Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2015

Văn thơ trong Kinh Thánh về ngày lễ Giáng Sinh - Nguyễn Lý Tưởng



Văn Thơ Trong Kinh Thánh về 
       Ngày Lễ Giáng Sinh

Tôi còn nhớ mấy câu thơ của Victor Hugo:
Oh! Quel Dieu, qel moissonneur de l' éternel été,
a négligement  jeté
cette faussille d' or dans le champs des étoiles

(Ôi! Người thợ gặt của một mùa Hè muôn thuở,
Đã lười biếng để lại lưỡi liềm bằng vàng
giữa cánh đồng đầy sao trời)

Tôi tạm dịch ý câu thơ trên...

Nhà thơ, thi hào Victor Hugo (Pháp) thế kỷ 19, vào một đêm mùa Hè, nhìn lên bầu trời dầy sao có vầng trăng lưỡi liềm,
rồi tưởng tượng ra đó là lưỡi liềm bằng vàng (lưỡi hái gặt lúa) của Thiên Chúa (Dieu), người thợ gặt, đã để lại (bỏ quên) trên cánh đồng đầy sao trời...


Khi còn ở trong nhà tù cải tạo của CS (trại Hà Tây, miền Bắc VN) tôi có làm 2 bài thơ:
-Đêm Giáng Sinh
-Chuyện Bà Ruth

Hai bài thơ này đã được in trong Thi tập "Theo Dấu Chân Chim" tác giả Nguyễn Lý Tưởng, xuất bản tại Hoa Kỳ ngày 01-01-1996.
I. Đêm Giáng Sinh

Đêm thanh khúc hát thiên thần,
Vinh danh Thiên Chúa, lương dân an hòa.
Bê Lem, sao lạ chói lòa,
Ngôi Hai Thiên Chúa, thương ta, làm người.
Chiên lừa, bên máng, ấm hơi,
Mục đồng thức dậy, tới nơi tôn thờ.
Hài Nhi bé mọn, đơn sơ,
Cung đàn êm ái, lời thơ Mẹ mừng.
Đêm Đông sương tuyết lạnh lùng,
Nghe như muôn tiếng tơ lòng rung tơ.
Đêm nay nhắc lại đêm xưa,
Hồng ân cứu chuộc, chan hòa nhân gian.

             Nguyễn Lý Tưởng
(Sáng tác khi còn trong nhà tù SSVN 1981)

II. Chuyện Bà Ruth

Người thiếu phụ tuổi còn non trẻ,
Theo mẹ chồng vì lẽ hiếu trung.
Tha hương về đất cha ông,
Con thơ chưa có, tay không nuôi già.

Ngày mùa Hạ, chan hòa nắng ấm,
Thợ gặt đều lấm tấm mồ hôi.
Nàng đi theo, nhặt lúa rơi,
Đem về nuôi mẹ, tuổi đời đã cao.

Qua đêm tối, trăng sao lấp lánh,
Nàng đi vào lối chính sân phơi...
Từ nay thôi nhặt lúa rơi,
Chính ông chủ ruộng kêu mời nàng đây.

Lúa tốt gié vào tay quả phụ,
Giúp cho nàng no đủ cả nhà.
Tầng trời như đã mở ra,
Thiên thần cất tiếng hát ca vang lừng.

Ông chủ Booth yêu thương bà Ruth,
Cuộc hôn nhân thật tốt, thật lành.
Bà sinh dòng dõi anh quân,
Bởi dòng Đa-Vít, giáng sinh Ngôi Trời.

Bê Lem, sao lạ sáng ngời,
Trong đêm lạnh giá, Ngôi Hai xuống trần.
Trên trời Chúa Cả vinh danh,
Bình an dưới thế người lành chúng nhân.

              Nguyễn Lý Tưởng      
            (VN, Noel 23- 12-1993)


   Booz Endormi
Booz s'était couché de fatigue accablé ;
Il avait tout le jour travaillé dans son aire ;
Puis avait fait son lit à sa place ordinaire ;
Booz dormait auprès des boisseaux pleins de blé.

Ce vieillard possédait des champs de blés et d'orge ;
Il était, quoique riche, à la justice enclin ;
Il n'avait pas de fange en l'eau de son moulin ;
Il n'avait pas d'enfer dans le feu de sa forge.

Sa barbe était d'argent comme un ruisseau d'avril.
Sa gerbe n'était point avare ni haineuse ;
Quand il voyait passer quelque pauvre glaneuse :
- Laissez tomber exprès des épis, disait-il.

Cet homme marchait pur loin des sentiers obliques,
Vêtu de probité candide et de lin blanc ;
Et, toujours du côté des pauvres ruisselant,
Ses sacs de grains semblaient des fontaines publiques.

Booz était bon maître et fidèle parent ;
Il était généreux, quoiqu'il fût économe ;
Les femmes regardaient Booz plus qu'un jeune homme,
Car le jeune homme est beau, mais le vieillard est grand.

Le vieillard, qui revient vers la source première,
Entre aux jours éternels et sort des jours changeants ;
Et l'on voit de la flamme aux yeux des jeunes gens,
Mais dans l'oeil du vieillard on voit de la lumière.

Donc, Booz dans la nuit dormait parmi les siens ;
Près des meules, qu'on eût prises pour des décombres,
Les moissonneurs couchés faisaient des groupes sombres ;
Et ceci se passait dans des temps très anciens.

Les tribus d'Israël avaient pour chef un juge ;
La terre, où l'homme errait sous la tente, inquiet
Des empreintes de pieds de géants qu'il voyait,
Etait mouillée encore et molle du déluge.

Comme dormait Jacob, comme dormait Judith,
Booz, les yeux fermés, gisait sous la feuillée ;
Or, la porte du ciel s'étant entre-bâillée
Au-dessus de sa tête, un songe en descendit.

Et ce songe était tel, que Booz vit un chêne
Qui, sorti de son ventre, allait jusqu'au ciel bleu ;
Une race y montait comme une longue chaîne ;
Un roi chantait en bas, en haut mourait un dieu.

Et Booz murmurait avec la voix de l'âme :
" Comment se pourrait-il que de moi ceci vînt ?
Le chiffre de mes ans a passé quatre-vingt,
Et je n'ai pas de fils, et je n'ai plus de femme.

" Voilà longtemps que celle avec qui j'ai dormi,
O Seigneur ! a quitté ma couche pour la vôtre ;
Et nous sommes encor tout mêlés l'un à l'autre,
Elle à demi vivante et moi mort à demi.

" Une race naîtrait de moi ! Comment le croire ?
Comment se pourrait-il que j'eusse des enfants ?
Quand on est jeune, on a des matins triomphants ;
Le jour sort de la nuit comme d'une victoire ;

Mais vieux, on tremble ainsi qu'à l'hiver le bouleau ;
Je suis veuf, je suis seul, et sur moi le soir tombe,
Et je courbe, ô mon Dieu ! mon âme vers la tombe,
Comme un boeuf ayant soif penche son front vers l'eau. "

Ainsi parlait Booz dans le rêve et l'extase,
Tournant vers Dieu ses yeux par le sommeil noyés ;
Le cèdre ne sent pas une rose à sa base,
Et lui ne sentait pas une femme à ses pieds.

Pendant qu'il sommeillait, Ruth, une moabite,
S'était couchée aux pieds de Booz, le sein nu,
Espérant on ne sait quel rayon inconnu,
Quand viendrait du réveil la lumière subite.

Booz ne savait point qu'une femme était là,
Et Ruth ne savait point ce que Dieu voulait d'elle.
Un frais parfum sortait des touffes d'asphodèle ;
Les souffles de la nuit flottaient sur Galgala.

L'ombre était nuptiale, auguste et solennelle ;
Les anges y volaient sans doute obscurément,
Car on voyait passer dans la nuit, par moment,
Quelque chose de bleu qui paraissait une aile.

La respiration de Booz qui dormait
Se mêlait au bruit sourd des ruisseaux sur la mousse.
On était dans le mois où la nature est douce,
Les collines ayant des lys sur leur sommet.

Ruth songeait et Booz dormait ; l'herbe était noire ;
Les grelots des troupeaux palpitaient vaguement ;
Une immense bonté tombait du firmament ;
C'était l'heure tranquille où les lions vont boire.

Tout reposait dans Ur et dans Jérimadeth ;
Les astres émaillaient le ciel profond et sombre ;
Le croissant fin et clair parmi ces fleurs de l'ombre
Brillait à l'occident, et Ruth se demandait,

Immobile, ouvrant l'oeil à moitié sous ses voiles,
Quel dieu, quel moissonneur de l'éternel été,
Avait, en s'en allant, négligemment jeté
Cette faucille d'or dans le champ des étoiles.

Victor Hugo  (1802-1885)

Chú thích: 
-Năm 1981, khi còn ở trong nhà tù gọi là "trại cải tạo" mùa Lễ Giáng Sinh (Noel), chúng tôi rất buồn và nhớ nhà. Anh em bạn hỏi tôi về ý nghĩa ngày lễ Giáng Sinh và tôi đã trả lời cho họ.
Anh em có yêu cầu tôi viết lại để phổ biến cho nhau đọc... Sau nầy khi được định cư tại Hoa Kỳ, tôi có cho đăng tải trên báo bài "Lễ Giáng Sinh dưới nhãn quan của một người nghiên cứu lịch sử" (bài nầy đã gởi lên internet rồi).
Bây giờ tôi xin trả lời về bài thơ "Chuyện Bà Ruth": Bài thơ nầy tôi đã làmvào dịp Lễ Giáng Sinh 1993 và đã đăng vào tập thơ "Theo Dấu Chân Chim" xuất bản tại Hoa Kỳ năm 1996

-Bà Ruth là một người ngoại quốc, có chồng là một người Do Thái, sống lưu vong ở nước ngoài. Người chồng nầy đã chết, không có con cái, chỉ còn một người mẹ già.
Bà mẹ chồng nói với nàng dâu (Ruth):
-Chồng con đã chết, con còn trẻ mà không có con cái gì, con nên lấy chồng khác để có tương lai. Riêng mẹ, sẽ theo người ta trở quê quê hương (nước Do Thái: Israel) để chết già tại quê hương của tổ tiên mình.
Bà Ruth nói với mẹ chồng:
-Con sẽ đi với mẹ trở về quê hương của mẹ để săn sóc mẹ trong tuổi già...
Sau đó, bà Ruth và mẹ chồng trở về quê hương bên chồng (Do Thái).  Nhà nghèo, mùa gặt, bà Ruth đã đi ra ngoài đồng mót lúa đem về nuôi mẹ.
Bà làm việc mệt nhọc và ban đêm đã ngủ gục bên bờ ruộng, trong tay còn ôm bó lúa đã mót được.
Ông Booth (sách Tân Ước của Giáo phận Sài Gòn phiên âm là "ông Bô-át"...) là chủ ruộng đi kiểm soát ruộng của mình và thấy cảnh Bà Ruth (Rút) nghèo đi mót lúa, nằm ngủ bên bờ ruộng... Ông đã lấy lúa của mình bỏ thêm cho Bà Ruth... để bà ấy có lúa đem về nuôi mẹ chồng...
Khi Bà Ruth tỉnh dậy, biết ông chủ đã cho bà lúa nhiều hơn lúa của bà đã có... Bà liền đi vào nhà ông chủ Booth... Thấy ông chủ đang ngồi trước thềm, bà liền đến quỳ xuống dưới chân của ông chủ, bày tỏ lòng biết ơn (và cũng xác định thân phận mình chỉ là người đàn bà góa bụa, nghèo khó, chỉ là thân phận tôi tớ)
Ông chủ Booth cảm động trước nhan sắc và tấm lòng hiếu thảo của bà đối với mẹ chồng... nên đã cưới nàng làm vợ...
Từ cuộc hôn nhân đó, đã sinh ra dòng họ vua Đa Vít.
Các tiên tri trong dân tộc Do Thái nói về Đức Kito, Đấng Cứu Chuộc sẽ đến trong dân tộc Do Thái, ngài sinh ra bởi dòng vua Đa Vít (để thực hiện Ơn Cứu Độ của Thiên Chúa cho nhân loại)
Thi sĩ (hay thi hào) Victor Hugo (Pháp) xúc động khi đọc đên đoạn nầy trong Kinh Thánh Cựu Ước và ông nói: Khi ông Booth đem bó lúa tốt thêm vào cho bà Ruth, chính từ giây phút đó nảy sinh ra tình yêu giữa ông Booth và Bà Ruth... cũng từ đó mà sinh ra ông nội vua Đa Vít và Đấng Cứu Thế (Đức Giesu Kitô) sinh ra bởi dòng Đa-Vít cũng từ cuộc hôn nhân đó.
Vì thế, Victor Hugo nói "tầng trời mở ra và thiên thần ca hát..." Tôi cũng mượn ý đó khi diễn tả:
     Lúa tốt gié vào tay quả phụ,
     Giúp cho nàng no đủ cả nhà.
     Tầng trời như đã mở ra
     Thiên thần cất tiếng hát ca vang lừng.
Kinh Thánh là nguồn cảm hứng vô tận cho văn sĩ, thi sĩ, nhạc sĩ, họa sĩ, v.v.  nói chung là giới nghệ sĩ để sáng tạo nên những tác phẩm bất hủ. Người nghệ sĩ luôn hướng đến CHÂN, THIỆN, MỸ mà Thiên Chúa là nguồn của CHÂN, THIỆN, MỸ nên người nghệ sĩ nếu đi đến cùng đích của CHÂN THIỆN MỸ thì sẽ gặp được Thiên Chúa.....

                           Nguyễn Lý Tưởng






Không có nhận xét nào: