăn cấm điều đó - điều đó càng ngày càng lộ rõ ra rằng có thể ông muốn đóng một vai trò “mưu sĩ” mà thôi.”
Trong Fire in the lake, Ký giả Frances FitzGerald nói rằng trong lúc các nhóm biểu tình của sinh viên Phật Giáo diễn ra ở Huế và Đà Nẵng, các nhóm của Công Giáo lại chống biểu tình và người của Mặt Trận Giải Phóng lại khích động hai bên chống lẫn nhau (Vintage Books Edition, June 1989,trang 320)
Trong cuốn Những bí ẩn đàng sau các cuộc thánh chiến ở Việt Nam, nhà báo Lữ Giang chánh quán làng Đồng Mỹ, Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, ở gần Diêm Điền, Đồng Hới vốn là làng của Thích Trí Quang, đã viết rõ như sau:
“Thượng Tọa Trí Quang tên thật là Phạm Quang, sinh năm 1922 tại làng Diêm Điền (còn được gọi là làng Nại Hiên hay làng Kẻ Nại) ở phía tây ngoại ô Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Đây là một làng nổi tiếng có nhiều người hoạt động cho Việt Minh. Các cán bộ cộng sản của làng này cũng thuộc vào loại quá khích và sắt máu. Năm 1885, khi Phong Trào Văn Thân nổi lên, chính dân làng Diêm Điền và làng Đồng Đình đã tiến vào đốt nhà thờ Sáo Bùn của Công Giáo ở phía Nam thành phố Đồng Hới, thiêu luôn mấy trăm giáo dân ở trong đó. Số giáo dân còn sống sót phải bỏ làng chạy về phía Bắc thành phố Đồng Hới và về sau lập một giáo xứ mới tại đây lấy tên là giáo xứ Tam Tòa. Sự thù ghét Công Giáo của dân làng Diêm Điền đã in sâu vào tâm trí của Thượng Tọa Thích Trí Quang từ lúc ông còn niên thiếu.
Dân làng Diêm Điền chứa chấp du kích Việt Minh. Trong thời gian Pháp chiếm Đồng Hới, từ 1947 đến 1954, ít ai dám đi sâu vào làng Diêm Điền, mặc dầu làng này ở sát phía Tây thành phố và bên làng có đồn của Quân Đội Quốc Gia Việt Nam trấn đóng. Rất nhiều người bị mất tích khi đi vào làng Diêm Điền.
Gia đình ông có bốn anh em: Phạm Quang, Phạm Minh, Phạm Chánh, và Phạm Đại. Mấy người em của ông chỉ học tới sơ học (lớp 3), đã gia nhập bộ đội Việt Minh từ 1946. Phạm Chánh có cấp bậc Trung Sĩ, chỉ huy một tiểu đội du kích của Việt Minh, đã bị Pháp bắn chết ở Đức Phổ, phía Tây thành phố Đồng Hới vào ngày 4.6.1947 khi mới 21 tuổi. Đây là người đã được một vài “sử gia” Phật Giáo mô tả là “một trong những lãnh tụ kháng chiến”! Phạm Đại là một y tá bộ đội, đã ở lại miền Bắc sau khi Hiệp Định Genève được ký kết.
Sau khi Phạm Chánh qua đời, vợ của Phạm Chánh từ chiến khu trở về xin cấp giấy phép hồi cư để phụng dưỡng bố mẹ chồng ở Điêm Điền. Thiếu Úy Huỳnh Công Tịnh, Trưởng phòng II của Trung Đoàn Nguyễn Huệ đóng ở Đồng Hới, đã cứu xét đơn, bắt cô ta làm tờ cam kết không tiếp tục hoạt động cho Việt Minh, rồi cấp giấy phép cho hồi cư, nhưng thông báo cho Trưởng Đồn Diêm Điền biết và ra lệnh phải theo dõi vì đây là một thành phần nguy hiểm. Vợ của Phạm Chánh là một người con gái có nhan sắc, mới trở về nhà cha mẹ chồng được một hai tuần thì đã lân la đến khu đồn Diêm Điền đùa cợt tình tứ với các binh sĩ trong đồn. Ít lâu sau, cô ta bắt bồ được với anh Trưởng Đồn. Sau nhiều lần tiếp xúc, anh Trưởng Đồn thấy cô ta có những hành vi khả nghi như hay lấm lét quan sát các vị trí chiến đấu quanh đồn, hay hỏi về tình trạng trong đồn, theo dõi các cuộc hành quân… nên anh ta tương kế tựu kế và báo tin cho Thiếu Úy Huỳnh Công Tịnh biết. Khi biết chắc ngày Việt Minh sẽ mở cuộc tấn công vào đồn Diêm Điền, Trung Đoàn Nguyễn Huệ đã tập trung một số lớn trọng pháo Mortier 60 cho phục kích và quay mũi tập trung thành một vòng đai bọc dày đặc xung quanh đồn Diêm Điền. Đồn Diêm Điền nằm về phía Tây thành phố Đồng Hới, cách thành phố khoảng một cây số. Đây là một trong những đồn vòng đai bảo vệ thành phố. Tối hôm đó, vợ của Phạm Chánh đến ngủ với Trưởng Đồn như nhiều lần trước. Khoảng hai giờ sáng, khi nội công đã vô hiệu hóa mìn tại một số vị trí đã định, cắt xong các lỗ hàng rào kẽm gai thì cô ta bật máy lửa báo tin cho ở ngoài biết để bò vào. Khi biết chắc địch đã tới đến hàng rào trong cùng, anh Trưởng Đồn liền làm hiệu cho các đơn vị phục kích ở ngoài biết, tức thì trọng pháo bắn vào xung quanh đồn tới tấp như mưa. Anh Trưởng Đồn vùng dậy thì bị cô ta ghì chặt lại và vật xuống, hai người giằng co nhau. Anh Trưởng Đồn mò tay rút khẩu súng lục giấu dưới giường bắn cô ta chết ngay tại chỗ. Sáng hôm sau, cả thành phố Đồng Hới đều biết tin vợ Phạm Chánh, em dâu của Thích Trí Quang, làm nội ứng bị bắn chết khi đang còn trần truồng.
Trong cuốn The lost revolution do Harper and Row xuất bản năm 1965, Robert Shaplen có ghi lại rằng khoảng tháng 5 năm 1964, sau khi chế độ Ngô Dình Diệm sụp đổ, người em thứ hai của Thích Trí Quang là Thích Diệu Minh, một Ủy Viên của Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Quảng Bình, đã cùng với một cán bộ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, lén vào chùa Từ Đàm thăm ông. Nhưng tôi biết Phạm Minh không có đi tu. Có lẽ khi vào Huế, Phạm Minh đã mặc áo cà sa và lấy tên là Thích Diệu Minh để dễ trà trộn.
Dân làng Diêm Điền chuyên về nghề mộc, làm ruộng và đi làm mướn, không có thành phần khoa bảng, ít ai học đến tiểu học. Giọng của dân làng này ngọng, giống giọng dân làng Kẻ Noi ở Bắc: chữ “làm sao” đọc là “nàm thao”, “di cư” thì đọc là “ri cư”, “liên kết” đọc thành “niên kết” v.v… Cả tỉnh Quảng Bình không có dân làng nào có giọng nói như vậy. Thượng Tọa Thích Trí Quang cũng có giọng nói đó nên đã gặp nhiều khó khăn khi nói trước quần chúng. Ông phải cố gắng luyện giọng lại nhưng kết quả không như ý muốn. Năm 1954, khi Hiệp Định Genève được ký kết, mặc dầu ở ngay ngoại ô thành phố Đồng Hới, có thể di cư vào Nam dễ dàng, 99% dân làng này ở lại với Việt Minh.” (Lữ Giang, Sách đã dẫn, trang 117).
Trong bản thảo cuốn sách Những nét đẹp văn hóa Quảng Bình gồm bốn tập, khoảng hơn 700 trang, cụ Nguyễn Tú (1920-2006) đã dành nhiều công sức để sưu tầm và biên soạn về lời ăn tiếng nói Quảng Bình cũng có đề cập chung chung phương ngữ Bắc Trung Bộ nhưng một vài thân hữu của tôi có đề cập đến trường hợp làng Diêm Điền qua câu thơ như sau diễn tả sự nói ngọng đó:
Tăng tắng thao thưa tời tháng thủa
Thông thu thóng thập, tháo thơ thài.
Nghĩa là:
Trăng trắng sao sưa trời sáng sủa
Sông sâu sóng sập sáo sơ sài.
Trong cuốn Thích Trí Quang, Thần tượng hay Tội đồ dân tộc, Liên Thành cho biết Thích Trí Quang tên Phạm Văn Bồng, về sau đổi tên thành Phạm Quang, sinh ngày 21/12/1923 tại làng Diêm Điền, Thị xã Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Trí Quang cùng người anh là Minh được Hòa Thượng Hồng Tuyên chùa Phổ Minh làng Đồng Đình thu nhận làm đệ tử. Trí Quang có học chút chữ Hán còn về Tây học thì mù tịt, năm 1939 được thọ giáo với HT Thích Trí Độ và tốt nghiệp khóa Phật Học Trung Cấp vào đầu năm 1944. (Năm 2014, trang 19).
Nhận định về khả năng học vấn của TT Trí Quang, Lữ Giang viết: “Như đa số các tăng sĩ thời đó, học vấn của Thượng Tọa Thích Trí Quang chỉ có hạn. Về Hán Học, ông đã học với các sư, chứ không học với các nhà Nho. Hán Học của ông là Hán Học của nhà Phật, không phải Hán Học của nhà Nho. Loại Hán Học này chỉ hướng vào việc tìm hiểu kinh Phật, nên kiến thức tổng quát của ông không nhiều. Về Tây học, ông chưa học hết Trung Học Đệ Nhất Cấp. Thời của ông, đậu diplôme (trung học đệ nhất cấp) không phải là chuyện dễ dàng. Có thể ông chỉ học hết tiểu học (Primaire), vì ở Đồng Hới cho đến năm 1945 chỉ có trường tiểu học. Khi vào Huế, ông đã học thêm Hán Học và Phật Học, chứ không học thêm ở một trường Tây Học nào. Về Phật Học, ông tốt nghiệp Trường An Nam Phật Học ở Huế năm 1943. Nghe ông thuyết pháp và đọc hai tác phẩm của ông là “Cuốn sách nhỏ của người xuất gia” và “Cuốn sách nhỏ của người tại gia”, chúng ta thấy ngay kiến thức của ông không nhiều và không sâu sắc. Một con người chuyên dùng thủ đoạn thì không thể nói về “người tăng già mẫu mực” hay “người cư sĩ mẫu mực” một cách sâu sắc được. Chúng tôi chỉ cần trích một đoạn ngắn dưới đây trong bài “Địa vị và nhiệm vụ hộ pháp của người Phật tử tại gia” do ông viết, người đọc cũng có thể thấy trình độ của ông qua lối hành văn và lập luận của ông:
“Cái thành kiến quái gở cho rằng ”tôi phải hy sinh sự tự lợi của tôi cho sự lợi tha” cũng sẽ phải tan rã vì nguyên tắc này, bởi vì không có sự lợi tha nào đúng nghĩa từ ngữ ấy mà thiếu tự lợi tức sự tự áp dụng Phật pháp trước hết, hay đối lại, cũng chẳng có một sự tự lợi nào đúng nghĩa của danh từ ấy mà không vì mục đích lợi tha tức vì lợi ích chung mà áp dụng Phật pháp.”
“Thật là một lỗi lầm đáng khinh bỉ khi một người đã sống trong Phật pháp vô thượng mà không thẳng thắn bộc lộ ra. Họ bảo như thế để mọi người thấy mình không cố chấp tín ngưỡng của mình, nhưng họ có biết đâu rằng cố chấp là một việc mà thành thật lại là việc khác. Không thành thật tự bộc lộ tư cách Phật tử của mình thì làm sao cảm hóa người được. Họ còn đi hợp tác với ngoại đạo tà ma. Họ bảo để tỏ tư cách quảng đại của Phật tử, nhưng lời ấy chỉ là che đậy những lý do lấy Đạo làm bàn đạp cho lợi lộc cá nhân của mình mà thôi, chứ Phật tử sao đi hợp tác với ngoại đạo?”
Qua lối hành văn và tư tưởng võ đoán, hẹp hòi trong đoạn nói trên, chúng ta có thể thấy được trình độ kiến thức tổng quát và kiến thức về Phật Giáo của ông.” (Lữ Giang, Sách đã dẫn, trang 119).
Ở trang 128, Lữ Giang cho biết phỏng vấn TT Trí Quang là một việc khó khăn. “Ông cứ trả lời gay gắt và nhát gừng. Thay vì trả lời, ông thường hay hỏi ngược lại khiến người phỏng vấn rất bực bội. Trong luận án Tiến sĩ “Phật Giáo và Chính Trị tại Việt Nam ngày nay” đệ nạp ở Trường Đại Học Luật Khoa Saigon năm 1972, Tiến Sĩ Hoàng Xuân Hào có ghi chú về một cuộc gặp gỡ Thượng Tọa Thích Trí Quang 40 phút để phỏng vấn như sau:
“Ngài hỏi chúng tôi: “Anh lấy tài liệu ở đâu?”
Chúng tôi trả lời: “Tôi tìm ở bất cứ nơi nào có thể được, ở trong nước cũng như ở ngoại quốc, ở các cơ quan tư cũng như công, và ở các cá nhân có liên hệ đến đề tài khảo cứu.”
“Ngài bảo: “Sai hết! Chẳng ai viết đúng về tôi cả. Ngay đến cuốn đại tự điển Larousse thế kỷ XX, viết về tôi còn sai bét. Anh cứ coi tôi là một nguồn tài liệu của anh thôi. Lúc này dân tộc đang đau khổ, viết về Phật Giáo anh nên thận trọng, không e rằng có phản ứng.” [Hoàng Xuân Hào, Phật Giáo và Chính Trị tại Việt Nam ngày Nay, 1972, trang 171 & 178].
Lữ Giang viết tiếp: “Ông chỉ muốn dằn mặt và đánh phủ đầu thôi. Ông chẳng tiết lộ thêm được điều gì. Hồ sơ lý lịch của ông đã được mật thám Pháp sưu tập đầy đủ và sau này chuyển cho cảnh sát Việt Nam Cộng Hòa. Ngoài ra, những người ở quê ông biết rất rõ về ông và gia đình ông. Ông không có tài đối đáp nhanh nhẹn và sợ những sơ hở của ông trong lời nói có thể bị báo chí khai thác nên đã có thái độ như vậy. Điều nầy chứng tỏ ông không tự tin và không thành thật. Ông chỉ thích loại phỏng vấn cò mồi theo kiểu của các nhà lãnh đạo cộng sản. Nhân viên tình báo Hoa Kỳ hiểu rõ tính tự phụ của ông nên năm 1966, khi muốn dẹp các phong trào do ông phát động, đã thổi phồng ông như là một lãnh tụ lỗi lạc của miền Nam Việt Nam và là người đã làm rung chuyển cả nước Mỹ để đẩy cây cho ông đi quá trớn, gây bất mãn trong dư luận, rồi bật đèn xanh cho Tướng Nguyễn Cao Kỳ dẹp bỏ.” (Sách đã dẫn, trang 128).
Những đoạn văn trích dẫn của Lữ Giang mang tính chất tư liệu góp vào kiến thức về con người của HT Thích Trí Quang cùng những ý kiến biện bác đầy tính thuyết phục tưởng cũng không có gì để nói thêm.
Sau đây chúng tôi trích dẫn bài viết rất trung thực có tên “Thích Trí Quang là ai?” của Luật sư Nguyễn Văn Chức, Cựu Thượng Nghị Sĩ VNCH, Cựu Tổng Thư Ký Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Hải Ngoại, Nhà văn, Nhà báo bút hiệu VIP KK để biết thêm một khía cạnh của con người mà Cao Huy Thuần luôn luôn một tiếng “Thầy tôi”, hai tiếng “Thầy tôi” và ai cũng biết ông là người lãnh đạo tờ báo Lập Trường, công cụ một thời gây ung thối ở Miền Nam Việt Nam:
“Báo chí ngoại quốc từng gọi y là người đã lật đổ Ngô Đình Diệm năm 1963. Báo chí Mỹ năm 1963 còn gọi y là “người làm cho nước Mỹ phải run sợ”. Khoảng 6 năm sau, một ngày cuối tháng 2 năm 1969, y đến tôi.
Trưa hôm ấy, tôi đang ngồi trong văn phòng luật sự, thì chú Vân, người tùy phái, hớt hãi chạy vào báo tin Thầy Trí Quang đến. Tôi vội xốc lại quần áo. Chừng dăm phút sau, Trí Quang bước vào, theo sau là một vị sư nữ lớn tuổi. Cả hai đều mặc áo mầu xám. Tôi đứng lên chào theo phép lịch sự, rồi giơ tay mời ngồi. Trí Quang nhìn tôi, mặt lạnh như băng. Tôi đoán, y chờ đợi nơi tôi môt cử chỉ thần phục ngưỡng mộ. Y nhầm. Đối với tôi, y không phải là một nhà tu hành, mà là một tên cán bộ VC vô học dốt nát. Thứ nữa: y đến để xin tôi giúp đỡ, y không đến để ban ân huệ.
Theo các tài liệu mà tôi có, thì Trí Quang, tên thật là Phạm Văn Bông, hay Phạm Văn Quang gì đó, sinh tại Quảng Bình, Trung Phần. Y là đệ tử của TT Thích Trí Độ, chủ tịch Hội Phật Giáo Cứu Quốc của Việt Minh. Cũng theo các tài liệu mà tôi có, thì trong thời gian 1946-1954, y là cán bộ Việt Minh, hoạt động công khai cho Việt Minh tại vùng đất do Việt Minh kiểm soát. Thời gian từ 1954 đến 1975, y là cán bộ CS nằm vùng tại Miền Nam Quốc Gia, hoạt động cho CS Bắc Việt, nhân danh đạo pháp.
Vũ khí của y là tự thiêu…
Dĩ nhiên, y không tự thiêu, mà người khác tự thiêu. Từ năm 1963 đến cuối năm 1969, người ta ghi nhận 20 cuộc tự thiêu “vì đạo pháp”, không kể cuộc “tự thiêu” ngày 11 tháng 6 năm 1963 của vị Hòa Thượng đáng kính Thích Quảng Đức tại ngã tư Phan Đình Phùng – Lê Văn Duyệt, Sàigòn.
Ngoài vũ khí tự thiêu vì đạo pháp, Trí Quang còn vũ khí xuống đường. Từ 1963 đến cuối năm 1969, người ta đếm được 119 (một tram mười chín) cuộc xuống đường. Sư sãi xuống đường, tăng ni xuống đường, Phật tử xuống đường, công chức xuống đường, công nhân xuống đường, học sinh xuống đường, binh sĩ xuống đường, phu xích lô xuống đường. Và bàn thờ Phật xuống đường, bên cạnh những đống rác cũ.
Hôm ấy, y đến tôi.
Chúng ta nên ôn lại lịch sử.
Năm 1963, chính quyền Ngô Đình Diệm ký sắc lệnh cấm các tôn giáo treo cờ tôn giáo ở những nơi công cộng không phải là thánh đường hay Phật đường. Sắc lệnh ấy áp dụng cho tất cả các tôn giáo, kể cả Công giáo. Rất tiếc, lần đầu tiên sắc lệnh ấy lại được thi hành vào dịp lễ Phật Đản (ngày 8 tháng 5/1963). Tổng Thống Ngô Đình Diệm lại là người Công Giáo. Và tổng giám mục Huế lúc đó lại là Ngô Đình Thục.
Lễ Phật Đản năm đó tại chùa Từ Đàm (Huế) đã biến thành cuôc đấu tranh đòi bình đẳng tôn giáo, với những lời thuyết pháp kêu gọi bạo động. Bài thuyết pháp tại chùa Từ Đàm năm ấy đã không được đài phát thanh Huế cho phát thanh. Trí Quang bèn huy động “Phật tử” đến biểu tình trước đài phát thanh. Thiếu tá Đặng Sĩ (Phó Tỉnh Trưởng Nội An Thừa Thiên kiêm Tiểu Khu Trưởng) đem quân đội đến giải tán. Một quả tạc đạn nổ. Có “tám em phật tử chết và một số người bị thương”. Theo dư luận, thì vụ tạc đạn là do đệ tam nhân chủ mưu. Và người hưởng lợi, là tên cán bộ Trí Quang.
Đêm 20 tháng 8/1963, chùa Xá Lợi, trụ sở Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo, bị quân đội của chính quyền Ngô Đình Diệm tấn công. Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết, Thượng Tọa Thích Tâm Châu và nhiều tăng ni bị bắt. Riêng Trí Quang đã “nhanh chân trốn thoát” được vào tòa đại sứ Mỹ.
Năm 1964, tướng Nguyễn Khánh lật đổ Dương Văn Minh và lên làm Quốc Trưởng. Một số người Công Giáo xuống đường biểu tình đòi chính quyền phải thẳng tay với những kẻ nhân danh đạo pháp hoạt động cho cộng sản. Họ nêu đích danh Trí Quang. Theo cuốn “Bạch Thư Về Vấn Đề Chia Rẽ Giữa Ấn Quang và Việt Nam Quốc Tự”của Đại Hòa Thượng Thích Tâm Châu (xuất bản tại Montréal, Canada, năm 1994, trang 35) thì Trí Quang đã “cạo bỏ râu mày cải trang trốn xuống Châu Đốc tìm đường sang Cao Mên”. Khi nghe tình hình tạm yên, Trí Quang trở về Sài gòn.
Năm 1966, bàn thờ Phật được mang xuống đường, đặt ngang hàng với rác rưởi và phân bón, tại Huế, tại Sài gòn, Người chủ trương và phát động chiến dịch ô nhục này là Trí Quang.
Ngày 19 tháng 6 năm 1966, “quân phiệt” Nguyễn Cao Kỳ, Tư lệnh Không Quân kiêm Chủ tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương mang quân dẹp loạn miền Trung. Trí Quang bị tướng Nguyễn Ngọc Loan bắt mang về Sài Gòn bằng phi cơ quân sự. Về tới Sài gòn, y được cho nằm tại bệnh viện đỡ đẻ của bác sĩ Nguyễn Duy Tài, đường Duy Tân. Tôi trách Nguyễn Ngọc Loan. Phải chi hôm ấy tôi có mặt trong chiếc phi cơ chở Trí Quang về Sài gòn. Tôi sẽ trói Trí Quang lại, bịt mồm y, trùm chăn bông lên người y, và dùng chầy đập đầu y.
Người Quốc Gia chúng ta quá hiền và quá lịch.
***
Tôi xin nói rõ: hôm ấy là ngày cuối tháng 2 năm 1969.
Thích Trí Quang đến tôi.
Tại sao y đến tôi?
Một lần nữa, chúng ta hãy ôn lại lịch sử.
Ngày 23/2/1969, lực lượng an ninh của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu vào khám xét Tổng Vụ Thanh Niên Phật Giáo đường Công Lý, Sài gòn, bắt giữ Thượng Tọa Thích Thiện Minh cùng một số du đảng trốn quân dịch. Tang vật gồm nhiều tài liệu VC, một khẩu súng AK cùng đạn dược, và một thư Chúc Tết của Hồ Chí Minh. Thích Thiện Minh bị truy tố ra tòa về những tội sau đây: phản nghịch, chứa chấp vũ khí bất hợp pháp và chứa chấp du đảng trốn quân dịch.
Trong bộ ba lãnh đạo Phật Giáo Ấn Quang lúc đó (Thích Minh Châu - thế danh Nguyễn Văn Nam - phụ trách về đường lối, Thích Trí Quang phụ trách hành động, và Thích Thiện Minh, thế danh Đỗ Xuân Hằng, phụ trách tổ chức), thì TT Thích Thiện Minh được coi là có đởm lược nhất.
Chính vì vậy mà Trí Quang đã đến tôi. Y, nhờ tôi đích thân đứng ra biện hộ cho TT Thiện Minh trước tòa, trước dư luận, cũng như trước lương tâm của chính y. Nhưng tôi đã từ chối.
Tôi nói với y: “Tôi đã từng biện hộ cho những tên đặc công Việt Cộng can tội mưu sát, phản nghịch. Tôi đã từng nhận lời trối trăn của những tên tử tội Việt Cộng trước giờ hành quyết tại pháp trường cát. Nhưng tôi không thể biện hộ cho những kẻ núp sau tấm áo cà sa để tranh đấu gian lận, một chiều, phá hoại Chính Quyền Quốc Gia, đâm sau lưng các chiến sĩ Quốc Gia, trói tay quân đội VNCH, và tiếp tay cho cộng sản thôn tính Miền Nam.”
Những lời nói trên cũng đã được ghi lại trong quyển Việt Nam Chánh Sử của tôi (xuất bản thập niên 1986).
Năm 1989, nhóm Giao Điểm (thân cộng) đả kích tôi. Họ nói: Sài Gòn thời đó thiếu gì luật sư giỏi, như Võ Văn Quan, Trần Văn Tuyên, Vũ Văn Mẫu. Thượng Tọa Trí Quang đâu cần phải nhờ đến Nguyễn Văn Chức.
Hôm nay, một ngày cuối tháng 2 năm 2005, tôi xin trả lời, như chưa bao giờ trả lời. Tôi không dám nói tôi giỏi hơn các vị luật sư trên. Nhưng tôi dám nói: trước tòa án cũng như trước dư luận Miền Nam bấy giờ, quý vị luật sư nói trên không có được tầm vóc của tôi. Hơn nữa, quý vị ấy đạo Phật, mà tôi là đạo Công Giáo. Chính vì vậy, mà Thích Trí Quang đến tôi. Y cần một tên tuổi Công Giáo trong luật sư đoàn cũng như trong Thượng Nghị Viện, để biện hộ cho cái “Chính Nghĩa Ấn Quang” của y. Và tôi đã từ chối. Tuy từ chối, tôi vẫn vào thăm TT Thích Thiện Minh trong tù.
TT Thích Thiện Minh bị mang ra xét xử trước tòa án Mặt Trận Vùng Ba Chiến Thuật trong ba ngày 12, 14, 15 tháng 3/1969, và bị lên án 15 năm khổ sai. Thượng Tọa được chính quyền Miền Nam ân xá ngày 30/10/1969, nhờ sự can thiệp của Ân Xá Quốc Tế và phái đoàn Hoa Kỳ trong đó có dân biểu John Conyers.
Và như chúng ta đã biết: năm 1975 sau khi Miền Nam lọt vào tay Việt Cộng, hai nhà sư Trí Quang và Minh Châu được hưởng ơn mưa móc của bọn chó đẻ Việt Cộng cờ đỏ sao vàng, an nhiên tự tại, không thiết đến đạo pháp và dân tộc. Riêng TT Thích Thiện Minh vẫn một lòng với đạo pháp và dân tộc, vì vậy đã bị Việt Công tống giam rồi chết trong tù.
Phải chăng cái chết của Thượng Tọa Thích Thiện Minh khẳng định một sự thật? Sự thật đó, là: Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất thời Cộng Hòa Việt Nam không phải là Phật Giáo Ấn Quang của nhà sư Trí Quang thời đó, cũng không phải là Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam quốc doanh hôm nay của Việt Cộng. Chuyến đi VN thuyết pháp mới đây (Tết năm Dậu 2005) của vợ chồng tên thiền sư Nhất Hạnh được nhà nước Việt Cộng cỗ võ và tiếp đón linh đình, đã xác nhận điều đó. Đồng bào trong và ngoài nước đều biết: Thích Nhất Hạnh đã xin đến bái kiến Hòa Thượng Thích Quảng Độ tất cả bốn lần. Và tất cả bốn lần, Hòa Thượng đã từ chối không tiếp.
Nguyễn Văn Chức
Houston, 28.2.2005
PHẦN KẾT TỪ…
Một người bạn của HT Thích Trí Quang, Giáo sư Hồng Dương Nguyễn Văn Hai (1927-2020), gốc Quảng Bình, người thuở nhỏ đã từng có “lúc cùng với chú tiểu sau này là HT. Thích Trí Quang cầm hoa sen múa hát ngày Phật Đản trước sân chùa Tỉnh Giáo Hội Phật Giáo Quảng Bình, ở Đồng Hới. Chuyện múa hát này cho đến nay thường được nhắc nhở mỗi lần gặp lại ông Lê Huy Cận, sáng lập viên Hội Amis de Hué tại Pháp, bạn cùng lứa, khi ấy cũng là một tham dự viên.” (Nguyễn Văn Hai, Lời cảm tạ, trong Tập san 48-55 Khải Định, số 25. 2020 Tập I). Giáo sư Nguyễn Văn Hai nguyên là Hiệu Trưởng Trường Quốc Học 1954-1956, Giám đốc Nha Học Chánh Trung Nguyên Trung Phần, Phó Viện Trưởng kiêm Khoa Trưởng Trường Đại Học Khoa Học, Viện Đại Học Huế trước năm 1975, cho biết một ngày kia đọc được những lời HT. Thích Trí Quang dịch giải bài văn Khuyến phát Bồ đề tâm của Đại sư Thật Hiền trên Hoa Sen Internet. Hòa Thượng viết: “Về lý do phát bồ đề tâm, ngoài nỗi thống khổ sinh tử mà mình được mục kích và ý thức, có hai việc mà kinh luận đề cập nhiều nhất, đó là tự biết mình có thể làm Phật và tại sao phải nghĩ đến sự suy tàn của Phật Pháp.” (trang 82-83). Ở đây chúng tôi không muốn đi sâu vào việc tìm hiểu công trình nghiên cứu về Phật Giáo của Giáo sư Nguyễn Văn Hai nhưng muốn chú tâm đến việc thứ hai mà HT Thích Trí Quang đặt ra đó là “tại sao phải nghĩ đến sự suy tàn của Phật Pháp.”
Trong bài viết có tên Tiễn biệt Thầy Hồng Dương Nguyễn Văn Hai, nhân việc Giáo Sư qua đời, ngày 25/01/2020, TS Trần Kiêm Đoàn có viết một đoạn khiến tôi suy nghĩ, như sau:
“Càng tiếp cận đến những góc khuất của xã hội và thế giới, con người càng có nhu cầu lý giải những nghịch lý của cuộc đời. Lý thuyết thần học, triết lý duy lý và biện chứng của Tây Phương càng ngày càng đi vào bế tắc trong quá trình giải mã những khúc mắc nhân sinh của thế kỷ nầy vì nương tựa vào một hay những thế dựa đầy ảo tưởng. Đạo Phật, trái lại, coi tất cả đều là phương tiện giả danh dùng tạm thời để đi tới cái Tánh Thật, cái Bờ Bên Kia. Tướng sẽ hoàn Không thành Tánh. Triệu lời sẽ đi về rỗng lặng thành vô ngôn. Tất cả tam tạng kinh điển, sông núi và biển khơi Phật Học đều chỉ là chiếc bè mượn tạm qua sông.
Như xưa kia Nguyễn Du đọc mãi Kim Cang cả nghìn lần để thấy được Kim Cang vô tự mới là Chân kinh:
我 讀 金 鋼 千 變 令
金 鋼 無 字 是 眞 經
Ngã độc Kim Cang thiên biến linh,
Kim Cang vô tự thị chân kinh.
(Kim Cang nghìn biến đọc qua,
Kim Cang không chữ mới là chân kinh).
Đem tư tưởng này đối chiếu với tư tưởng của HT Thích Trí Quang, phải chăng nhận thức của Trần Kiêm Đoàn trông có vẻ thoáng hơn cái của vị HT đã một thời gây sóng gió tại VNCH vì ông HT vẫn còn lo đến cái ngày suy tàn của Phật Pháp đã thực sự xảy ra sau ngày 30-4-1975 trên toàn thể lãnh thổ Việt Nam.
Trong thần thoại Hy Lạp có chuyện “con ngựa thành Troy” liên quan đến cuộc chiến giữa Hy Lạp và thành Troy hay là Ilium trong 10 năm khiến cho tôi liên tưởng đến tuần báo Lập Trường và những bài viết của nó nhằm đánh phá từ bên trong Việt Nam Cộng Hòa mà không tiếc lời. Sau mười năm không hạ được thành Troy, Hy Lạp theo kế của Odyssey làm một con ngựa gỗ lấy nhiều mảnh ván ra từ những chiến thuyền. Xong, quân Hy Lạp rút ra khơi chỉ để lại một người với con ngựa gỗ khổng lồ làm như con ngựa gỗ là vật đền bù cho bức tượng Athena đã bị phá hủy và dẫn dụ quân Troy kéo ngựa vào thành. Quân Troy, sau một đêm chè chén no say, kéo con ngựa gỗ vào trong nhưng không ngờ bên trong bụng con ngựa là những chiến binh tài giỏi và dũng cảm của Hy Lạp trèo ra tấn công quân Troy đồng thời mở cửa thành cho quân Hy Lạp bên ngoài xông tới hạ được thành. Chiến thắng này xảy ra khoảng 1250 trước CN. (Xem Saint Augustine, City of God, 1950, Book III, Chapter 2, page 45; Webster’s New Explorer Desk Encyclopedia, 2003, p. 1234). Tuy không gây được một chiến công lẫy lừng và cụ thể như Hy Lạp trước quân đội thành Troy, nhưng tuần báo Lập Trường mà những người chủ trương ngày nay còn sống như GS Cao Huy Thuần, GS Lê Tuyên với công cụ chính trị của họ là Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc ngày nào đã sử dụng tờ báo như môi trường thuận lợi cho các cây bút Cộng Sản gây ung thối sinh viên phố thị ở Miền Nam, tạo tinh thần phản chiến trong lúc mọi người cần đoàn kết để chiến thắng Cộng Sản trong cuộc chiến tranh ý thức hệ, dùng tờ báo để đăng tải nhiều bài viết có lợi cho CS, bôi nhọ hoặc làm nản lòng những người quốc gia yêu nước, mạt sát tôn giáo, tín ngưỡng của người dân lành. Những bài báo của Lập Trường ngày trước nay được các tên văn nô CS khai thác tận căn để càng chứng tỏ câu nói của tiền nhân “bút sa gà chết” thật là chí lý trong khi thành ngữ La Tinh cũng có câu “Verba volant, scripta manent” có nghĩa là “Lời nói bay đi, chữ viết còn lại”. Thế của tờ báo Lập Trường là thế nội công, đánh từ bên trong VNCH cũng như con ngựa gỗ thành Troy là chiến cụ mưu lược đánh từ bên trong thành này.
Trong phần mở đầu thiên khảo luận này, tôi đã nêu ra sự có mặt của hai cơ quan ngôn luận của Viện Đại Học Huế đó là Tạp chí Đại Học và Tuần báo Lập Trường , và thử so sánh sinh hoạt của hai cơ quan này để, sau hơn nửa thế kỷ, đặt lên bàn cân giá trị của chúng.
Trước hết, Tạp chí Đại Học có một sứ mệnh văn hóa mang tính đại chúng cho nên ngoài sự tham gia đóng góp bài vở của hầu hết các giáo sư Viện Đại Học Huế, Tạp Chí này đã mời được hầu hết các bậc trí thức, giáo sư, các nhà nghiên cứu khắp nơi trong nước và hải ngoại viết bài, gửi bài, tham dự các cuộc thảo luận do Tạp Chí và Viện Đại Học Huế tổ chức. Trong bài viết có tên Tóm lược về sự hình thành của Tạp Chí Đại Học, nhà biên khảo Nguyễn Văn Lục cho biết chính Giáo sư Nguyễn Văn Trung đã đề nghị với LM Cao Văn Luận cho xuất bản tờ Đại Học - một tập san đại học mà ngay ở Sài Gòn cũng chưa có được, Cha Luận đồng ý ngay. “Chữ Đại Học ở đây không mang ý nghĩa của một tập san chuyên môn của một chuyên khoa đại học. Nó chỉ có ý nghĩa là một tạp chí do một viện đại học xuất bản và trong đó có đủ mọi lãnh vực. Nó đã gây được sự chú ý và tiếng vang và chỉ vài tháng sau thì đã có đủ số độc giả để tự túc về tài chánh. Sau này, ông đại sứ Ngô Đình Luyện đã tặng Đại Học Huế một máy in và từ đó không còn phải in ở nhà in Nam Sơn Sài Gòn nữa.” Nhấn mạnh về sứ mệnh văn hóa mang tính đại chúng nói ở trên, Nguyễn Văn Lục còn nói rõ: “Để thực hiện được điều ấy, tờ Đại Học cổ súy việc dùng tiếng Việt trong việc giảng dạy bất kể những khó khăn ban đầu về danh từ. Tờ Đại Học ra đời nhằm các mục tiêu vừa nêu trên. Trong suốt 6 năm trời, tờ Đại Học đã đồng hành và phát triển cùng với sự phát triển của đại học. Tờ báo với số báo đầu tiên, tháng 2-1958 và chấm dứt, tháng 8, 1964, vài tháng sau khi chế độ Đệ Nhất Cộng hòa miền Nam sụp đổ. Sự chấm dứt tờ Đại Học sau khi sụp đổ nền Đệ Nhất Cộng hòa miền Nam cho thấy những người mới có một tầm nhìn hạn hẹp và ngắn hạn. Có tất cả hơn 300 bài viết nghiên cứu về triết học, sử học, địa lý, luật học, ngôn ngữ học, ngữ pháp học, văn học, và cả ngành y khoa… trong khoảng 4000 trang tài liệu. Số phận tờ Đại Học chết không phải vì không có độc giả. Số phận của tờ báo liên quan đến số phận chính trị miền Nam thời Đệ Nhất Cộng Hòa. Đáng lẽ, dù thay đổi thể chế chính trị thì cũng không có lý do gì để đóng cửa tờ Đại Học.”
Về các vị chủ bút của Tạp Chí Đại Học, Nguyễn Văn Lục viết tiếp: “Trong suốt những năm tháng ấy, có hai đời chủ bút, “Chủ trương biên tập”. Từ 1958 đến 1961 do Gs Nguyễn Văn Trung chủ trương. Vì những lý do chính trị, Gs Nguyễn Văn Trung bắt buộc phải rời bỏ Huế về dạy Văn Khoa Sài Gòn theo lệnh của Bộ Trưởng Giáo Dục. Tạp Chí Đại Học sau đó được Gs Trần Văn Toàn tiếp tục làm công việc “Chủ-trương biên-tập” cho đến lúc tình hình chính trị miền Trung sôi động, bất ổn vào tháng sáu, năm 1964. Tờ báo tự đóng cửa một cách thầm lặng.” (Xem Nguyễn Đức Cung, Viện Đại Học Huế, thách đố và đáp ứng trong đối kháng văn hóa với chế độ Cộng Sản Bắc Việt (1957-1975), trong Đặc san Đại Học Huế, Kỷ niệm 60 Năm Đại Học Huế (1957-2017), San Jose-California-USA, trang 121).
Nhà nghiên cứu sử học Phan Thuận An trong bài viết Tạp Chí Đại Học đứa con tinh thần sáng giá của Viện Đại Học Huế cho biết “Mục đích của Tạp Chí là phản ảnh những nỗ lực nghiên cứu của các giáo sư và sinh viên… về những ngành chuyên môn trong phạm vi giảng dạy như văn chương, nghệ thuật, triết lý, khoa học, luật học v.v… Từ đời sống Đại Học đến đời sống Đại chúng… thường xảy ra những ngăn cách do quan niệm sống và kiến thức bất đồng, Tạp Chí Đại Học ra đời còn có mục đích phá vỡ những hố chia cách trên để gắn bó cuộc đời chung của dân tộc.” (Trích từ bài “Viện Đại Học Huế” của Phan Xuân Sanh, Tạp chí Đại Học số 7 tháng 1-1959, tr. 123). Chính cơ quan ngôn luận này đã minh định rằng: Để Tạp Chí không trở thành một diễn đàn độc thoại, chỉ nói một chiều mang tính giáo điều, “Chúng tôi cho rằng Tạp Chí là một nơi gặp gỡ, đối thoại, trao đổi giữa người đọc và người viết trong một công trình chung, không ai hoàn toàn là chủ động hay thụ động… Những vấn đề nêu lên thường rộng rãi, phức tạp, do đó không ai có tham vọng nắm được toàn diện vấn đề, vì mỗi người chỉ có thể đưa ra những ý kiến, những nhận định về một vài khía cạnh và từ một quan điểm nào đó thôi.” (Xem Phan Thuận An, Đặc San Đại Học Huế trích trên, trang 132, trích từ bài “Kiểm điểm” của Tạp Chí Đại Học, số 7, tháng 1-1959, tr. 3-5).
Một câu nói cũng rất nổi tiếng người đời thường gán cho Lão Tử, một nhà hiền triết ở Trung Hoa thời Chiến Quốc đó là: “Làm thầy thuốc mà lầm thì giết một người, làm chính trị mà lầm thì giết một nước, làm văn hóa mà lầm thì giết muôn đời.”
May mắn thay cách làm văn hóa của tập thể Giáo Sư Viện Đại Học Huế cùng những bậc thức giả cộng tác vào Tạp Chí Đại Học đã không lầm. Đó là cách lựa chọn con đường văn hóa đúng đắn với những bước đi vững chãi và không lầm lạc của Tạp Chí Đại Học và giá trị của nó còn vững bền cho tới ngày nay giữa biết bao dâu biển thăng trầm.
Bên cạnh đó, một số ít thôi Giáo Sư Viện Đại Học Huế, sau bầu không khí hồ hởi của cái gọi là cuộc cách mạng 1/11/1963 tưởng chừng cờ về tay, đã chọn con đường làm chính trị nhưng buồn thay, họ đã chọn lầm đường qua cơ quan ngôn luận là tuần báo Lập Trường và tổ chức chính trị có tên Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc trong một hoàn cảnh thiếu hẳn ba yếu tố thiên thời, địa lợi, và nhân hòa mà thiết tưởng câu nói trên của Lão Tử cũng đủ thẩm định giá trị hành vi chính trị của họ bằng việc phần nào tiếp tay bức tử Việt Nam Cộng Hòa, miền đất từng nuôi sống và vun bồi kiến thức cho họ, vào ngày 30-4-1975 vậy. Các vị giáo sư này làm chính trị nhưng lầm lẫn hay cố ý lầm lẫn nên đã góp tay giết chết một nước, nước Việt Nam Cộng Hòa, và vì họ đã ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản, nên đã nhắm mắt đi theo nền văn hóa vô sản vốn là một nền văn hóa chỉ dẫn tới lầm lạc, áp bức và đày đọa con người muôn đời, đúng như Milovan Djilas nói:
“Hình như ngày nay chúng ta đang chứng kiến buổi hoàng hôn của các chủ nghĩa nhân bản dựa vào những giả thuyết giáo điều và thuyết lý về con người. Điều này áp dụng vào chủ nghĩa nhân bản Cộng Sản, mặc dầu chủ nghĩa này tràn trề tình yêu “con người trong tương lai”, nhưng lại áp chế và khinh dễ con người hiện tại.” (Nguyễn Nam Châu, Karl Marx, con đường huyễn hoặc, trang đầu).
Nguyễn Đức Cung
Philadelphia, Ngày Chúa Nhật Lễ Lá
March 28, 2021; bổ sung đến ngày May 31, 2021.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét