TRUYỆN KIỀU
Cái Ghen Hoạn Thư
Ngày xưa, nước ta chịu ảnh hưởng chế độ đa thê, trọng nam khinh nữ, nên
sự ghen tương thường xảy ra trong nữ giới. Ngày nay, cuộc sống tự do, nam nữ
bình quyền, sự ghen tương có đàn ông, đàn bà, và ngay cả người đồng tính nữa.
Tùy trình độ, tính tình mà cái ghen cũng khác nhau. Không phải ghen nào cũng “oai
oái như hai gái lấy một chồng”
Hôm nay ta thử đọc lại cái ghen của Hoạn Thư trong truyện Kiều. Cụ Nguyễn Du đã
giới thiệu về nàng Hoạn Thư như sau:
Vốn dòng họ Hoạn danh gia,
Con quan Lại Bộ tên là Hoạn Thư.
................................................
Ở ăn thì nết cũng hay,
Nói điều ràng buộc thì tay cũng già.
.................................................
Đàn bà dễ có mấy tay
Đời xưa mấy mặt, đời này mấy gan.
..................................................
Người đâu sâu sắc nước đời
Mà chàng Thúc phải ra người bó tay.
Khi biết chồng phản bội, Hoạn Thư chuẩn bị đánh ghen rất công phu, sao cho chồng
và tình địch gặp nhau mà không dám nhìn và phải đau khổ thật nhiều. Muốn vậy,
Hoạn Thư biến nàng Kiều thành con ở và dặn Kiều không được nhìn bất cứ ai quen ở đây. Thời bấy giờ, chủ nhà
mà dan díu với con ở là một điều sỉ nhục. Hoạn Thư tạo ra cảnh ấy để ngầm chê trách chồng. Nàng giữ bí
mật để bất ngờ ra tay. Kế hoạch
đã có sẵn, chương trình đã sắp xong, vậy mà lòng Hoạn Thư vẫn còn:
Lửa tâm càng dập càng nồng,
Trách người đen bạc đem lòng trăng hoa.
Hoạn
Thư dự định làm cho Thúc Sinh và Kiều:
Làm cho nhìn chẳng được nhau
Làm cho đau đớn cất đầu chẳng lên.
...................................................
Làm cho cho mệt cho mê
Làm cho đau đớn ê chề cho coi
Trước cho bõ ghét những người
Sau cho để một trò cười về sau.
Để chắc chắn đạt kết quả, mụ quản gia dặn thêm
Kiều một lần nữa:
Ở đây tai vách mạch dừng,
Thấy ai người cũ cũng đừng nhìn chi,
Kẻo khi sấm sét bất kỳ,
Con ong, cái kiến kêu gì được oan.
Bây
giờ mọi dự định đã sẵn sàng, chỉ cần giữ bí mật cho tới ngày ra tay. Muốn vậy,
cá nhân Hoạn Thư phải:
Buồng đào khuya sớm thảnh thơi,
Ra vào một mực nói cười như không.
Đối
với Thúc Sinh, nàng nói:
Rằng trong ngọc đá vàng thau,
Mười phần ta đã tin nhau cả mười.
Đối
với người trong nhà:
Tuần
sau bỗng thấy hai người
Mách tin ý cũng liệu bài tâng công.
Tiểu thơ nổi giận đùng đùng
.........................................
Vội vàng xuống lệnh ra uy,
Đứa thì vả miệng, đứa thì bẻ răng.
Trong ngoài kín mít như bưng,
Nào ai còn dám nói năng một lời.
Đối
với thiên hạ, tổ chức bắt cóc nàng Kiều ở Lâm Chuy đem về đây để mọi người tin rằng Kiều bị chết
cháy như sau:
Lâm Chuy đường bộ thì chầy,
Mà đường hải đạo sang ngay thì gần.
Chọn thuyền, lựa mặt gia nhân,
Hãy đem dây xích, buộc chân nàng về.
Trong
lúc Kiều đang thắp hương ở sân nhà một cách vô tư, thình lình:
Dưới hoa dậy lũ ác nhân,
Ầm ầm khóc quỷ, kinh thần mọc ra
Đầy sân gươm tuốt sáng lòa,
Thất kinh nàng chẳng biết là làm sao?
Thuốc mê đâu đã tưới vào,
Mơ màng như giấc chiêm bao biết gì
Vực ngay lên ngựa tức thì
Phòng đào, viện sách bốn bề lửa dong
Sẵn thây vô chủ bên sông
Đem vào để đó lận sòng ai hay.
# #
Đòn Ghen Bắt Đầu
Thi
sĩ Trần Kế Xương đã viết: "Đau quá đòn ghen, rát hơn lửa bỏng"…
Vậy
đòn ghen của Hoan Thư ra sao? Ngay miếng đòn đầu tiên đã làm tối tăm, choáng
váng mày mặt Kiều:
Phải rằng nắng quáng, đèn lòa
Rõ ràng ngồi đó chẳng là Thúc Sinh?
....................................................
Rõ ràng thật lứa đôi ta
Làm ra con ở, chủ nhà đôi nơi
Còn
Thúc Sinh cũng không kém phần kinh ngạc:
Sinh đà phách lạc hồn xiêu:
Thương ôi! Chẳng phải nàng Kiều ở đây!
Bắt
đầu từ đây, Hoạn Thư dùng thế võ: "Cách sơn đả ngưu" để hạ địch thủ.
Nghĩa là chỉ cần hành hạ Kiều thôi, kẻ bị đau phát khóc sẽ làThúc Sinh:
Vợ chồng chén tạc, chén thù
Bắt nàng đứng chực trì hồ hai nơi.
Bắt khoan bắt nhặt đến lời
Bắt quỳ tận mặt bắt mời tận tay.
Thúc
Sinh đau đớn hết chịu nổi, muốn giả say để cáo lui, Kiều bị Hoạn Thư la:
Tiểu thơ vội thét: ”Con Hoa
Mời chàng chẳng cạn thì ta có đòn.”
Hành
hạ Kiều và Thúc Sinh đến thế vẫn chưa đủ, Hoạn Thư bắt Kiều phải đánh đàn. Tiếng đàn u buồn , sầu
não khiến Thúc Sinh đau đớn, ứa lệ. Hoạn Thư lại có cớ mắng Kiều:
Tiểu
thơ lại thét lấy nàng: Cuộc vui gẩy khúc đoạn tràng ấy chi
Cảnh
đớn đau này cứ tiếp tục kéo dài cho đến canh ba mới tan tiệc. Hoạn Thư tỏ vẻ hể
hả, hài lòng:
Giọt rồng canh đã điểm ba
Tiểu
thơ nhìn mặt dường đà cam tâm
Lòng riêng tấp tểnh mừng thầm:
Vui này đã bõ đau ngầm xưa nay.
Tóm lại, chúng ta đã đọc qua một cuộc đánh
ghen “vô tiền khoáng hậu, được tính toán rất công phu của người đàn bà bản
lĩnh. Chính chồng của người đàn bà đó
thú nhận điều này:
“Thất cơ thua trí đàn bà
Trông vào ngượng mặt, nói ra ngại lời”.
Nhờ tính bản lĩnh mà Hoạn Thư đã thoát được cái chết trong đường tơ kẻ tóc, khi bị Kiều xử tội trả thù xưa:
Dưới cờ, gươm tuốt nắp ra,
Chính danh thủ phạm tên là Hoạn Thư.
Hoạn Thư bình tĩnh tự biện hộ:
Rằng: ”Tôi chút dạ đàn bà,
Ghen tuông thì cũng người ta thường
tình.
Nghĩ cho khi Các viết kinh,
Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo.
Lòng riêng, riêng cũng kính yêu,
Chồng chung ai dễ, ai chiều cho
ai!
Lời biện hộ vô cùng xác đáng, khiến Kiều phải
nuốt hận xuống lệnh tha:
Khen
cho Phật đã nên rằng,
Khôn ngoan đến mực, nói năng phải lời.
Tha ra thì cũng may đời,
Làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen.
Đã lòng tri quá thời nên,
Truyền quân lệnh xuống trướng tiền tha
ngay.
Trong
khi đánh ghen, Hoạn Thư bắt quả tang chồng
và
Kiều đang khóc lóc với nhau trong Quan Âm Các mà vẫn dằn lòng, vui vẻ mời chồng
về. Điều này khiến Kiều thêm sợ:
Ấy mới gan, ấy mới tài,
Nghĩ càng thêm nổi sởn gai rụng rời.
……………………………………..
Thực tang bắt được dường này,
Máu ghen ai cũng chau mày , nghiến
răng.
Thế mà im chẳng đãi đằng,
Chào mời vui vẻ, nói năng dịu
dàng.
Giận dù ra dạ thế thường,
Cười này mới thật không lường
hiểm sâu.
Sự sợ hãi, khiến nàng Kiều có ý
nghĩ:
Phận bèo bao quản nước sa,
Lênh đênh đâu nữa, cũng là
lênh đênh.
Và Kiều đã đánh liều trốn đi:
Canh
khuya thân gái, dậm trường,
Phần e đường sá, phần thương dãi dầu.
…………………………………
Mịt mù dậm cát, đồi cây,
Tiếng gà điếm nguyệt, dấu giày cầu
sương.
Cuộc đánh ghen của Hoạn Thư chỉ có
ba người, không sử dụng bạo lực, không làm ồn ào, nhất là không gây tổn hại đến
danh dự gia đình ái nữ quan Lại Bộ,
nhưng hậu quả không kém đớn đau và hao nước mắt:
Một mình nàng, ngọn đèn khuya,
Áo dầm giọt lệ, tóc se mái sầu.
Hoặc:
Nỗi riêng, riêng những bàn hoàn,
Dầu chong trắng đĩa, lệ tràn
thấm khăn.
Hoặc:
Một mình âm ỷ đêm chầy,
Đĩa dầu vơi, nước mắt đầy năm
canh.
Nhờ cuộc đánh ghen này, Thúc Sinh, một con người
ăn chơi khét tiếng:
Thúc
Sinh quen thói bốc rời,
Trăm ngàn đổi một trận cười
như không.
quay
về với vợ, Kiều bỏ nhà Hoạn Thư ra đi mà không được Thúc Sinh cho đồng cắc nào để hộ thân, ngoại trừ lời nói
vô tình, bạc bẽo của người đàn ông háo sắc,
vô trách nhiệm và sợ vợ:
Liệu mà xa chạy cao bay
Ái ân ta có ngần này mà thôi.
Khôi Nguyên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét