Thứ Bảy, 6 tháng 11, 2021

Tạp Ghi và Phiếm Luận : Bài hát NẮNG CHIỀU của Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn (Đỗ Chiêu Đứ sưu tầm)

 Tạp Ghi và Phiếm Luận :

       Bài hát NẮNG CHIỀU của Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn

                    

       NẮNG CHIỀU là tên một ca khúc của nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn, được sáng tác năm 1952. Bài hát không chỉ nổi tiếng ở Việt Nam mà còn nổi tiếng ở Nhật Bản, Đài Loan và Hồng Kông. Tại các nước nói tiếng Hoa, bài hát được biết đến với tên 越 南 情 歌 (Việt Nam Tình Ca) hay 南 海 情 歌 (Nam Hải Tình Ca) do Thận Chi (慎 芝) đặt lời.

       Trong một lần phỏng vấn, Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn đã nói: “Tôi viết bản đó ở Huế, thời gian sau khi bỏ vùng kháng chiến về thành… Tâm sự tôi trong bài Nắng Chiều nó như thế này, kể anh nghe cho vui. Sau cuộc đảo chính của Nhật vào đêm 9 tháng 5 năm 1945, có một gia đình công chức Nam Triều từ Quy Nhơn chạy ra tạm trú ở Hội An, mà tôi cũng ở Hội An lúc đó. Gia đình đó có một người con gái. Tôi yêu người con gái ấy!”

       Năm 1957, Lê Trọng Nguyễn vào Sài Gòn. Ðúng dịp đoàn ca nhạc Nhật Bản sang thăm, ban nhạc Toho Geino có nhờ người chọn ra 12 bản nhạc Việt Nam đang nổi tiếng thời đó để chuẩn bị tập dượt và trình diễn tại Sài Gòn lẫn Nhật Bản, trong đó có bản “Nắng Chiều” và bản này đã được cô ca sỹ nhật Midori Satsuki hát. Năm 1960 Kỷ Lộ Hà 紀 露 霞, một nữ ca sĩ ngôi sao người Đài Loan, cô yêu mến bản Nắng Chiều nên viết sang lời Hoa ngữ và phổ biến bản này sang Ðài Loan bằng lời ca của tiếng Phúc Kiến, là tiếng nói phổ biến ở Đài Loan; sau đó được nữ nghệ nhân Thận Chi 慎 芝 (Khưu Tuyết Mai 邱 雪 梅) viết lại lời bằng âm Quan Thoại phổ biến ở Hồng Kông và các nơi khác. Nhờ những may mắn đó mà "Nắng Chiều" cứ thế được biết tới tại các nước ở vùng Đông Nam Á và sau năm 1975 lại theo người Việt và người Việt gốc Hoa đi khắp thế giới như hiện nay.

     Nhớ lại khoảng thập niên 1960 của thế kỷ trước, hội Văn Hóa Hoa Việt ở vùng Quận 5 Chợ Lớn có cho phổ biến một tập nhạc Việt đã được dịch ra lời Hoa để cho con em người Hoa có thể hát nhạc Việt được. Tập nhạc này chỉ được in dưới hình thức "quay ronéo" nên không được phổ biến rộng rãi. Tôi còn nhớ trong đó các bản nhạc như "Ai Về Quê Tôi"(Tiến Đạt) Mạnh Phát, "Ngày Trở Về" của Phạm Duy, "Lúa Mùa Duyên Thắm", "Trăng Soi Duyên Lành", "Lối Về Xóm Nhỏ" của Trịnh Hưng, "Về Dưới Mái Nhà" của Xuân Tiên, Y Vân, "Duyên Kiếp" của Lam Phương... và tôi thích nhất là bài "NẮNG CHIỀU" của Lê Trọng Nguyễn với lời tiếng Hoa thật hay, không biết là một nhân sĩ nào đó đã dịch thật tài tình, vừa sát nghĩa với lời Việt của Lê Trọng Nguyễn lại vừa có tính cách văn chương và nhất là vừa hợp với các âm giai lên xuống của bản nhạc khi hát không bị gượng ép chút nào cả! Lời ca rất tự nhiên nên thơ như được sáng tác bằng tiếng Hoa nguyên gốc vậy! Và cũng vì thế mà cho đến nay, hơn 60 năm rồi, tôi vẫn còn nhớ như in lời ca mượt mà gợi cảm đó. Xin được chép lại dưới đây để người Việt gốc Hoa nào đó thích bản nhạc "NẮNG CHIỀU" cùng hát cho vui (Nhớ là hát bằng âm "Quan Thoại", chữ có màu đỏ bên dưới, chớ không phải âm Việt Hán):
                               
                      

            夕 陽                                   
     TỊCH DƯƠNG                                    
      Nắng Chiều
           xi yáng
   回 到 渡 頭 夕 陽 斜 照
   Hồi đáo độ đầu, tịch dương tà chiếu,
   Huí dào dù tóu, xi yáng xié zhào. 
   (Qua bên nước xưa lá hoa về                                                                chiều)  
  
  金 光 疏 落 花 葉 飄 搖。
  Kim quang sơ lạc, hoa diệp phiêu diêu.
   Jin guang shu luò hua yè piao yao. 
   (Lạnh lùng mềm đưa trong nắng lưa thưa)
  
  來 到 村 莊 舉 步 徬 徨,                    
 Lai đáo thôn trang, cử bộ bàng hoàng,
   Lái dào cun zhuang, ju bù páng huáng.
 (Khi đến cuối thôn chân bước không hồn)

  多 麼 懷 念 舊 時 人 兒。                     
 Đa ma hoài niệm, cựu thời nhân nhi.
   Duo me huái niàn, jìu shí rén ér.     
 (Nhớ sao là nhớ đến người ngày thơ)

  *  Từ phần hai của lời ca, sẽ bỏ đi phần phiên âm Việt Hán cho khỏi rườm rà!

  記 得 妹 妹 身 材 稍 廋,  
 Anh nhớ trước đây dáng em gầy gầy,
   Jì dé meì meì shen cái shao sou,

  柔 和 望 我 雙 眸 閃 爍。 
 Dịu dàng nhìn anh đôi mắt long lanh.
  Róu hé wàng wo shuang móu shan shuo.
  
 記 得 當 年 妳 過 庭 前 
Anh nhớ bước em khi nắng vương thềm,
 Jì dé dang nián ni guò tíng qián,
 
粉 頰 緋 紅 秀 髮 輕 飄。 
Má em mầu ngà tóc thề nhẹ vương.
 Fen xia fei hóng xiù fa qing piao.

- 我 回 來 過 庭 前,想 起 誓 言,心 冰 冷,
Nay anh về qua sân nắng, chạnh nhớ câu thề, tim tái tê,
  Wo huí lai guò tíng qián, xiang qi shì yán, xin bing leng,
  
 不 知 如 今,情 妹 呀,移 戀 何 方? 
Chẳng biết bây giờ người em gái, duyên ghé về đâu?
 Bù zhi rú jin, qíng meì ya, yí liàn hé fang?

- 我 回 來 桑 田 黃,山 歌 對 答,不 再 唱,
Nay anh về nương dâu úa, giọng hát câu hò, thôi hết đưa
  Wo húi lai sang tián huáng, shan ge dùi dá, bù zài cháng,
 
 苗 條 俏 影,紫 花 前,往 何 處 尋?     
 Hình bóng yêu kiều kề hoa tím biết đâu mà tìm?
  miáo tiáo qiào jing, zi hua qián, wảng hé chù xún?

 沉 痛 記 起 竹 蔭 底 下,                        
 Anh nhớ xót xa dưới tre lá ngà,
 Chén tòng jì qi, zhù yin di xià,
       
 含 愁 望 我 妳 說 "愛 我"。                     
 Gợn buồn nhìn anh em nói "mến anh !".
 Hán chóu wàng wo, ni shuo "ai wo"
       
 白 雲 浮 飄 夕 陽 殘 照,                         
Mây lướt thướt trôi khi nắng vương đồi,
 Bái yún fú piao, xi yáng cán zhào,
       
 想 妳 柔 情 晚 霞 留 停!                       
 Nhớ em dịu hiền nắng chiều ngừng trôi !
 Xiang ni róu qíng, wan xía líu tíng!

                 

             Bài hát NẮNG CHIỀU chép tay của Đỗ Chiêu Đức

     Mặc dù một số từ được dịch thoát ý, không có "mot à mot" hay "word by word" gì cả, nhưng đã lột tả được hết ý của tác giả muốn gởi gấm trong lời ca.
                    
      Dưới đây là lời ca bằng tiếng Phước Kiến  (tiếng nói thông dụng ở Đài Loan) với giọng hát của ca sĩ Kỷ Lộ Hà như đã nói ở phần trên:
                                          

                        紀 露 霞  越 南 情 歌

                                 
                 
                      Ca sĩ Kỷ Lộ Hà của 1960 và hiện nay

    
          Hiện nay, mặc dù đã ở tuổi 80, nhưng trong một Đại Nhạc Hội với "Ban nhạc Nhi Tôn Mãn Đường 兒 孫 滿 堂" (Ban nhạc có nghĩa "Con Cháu Đầy Nhà") nữ ca sĩ Kỷ Lộ Hà còn kể lại chuyện của đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, khi mình đến Việt Nam trình diễn và đã cảm nhận được bài hát "Nắng Chiều" như thế nào và sau đó đã viết nó lại thành lời Hoa bằng tiếng Phước Kiến để hát và phổ biến ở Đài Loan.  Mời nghe giọng hát ở tuổi 80 (2016) của ca sĩ Kỷ Lộ Hà  theo link dưới đây:



       
     Còn dưới đây là ... Ca sĩ Hoàng Thanh Nguyên của Tân Gia Ba  hát bài Nắng Chiều (Tình Ca Việt Nam) với lời ca viết lại như sau :

                黃 清 元  越 南 情 歌



黃 清 元  越 南 情 歌 Hoàng Thanh Nguyên hát VIỆT NAM TÌNH CA (Nắng Chiều)
 Lời Việt dịch từ lời Hoa có thể hát được

我又來到湄公河邊,  Tôi đến bên bờ Mê-Kông ngày nào,
晚風依舊吹動河面,  Chiều buồn dòng sông gợn sóng lao xao. 
那樣美麗那樣迷戀,  Sông nước mơ màng sông nước năm nào,
情人己離去多年。     Thấy đâu người cũ bóng hình ngày nao...

我又來到舊日河邊,  Tôi đến bên bờ bến sông ngày nào,
晚霞嬌艷吻著河面,  Hoàng hôn nhẹ buông theo sóng lao xao.
那樣美麗那樣迷戀,  Sông nước êm đềm sông nước mơ màng,
情人己失去多年。     Nhưng sao người cũ vắng rồi chẳng sang...

Điệp khúc...

* 往事一幕幕回到我眼前,Ôi bóng hình xưa yếu dấu, thấp thoáng bên dòng sông nước xưa... 
是夢景令人常懷念,夢景令人懷念。 Giờ ở nơi nào, người yêu hỡi, duyên ghé về đâu ? 
* 何日夢境再回到我眼前, Biết bao giờ ta chung bước, chung bóng chung hình chung ước mơ...
是真情令人長留戀,真情令人懷念。Lưu luyến chẳng rời, tình đôi lứa, thiết tha trọn đời !... 

我又來到湄公河邊,  Tôi đến bên bờ Mê-Kông ngày nào,
晚風依舊吹動河面,  Chiều buồn dòng sông gợn sóng lao xao. 
那樣美麗那樣迷戀,  Sông nước mơ màng sông nước năm nào,
情人己離去多年。     Thấy đâu người cũ bóng hình ngày nao...

我又來到舊日河邊,  Tôi đến bên bờ bến sông ngày nào,
晚霞嬌艷吻著河面,  Hoàng hôn nhẹ buông theo sóng lao xao.
那樣美麗那樣迷戀,  Sông nước êm đềm sông nước mơ màng,
情人己失去多年。     Nhưng sao người cũ vắng rồi chẳng sang...
                      
                       
              Ca sĩ Hoàng Thanh Nguyên của 1960 và hiện nay
     Còn sau đây là lời HOA của bản nhạc NẮNG CHIỀU của Lê Trọng Nguyễn với tựa đề là: VIỆT NAM TÌNH CA  do nữ nghệ nhân Thận Chi viết lời  (Thận Chi tên thật là Khưu Tuyết Mai 邱雪 梅, bà đã cùng chồng là Quan Hoa Thạch 關 華 石 tổ chức Đại nhạc hội "Quần Tinh Hội 羣 星 會" ở Đài Loan suốt gần 3 thập niên 1950-1980)

作 詞:慎 芝                         Viết lời : Thận Chi
作 曲:越 南 民 歌          Nhạc: Việt Nam Tình Ca (Nắng Chiều)
編曲:陳志遠                  Hòa âm : Trần Chí Viễn

我又來到昔日海邊          Tôi đến bên bờ biển của ngày nào,
海風依舊吹皺海面          Rạt rào từng cơn sóng bủa lao xao.
那樣熟悉 那樣依戀         Sóng nước mê hồn như những năm nào
只有舊日人兒不見          Thấy đâu người cũ biết giờ về đâu ?

不敢來到昔日海邊          Không dám quay về biển xưa thuở nào,
海霞嬌艷擁著海面          Nhìn lại biển xanh sóng bủa lao xao 
那樣熟悉 那樣依戀         Xao xuyến nhớ người yêu cũ năm nào
只有故人離去多年          Biết nay lạc bước chốn nào tìm em !
 
  Điệp Khúc 
那 往 事  一 幕 幕 到 我 眼 前  
 Chuyện xưa còn như trước mắt, lòng luống ngậm ngùi, thương nhớ ai,
是 夢 境 還 是 幻 想  令 人 常 懷 念    
Tình thiết tha hoài, người yêu dấu, duyên ghé về đâu ?
那 夢 境 何 日 能 回 到 眼 前           
Mộng xưa còn trong tâm thức, biết đến bao giờ thôi hết mơ,
你 又 在 我 的 身 邊 無 限 情 纏 綿   
 Người cũ quay về tròn nguyện ước, ngất ngây tình nồng.

不敢來到昔日海邊          Không dám quay về biển xưa thuở nào,
海霞嬌艷擁著海面          Nhìn lại biển xanh sóng bủa lao xao 
那樣熟悉 那樣依戀         Xao xuyến nhớ người yêu cũ năm nào
只有故人離去多年          Biết nay lạc bước chốn nào tìm em !


越南情歌 - Nắng Chiều Bài hát nầy hát giống như lời trên đây.


越南情歌 - Nắng Chiều

          Ca nhạc hải ngoại Việt Nam, trong Asia 48 cũng chọn bản Nắng Chiều cho 2 nữ ca sĩ chuyên hát tiếng Việt và tiếng Hoa KIM ANH và DOANH DOANH biểu diễn. Mời bấm vào link dưới đây để xem :


       ... và Nắng Chiều với tiếng hát của ca sĩ Thế Sơn, một ca sĩ trụ cột của Thúy Nga - Paris by night hiện nay  :





         Còn dưới đây là bài hát Nắng Chiều của ca sĩ Dương Yến, lời hát đúng với bản nhạc chép tay của ĐCĐ kèm theo bên dưới và cũng đúng với những tập nhạc xuất bản ở Đài Loan được bày bán trên các dĩa hè của Quận 5 Chợ Lớn trong thập niên 60 -70 của thế kỷ trước.


【Official Audio】楊燕 - 越南情歌   Dương Yến - Việt Nam Tình Ca





          "Việt Nam Tình Ca" (NẮNG CHIỀU) bản viết tay của Đỗ Chiêu Đức

Cuối cùng mời tất cả cùng nghe NẮNG CHIỀU của Lê Trọng Nguyễn với tiếng Nhật Bản:




 
       Chúc các bạn nghe nhạc VUI VẺ, THOẢI MÁI !

                                                     Đỗ Chiêu Đức 
                                       (viết lại theo sưu tầm trên mạng)






Không có nhận xét nào: