Thứ Ba, 27 tháng 2, 2024

Ý NGHĨA CỦA TỪ “THẠCH HÃN” TRONG LÀNG THẠCH HÃN VÀ SÔNG THẠCH HÃN Ở TỈNH QUẢNG TRỊ (Hoàng Đằng)

                    Ý NGHĨA CỦA TỪ “THẠCH HÃN”

TRONG LÀNG THẠCH HÃN VÀ SÔNG THẠCH HÃN

Ở TỈNH QUẢNG TRỊ

 

Ở tỉnh Quảng Trị, có mấy con sông chảy ngang từ trên dãy Trường Sơn xuống Biển Đông, trong đó sông lớn nhất mang tên Thạch Hãn.

Con sông này trong mùa Hè và mùa Thu năm 1972 chứng kiến những trận đánh ác liệt đẫm máu giữa quân đội Việt Nam Cộng Hòa và quân đội Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa khi giành giật tỉnh lỵ Quảng Trị và Thành Cổ Quảng Trị. Vì thế, con sông được nhiều người trong nước và trên thế giới biết tên.

Tuy nhiên, ý nghĩa tên Thạch Hãn của sông thì còn mù mờ.

Có người giải thích “THẠCH HÃN” là “mồ hôi đá” (THẠCH : đá, HÃN : mồ hôi); có người giải thích “THẠCH HÃN” là “đá (tạo ra ghềnh thác) cản trở (dòng nước)” (THẠCH : đá, HÃN : cản trở); lại có người giải thích THẠCH HÃN là “sự hung dữ của đá” ý nói là “đá (cản dòng chảy nên nước) lồng lộn” (THẠCH : đá, HÃN : hung dữ).

 

Có người hỏi ý kiến tôi các giải thích trên đúng hay không đúng, tôi chưa tiếp cận được hai chữ Hán “THẠCH HÃN” trong các văn bản chính thức, tôi chưa trả lời ngay.

Để trả lời, tôi phải hỏi nhiều người có trình độ Hán Văn và lịch sử, theo tôi, cao. May mắn, tôi nhận được thông tin giá trị từ 3 vị:

- Bạn Tamngng cho biết trên Thuần Đĩnh (một trong Cửu Đĩnh mà nhà Nguyễn cho đúc đặt ở kinh thành Huế) có ba chữ THẠCH HÃN GIANG như sau      .

- Bạn Lê Văn Tứ cho biết cặp đối đắp ở cổng Miếu Đôi làng Thạch Hãn như sau:

捍   水       流   萬   

Hãn thủy trường lưu vạn đại

                  

Mai sơn viễn chiếu thiên thu

Nghĩa: Sông Hãn chảy dài (làng, dân tồn tại) muôn đời.

Núi Mai chiếu xa (làng, dân rực rỡ) ngàn năm.

Lê Văn Tứ cho biết thêm: Chữ HÃN trong câu đối cũng như ở đình làng, chùa làng Thạch Hãn đều viết nghĩa là cùng chữ HÃN trên Thuần Đĩnh.

- Bạn Huế Sơn Thủy trích chụp chữ HÃN trong Phủ Biên Tạp Lục bản chữ Hán của Lê Quý Đôn khi viết về sông Thạch Hãn cũng là chữ HÃN trên Thuần Đĩnh và trong tư liệu của làng Thạch Hãn.

       縣                  捍                             安  

Hải Lăng huyện Thạch Hãn giang nguyên đầu tự Tân An

phường …

 

Nghĩa: Sông Thạch Hãn ở huyện Hải Lăng bắt nguồn từ phường Tân An …

 

Qua 3 tư liệu khả tín (từ triều đình, từ làng liên quan, và từ sách của một học giả thông thái ngày xưa), tôi lý giải:

- HÃN  nghĩa là giữ gìn, bảo vệ (theo HÁN VIỆT TỰ ĐIỂN của Thiều Chửu và HÁN VIỆT TỪ ĐIỂN của Đào Duy Anh);

- THẠCH là đá; ngày xưa, những tảng đá lớn thường dùng để dựng mốc giới; từ đó, nghĩa rộng của THẠCH là bờ cõi, biên cương.

Sau năm 1306, vùng đất trong đó có làng Thạch Hãn bây giờ thuộc về nước ta do sính lễ vua Chiêm là Chế Mân cưới Huyền Trân công chúa. Dân nước ta từ ngoài Bắc vô tiếp quản lãnh thổ và định cư đã dùng từ THẠCH HÃN để biểu tỏ ý chí, quyết tâm “giữ gìn bờ cõi, bảo vệ biên cương”.

Ý nghĩa từ Thạch Hãn do tôi lý giải dựa vào những tư liệu có độ tin cậy đã dẫn ở trên, theo Nguyễn Duy Ái và Bình Vân, trùng hợp với cách giải thích tên làng cho dân làng của cụ Lê Chí Đại, hội chủ làng Thạch Hãn trước đây.

*

Theo tôi, tên làng THẠCH HÃN có trước, con sông chảy qua làng, nên mang tên sông Thạch Hãn. Cũng như cách đó khoảng hơn 10 km về phía Bắc, con sông Hiếu chảy qua làng có tên Điếu Ngao mang luôn tên sông Điếu Ngao. Ở làng Điếu Ngao, ngày xưa đường thiên lý Bắc Nam đi qua, tới sông, có bến đò đưa khách qua sông, nên tên Điếu Ngao thông dụng, được nhiều người biết; ở sông Thạch Hãn, tôi nghĩ cũng chắc cùng trường hợp – có bến đò trên đường thiên lý.

Hiện nay, nguồn sông Thạch Hãn có tên gọi là nguồn HÀN. Ca dao có câu:

Chẳng thơm cũng thể hương đàn,

Chẳng trong cũng nước nguồn Hàn chảy ra.

La Thụy (bút danh của Đoàn Minh Phú) cho tôi biết làng Thạch Hãn còn có tên Thạch Hàn (?) - ĐÁ HÀN.

Tôi nghĩ từ HÀN là từ HÃN biến thể do phát âm (cũng như từ HẬN phát âm biến thể thành HỜN). Có người cung cấp cho tôi chữ HÀN , nếu ghép chữ HÀN  vào chữ THẠCH để thành THẠCH HÃN không cho nghĩa gì hợp lý cả.

Lại thêm, có bài thơ sau đây ĐƯỢC CHO là của cụ Nguyễn Khuyến; trong bài thơ, có chữ THẠCH và chữ GIANG, còn chữ ở giữa không phải chữ HÃN mà người ta cũng đọc HÃN cho được, để nói rằng cụ Nguyễn Khuyến tả cảnh sông Thạch Hãn trong một lần cụ đi qua.

Bài thơ có bản chữ Hán kèm bản phiên âm Hán Việt và phần dịch nghĩa do La Thụy cung cấp:

                    

THẠCH     HÃN    GIANG

 

                            橫,

Thạch Hãn giang lưu nhất trạo hoành

                 明。

Tịch hà yểm ái viễn sơn minh

  西                 起,

Tây phong hà xứ xuy trần khởi

                清。

Bất dĩ niên tiền triệt để thanh

Nghĩa:

SÔNG THẠCH HÃN

Trên dòng Thạch Hãn một chiếc đò đang sang ngang,

Ráng chiều lấp lóa làm sáng dãy núi xa.

Gió tây từ đâu thổi tới làm bụi bay lên,

Không còn nữa [dòng nước] trong tới đáy như lúc trước nữa.

Ở bài thơ trên, chữ  không phải đọc HÃN; theo HÁN VIỆT TỪ ĐIỂN của Đào Duy Anh và HÁN VIỆT TỰ ĐIỂN của Thiều Chửu, chữ  đọc là CÁN. Hai cuốn Từ Điển và Tự Điển trên ghi cách đọc và ghi nghĩa thông dụng, thành thử, tôi tin nếu quả thật bài thơ là của cụ Nguyễn Khuyến thì cụ cũng đọc là CÁN.

CÁN  nghĩa là giặt giũ; THẠCH CÁN GIANG là con sông có người giặt giũ trên đá.

Bài thơ THẠCH CÁN GIANG có thể nói về một con sông nào đó, không nhất thiết phải là sông Thạch Hãn ở Quảng Trị và Thạch cán giang là danh từ chung, không phải danh từ riêng.

*

Các ngài lập cư làng Thạch Hãn không nói  ý nghĩa của tên làng ở tài liệu nào được tìm thấy!

Trên đây chỉ là cách lý giải của tôi – một kẻ tiện nho ở vùng sâu vùng xa.


Hoàng Đằng

       11/11/2023


           Ảnh của Thuần Đỉnh trong Cửu Đỉnh của triều Nguyễn







Không có nhận xét nào: