Cõi Thơ... Cõi Buồn
Tôi còn ở lại cõi thơ
Cõi buồn với chữ cõi chờ mây bay
Về đâu không biết tháng ngày
Cõi bơ vơ cõi lạc loài mình thôi
Cõi bơ vơ cõi lạc loài mình thôi
Vắng tanh lưng núi ngọn đồi
Chữ ngồi với chữ cút côi một mình
Những hoàng hôn đợi bình minh
Không ai đưa đón chỉ mình mình thôi
Không hờn giận cũng bồi hồi
Không quên nhớ hết tinh khôi xuân về
Những ngày tháng cũ đam mê
Im nghe kỷ niệm bộn bề vang vang
Tôi còn ở lại đeo mang
Kiếp con tằm nhả tơ ngàn năm sau
Mỹ Trinh
Cõi Thơ... Cõi Buồn
Tôi lại được hân hạnh đọc một bài thơ mới nhất của một thi hữu ở Firenze (Italia). Xin có mấy lời nhận xét chủ quan:
4 câu đầu:
Tôi lại được hân hạnh đọc một bài thơ mới nhất của một thi hữu ở Firenze (Italia). Xin có mấy lời nhận xét chủ quan:
4 câu đầu:
Nói khái quát về cõi thơ và cõi buồn.
Tôi còn ở lại cõi thơ
Cõi buồn với chữ cõi chờ mây bay
Về đâu không biết tháng ngày
Cõi bơ vơ cõi lạc loài mình thôi
Nhân vật trữ tình trong bài thơ có thể hiểu là tác giả hoặc là tha nhân (phi ngã, như có lần tác giả đã bộc bạch tâm sự). Nhưng cho dẫu là ai đi chăng nữa, thì điển hình đó cũng có những nét gần gũi, thân thương...đầy cảm kích.
"Còn" là tiếp tục tồn tại, tiếp tục hiện hữu trong "cõi thơ". Câu đầu, "cõi thơ"... như thế đã rõ.
"Cõi buồn" căn cứ chữ nghĩa như vậy thì như cái "cõi chờ" của "mây bay" vô định trong cõi không gian hữu hạn, "về nơi đâu",và thời gian vô cùng, "không biết tháng ngày". Bên cạnh đó là "cõi bơ vơ" là ở một nơi trơ trọi, không nơi nương tựa về mặt tình cảm, tinh thần.
"Cõi lạc loài" là một nơi xa lạ, không người thân thích.
Xét về số lượng câu thơ ít nhiều thì cõi buồn rất sâu vì gợi tả đến 3 câu/4.
Tôi còn ở lại cõi thơ
Cõi buồn với chữ cõi chờ mây bay
Về đâu không biết tháng ngày
Cõi bơ vơ cõi lạc loài mình thôi
Nhân vật trữ tình trong bài thơ có thể hiểu là tác giả hoặc là tha nhân (phi ngã, như có lần tác giả đã bộc bạch tâm sự). Nhưng cho dẫu là ai đi chăng nữa, thì điển hình đó cũng có những nét gần gũi, thân thương...đầy cảm kích.
"Còn" là tiếp tục tồn tại, tiếp tục hiện hữu trong "cõi thơ". Câu đầu, "cõi thơ"... như thế đã rõ.
"Cõi buồn" căn cứ chữ nghĩa như vậy thì như cái "cõi chờ" của "mây bay" vô định trong cõi không gian hữu hạn, "về nơi đâu",và thời gian vô cùng, "không biết tháng ngày". Bên cạnh đó là "cõi bơ vơ" là ở một nơi trơ trọi, không nơi nương tựa về mặt tình cảm, tinh thần.
"Cõi lạc loài" là một nơi xa lạ, không người thân thích.
Xét về số lượng câu thơ ít nhiều thì cõi buồn rất sâu vì gợi tả đến 3 câu/4.
Bốn câu sau: Cụ thể những chi tiết của cõi buồn.
Vắng tanh lưng núi ngọn đồi
Chữ ngồi với chữ cút côi một mình
Những hoàng hôn đợi bình minh
Không ai đưa đón chỉ mình mình thôi
Cảnh thìvắng tanh. Ở đây , trong cô đon, lẻ loi, chỉ thấy cảnh " lưng núi ngọn đồl"của một vùng sơn cước, quạnh vắng, tiêu sơ. Biết bao lần đợi chờ một ngày mai tươi sáng, vui cùng bè bạn, nhưng cuối cùng ta vẫn mình ta. (Điệp từ mình nhấn mạnh biểu cảm đến 3 lần).
Vắng tanh lưng núi ngọn đồi
Chữ ngồi với chữ cút côi một mình
Những hoàng hôn đợi bình minh
Không ai đưa đón chỉ mình mình thôi
Cảnh thìvắng tanh. Ở đây , trong cô đon, lẻ loi, chỉ thấy cảnh " lưng núi ngọn đồl"của một vùng sơn cước, quạnh vắng, tiêu sơ. Biết bao lần đợi chờ một ngày mai tươi sáng, vui cùng bè bạn, nhưng cuối cùng ta vẫn mình ta. (Điệp từ mình nhấn mạnh biểu cảm đến 3 lần).
Bốn câu tiếp theo:Tâm tình Không và có:
Không hờn giận cũng bồi hồi
Không quên nhớ hết tinh khôi xuân về
Những ngày tháng cũ đam mê
Im nghe kỷ niệm bộn bề vang vang
Không hờn giận nhưng hồi tưởng những sự việc đã qua, cũng thấy lòng xao xuyến, không yên trong nỗi nhớ, không quên. Nhớ những hình ảnh tươi mới, rực rỡ của trời Xuân (tinh khôi). Nhớ những đam mê hoài mong của tuổi mộng xa bay,như nhữngkỷ niệm trong âm thầm mà vẫn cuồn cuộn trào dâng trong hồn mình, miên man, mênh mông.(Đó là còn, là có).
Hai câu cuối: Tâm tình trong cõi thơ:
Tôi còn ở lại đeo mang
Kiếp con tằm nhả tơ ngàn năm sau
Do đó, tôi tiếp tục hiện hữu, dấn thân vào cõi thơ mà cõi thơ có nhẹ nhàng chi đâu (đeo, mang).
Người trong cõi thơ như kiếp con tằm, phải nhả tơ vàng để lại cho đời ,cho đến chết, và điều đó là một tâm tình đầy mỹ cảm:
Dẫu rằng sông cạn đá mòn,
Con tằm đến thác cũng còn vương tơ.
ĐTTT, Nguyễn Du, câu 1975-1976
Một bài thơ tự tình, bố cục hoàn hảo, đậm nhạt những cõi buồn riêng tư nhưng không đến nỗi bi lụy. Một tâm tình vươn lên, tích cực, khả ái là chuyển hóa từ cái riêng đến cái chung của cuộc đời. Đó là ý thưc về sức mạnh của ngòi bút và tôi không những"còn" kỳ vọng rất nhiều vào Văn Thục Trinh mà còn mến mộ những thi hữu có cùng tâm tình như Mỹ Trinh.
Không hờn giận cũng bồi hồi
Không quên nhớ hết tinh khôi xuân về
Những ngày tháng cũ đam mê
Im nghe kỷ niệm bộn bề vang vang
Không hờn giận nhưng hồi tưởng những sự việc đã qua, cũng thấy lòng xao xuyến, không yên trong nỗi nhớ, không quên. Nhớ những hình ảnh tươi mới, rực rỡ của trời Xuân (tinh khôi). Nhớ những đam mê hoài mong của tuổi mộng xa bay,như nhữngkỷ niệm trong âm thầm mà vẫn cuồn cuộn trào dâng trong hồn mình, miên man, mênh mông.(Đó là còn, là có).
Hai câu cuối: Tâm tình trong cõi thơ:
Tôi còn ở lại đeo mang
Kiếp con tằm nhả tơ ngàn năm sau
Do đó, tôi tiếp tục hiện hữu, dấn thân vào cõi thơ mà cõi thơ có nhẹ nhàng chi đâu (đeo, mang).
Người trong cõi thơ như kiếp con tằm, phải nhả tơ vàng để lại cho đời ,cho đến chết, và điều đó là một tâm tình đầy mỹ cảm:
Dẫu rằng sông cạn đá mòn,
Con tằm đến thác cũng còn vương tơ.
ĐTTT, Nguyễn Du, câu 1975-1976
Một bài thơ tự tình, bố cục hoàn hảo, đậm nhạt những cõi buồn riêng tư nhưng không đến nỗi bi lụy. Một tâm tình vươn lên, tích cực, khả ái là chuyển hóa từ cái riêng đến cái chung của cuộc đời. Đó là ý thưc về sức mạnh của ngòi bút và tôi không những"còn" kỳ vọng rất nhiều vào Văn Thục Trinh mà còn mến mộ những thi hữu có cùng tâm tình như Mỹ Trinh.
Ngân Triều
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét