Thứ Hai, 26 tháng 5, 2014

Góc Cổ Thi - Xuân Nhật Hữu Cảm của Trần Quang Khài (Mailoc)

Cùng Bạn ,
Cuối tuần , Mailoc xin chuyển đến bạn hai bài thơ của Trần quang Khải . Qua hai bài , chúng ta vừa thưởng thức cái nét đẹp trong thi văn Đại Việt , vừa thấy cái hùng khí ngùn ngũt ngất trời của thi nhân chúng ta ngày xưa ,và sau cùng là tóm luợc tiểu sử của vị đại Anh Hùng Trần Quang Khải  triều đại nhà Trần một thời liệt oanh đã 3 lần đại thắng quân Nguyên (tài liệu từ Bách khoa toàn thư Wikipedia). Cám ơn 
Thân
M L


 XUÂN NHẬT HỮU CẢM
            Trần quang Khải

Xuân nhật hữu cảm  (bài 1)

Vũ bạch phì mai tế nhược ty ,
Bế môn ngột ngột tọa thư si .
Nhị phần xuân sắc nhàn sai quá ,
Ngũ thập suy ông dĩ tự tri .
Cố quốc tâm hoàn phi điểu quyện ,
Ân ba hải khoát túng lân trì .
Sinh bình đởm khí luân huân tại,
Giải đáo đông phong phú nhất thi.


Dịch nghĩa :

Mưa muốm làm tươi tốt cây mai nên gội ướt cành tơ
Đóng cưả ngồi sừng sửng một con người nghiện sách
Nửa phần sắc xuân đã hờ hửng trôi đi
Năm mươi tuổi tự biết mình suy yếu
Tấm lòng cố hương mỏi mệt theo cánh chim bay
Ơn vua như biển rộng , nên còn chần chờ như con cá giương vây
Riêng chí dũng cảm lúc bình sinh vẫn còn nguyên đó
Say ngả nghiêng trước gió đông , ngâm một bài thơ.




      Cảm Xúc Ngày Xuân  ( I )
Mai tắm dưới mưa phùn mờ ảo
Khép phòng thư đau đáu lặng ngồi
Nửa đời xuân sắc trôi trôi,
Năm mươi tuổi đã lần hồi yếu ra.
Cố hương xa chim đà mỏi cánh ,
Ân biển trời khiến cá giương vây.
Bình sinh hào khí còn đây,
Ngâm thơ trong gió say say xuân về .
                 Mailoc phỏng dịch
                     Cali 5-23-14
     
Cảm Xúc Ngày Xuân ( bài 2)

Nguyệt sắc vi vi dạ hướng lan ,
Đông phong đặc địa khởi xuân hàn ..
Phiên không liễu nhứ niêm cao các ,
Giác mộng Tương quân bốc họa lan .
Bị vật nhuận tòng thiên ngoại vũ ,
Kinh tâm hồng thoái tích thì nhan .
Khử sầu lại hữu tam bôi tửu ,
Phủ kiếm du du ức cố san .
                                T Q K
 Dịch Nghiã :
Bóng trăng mờ mờ , đêm đã gần tàn
Gió đông đột ngột khơi dậy cái rét mùa xuân
Bay múa trên không , tơ liễu dính vào gác cao
Tỉnh mộng , cành trúc đập vào lan can chạm vẽ
Cảnh vật thêm tươi nhờ trận mưa ngoài trời
Lòng kinh sợ sắc mặt hồng hào thời xưa đã phai
Tiêu sầu nhờ có  vài chén rượu
Vỗ kiếm , vời vợi nhớ non xưa .
Dịch Thơ :
        Cảm Xúc Ngày Xuân  ( 2)
Đêm hồ tàn , trăng mờ hiu hắt ,
Gió đông về lạnh ngắt hơi Xuân .
Lầu cao liễu múa rộn ràng ,
Cành tre khuấy mộng lan man ngoài thềm .
Mưa gội sạch cảnh thêm tươi mát ,
Bỗng giật mình đâu nét thời xuân ?
Tiêu sầu vài chén lâng lâng ,
Vỗ gươm, núi cũ  bâng khuâng nhớ về .
                   Mailoc phỏng dịch
                    Cali  5-23-14

Trần Quang Khải (chữ Hán: 陳光啓12411294) là một quý tộc, đại thần nhà Trần, làm đến chức Tể tướng đời Trần Thánh Tông, coi cả mọi việc trong nước. Sang đời Trần Nhân Tông, năm Thiệu Bảo thứ 4, khi quân Nguyên xâm lăng bờ cõi nước Nam, ông được phong chức Thượng tướng Thái sư, lãnh binh trấn giữ mặt Nam đất Nghệ An, lập công lớn tại Chương Dương Độ. Khi dẹp tan quân Nguyên, triều đình xét công, ông đứng vào bậc nhất.[1]

Ông sinh vào tháng 10 âm lịch năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 10 (1241) đời Trần Thái Tông[2]. Về danh nghĩa, ông là con thứ ba của Trần Thái Tông, với Thuận Thiên hoàng hậu Lý Ngọc Oanh. Trên thực tế, ông là em ruột với Thái tử Trần Hoảng. Người anh đầu Trần Quốc Khang của ông, dù cùng mẹ sinh, nhưng lại là con của An Sinh Vương Trần Liễu.ông còn được phong làm Nam Thiện vương
Sử chép:
"Quang Khải lúc mới sinh, phát chứng kinh suýt chết, Thái Tông lấy áo của Thượng hoàng và thanh gươm báu truyền quốc để bên cạnh rồi bảo ông: "Nếu sống lại, sẽ ban cho những thứ này".
Đến khi sống lại, Thái Tông nói:
"Gươm báu truyền quốc, không thể trao bừa, chỉ ban cho áo của Thượng hoàng thôi."
—Đại Việt Sử ký Toàn thư[3]
Đại thần trụ cột
Từ nhỏ, ông đã được vua cha phong tước Chiêu Minh Vương (昭明王) và cho thụ giáo với Hàn lâm viện học sĩ kiêm Quốc sử Viện giám tu, Bảng nhãn Lê Văn Hưu[4]. Sử chép ông là người có học thức, hiểu tiếng nói của các bộ tộc ít người.[3]
Năm Nguyên Phong thứ 8 (1258), ông được vua cha gả Công chúa Phụng Dương (cũng là em gái nuôi của Trần Quang Khải), ban cho thái ấp Độc Lập, phủ Thiên Trường (nay thuộc xã Mỹ Thành, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Ðịnh)[4]. Sau khi Trần Thánh Tông lên ngôi, ông được phong tước Chiêu Minh Đại vương[5].
Năm Thiệu Long năm thứ 4 (1261), ông được phong làm Thái úy, chính thức tham gia công việc triều chính khi vừa 20 tuổi. Sử chép: "Bấy giờ, anh vua là Quốc Khang lớn tuổi hơn, nhưng tài năng tầm thường, nên phong Quang Khải làm tướng"[6]. Năm Thiệu Long năm thứ 8 (1265), ông được phong làm Thượng tướng, vào trấn thủ Nghệ An. Trại trạng nguyên Bạch Liêu là môn khách của ông[6].
Đầu năm Thiệu Long năm thứ 14 (1271), ông làm Tướng quốc thái úy, trở thành đại thần đầu triều nắm giữ việc nước[6], đứng trên cả Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.
Quan hệ với Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn[
Trần Quốc Tuấn là con Trần Liễu, Trần Quang Khải là con Trần Cảnh. Hai người với Trần Quốc Khang đều là anh em nửa dòng máu[7]. Ngoài mâu thuẫn giữa dòng chính và dòng thứ, giữa hai ông còn có cả mối bất hòa cá nhân.
Cuối năm 1257, Trần Quốc Tuấn được cử làm chỉ huy các đạo quân thủy bộ ở biên giới[2], lập nhiều công lao cho triều đình. Tuy nhiên, sau khi đánh đuổi được quân Nguyên Mông, ông vẫn giữ nguyên tước cũ và trở về thái ấp ở Vạn Kiếp. Trong khi đó, không lâu sau Trần Quang Khải được phong tước Đại vương và thăng làm Thái úy.
Đầu năm Bảo Phù thứ 5 (1277), Trần Thánh Tông thân chinh đánh các bộ tộc thiểu số ở động Nẫm Bà La (nay thuộc Quảng Bình). Sử chép:
Trước kia, Thánh Tông thân đi đánh giặc, Quang Khải theo hầu, ghế tể tướng bỏ không, vừa lúc có sứ phương Bắc đến. Thái Tông gọi Hưng Đạo Vương Quốc Tuấn tới bảo:
"Thượng tướng đi theo hầu vắng, trẫm định lấy khanh làm Tư đồ để tiếp sứ phương Bắc".
Quốc Tuấn trả lời:
"Việc tiếp sứ giả, thần không dám từ chối, còn như phong thần làm Tư đồ thì thần không dám vâng chiếu. Huống chi Quan gia đi đánh giặc xa, Quang Khải theo hầu mà bệ hạ lại tự ý phong chức, thì tình nghĩa trên dưới, e có chỗ chưa ổn, sẽ không làm vui lòng Quan gia và Quang Khải. Đợi khi xa giá trở về, sẽ xin vâng mệnh cũng chưa muộn."
Đến khi Thánh Tông trở về, việc ấy lại bỏ đấy, vì hai người vốn không ưa nhau.
—Đại Việt Sử ký Toàn thư[3]
Đầu năm 1281, sứ nhà Nguyên là Sài Thung đến Thăng Long với thái độ rất ngạo mạn:
Vua sai Quang Khải đến sứ quán khoản tiếp. Thung nằm khểnh không ra, Quang Khải vào hẳn trong phòng, hắn cũng không dậy tiếp. Hưng Đạo Vương Quốc Tuấn nghe thấy thế, tâu xin đến sứ quán xem Thung làm gì. Lúc ấy Quốc Tuấn đã gọt tóc, mặc áo vải. Đến sứ quán, ông đi thẳng vào trong phòng. Thung đứng dậy vái chào mời ngồi. Mọi người đều kinh ngạc, có biết đâu gọt tóc, mặc áo vải là hình dạng nhà sư phương Bắc. Ông ngồi xuống pha trà, cùng uống với hắn. Người hầu của Thung cầm cái tên đứng sau Quốc Tuấn, chọc vào đầu đến chảy máu, nhưng sắc mặt Quốc Tuấn vẫn không hề thay đổi.  Khi trở về, Thung ra cửa tiễn ông.
—Đại Việt Sử ký Toàn thư[8]
Nhờ cách ứng xử khéo léo của Hưng Đạo Vương, Sài Thung thay đổi thái độ. Khi Sài Thung về lại Đại Nguyên, Trần Quang Khải đã làm tặng một bài thơ, trong đó có câu:
Vị thẩm hà thời trùng đỗ diện
Ân cần ác thủ tự huyên lương.
Tạm dịch:
Chưa biết ngày nào cùng tái ngộ
Để ân cần tay nắm chuyện hàn huyên
Cuối năm Thiệu Bảo thứ 4 (1282), Trần Quang Khải được thăng làm Thượng tướng Thái sư nắm cả quyền quân sự lẫn hành chính[8]. Tuy vậy, trước tình hình áp lực quân Nguyên Mông gia tăng, cuối năm Thiệu Bảo thứ 5 (1283), triều đình tiến phong Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn làm Quốc công tiết chế, thống lĩnh quân đội toàn quốc[8]. Như vậy, về thực quyền quân sự, Hưng Đạo Vương trở thành cấp trên của Chiêu Minh Đại vương.
Mối bất hòa giữa 2 chi họ cũng như bất hòa cá nhân giữa 2 người trở thành một hiểm họa sâu sắc, có khả năng làm đổ vỡ công cuộc kháng Nguyên. Nhận ra điều này, Hưng Đạo Vương chủ động tìm cách giải hòa:
Một hôm, Quốc Tuấn từ Vạn Kiếp tới, Quang Khải xuống thuyền chơi suốt ngày mới trở về. Lại Quang Khải vốn sợ tắm gội, Quốc Tuấn thì thích tắm thơm, từng đùa bảo Quang Khải:
"Mình mẩy cáu bẩn, xin tắm giùm", rồi cởi áo Quang Khải ra, dùng nước thơm tắm cho ông và nói:
"Hôm nay được tắm cho Thượng tướng."
Quang Khải cũng nói: "Hôm nay được Quốc công tắm rửa cho."
Từ đó, tình nghĩa qua lại giữa hai người càng thêm mặn mà. Bản thân làm tướng văn, tướng võ, giúp rập nhà vua, hai ông đứng hàng đầu.
—Đại Việt Sử ký Toàn thư[3]
Đây cũng là một trong những lý do quân Nguyên Mông phải thêm 2 lần thất bại ở Đại Việt.
Trận Nghệ An[
Đầu năm 1285, quân Nguyên tràn sang tấn công Đại Việt với sức công kích rất mạnh. Thái sư Trần Quang Khải suýt tử thương khi thuyền của ông đang ngủ bị bốc cháy, may nhờ có vợ là công chúa Phụng Dương đánh thức, thoát được.[9]
Tuy nhiên, dưới sự điều động tài tình của Hưng Đạo Vương, quân Đại Việt đã thực hiện các cuộc nghi binh, đưa quân Nguyên vào thế bị động. Năm Ất Dậu (1285),Toa Đô từ Chiêm Thành theo đường bộ kéo ra Nghệ An tấn công quân Nam, có Ô Mã Nhi dẫn quân đi đường biển tiếp ứng. Được tin, Hưng Đạo Vương tâu vua xin cho Thượng tướng Trần Quang Khải đưa binh vào đóng mặt Nghệ An, và cho Trần Bình Trọng giữ Thiên Trường, rồi rước xa giá ra Hải Dương. Trần Quang Khải vào đến Nghệ An, chia quân phòng giữ. Thấy thế giặc quá mạnh, ông cho lui quân ra mặt biển và giữ các nơi hiểm yếu [10]. Quân của Toa Đô đánh mãi không được, cạn lương, bèn cùng với Ô Mã Nhi dẫn quân xuống thuyền trở ra Bắc. Trần Quang Khải hay tin cho người về Thanh Hóa cấp báo. Vua cho Chiêu Văn VươngTrần Nhật Duật cùng Trần Quốc Toản và Nguyễn Khoái đem 5 vạn quân ra đón đánh tại Hàm Tử Quan thuộc huyện Đông An, tỉnh Hưng Yên. Quân Nguyên thua to chết hại rất nhiều.[11]
Trận Chương Dương Độ, khôi phục Thăng Long[sửa 
Lúc bấy giờ đại binh của Thoát Hoan đóng tại Thăng Long, còn chiến thuyền thì đóng ở bến Chương Dương, thuộc địa phận huyện Thượng Phúc. Trần Quang Khải được lệnh vua, cùng Trần Quốc Toản và Phạm Ngũ Lão đem quân từ Thanh Hóa đi thuyền vòng đường biển ra đến bến Chương Dương tấn công chiến thuyền của quân Nguyên. Quân Nguyên địch không nổi phải bỏ thuyền lên bờ chạy. Trần Quang Khải đem quân lên bờ đuổi đánh về đến chân thành Thăng Long, nhưng ông lập mưu cho phục binh đóng sẵn ngoài thành. Thoát Hoan đem quân ra đánh, bị phục binh đánh úp, quân Nguyên đại bại phải bỏ thành Thăng Long vượt sông Hồng giữ mặt Kinh Bắc (Bắc Ninh ngày nay)[12]. Trần Quang Khải cho quân vào thành chiếm lại Thăng Long, và cho quân về Thanh Hóa báo tin. Trong vòng hai tháng, đại phá quân Nguyên hai lần tại Hàm Tử và Chương Dương, nên khí thế quân nhà Trần trở nên rất mạnh, sau đó thắng nhiều trận liên tiếp và đuổi được Thoát Hoan về Trung Quốc.[13]
Vinh danh[
Chính sử không chép rõ Trần Quang Khải tham gia trong Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 3 như thế nào. Sau chiến thắng này, triều đình luận công ban thưởng, Trần Quốc Tuấn có công lớn nhất, được phong tước Đại vương. Trần Quang Khải cũng được xếp công thần hạng nhất.
Sử chép:
"Quang Khải lúc làm tướng võ, lúc làm tướng văn, giúp vương nghiệp nhà Trần, uy danh ngang với Quốc Tuấn."
—Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục[14]
Ông tiếp tục phụng sự triều đình cho đến khi mất ngày 3 tháng Bảy âm lịch năm Hưng Long thứ hai (tức 26 tháng 7 năm 1294) đời vua Trần Anh Tông[3]. Vợ ông là công chúa Phụng Dương đã mất trước đó 3 năm. Ông bà được chôn cất tại thái ấp của mình, được thờ làm Thành hoàng làng Cao Đài.[4]
Con ông là Văn Túc Vương Trần Đạo Tái cũng rất có tài văn học, được Thượng hoàng ưu ái hơn các em thúc bá khác, nhưng đáng tiếc mất sớm.[3]
Trần Quang Khải được người dân Việt Nam lập đền thờ ở một số nơi; như tại đình làng Phương Bông, ngoại thành thành phố Nam Định. Tại Phường Bông cũng lưu lại điệu múa "bài bông" được người dân ở đây cho là khởi xướng bởi Trần Quang Khải trong tiệc "Thái bình diên yến" do Trần Nhân Tông tổ chức sau khi chiến thắng quân Nguyên.[15][16] Tại đền Thái Vi ở Hoa LưNinh Bình ông cùng với Trần Hưng Đạo được đúc tượng phối thờ trong hậu cung cùng với các vị vua nhà Trần.
Tác phẩm[
Trần Quang Khải, cũng như một số quý tộc đời Trần, là người học rộng và có viết văn, làm thơ. Ông viết Lạc đạo tập, và tác phẩm của ông nay còn lại một số bài thơ, liệt kê dưới đây:
·       Tòng giá hoàn kinh
·       Phúc hưng viên
·       Lưu gia độ
·       Dã thự
·       Xuân nhật hữu cảm


                                                   Mailoc


( Theo Wipidia)

            **********


Xuân nhật hữu cảm  (bài 1)

Vũ bạch phì mai tế nhược ty ,
Bế môn ngột ngột tọa thư si .
Nhị phần xuân sắc nhàn sai quá ,
Ngũ thập suy ông dĩ tự tri .
Cố quốc tâm hoàn phi điểu quyện ,
Ân ba hải khoát túng lân trì .
Sinh bình đởm khí luân huân tại,
Giải đáo đông phong phú nhất thi.
        Trần Quang Khải


NGÀY XUÂN CẢM XÚC

Mưa tắm cành mai, gội lá non.
Cửa phòng đóng chặt, dáng cô đơn.
Nửa đời đã sống, mờ xuân sắc.
Một kiếp chưa qua, nhạt sức tàn.
Rõi cánh chim bay, mơ cố quốc,
Nương vây cá lội, mộng hoàng ân.
Bình sinh dũng chí còn nung nấu.
Say ngọn đông phong hạ mấy vần.

MÙI QUÝ BỒNG 
(phỏng dịch)
05/24/2014

Không có nhận xét nào: