Thứ Hai, 1 tháng 8, 2022

Hình bóng Bà Hồ Xuân Hương qua thơ của ông Phạm Đình Hổ - (Ngân Triều biên soạn)

        Hình Bóng Bà Hồ Xuân Hương qua 

            thơ của ông Phạm Đình Hổ

                                      (Ngân Triều biên soạn)



Ngan wrote: "Bà Hồ Xuân Hương thuở nhỏ rất xinh đẹp, khả ái, từng được tôn vinh là hoa khôi Hà Thành cho nên lớp lớp học trò của cha bà: Ông Hồ Phi Diễn, Thầy đồ nổi tiếng tại Thăng Long, có lắm người thầm ao ước, xây mộng, si mê... Trong số người trồng cây si đương thời, Ông Phạm Đình Hổ còn để lại 4 bài thơ viết về HXH...
 * Hình bóng Hồ Xuân Hương qua Thơ Phạm Đình Hổ (Nguồn: Hình bóng Hồ Xuân Hương qua thơ Phạm Đình Hổ, TS Phạm Trọng Chánh, trang web năm 2012)
***
Tiểu sử Phạm Đình Hổ (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia) Phạm Đình Hổ 范 廷 琥 Bút danh Đông Dã Tiều Công việc Dạy học, Hành tẩu Viện Hàn Lâm và Tế tửu Quốc Tử Giám (thời vua Minh Mạng),Thị Giảng Học Sĩ Quốc gia An Nam Dân tộc Việt Bằng cấp Sinh đồ (cuối đời Lê Chiêu Thống) Giai đoạn sáng tác Lê Trung Hưng, Tây Sơn, Nguyễn Thể loại Triều Nguyễn Trào lưu Cổ điển Tác phẩm nổi bật Quốc triều hội điển:
Vũ Trung Tùy Bút, Tang Thương Ngẫu Lục, Thân nhân Phạm Đình Dư (thân phụ) Phạm Đình Hổ, 范 廷 琥, 1768 - 1839), tự Tùng Niên (松 年), Bỉnh Trực (秉 直), bút hiệu Đông Dã Tiều (東 野 樵), biệt hiệu Chiêu Hổ tiên sinh (昭 琥先 生), là một danh sĩ sống ở giai đoạn cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX.
Phạm Đình Hổ sinh năm Mậu Tí (1768), nguyên quán tại hương Đan Loan, huyện Đường An, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương). Ông là ấm sinh của một vọng tộc khoa hoạn, có cha là Phạm Đình Dư đã đỗ cử nhân, làm Hiến sát Sơn Nam Hạ, rồi thăng Tuần phủ Sơn Tây, sau về trí sĩ ở phường Hà Khẩu (nay là phố Hàng Buồm, Hà Nội) năm Giáp Ngọ (1774).
Ngay từ nhỏ, Phạm Đình Hổ đã tỏ chí rằng: Làm người con trai phải lập thân hành đạo... Lấy văn thơ nổi tiếng ở đời... [1]. Tuy học & đọc nhiều sách (năm 9 tuổi, ông đã học sách Hán thư), nhưng ông chỉ đỗ đến Sinh Đồ vào khoảng cuối đời Chiêu Thống. Gặp buổi loạn lạc, Lê Chiêu Thống cho người chạy sang cầu viện nhà Thanh, rồi triều đình Lê Trung Hưng sụp đổ, nhà Tây Sơn lên cầm quyền... Suốt quãng thời gian này, Phạm Đình Hổ sống đời cơ hàn dạy học ở quê.
 Đến khi Gia Long lên ngôi, cho khôi phục lại việc học hành thi cử; ông có đi thi Hương ba lần, nhưng đều không đỗ. Hồi ấy ông đang dạy học ở phường Thái Cực, huyện Thọ Xương trong thành Thăng Long, hằng ngày rèn luyện học trò và biên soạn sách. Tại đây, ông kết bạn thơ với nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Làm quan: Năm Canh Thìn (1820), có chỉ triệu ông và Phan Huy Chú vào Huế đợi mệnh cất dùng, nhưng vì ốm ông không vào được. Năm Tân Tị (1821), vua Minh Mạng ra Bắc. Khi ấy, Phạm Đình Hổ ở tuổi 53, ông được vời đến hỏi về học vấn, thi cử và tình hình nhân tài đất Bắc. Lại khuyên hễ có những sách tiền triều, trước thuật... nên đem tiến trình. Ông bèn dâng lên nhà vua những sách do mình biên soạn, bèn được triệu vào Huế làm Hành tẩu Viện Hàn lâm, được ít lâu, ông xin từ chức.
 Năm Minh Mạng thứ 7 (1826), vua lại triệu ông, cho làm Thừa chỉ Viện Hàn Lâm, tiếp đến làm Tế tửu Quốc Tử Giám. Năm sau, xin nghỉ bệnh rồi từ chức. Sau, ông lại vào sung chức, được thăng Thị giảng học sĩ. Năm Nhâm Thìn (1832), ông xin về trí sĩ. Năm Kỷ Hợi (1839), Phạm Đình Hổ mất, thọ 71 tuổi.

Tác phẩm: Văn chương Phạm Đình Hổ, vốn muốn lấy văn thơ nổi tiếng ở đời [2], nên cuộc đời ông chủ yếu dành cho việc sáng tác và biên soạn sách hơn là việc ở chốn quan trường. Và nhờ đọc nhiều, đi nhiều, ông đã để lại nhiều công trình khảo cứu, biên soạn có giá trị thuộc đủ mọi lĩnh vực như luận lý, lịch sử, địa dư, trước thuật... tất cả đều bằng chữ Hán, nay còn lưu đến 22 tác phẩm, đáng kể gồm: An Nam chí, Ô châu lục, Kiền khôn nhất lãm, Quốc triều hội điển,, Đạt Man quốc địa đồ, Ải Lao sứ trình, Bang giao điển lệ, Nhật dụng thường đàm, Hi kinh lãi trắc, Quốc sử tiểu học, Hành tại diện đối, Quốc thư tham khảo, Châu Phong tạp kho, Vũ trung tùy bút, Tang thương ngẫu lục [3]
Tùng trúc liên mai tứ hữu Thi phú: Đông Dã học ngôn thi tập, Bạn tiếp tồn phùng thi tập, Châu Phong thi tập, Vinh danh: Phạm Đình Hổ đã được đặt tên phố ở quận Hai Bà Trưng Hà Nội, và quận 6 Sài Gòn.
Tham khảo: Wikisource có các tác phẩm gốc nói đến hoặc của: Phạm Đình Hổ
1. ^ Trích bài Tự thuật trong sách Vũ Trung Tùy Bút. 2. ^ Dựa theo Trần Nho Thìn (Từ điển Văn học, tr. 1356) & Tạ Ngọc Liễn (tr. 320 và 322).
3. ^ Hợp soạn với ông Nguyễn Án.
• Phạm Đình Hổ, Vũ Trung tùy bút (bản dịch của Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến). Nhà xuất bản Trẻ & Hội Nghiên cứu giảng dạy Văn học TP. HCM, in lại năm 1989.
• Phạm Đình Hổ, Tang thương ngẫu lục (bản dịch của Trúc Khê). Nhà xuất bản VHTT in lại năm 2000. • Dương Quảng Hàm, Việt Nam văn học sử yếu. Trung tâm học liệu Sài Gòn xuất bản (bản in lần thứ 10) năm 1968.
• Nhiều người soạn, Từ điển Văn học (bộ mới). Nhà xuất bản Thế giới, 2004.
• Nhiều người soạn, Hợp tuyển thơ văn Việt Nam thế kỷ 13-nửa đầu thế kỷ 19. Nhà xuất bản Văn học, 1978.
• Nguyễn Q. Thắng & Nguyễn Bá Thế, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam. Nhà xuất bản KHXH, 1992.
• Tạ Ngọc Liễn, Danh nhân văn hóa trong lịch sử Việt Nam. Nhà xuất bản Thanh Niên, 2008
.

*****
Bài số một: Cảm Hứng -  Phạm Đình Hổ
Trong thơ chữ Hán của Phạm Đình Hổ có bốn bài thơ viết về một người con gái ở kinh đô Thăng Long, ông không nói tên, Người con gái ấy biết làm thơ, yêu hoa mai, biết đàn, nhỏ tuổi hơn ông, chưa kể các sự việc khác. Ngày nay nếu tại Hà Nội, tìm một cô gái như thế tên gì, thì chả khác chi tìm cây kim trong đống rơm, nhưng ở thời đại ông, kinh đô Thăng Long với vài chục ngàn dân, là một cái thành, vài chục phố phường và làng mạc bao bọc chung quanh, các thiếu nữ biết làm thơ, bao thế kỷ chưa thể kể đủ tên trên mười đầu ngón tay, và người thiếu nữ ấy yêu hoa mai nữa, khỏi cần là "nhà trinh thám" ta biết ngay thiếu nữ đó là Xuân Hương, Hồ Phi Mai.
Phạm Đình Hổ viết các bài thơ về một cô gái: bài Sở Hữu Cảm, Thiếu Nữ Tản Kiều, Hoài Cổ, Vô Đề. Bài Sở Hữu Cảm là cảm hứng về một cô gái nhỏ ở kinh đô, đôi tay còn vấn tóc thề, còn ở khuê phòng, cha mẹ khá giả nuôi dưỡng, cuộc đời chưa biết khổ là gì. (Ở thế kỷ 18, trẻ em gái làm việc từ 7, 8 tuổi, rất sớm như cấy lúa, cắt cỏ, sàng gạo, ẵm em, nấu cơm, bán hàng rong…). Riêng cô chỉ thích làm việc nhàn hạ là quét hoa rụng trên sân nhà. Cô gái nhỏ kinh đô Thăng Long ấy, có đôi mi đen như vầng trăng non, vì yêu hoa mai thanh khiết nên chẳng nề gió lạnh lùng. * Cô gái đã có tâm hồn thơ vì yêu hoa mai trắng trong, nên quét hoa, cô không lười biếng.
* Cô gái kinh đô Thăng Long ngồi nhìn hoa, buông cây đàn cười chẳng gảy, ngại làm ai chạnh lòng.
Bài thơ có lẽ làm năm 1784-1785 lúc Phạm Đình Hổ mới, 16, 17 tuổi, mới ra du học, tại Cổ Nguyệt Đường của cụ Đồ Hồ Phi Diễn, Thăng Long.
 Ngôi nhà hình vuông giữa sân trống có hòn non bộ, lớp học nơi tiền viện, chàng ngồi "sôi kinh, nấu sử", thỉnh thoảng liếc mắt nhìn cô con gái yêu của thầy, 13, 14 tuổi đọc sách thơ, phú nơi khuê phòng bên hữu trang viện, đôi tay thường vấn tóc thề làm dáng; thỉnh thoảng ôm đàn, nhưng chẳng gảy (gảy ồn ào, cha đang giảng kinh sách, bình văn). Thỉnh thoảng tỏ sự hiện diện của mình bằng cách 'biểu diễn' ra sân trước, vườn sau quét hoa rụng trên sân, ra vẻ mình là một cô gái siêng năng cần mẫn, công dung ngôn hạnh và nghe lén xem cha bình văn đang khen bài của ai ?

Nhất Uyên diễn âm Hán Việt
: Sở Hữu Cảm Trường An tiểu nhi nữ,
Tiêm thủ quản tiểu hoàn,
Thâm khuê bất tri khổ,
Do tảo lạc hoa khan.
*
Trường An tiểu nhi nữ,
Mi đại nguyệt song loan,
Vị ái mai hoa khiết,
Lâm phong bất giác hoàn.
*
Trường An tiểu nhi nữ,
 Hoa tiền độc ỷ lan,
Chỉ phạ đàn lang thính,
Hoành cầm bất tiếu đàn.
*
 Bản chữ Hán, Ngân Triều soạn:
 所有感
長 安 小 兒 女
㩥 手 管 小 鬟
深 閨 不 知 苦
由 掃 洛 華 看
*
 長 安 小 兒 女
眉 大 月 雙 鸞
爲 愛 梅 華 潔
 霖 風 不 覺 環
*
 長 安 小 兒 女
華 前 獨 倚 闌
止 怕 彈 郞 聽
横 珡 不 笑 彈
*
Thơ chữ Hán Phạm Đình Hổ, Nhất Uyên diễn thơ: Cảm Hứng
Trường An cô gái nhỏ,
 Đôi tay vấn tóc thề,
Khuê phòng không biết khổ,
Quét hoa rụng bay về.
*
Trường An cô gái nhỏ,
 Mi đen vầng trăng non,
Vì yêu mai thanh khiết,
 Chẳng nề gió lạnh lùng.
*
Trường An cô gái nhỏ,
Nhìn hoa tựa bên song.
 Buông đàn cười chẳng gảy,
Sợ làm ai chạnh lòng.
 *
Ngân Triều cảm đề
Cảm Nghĩ
Trường An cô gái nhỏ
Tay xinh vấn tóc thề.
Khuê phòng chưa biết khổ,
Quét hoa rụng lê thê.
*
Trường An cô gái nhỏ,
Mi đen nét cong cong,
Vì yêu mai cao khiết,
Bao quản lạnh mưa phùn.
*
Trường An cô gái nhỏ,
Nhìn hoa tựa cửa hiên,
Sợ anh chàng ngấp ngó,
Ngưng đàn cười hồn nhiên.
Ngân Triều

*****
 Bài số 2:
Thiếu Nữ Tản Kiều - Phạm Đình Hổ
Thiếu nữ làm duyên là hình ảnh của một cô gái mới lớn, vừa mới biết điểm trang, học kẻ mày lá liễu, đứng trước gương ngắm nghía bóng mình, uốn éo như đứt ruột, không nhớ rằng nơi gấu váy, còn vướng bông cỏ may trong lúc đuổi bướm hái hoa.
Nhất Uyên phiên âm Hán Việt:
Thiếu Nữ Tản Kiều
Thiếu tiểu thùy gia nữ,
Phong tiền mại tiếu trang.
Thiển mi chung học liễu,
 Đính mấn tảo sơ hương.
*
 Niểu niểu sơ lâm kính,
Y y tự đoạn trường,
Bất tri bồng tất lý,
Áp tuyến chính phùng thường.
*
 Bản chữ Hán, Ngân Triều soạn:
少 女 散 嬌
少 小 誰 家 女
風 前 賣 笑 粧
淺 眉 終 學 柳
訂 鬢 掃 初 香
*
 嫋 嫋 梳 臨 镜
依 依 緖 斷 腸
不 知 芃 膝 裏
押 線 正 縫 裳
***
 Bài thơ hoàn toàn phù hợp với Xuân Hương, Hồ Phi Mai những năm 1790-1791, cô gái mới lớn bắt đầu biết yêu, bắt đầu để ý đến nhan sắc của mình, học kẻ lông mày vụng về, đứng trước gương ngắm bóng mình. Câu: Y y tự đoạn trường, uốn éo như đứt ruột cho ta phỏng đoán thêm một chi tiết thú vị, cô gái ấy đang mới yêu một chàng công tử đang diễn Nôm truyện "Đoạn trường tân thanh". Chàng trai ấy sau ba năm phiêu bạt giang hồ đi vạn dặm Trung Quốc, mang về quyển Kim Vân Kiều truyện, chàng say mê diễn ca thơ Nôm, gặp ai chàng cũng thuyết giảng, kể chuyện về Hồng nhan đa truân. Bạn bè chàng Phạm Quý Thích thì khuyến khích, Đoàn Nguyễn Tuấn bị ảnh hưởng viết cả một bài thơ về Hồng nhan đa truân trong Hải Ông Thi tập, nhưng Phạm Đình Hổ thì chế nhạo, nên nguyên cả tùy bút, thơ văn mình viết về bạn bè đương thời, có cả một bài viết về họ Nguyễn Tiên Điền, (trong Vũ Trung tùy bút) một bài viết cho Nguyễn Tiên Điền (trong thơ văn Phạm Đình Hổ) không rõ là cho Nguyễn Nể hay Nguyễn Du, nhưng không hề một chữ nào nhắc đến Nguyễn Du viết Đoạn Trường Tân Thanh. [Có thể do ghen tỵ, câu nệ, nhỏ nhen? NT]
Điều này tôi (TS Phạm Trọng Chánh) có trao đổi với GS Hoàng Xuân Hãn và GS Nguyễn Tài Cẩn. Giáo sư Hoàng Xuân Hãn phỏng đoán rằng Nguyễn Du viết Truyện Kiều rất sớm từ năm 1790 lúc còn rảnh rỗi vì sau đó khi ra làm quan, Nguyễn Du không có thì giờ để viết một truyện Nôm như thế.
GS Nguyễn Tài Cẩn, sau mười năm tìm chữ húy trên 10 văn bản cổ nhất Truyện Kiều đã đi đến kết luận, Truyện Kiều được viết trước thời Gia Long (1802) vì có nhiều chữ húy thời Lê Trịnh.


* Thơ chữ Hán Phạm Đình Hổ, Nhất Uyên diễn thơ:
Thiếu Nữ Làm Duyên
Thiếu nữ nhà ai đó,
Trước gió vụng điểm trang.
 Mày thưa học nét liễu,
Tóc ngắn vừa tỏa hương.
 *
Trước gương thướt tha đứng,
Uốn éo như đoạn trường.
Nào hay nơi gấu váy,
Đầy cỏ may bên đường.

* Ngân Triều cảm đề Bài Thiếu Nữ Làm Duyên: Cô gái xinh nhà ai?
 Gió Xuân tập kẽ mày.
Mày thưa mong thêm sậm,
Tóc ngắn thơm, bờ vai.
*
Đối gương yểu điệu ngắm,
Hất nghiêng mặt, đoạn trường.
Ai biết đâu, gấu váy,
Bông cỏ may còn vương.
***
Ảnh minh họa:
1- Trường An cô gái nhỏ, Mi đen nét cong cong, Thơ PĐH
. 2-Đối gương yểu điệu ngắm, Hất nghiêng mặt, đoạn trường. Thơ NT ***"
Learn more about tagging on Facebook.




Không có nhận xét nào: