TRUYỆN
KIỀU
Kim
Trọng
Truyện Kiều bản gốc chữ Hán tên là Đoạn Trường
Tân Thanh ở bên Tàu. Cụ Nguyễn Du viết lại chữ Nôm, thành một tập thơ tuyệt tác
gọi là Truyện Kiều.
Trong bài "Tiếng Nước Tôi" nhạc
sĩ Phạm Duy có câu “ Một yêu câu hát Truyện Kiều…” Học giả Phạm Quỳnh đọc diễn
văn thời Pháp thuộc cũng tuyên bố: "Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng
ta còn, nước ta còn..."
Đọc
Truyện Kiều, người trí thức tâm đắc với ý nghĩa thâm trầm, kẻ bình dân thích
thú bởi âm điệu du dương. Trong tác phẩm nầy có nhiều nhân vật, phản ảnh đầy đủ
hỷ nộ ái ố, tham sân si trong xã hội. Vì thế để vui với nhau, người ta bày ra
“Bói Kiều”
Mới đây Ông Tạ Quang Khôi giới thiệu đến
chúng ta một vài nhân vật nổi bật nhất gọi là Nhận Xét Vui Về Truyện Kiều. Mong
quý vị yêu Truyện Kiều cùng hưởng ứng. Tôi xin chọn đề "Nhân Vật Đáng Ghét:
KIM TRỌNG"
Kim
Trọng là Công Tử ở đất Liêu Dương, đến Bắc Kinh trọ học, có đặc tính như sau:
Nguyên người quanh quất đâu xa
Họ Kim tên Trọng vốn nhà trâm anh
Nền phúc hậu, bậc tài danh
Văn chương nết đất, thông minh tính trời.
Phong tư tài mạo tuyệt vời,
Vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa.
Trong ngày Lễ Tảo
Mộ (Đạp Thanh), lần đầu tiên được gặp Thúy Kiều, Kim Trọng bị cú sét ái tình và
trồng cây si. Chàng thất tình và cứ lảng vảng quanh nhà Kiều mà không biết
làm sao để gặp nàng.
Bất chợt, chàng thấy một cái thoa ghim trên
nhánh đào. Chàng với tay qua đất Kiều, cầm lấy cái thoa và sung sướng mang về
nhà mà quên rằng mình đã phạm hai tội:
- Xâm phạm gia
cư trái phép.
- Chiếm đoạt tài sản bất hợp pháp (cái thoa)
Thiết nghĩ đây là cái đáng ghét mà người khác đã
dành cho chàng thanh niên tài hoa này, hay vì lòng tham lam ích kỷ, đã được
Thúy Vân rồi mà còn đòi nợ tình Thúy Kiều thêm, sau 15 năm gặp lại? Hoặc chàng
kinh hoàng không phải hay tin chú chết mà sợ mất nàng Kiều trong những ngày về
quê thọ tang chú? Về việc này xin để xét sau.
Nhưng
hôm nay riêng chàng, chàng tin vào trực giác mạnh mẽ của mình trong ngày gặp gỡ
đầu tiên:
Người quốc sắc, kẻ
thiên tài
Tình trong như đã, mặt ngoài còn e.
Vì nghĩ như vậy, nên khi thấy Kiều, chàng lên
tiếng báo về cái thoa mà không sợ nàng bắt tội:
Thoa này bắt được hư không
Biết đâu Hợp Phố mà mong châu về.
Lâu ngày mới có cơ hội gặp nàng, chàng thừa thế
tỏ nỗi lòng:
Được rày một chút thơm rơi
Kể đà thiểu não lòng người bấy nay.
Rồi cũng chính nhờ từ cái thoa này mà Kim Kiều đã xây dựng và bắt đầu một
chuyện tình tuyệt đẹp:
Rằng;"Trăm năm cũng từ đây
Của tin gọi một chút này làm ghi.
Tóm lại, ngày xưa khi xét xử một tội, thường dựa
trên lý và tình.
Hán Lục Tích, được ăn cam ngon, nghĩ tới mẹ nên
"Ăn cắp” một quả để mang về cho mẹ, bị bắt quả tang mà không bị buộc tội
ăn cắp, còn khen có hiếu là vậy.
Động
lực thôi thúc phạm tội của Kim Trọng không do lòng tham lam, trộm cắp mà bởi
tình yêu thiêng liêng, cao quý của đôi trai tài gái sắc rất xứng đôi vừa lứa.
##
VỤ ĐÒI NỢ TÌNH
Kim
Kiều thề thốt lấy nhau. Gia đình Kiều gặp tai biến, Kiều phải bán mình cứu cha
nên nhờ em là Thúy Vân thay mình trả nợ tình cho chàng. Chàng bằng lòng lấy
Vân. Vậy mà khi tái ngộ Kiều, Kim đòi nợ cũ.
Như
thế, Kim có bất công, tham lam, ích kỷ và đáng ghét không? Về việc này, chúng
ta thử bàn qua một chút.
Nợ tiền rất dễ sòng phẳng, nhưng nợ tình thật khó mà biết có còn nợ hay không
và còn là bao nhiêu? Vì con người có khi đồng sàng dị mộng hoặc thân nằm đây mà
hồn gửi nơi đâu:
Vui là vui gượng kẻo là
Ai tri âm đó mặn mà với ai?
Cuộc sống vợ chồng với Thúy Vân được diễn tả qua
câu:
Khi ăn ở, khi
ra vào
Càng sâu duyên mới càng dào tình xưa.
Vậy thì sao Thúy Vân lại vội trả Kim cho Kiều? Việc này, không ai hiểu chồng bằng vợ và không
ai hiểu vợ bằng chồng. Phải hỏi Thúy
Vân, kẻ đầu ấp, tay gối hoặc chung chăn gối với Kim Trọng mà thôi. Hoặc giả Thúy Vân biết Kim yêu chị
mình hơn mình. Nhớ chàng Kim, khi biết mất Kiều, chàng đã từng than khóc, kể
lể:
Rằng: “Tôi trót quá chân ra
Để cho đến nỗi trôi
hoa dạt bèo”
Hoặc:
Chưa
chăn gối cũng vợ chồng
Lòng nào mà nỡ dứt
lòng cho đang
Bao
nhiêu của, mấy ngày đàng
Còn tôi, tôi gặp mặt nàng mới
thôi.
Có lúc, chàng còn muốn đánh đổi cả sự nghiệp,
xông xáo vào chỗ hiểm nguy để đi tìm nàng:
Rắp mong treo ấn, từ
quan
Mấy sông cũng lội, mấy ngàn cũng qua
Giấn mình trong áng
can qua
Vào sanh, ra tử họa là thấy nhau.
Rồi
thì:
Đau đòi đoạn, ngất đòi thôi Tỉnh ra lại khóc, khóc rồi lại mê.
Quả
vậy, khi được cha báo tin chú mất, phải về chịu tang, Kim Trọng không đau buồn
vì tin chú mất mà lại hốt hoảng vì phải xa Kiều:
Mảng tin xiết nỗi kinh hoàng,
Băng mình lẻn
trước đài trang tự tình.
…………………………
Gìn vàng, giữ ngọc cho hay,
Cho đành lòng kẻ
chân mây cuối trời.
Riêng
phần mình, ngoài sự kính yêu chị, Thúy
Vân còn hiểu bụng chồng, nên khi nằm mộng thấy Thúy Kiều, Thúy Vân kể lại cho
Kim Trọng nghe và đôn đốc chàng tìm Thúy Kiều ở vùng này:
Phòng xuân trướng rũ hoa đào
Nàng Vân nằm bỗng chiêm bao thấy
nàng
Tỉnh ra mới rỉ
cùng chàng
Nghe lời chàng
cũng hai đường tin nghi..
Cũng có thể Kim Trọng và Thúy Vân âm thầm bàn
nhau trước, chấp nhận cảnh "Tình Chị Duyên Em" để đẹp lòng cha mẹ:
Phải điều cầu Phật cầu Tiên,
Tình kia hiếu nọ ai đền cho đây?
Hoặc:
Nghe
chàng nói đã hết điều
Hai thân thì cũng nói theo một bài.
Biết đâu số mệnh nàng Kiều dun rủi ra như trong
giấc mộng gặp Đạm Tiên:
Số còn nặng nghiệp má đào
Dẫu người đã quyết trời nào đã cho.
Rồi cũng chính Đạm Tiên báo lại:
Chị sao phận mỏng đức
dày…
…………………………………
Còn nhiều hưởng thụ
về lâu,
Duyên xưa đầy đặn,
phúc sau dồi dào!
Hoặc lời tiên tri của Ni Sư Tam Hợp Đạo Cô về
Kiều:
Túc khiên đã rửa lâng lâng sạch rồi.
…………………………………
Khi nên trời cũng chìều người
Nhẹ nhàng nợ trước, đền bồi duyên sau.
Nguyễn Du Tiên Sinh cũng đã khẳng định:
Ba sinh đã phỉ mười nguyền
Duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy.
...........................................
Hai tình vẹn vẽ hòa hai
Chẳng trong chăn gối, cũng ngoài cầm thơ.
Tóm lại, qua sự
trình bày, nói lên Kim Kiều tái hợp là do Trời:
Ngẫm hay muôn sự tại
Trời.
Và đã được củng cố bằng lời báo mộng của Hồn Đam
Tiên, lời tiên tri của Ni Sư Tam Hợp, cùng sự chấp nhận của mọi người trong gia
đình.
Mỗi người có một số mệnh riêng, sự thương ghét
không làm thay đổi số mệnh được. Chúng tôi nhận thấy Kim Kiều tái hợp ở
đây hoàn toàn thuận với Thiên Thời (số mệnh), Địa
Lợi (đã doàn tụ và sống chung một nhà), Nhân
Hòa (tất cả mọi người đèu đồng ý). Nàng Vân cũng thừa gia tích cực để
chung góp xây dựng một Gia Đình Hạnh Phúc Lý Tưởng.
Thừa gia chẳng hết nàng Vân,
Một cây cù mộc, một
sân Quế Hòe.
Phong lưu, phú quý
ai bì,
Vườn xuân một cửa,
để bia muôn đời…
Khôi
Nguyên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét