Thứ Tư, 25 tháng 4, 2018

Đại Việt Sử Thi Q. XVI (Hồ Đắc Duy): Nhà Hậu Lê và Chúa Trịnh- Nguyễn (t t)

       Đại Việt Sử Thi Q. XVI (Hồ Đắc Duy)
     Nhà Hậu Lê Trung Hưng 
      Và
          Chúa Trịnh - Nguyễn (t t)
*****
     TRỊNH DOANH (1740- 1767)

Chúa Trịnh Giang trao quyền nhiếp chính 
Cho Trịnh Doanh quyết định mọi điều 
Đầu tiên từ bọn quan liêu 
Giết ngay Công Phụ và nhiều kẻ gian 

Truyền quan quân lên đường dẹp loạn 
Tuyển ưu binh lực lưỡng dễ dùng 
Trưng thu đến cả hồng chung 
Để đúc binh khí kiếm cung tàu thuyền (1740)

***
LÊ HIỄN TÔNG HOÀNG ĐẾ (1740- 1786)

Lê Duy Niên được nhường ngôi đế 
Vì Trịnh Doanh muốn thế Ý Tông 
Vời ngay Thái Tử Đông Cung 
Trở về nhận lãnh trung hưng mối giềng 

Dân Đàng Ngoài triền miên thiếu đói (1730, 1735, 1740)  
Ruộng bỏ hoang đồng cỏ xác xơ 
Thiên tai, dịch bệnh bấy giờ 
Nhiều năm hạn lụt mất trơ mùa màng 

Số giáo dân bao gồm cả nước (1737)  
Đến bây giờ kiểm được xong xuôi 
Hai trăm năm chục ngàn người 
Nhà thờ giáo sứ nhiều nơi cát quyền 

Cả hai miền đều cho cấm đạo (1737)  
Sợ gây mầm khuynh đảo trong dân 
Truyền cho giáo sĩ ngoại nhân 
Phải ra khỏi nước không cần lệnh vua 

Nhà sư tên Dương Hưng khởi nghĩa 
Ở Tam Đảo và giữ một vùng 
Lại thêm tù trưởng Quách Công 
Chiếm vùng Lạc Thổ vẫy vùng một phương 

Người nhà Lê thân vương tôn thất 
Họp lại cùng Duy Mật hưng binh (1738)  
Mong làm đảo ngược tình hình 
Tấn công đốt phá kinh thành tan hoang 

Mưu bị lộ tìm đường trốn thoát 
Vì nghĩa binh khinh thất coi thường 
Nên nhiều người đã chết oan 
Bị quân họ Trịnh dẹp tan tức thì 
Lê Duy Mật chạy về Thanh Hóa (1740)  
Cùng nông dân đã hóa vùng này 
Thành nơi dựng trại, tuyển nguời 
Dân binh gia nhập mỗi ngày một đông 

Khi tiến công khi vây Phúc Lộc 
Vượt sông Đà đánh thốc sông Thao 
Lôi Dương ngấp nghé tiến vào 
Ngọc Lâu còn dấu chiến hào thân vương 

Thành Trình Quan ba mươi năm ấy 
Nét oai hùng còn thấy về sau 
Bị quân phản bội bắc cầu 
Ông đành tự vẫn tránh vào tay quân (1770)  

Ơ Đàng Ngoài nhân dân chống lại 
Bọn kiêu binh và lũ tham tàn (1741)  
Công Chất cát cứ Sơn Nam (1739)  
Tuyển, Cừ, Trác, Oánh chiếm đàng Hải Dương (1741)  

Ơ Bắc Phương dư đồ nhà Mạc (1744)  
Chiếm Cao Bằng, Hưng Hóa, Tuyên, Quang 
Ngân Gia lại có Đình Dung (1740)  
Tế Bồng thủ lĩnh chiếm vùng Sơn Tây 

Nguyễn Hữu Cầu cho xây dinh trại (1742)  
Kiểm soát miền duyên hải Đồ Sơn 
Ngũ Phúc tướng Trịnh bị dồn (1744)  
Bị quân vây hãm cuống cuồng lo âu 
Nguyễn Danh Phương cầm đầu lực lượng (1744)  
Mười vạn quân cả tướng và binh 
Lấy vùng Thanh Lãng xây thành 
Cuối cùng bị bắt tử hình nơi đây 

Nguyễn Phúc Chu trên ngai phủ chúa 
Ơ Đàng Trong hơn được mười năm 
Giữa năm Mậu Ngo (1738) thì băng 
Khoát lên nối nghiệp đăng quan lúc này

***
NGUYỄN PHÚC KHOÁT (1738- 1756)

Nguyễn Phúc Khoát xuống ngay chiếu chỉ 
Lập lễ đài ở Huế đăng quang 
Sai người đúc ấn Quốc Vương 
Đặt ra triều phục, kỷ cương khi chầu 

Xây kinh đô, điền đài, cung điện 
Gác Dao Trì nội viện Triều Dương 
Thuyền rồng đậu ở sông Hương 
Cái quan đắp rộng dễ dàng cho dân 

Ơ Trấn Biên có quân tạo phản (1747)  
Chúa Nguyễn sai dẹp loạn thật nhanh 
Được tin giặc cỏ Long Xuyên 
Vua sai cai đội đem thuyền đi ngay 

Lại xuống chiếu chọn ngày đúc súng (1747)  
Làm thêm tiền kẽm cứng lưu thông 
Cộng chung với cả tiền đồng 
Định ra luật lệ tiêu dùng dễ phân 


Năm Giáp Tuất (1754) đem quân tiến đánh 
 Đuổi Chân Lạp đến tận Nam Vang 
Nặc Nguyên dâng biểu đầu hàng (1755)  
Từ nay thần phục xin làm phiên vương 

Dưới thời này văn chương kiệt xuất 
Nhiều thi thơ trước thuật tài tình 
Nguyễn Kiều một thuở lưu danh 
Sử Hoa Tùng Vịnh để dành người xem 





Chinh Phụ Ngâm chuyện tình cay đắng 
Bảng Hán Văn của Đặng Trần Côn 
Bà Đoàn diễn lại thơ Nôm 
Văn chương man mác nỗi buồn phu thê 

Là tác phẩm thiên về nghệ thuật 
Một áng thơ tuyệt tác bấy giờ 
Nghe qua não nuột tựa hồ 
Xót xa vạn dặm mờ mờ đau thương

***
TRỊNH SÂM (1767- 1782)

Ở Đàng Ngoài Trịnh Sâm nguyên soái 
Được tiến phong lên nối ngôi vương 
Đổi ngay triều nội kỷ cương 
Không theo pháp cũ triều đường khi xưa 

Chúa Trịnh Sâm thay vua quyết đoán 
Đã một lần làm tướng xuất quân 
Đã từng chiếm lấy Phú Xuân 
Đuổi quân chúa Nguyễn Phúc Thuần vào Nam 


Lê Quý Đôn

Lê Quí Đôn một người tài lực (1752)  
Để lại đời Tiểu Lục Kiến Văn 
Lê Triều Thông Sử trăm trang 
Một nhà bác học thuộc hàng quán quân 

Đất Hải Dương có Lê Hữu Trác (1724)  
Là một người uyên bác y khoa 
Y Tông Tâm Lĩnh viết ra 
Vệ sinh yêu quyết thật là ích dân 

Làng Đan Loan có Phạm Đình Hổ (1768)  
Chuyên tâm vào nghiên cứu điễn văn 
Vũ Trung Tùy Bút, Tang Thương 



An Nam Chí Lược trăm trang để đời 

Từ Tân Dậu (1741) kéo dài cho tới 
Năm Đinh Hợi (1767) cả ở hai miền 
Có nhiều sự kiện khó quên 
Khoát mất, Thuần thế, Trịnh Sâm đàng ngoài

***
NGUYỄN PHÚC THUẦN (1765- 1777)

Nguyễn Phúc Thuần nối ngôi nghiệp chúa 
Trương Phúc Loan lấn cả quyền hành 
Trong triều có Nguyễn Cư Trinh 
Cũng không ngăn được tình hình rối ren 

Trương Phúc Loan lấy quyền Quốc Phó (1765)  
Xem triều đình chẳng có một ai 
Chuyên quyền lại giết người ngay 
Tóm thâu công việc trong ngoài vào tay 


Ơ Đàng Ngoài Trịnh Doanh bố cáo (1754)  
Cấm người Âu truyền đạo Gia Tô (1746)  
Cấm người Trung Quốc bấy giờ 
Lim, Trắc gỗ quý không cho đem về 

Ở hai miền dân quê ly tán 
Bởi mất mùa, lụt hạn triền miên 
Gian manh làm giả bạc tiền 
Khiến cho mất giá dân thêm đói nghèo 

Biển Hà Tiên có nhiều hải sản 
Lắm ghe thuyền lai vãng mưu sinh 
Ngư dân ngoại quốc cố tình 
Đánh bắt tôm cá nước mình mang đi 

Việc trấn thủ lắm khi quá yếu (1758)  
Muốn tuần tra lại thiếu chiến thuyền 
Cuối năm bảy mốt vua Xiêm (1771)  
Cất quân đánh chiếm Hà Tiên mấy ngày 

Mạc Thiên Tứ sai người dụ địch 
Tống Phước Hiệp đột kích sau lưng 
Dồn quân giặc cướp tới cùng 
Vượt qua biên giới tấn công mới về 

Vua Xiêm bèn gửi ngay sứ giả 
Sang cầu hòa vì đã bội giao 
Hứa rằng nay trở về sau 
Có gì xích mích cùng nhau nghị bàn 


Vùng Hội An thuyền buôn tấp nập 
Tàu nước Anh, Pháp, Nhật, Java 
Thuế quan thâu vốn được là 
Ba mươi ngàn lẻ tiền đà nhập kho 

Tiền thu vô Phúc Loan chiếm đoạt 
Thuế mười phần chỉ được một hai 
Chuyên quyền Loan lại tác oai 
Nhân dân đói khổ không ai không thù 

Đồng bỏ hoang, ruộng khô cỏ cháy 
Có nhiều làng chẳng thấy luỹ tre 
Nhân dân đói khổ não nề 
Nhiễu nhương trộm cướp lắm bề tang thương

 
(Còn tiếp)




Không có nhận xét nào: