NGÔI NHÀ HẠNH PHÚC
Vkp đạm phương
Ngày xưa, mỗi khi bạn
bè than vãn về
chuyện trăng hoa của các đấng lang quân, bà thường an ủi họ rất là thoải mái: "Ối! Tụi bây ghen chi cho mệt xác, cứ như tao nè: Đứa
nào mà rinh được
cái thùng
nước lèo bự
chảng ra khỏi nhà tao thì tao sẽ tặng thêm
cho một cái écouteur để khỏi phải nghe tiếng ngái như sấm dậy trên bầu trời khi nằm
ngủ bên cạnh ổng..."
Vậy
mà, khi ông bỏ đi biền biệt thiên thu, bà bị mất ngủ triền miên vì thiếu cái gối ôm lành lạnh chứa đầy mỡ bọc trong lớp da nhẳn bóng và cũng vì thiếu bài nhạc ngái của ông, nghe như tiếng còi xe lửa, và... bà cứ thao thức mãi...
Ngày qua ngày, bà cứ lơ thơ lẩn thẩn như người mất hồn, không tiếp xúc với ai, sống lủi thủi một mình như một nữ tu. Bạn bè có đôi có bạn
tới thăm, không thể không tiếp họ nhưng đêm về, bà lại gạt lệ khóc thầm...
Bà bùi
ngùi nhớ lại, cưới nhau chưa đầy hai tháng thì đến Tết Mậu Thân, đường sá bị đấp mô, bom mìn pháo kích tràn lan, lính biệt phái như ông cũng bị cấm trại 100%, vậy mà từ Sài gòn một hôm ông trốn nhiệm sở về Tây
Ninh thăm bà đang tị nạn tại Cô Nhi Viện của Đạo Cao Đài...
Ôi, đáng quí thay, hạnh phúc mong manh trong tiếng thét gào của đạn bom!
Bà cũng nhớ một
kỷ niệm cười
ra nước mắt vào
thời "bao cấp"
thiếu thốn mọi bề. Được phân phối một sữa hộp ở trường, bà mang về làm yaourt ăn
để tăng thêm chất men cho hai đứa con. Thằng con trai vừa biết đi lẩm đẩm đến trút hết nhũng hủ yaourt vào nồi nước ngâm... Quá tiếc của nên bà đánh cho nó một
trận. Nghe tiếng khóc của thằng con, ông từ nhà trên chạy
xuống ôm nó, vừa dỗ dành nó vừa lấp bấp nói với bà: "Nếu bà đánh nó nữa tui sẽ bóp cổ bà đó!" Ông chỉ binh con thôi chứ không có động đến bà là vì giữa hai người đã có giao ước trước khi cưới. Đó là có giận lắm cũng không đánh nhau dù chỉ một bạt tay...
Có
một hối tiếc muộn màng
mãi đến giờ nầy bà vẫn còn
ân hận trong lòng. Thời gian ông phải vô hóa chất để tiêu diệt tế bào
ung thư, mặc dù ông bị bệnh hoạn nhưng "chứng nào tật nấy" lòng ham
muốn gần gủi vợ vẫn nồng cháy như thuở nào. Lúc ấy, bà nghĩ như vậy, và ác
thay, mùi
hóa chất tiết ra từ người ông đã làm cho bà
ói tới mật xanh khi ở gần
bên
ông, vì thế cho nên bà không thể chìu ông được. Bây giờ nghĩ lại, bà tự hỏi, phải
chăng khi ấy ông đã có linh tính mình sẽ ra đi nên muốn ghi thêm một vài kỷ niệm
đầm ấm vợ chồng? Ôi, phải chi... phải chi....
Một vài người bạn cho rằng bà có máu lạnh nên
không biết ghen.
Không phải vậy đâu, lý do thứ nhất
là vì một lời nói nửa chơi nửa thiệt của mẹ: "Chồng mình mà không có ai dòm ngó tới thì cũng nên bỏ quách đi cho rồi!" Lý do thứ hai là bởi trước khi cưới,
ông bà đã có thỏa thuận không ghen với quá khứ của nhau như lời Phân Trần của thi sĩ Giang Thanh:
Đừng ghen hờn dù bây giờ anh biết
Trước cuộc tình nầy em đã một lần yêu
Cũng như anh từng cay đắng ít nhiều
Đời mấy kẻ không lần vương kỷ
niệm?
Dĩ vãng anh chưa có em hiện diện
Dĩ vãng em chưa có mặt anh mà!
Vậy mà, hai năm sau ngày
ông mất, một hôm bà lục lại giấy tờ của ông để đốt thì bắt gặp ảnh của vài cô con gái
rất đẹp, phía sau họ có đề tặng ông bằng câu yêu đương thắm thiết... Bà nổi
điên lên, định quăng vào lò lửa cùng với giấy tờ của ông nhưng chợt nghĩ: Nếu họ đến sống chung với ổng bên đó thì mình biết phải làm sao? Nhờ vậy mà mấy tấm hình vẫn
còn
nguyên vẹn.
Thế nhưng
bà vẫn còn bực
bội trong lòng nên lôi những bức ảnh
thời trẻ của bà ra
để so sánh coi ai đẹp hơn ai? Rồi lại săm soi hình
trong quyển album kỷ niệm ngày cưới và tuần
trăng mật ở Đà lạt
mà ấm ức
trong lòng...
Còn nữa, chuyện nầy không phải xảy ra trong quá khứ mà là trong
lúc ông bà đang sống hạnh phúc khi tuổi
về chiều. Mãi
cho đến năm năm sau ngày
ông mất bà mới tìm thấy khi đọc
hồi ký của ông. Đó là ba bức thư của một phụ nữ xứ Huế viết bằng giấy
pelure kẹp dính vào bên
trong bìa quyển hồi ký. Bà bàng
hoàng
đọc hết 10 trang thư từ giã đẫm
nước mắt của
bà ta
trong đó nói lý do duy nhất phải chia tay ông
là vì bà ta không thể tiếp tục gây đau khổ cho bà, người vợ mà ông tôn trọng và thương yêu hơn cả bản thân ông... Nước mắt bà
tuôn rơi theo tiếng nấc nghẹn ngào... Khi lòng
đã lắng xuống, bà thầm nghĩ: Trong tình nghĩa vợ chồng, những vách ngăn của con tim dù chất dầy tình ái nợ duyên thì vẫn còn sót một vách ngăn riêng chứa đựng những giây phút tình càm ngoài vợ ngoài chồng. Đó không phải là sai lầm của dòng chảy cuộc đời mà trái lại, đó là một khúc quanh của dòng suối ngọt ngào chảy qua ngôi nhà hạnh phúc để điểm tô cho ân ái lứa đôi... nhưng nếu không khéo xử trí thì hậu quả khó lường... Phải chăng bản lĩnh của người đàn ông rất cần thiết trong những trường hợp như thế?
Ngước mắt nhìn lên di ảnh của ông trên bàn
thờ, bà đứng lên,
đốt cho ông một nén nhang, chấp
tay khấn nguyện: "Em cám ơn mình, mình ơi!"
Saigon 4/3/2017
Vkp đạm phương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét